Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

BÍ ẨN LỊCH SỬ ĐẰNG SAU BỨC TƯỢNG " CHÚ BÉ ĐỨNG TÈ "



Manneken Pis

Bỉ là một quốc gia xinh đẹp và giàu có, kinh tế phát đạt khiến rất nhiều người hâm mộ cuộc sống của người dân nước này. Tại thủ đô Brussels, Bỉ có một biểu tượng nổi tiếng là bức tượng “chú bé đứng tè”. Người dân Bỉ coi biểu tượng này như bảo vật quốc gia. Liên quan đến “chú bé đứng tè” này có một câu chuyện lịch sử mà người Bỉ cho rằng, cậu bé là anh hùng dân tộc.

Vào thế kỷ 14, mối quan hệ giữa Bỉ và Tây Ban Nha không được tốt đẹp. Tây Ban Nha khi đó là một quốc gia hùng mạnh ở Châu Âu, giáp biên giới với nước Pháp. Nước Bỉ cũng có biên giới tiếp giáp với nước Pháp, nhưng do có mối quan hệ không tốt với Tây Ban Nha nên Bỉ thường xuyên kết hợp với nước Pháp để đối đầu với Tây Ban Nha.
Vào năm 1367, Tây Ban Nha phái hơn 5000 lính hải quân và lục quân tấn công nước Bỉ, sau đó lại phái thêm hơn 20.000 quân lính sang nước Bỉ.
Chỉ trong 2 tháng ngắn ngủi, Tây Ban Nha đã chiếm lĩnh trọn lãnh thổ nước Bỉ bao gồm thủ đô Bỉ là Belgium. Bỉ bị ép ký kết hiệp ước đầu hàng Tây Ban Nha và suốt trong 40 năm sau đó không được phép liên minh với Pháp, đáp ứng điều kiện này thì Tây Ban Nha sẽ rút quân khỏi Bỉ.
Sau mấy tháng thương lượng, Tây Ban Nha cuối cùng đã rút quân về nước bắt đầu từ tháng 5/1368. Nhưng thời điểm rút quân khỏi Brussels, Tây Ban Nha lại có ý định xấu, đó là muốn dùng thuốc nổ để hủy diệt Brussels.
Những người lính Tây Ban Nha đã hóa trang thành người dân Bỉ và bí mật chôn giấu mấy vạn tấn thuốc nổ chôn giấu ở nhiều nơi của Brussels. Tất cả số thuốc nổ này cuối cùng được dẫn đến một kíp nổ. Sau đó quân đội Tây Ban Nha gần như đã rút khỏi Brussels chỉ còn lại mấy binh sĩ tình nguyện ở lại “hiến thân” để châm ngòi nổ.
Khi đường dây dẫn để châm ngòi bộc phá đã được nối xong xuôi thì bỗng từ đâu, có một chú bé chạy qua, ung dung đứng tè vào đường dây cháy chậm của quả bộc phá. Ngay lập tức, quả bộc phá bị ướt và không thể đốt cháy được.
Về sau, quân đội Bỉ phát hiện ra, đã bế cậu bé giơ lên cao và dân chúng Brussels đều ca ngợi cậu bé đã cứu được cả thành phố Brussels, thậm chí là cả nước Bỉ. Tại sao nói rằng cậu bé đã cứu cả nước Bỉ ?
Bởi vì, thời ấy nước Bỉ vô cùng nhỏ, hơn nữa còn không phải là một quốc gia nắm hoàn toàn chủ quyền, vẫn bị quản chế bởi nước Pháp. Lúc ấy cả nước Bỉ có hơn 1.000.000 người dân, dân số ở Brussels là 200.000 người, nếu như Brussels bị phá hủy thì cả nước Bỉ cũng sụp đổ.
Năm 1619, nhà điêu khắc vĩ đại của Bỉ là Jérome Duquesnoy đã tự tay chế tạo ra bức tượng đồng chú bé này. Chú bé này tên là Julien Dillens. Nhiều người sau khi nghe câu chuyện về chú bé này đều cảm thấy đây là câu chuyện cổ tích. Nhưng kỳ thực không phải như vậy, đây là câu chuyện có thật trong lịch sử!
Hồ sơ của nước Bỉ và Tây Ban Nha đều có ghi chép lại đoạn lịch sử này. Cả hai quốc gia đều ghi chép lại quá trình Tây Ban Nha sang tấn công nước Bỉ, quá trình rút quân và cả việc cậu bé đã làm tắt kíp nổ. Hồ sơ ghi chép ở hai quốc gia này đều khớp với nhau.
Cậu bé này hàng năm đều nhận được quần áo từ mọi người ở khắp nơi trên thế giới. Vì vậy, cậu bé còn được gọi là “Cậu bé có nhiều quần áo nhất thế giới.”
Hình ảnh bức tượng “chú bé đứng tiểu” này không chỉ nổi tiếng ở Bỉ mà còn xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Không ngờ, đằng sau bức tượng nhỏ bé tưởng như chỉ là phục vụ cho hoạt động “vui chơi giải trí” lại ẩn chứa một sự kiện lịch sử to lớn như vậy!



Vì sao Bỉ không thể ngăn chặn vụ khủng bố được báo trước


Thiếu phối hợp chia sẻ thông tin tình báo, không đủ nhân lực để giám sát các đối tượng tình nghi, là những nguyên nhân căn bản khiến Bỉ thất bại trong việc chặn đứng vụ khủng bố được cảnh báo trước ở Brussels.


Bộ trưởng Tư pháp và Bộ trưởng Nội vụ Bỉ hôm qua thừa nhận đã mắc lỗi khi phớt lờ cảnh báo mà Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra gần một năm trước về Ibrahim El Bakraoui, một công dân Bỉ, kẻ bị tình nghi liên quan đến khủng bố.Tên này cuối cùng lại chính là một trong những kẻ tham gia các cuộc đánh bom tự sát ở sân bay Zaventem và nhà ga tàu điện ngầm Maelbeek ở Brussels hôm 22/3, khiến 31 người thiệt mạng cùng hàng trăm người bị thương, theo New York Times.
Văn phòng công tố Bỉ cho hay người anh em của Ibrahim là Khalid El Bakraoui,một kẻ đánh bom tự sát khác, cũng bị truy nã từ tháng 12 năm ngoái vì có mối liên hệ với vụ khủng bố ở Paris, Pháp.
Giới chuyên gia đánh giá việc để lọt những đối tượng nguy hiểm như vậy cho thấy các cơ quan thực thi pháp luật của Bỉ nói riêng và châu Âu nói chung đang gặp vấn đề lớn, đặc biệt trong việc phối hợp hành động giữa các lực lượng cảnh sát quốc gia cũng như chia sẻ thông tin tình báo.
Dù đã bắt tay với Pháp để cùng điều tra và theo dõi các đối tượng tình nghi khủng bố từ sau thảm kịch Paris hồi tháng 11 năm ngoái, các điều tra viên Bỉ vẫn bị bất ngờ, không kịp phản ứng trước cuộc tấn công ở Brussels.
Kiệt sức
"Điều đáng lưu tâm là dù Thổ Nhĩ Kỳ đã báo tin và chúng ta cũng có tin tình báo của riêng mình nhưng ta vẫn chậm chân"Bộ trưởng Tư pháp Bỉ Koen Geens nhấn mạnh,thừa nhận sai lầm mà chính quyền phạm phải dẫn đến việc không thể ngăn chặn vụ khủng bố ở Brussels. "Nắm thông tin trong tay nhưng có lẽ chúng ta đã không tận tụy, hoặc chưa đủ tận tụy", ông nói.
Một số nhà phân tích cho rằng tình trạng thiếu nhân lực và công việc bề bộn là một phần nguyên nhân khiến Bỉ thất bại trong việc ngăn ngừa các vụ tấn công khủng bố dù ý thức rất rõ về nguy cơ tiềm tàng của chúng.
"Lực lượng an ninh Bỉ dường như đang phải làm việc quá sức, bất chấp việc họ sở hữu nhiều cá nhân có năng lực. Các mật vụ phải giám sát hàng nghìn đối tượng tình nghi trong khi nhân lực chỉ vào khoảng vài trăm người", một quan chức an ninh cấp cao Bỉ tiết lộ. "Chúng tôi chỉ đơn giản là kiệt sức", ông cho biết, đồng thời thêm rằng nhà chức trách đã phải điều động hết tất cả thám tử và điều tra viên có thể trên cả nước để giám sát các phần tử Hồi giáo cực đoan.
Theo bình luận viên David A.Graham từ tạp chí The Atlantic, vấn đề không chỉ nằm ở mặt nhân sự. Việc chính phủ các nước châu Âu không thể chia sẻ một cách hiệu quả thông tin tình báo về các âm mưu khủng bố khiến cho công tác cảnh báo và ngăn ngừa sớm càng trở nên gian nan hơn.
"Rất nhiều nước châu Âu thậm chí còn không thông báo cho láng giềng khi họ phát hiện một đối tượng tình nghi khủng bố ở biên giới hay một tấm hộ chiếu bị mất cắp", cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton bình luận.
Việc một nghi phạm quan trọng trong vụ thảm sát Paris là Salah Abdeslam có thể lẩn trốn hơn120 ngày di chuyển qua lại giữa những nơi ẩn náu bí mật ngay giữa thủ đô Brussels mà không bị phát hiện cho thấy chính quyền Bỉ đang thiếu trầm trọng nguồn tin trong cộng đồng Hồi giáo, theo CNN.
Nguy cơ lớn
Cảnh sát Bỉ hôm qua đột kích trong đêm vào khu dân cư Schaerbeek và Jette của Brussels, bắt 6 người để thẩm vấn. Cùng lúc, các quan chức Pháp thông báo một công dân nước này đã bị bắt ở khu ngoại ô Argenteuil ở Paris vì nghi ngờ có liên quan đến một kế hoạch tấn công khủng bố tinh vi. Song Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve cho hay cơ quan chức năng chưa phát hiện mối liên kết hữu hình nào giữa người nói trên với các vụ tấn công tại Paris và Brussels.
Cơ quan điều tra cho biết hiện có ít nhất ba hoặc 4 người đóng vai trò trong cả hai vụ khủng bố ở Paris và Brussels, trong đó có một kẻ chưa rõ danh tính đang lẩn trốn. Chuyên gia cho rằng những cuộc tấn công tương tự sẽ còn tiếp diễn, thậm chí quy mô hơn.
Theo số liệu thống kê từ một số cơ quan an ninh, khoảng 4.000 đến 6.000 công dân châu Âu đã đến Iraq và Syria để chiến đấu cho các tổ chức cực đoan. Giới chức tình báo ước tính khoảng 10% trong số đó đã trở về châu Âu bằng hành trình tương đối dễ dàng. Những kẻ khủng bố giờ đây có thể trà trộn vào dòng người di cư đang tràn vào châu Âu rồi ẩn mình chờ thời cơ hay âm thầm lên kế hoạch tấn công bất ngờ.
Việc giám sát, quản lý những đối tượng trên là vô cùng khó khăn, nhất là khi chúng đang trà trộn giữa một châu Âu mở cửa nhưng đầy lộn xộn do chịu tác động của khủng hoảng tị nạn như hiện nay. Đây được cho là một phần nguyên nhân khiến Bỉ không thể ngăn ngừa vụ khủng bố Brussels xảy ra. Chỉ cần những kẻ này tiến hành các cuộc tấn công theo kiểu "sói đơn độc" thôi cũng sẽ tạo ra những thiệt hại vô cùng nặng nề, chưa kể tới kịch bản chúng phối hợp với nhau để tấn công trên bình diện rộng.
"Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy mối liên quan giữa những kẻ khủng bố Paris với những kẻ tấn công vào sân bay và ga tàu điện ngầm Brussels", Didier Leroy, nhà nghiên cứu về mạng lưới khủng bố Hồi giáo cực đoan thuộc Đại học Brussels, nhận định. Các dấu hiệu đó là "những dấu vân tay hay các cuộc điện thoại vào đêm xẩy ra vụ khủng bố ở Paris"
"Chúng ta chắc chắn còn phải lo lắng nhiều và những cá nhân như vậy sẽ tiếp tục xuất hiện", ông Leroy nhấn mạnh.
"Điều chúng tôi e ngại là một vụ tấn công liên thành phố, nhắm cùng lúc vào nhiều mục tiêu. Nếu thành hiện thực, nó sẽ gây ra hậu quả vô cùng khủng khiếp", Claude Moniquet, cựu quan chức thuộc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Pháp (DGSE), hiện điều hành một công ty tình báo tư nhân ở Brussels, bình luận.

NHỮNG ĐIỀU NÊN TRÁNH KHI ĐI DU LỊCH NƯỚC NGOÀI


1. Thái Lan - Giẫm lên tiền 
Thái Lan là một đất nước theo chế độ quân chủ lập hiến, đứng đầu là hoàng gia. Tuy nhiên theo nhiều ý kiến đánh giá, hoàng tộc Thái Lan được người dân rất sùng bái. Bất kỳ hành động nào được xem là bất kính với hoàng gia đều là phạm pháp và có thể bị bắt giữ.

5 hành động sẽ đưa bạn vào tù khi đi du lịch nước ngoài - Ảnh 1.
Giẫm lên tiền là phạm pháp ở Thái
Giẫm lên tiền là một trong những hành vi phạm pháp, vì đồng Baht Thái có in hình của nhà vua. Việc đánh rơi một đồng xu mang hình đức vua xuống đất đã bị xem là phạm thượng. Còn giẫm lên tiền, dù là vô tình nhưng vẫn phạm luật, có thể khiến bạn vào tù chơi vài ngày tùy theo mức độ phạm tội.

5 hành động sẽ đưa bạn vào tù khi đi du lịch nước ngoài - Ảnh 2.
Đồng Baht Thái có in hình quốc vương
Và nếu không may giẫm lên tiền rồi bị bắt thì cũng đừng quá bực bội mà "nói không suy nghĩ" về chính phủ hay hoàng gia Thái Lan nhé. Bởi hình phạt dành cho tội lăng mạ hoàng tộc có thể lên tới 20 năm tù giam.
2. Ấn Độ - làm chết bò
Ở Việt Nam, nếu không may lái xe đâm phải và làm chết một con bò, bạn sẽ phải đền tiền. Nhưng tại Ấn Độ, việc làm liên quan đến giết mổ, thậm chí vô tình làm chết bò đều được xem là phạm pháp. Tùy theo khu vực, bạn có thể bị giam giữ từ 6 tháng đến... cả đời. Nguyên do là vì Hindu giáo là tôn giáo chính tại Ấn Độ, và tôn giáo này xem bò là một linh vật. 

5 hành động sẽ đưa bạn vào tù khi đi du lịch nước ngoài - Ảnh 3.
Biết là lũ bò này rất lì lợm nhưng vẫn phải cố nhịn...
Dẫu vậy, bạn cũng không cần phải lo lắng quá. Tại một số bang thuộc Ấn Độ, luật pháp cho phép họ được giết mổ bò.Hơn nữa,nhiều nơi dù luật pháp nghiêm cấm nhưng vẫn có người ăn thịt bò mà chưa thấy cái còng tay nào phát huy tác dụng.
3. Nhật - quên hộ chiếu hoặc thẻ ngoại kiều
Khi nhập cảnh tại Nhật Bản và một số quốc gia phát triển trên thế giới, bạn có thể được yêu cầu ghi danh vào thẻ ngoại kiểu (Alien registration card). Và riêng tại Nhật Bản, đây sẽ là giấy tờ bạn bắt buộc phải mang theo bên mình mọi lúc mọi nơi, dù chỉ ra ngoài mua vài gói bim bim, hay một cuộn khăn giấy.
5 hành động sẽ đưa bạn vào tù khi đi du lịch nước ngoài - Ảnh 4.
Tất nhiên, quốc gia nào cũng yêu cầu bạn phải mang theo giấy tờ tùy thân bên mình, nhưng nếu vi phạm, cũng sẽ bị phạt nhẹ thôi. Nhật vẫn không có ngoại lệ. Nếu không xuất trình được thẻ ngoại kiều hoặc hộ chiếu, bạn sẽ bị coi là "du khách nguy hiểm" và có thể bị tống giam tới 23 ngày mà không được liên lạc với thế giới bên ngoài.

5 hành động sẽ đưa bạn vào tù khi đi du lịch nước ngoài - Ảnh 5.
Một tấm thẻ ngoại kiều điển hình 
4. Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) - ăn uống tại nơi công cộng
Những quốc gia Hồi giáo luôn có luật lệ riêng và áp dụng cả với du khách. Ví dụ như một số trường hợp bị bắt giam cả tháng trời vì uống rượu và quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Tuy nhiên tại đây, có một thời điểm mà ngay cả việc ăn uống nơi công cộng cũng khiến bạn vào tù chơi vài ngày. Đó là tháng 9 âm lịch Ả Rập, được gọi là Ramadan. 
Trong suốt một tháng lễ này, tất cả các tín đồ đạo Hồi đều thực hiện nghiêm chỉnh quy định: không ăn, không uống, không hút thuốc, không tình dục... nhưng chỉ áp dụng cho đến khi Mặt trời lặn.

5 hành động sẽ đưa bạn vào tù khi đi du lịch nước ngoài - Ảnh 6.
Những hành vi ăn uống chỉ được phép diễn ra sau khi Mặt trời lặn
Đối với du khách, việc ăn uống công khai trong thời gian này được xem là sự xúc phạm đối với các tín đồ ngoan đạo. Hậu quả bạn nhận được nếu bị bắt gặp là phạt tiền, hoặc phạt tù, hoặc cả hai.
5. Singapore - mang kẹo cao su
Vì một đường phố xanh, sạch đẹp, Singapore đã ra luật cấm nhai kẹo và nhổ bã kẹo cao su tại nơi công cộng từ năm 1992. Theo đó, người dân Singapore sẽ phải hạn chế sử dụng, phân phối và kinh doanh tất cả các loại kẹo cao su. Chuyện nhập cảng tất cả các loại kẹo cao su đều bị cấm.

5 hành động sẽ đưa bạn vào tù khi đi du lịch nước ngoài - Ảnh 7.
Chính vì thế khi đến Singapore,mỗi du khách chỉ được mang theo 2 gói kẹo mỗi người.Nếu cố tình vi phạm, bạn có thể bị khép vào tội... buôn lậu kẹo cao su, với khung hình phạt lên tới 1 năm tù và phạt tiền $5.500 Sing (khoảng 4500 USD). 

5 hành động sẽ đưa bạn vào tù khi đi du lịch nước ngoài - Ảnh 8.

Và nếu bạn nhổ kẹo ở nơi công cộng thì... thê thảm lắm, vì thậm chí bạn có thể bị cảnh sát đánh công khai để làm gương cho người khác.
https://youtu.be/aN-96lJ-22s

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

MỸ CHẶN TRUNG QUỐC BẰNG CHÉM GIÓ ?



Nhiều người đã hỏi chúng tôi, nhất là sau những buổi nói chuyện về Biển Đông trên TV: “Bao giờ Mỹ đánh Trung Quốc?” Có người còn căn dặn: “Tham vọng của Trung Quốc là bá chủ thế giới nên phải thẳng tay với chúng, chiếm được Biển Đông, chúng sẽ chiếm luôn cả Thái Bình Dương…”
Trong khi đó, ngày 21.1.2016, đài VOA của Mỹ đã phổ biến một bản tin dưới đầu đề “Năm 2030: Biển Đông sẽ thành ao nhà của Trung Quốc” với đoạn mở đầu như sau: Không còn gì để thắc mắc, tới năm 2030, Trung Quốc sẽ là một siêu cường trên thế giới và Biển Đông sẽ trở thành ‘ao nhà’ của Bắc Kinh, theo một phúc trình mới công bố của Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế CSIS tại Hoa Kỳ.” Bài báo còn cho biết: CSIS lưu ý rằng quân đội nhân dân Trung Quốc trong tương lai gần sẽ vận hành vượt xa ra ngoài phạm vi Chuỗi đảo Thứ nhất kéo dài từ Nhật Bản tới Philippines vươn ra Ấn Độ Dương. Bài phân tích của CSIS có tên là “Asia-Pacific Rebalance 2025: Capability, Presence, and Partnerships” (dài 275 trang).
Đa số người Việt đấu tranh vẫn chưa từ bỏ được tập quán nhận định tình hình theo cảm tính (emotion), tức theo ước muốn của mình và thường bất bình mỗi khi nghe nói hay đọc một bài có nhận định trái với ước muốn của mình, mặc dầu đó là Sự Thật. Tôi nhớ lại vào tháng 4 năm 1975, khi Đà Nẵng đã mất, một nhà lãnh đạo Miền Nam vẫn còn nói với tôi: “Mỹ không bỏ Miền Nam đâu!”
Bây giờ chúng ta hãy tạm bỏ cảm tính ra ngoài, thử lắng nghe và nhìn xem, trên phương diện chiến lược và chiến thuật, Mỹ và Trung Quốc đang làm gì ở Biển Đông. Tại sao CSIS lại tiên đoán như vậy?
ĐƯỜNG LỐI CỦA MỸ VỀ BIỂN ĐÔNG
Muốn nắm vững đường lối của Mỹ ở Biển Đông, tốt hơn cả là đọc những lời phát biểu của các viên chức Mỹ nói về vấn đề này:
Hôm 4.6.2010, tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Châu Á, hay còn được biết đến với tên Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert Gates đã tuyên bố:
“Chính sách của chúng tôi là rõ ràng: điều cốt yếu là sự ổn định, tự do hàng hải, phát triển kinh tế tự do và không bị cản trở phải được duy trì. Chúng tôi không đứng về bên nào trong bất cứ yêu sách nào về tranh chấp chủ quyền, nhưng chúng tôi phản đối việc sử dụng vũ lực và các hành động cản trở tự do hàng hải.”
Phát biểu trước Quốc hội Úc hôm 17.7.2011, Tổng thống Barack Obama đã nói về sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Biển Đông như sau:
“Nơi đây luật pháp và quy tắc quốc tế đều được thực thi. Nơi đây thương mại và tự do hàng hải không bị cản trở. Nơi đây những cường quốc đang nổi lên đóng góp vào an ninh khu vực, và nơi đây những sự bất đồng đều được giải quyết một cách hòa bình. Đó là tương lai mà chúng tôi đang tìm kiếm...
“Chỉ đạo của tôi hết sức rõ ràng. Trong khi chúng tôi lên kế hoạch và ngân sách cho tương lai, chúng tôi sẽ dành các nguồn lực cần thiết để bảo đảm hiện diện quân sự hùng mạnh ở khu vực này. Chúng tôi sẽ giữ vững khả năng độc đáo của mình nhằm thể hiện sức mạnh và răn đe các mối đe dọa đối với hòa bình...
“Chúng tôi đã thấy Trung Quốc có thể là một đối tác từ việc giúp giảm căng thẳng trên bán đảo Triều tiên đến hỗ trợ ngăn chặn nạn phổ biến vũ khí hạt nhân. Và chúng tôi sẽ tìm kiếm thêm các cơ hội hợp tác với Bắc Kinh, bao gồm giao thiệp nhiều hơn giữa quân đội hai nước nhằm tăng cường hiểu biết và tránh [để xảy ra] các toan tính sai lầm.
“Tựu trung để chúng ta khỏi nghi ngờ gì thêm: tại Á Châu Thái Bình Dương, trong thế kỷ thứ 21, Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ toàn tâm nhập cuộc.”
HÃY NGHE TRUNG QUỐC ĐÁP TRẢ
Trên tờ Nhân Dân Nhật Báo ngày 4.8.2011, nhà bình luận Zhong Sheng cảnh cáo:
“Vài quốc gia sẽ trả giá vì đánh giá sai về chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc... Bất kỳ quốc gia nào có đánh giá sai lầm chiến lược nghiêm trọng về vấn đề này chắc chắn sẽ phải trả giá cao.”
Nhân Dân Nhật báo ngày 28.9.2011 đã đưa ra lời cảnh cáo:
“Các nước Á Châu nên cảnh giác với sự nguy hiểm của cảm tưởng họ thấy rằng họ có thể ‘làm bất cứ cái gì họ muốn’ vì có sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở khu vực.”
Hôm 25.10.2011, tờ Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc đã cảnh cáo đích danh Việt Nam và một số nước có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông rằng các quốc gia này “cần chuẩn bị tâm lý để nghe tiếng đại bác” nếu như vẫn tiếp tục đối chọi với Trung Quốc.
Chúng ta nhớ lại, khi còn là Phó Chủ Tịch Nước, trong cuộc viếng thăm California, Hoa Kỳ, ngày 7.6.2013, ông Tập Cận Bình, đã nói với Tổng Thống Obama: "Thái Bình Dương rộng lớn có đủ chỗ cho 2 quốc gia lớn như Mỹ và Trung Quốc". Nói cách khác, Trung Quốc sẵn sàng chia cái bánh Biển Đông với Mỹ. Nhưng sau khi lên làm Chủ Tịch Nước rồi, Thái độ Tập Cận Bình lại đổi khác.
Trong cuộc gặp gỡ Tổng Thống Obama tại Washington vào cuối tháng 9 năm 2015, trang mạng Maritime Professional ngày 28.9.2015 cho biết Tổng Thống Barack Obama đã có các cuộc thảo luận thẳng thắn với Chủ tịch nước Trung Quốc về các cuộc tranh chấp biển trong khu vực Á Châu-Thái Bình Dương. Ông Tập bác bỏ cáo buộc cho rằng nước ông đang tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực, nhưng một lần nữa ông khẳng định vùng biển phía Nam Trung Hoa, tức Biển Đông, đã là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa, và Bắc Kinh có quyền hành sử quyền hàng hải của mình tại đó. Ông Tập nói Trung Quốc có quyền xây những kiến trúc trên các bãi đá ở Trường Sa, nhưng Bắc Kinh không có ý định quân sự hoá những nơi này.
Tổng Thống Obama nói ông tin rằng Mỹ và Trung Quốc có khả năng xử lý những khác biệt quan điểm, và sự cạnh tranh giữa hai nước có tính xây dựng và tích cực. (Xem “Trung Quốc nhất quyết 'bám' Biển Đông”, VOA ngày 28.9.2015)
Theo yêu cầu của Quốc Hội Hoa Kỳ, ngày 20.8.2015, Bộ Quốc Phòng Mỹ đã công bố “Chiến lược an ninh biển Châu Á – Thái Bình Dương” (Asia Pacific Maritime Security Strategy) gồm ba phần chính: Mục tiêu, bối cảnh chiến lược và các biện pháp triển khai. Bản phúc trình cho biết:
Từ tháng 12/2013-6/2015, Trung Quốc đã bồi đắp hơn 2.900 mẫu Anh, chiếm 95% diện tích đất đai ở Trường Sa, lớn hơn gấp 17 lần tổng diện tích các bên yêu sách khác cải tạo trong vòng 40 năm qua. Đặc biệt, chỉ trong ba tháng trước thời điểm BQP Mỹ công bố APMSS, diện tích đất Trung Quốc bồi đắp tăng tới 50% từ 2.000 mẫu Anh vào tháng 5/2015. Trên cả bảy thực thể chiếm đóng, Trung Quốc đã chuyển sang giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng mà Mỹ quan ngại nhất là mục đích quân sự như đường băng 3.000 mét ở Chữ Thập và đang dự xây một đường băng thứ hai ở Subi, cầu cảng cho tàu chiến và tàu chấp pháp neo đậu phục vụ các hoạt động dài ngày ở phía nam Biển Đông.
Trước sự lộng hành của Trung Quốc, Mỹ đã làm gì?
THUA VÕ MỒM, MỸ CHÉM GIÓ?
Trong hai ngày 9 và 10.11.2014 Bộ Quốc Phòng Mỹ và Bộ Quốc Phòng Trung Quốc đã ký kết “Bản Ghi Nhớ về Sự Hiểu Biết” (Memorandum of Understanding) ấn định “Cách Ứng Xử đối với Các Cuộc Gặp Gỡ Không Báo Trước trên Biển” (Conduct for Unplanned Encounters at Sea, viết tắt là CUES) để Tàu Mỹ và Tàu Trung Quốc đừng đụng nhau trên biển khi có “sự cố bất thường” diễn ra!
Thỏa hiệp với Trung Quốc xong Mỹ mới bắt đầu Chém Gió. Vậy Chém Gió là gì?
Chém Gió vốn là một môn võ thuật trong Thiếu Lâm Tự, chữ Hán gọi là “Đoạn Phong Trảm”, nhưng Mỹ không dùng võ thuật của Tàu vì sợ bị phá, mà dùng võ thuật Chém Gió của người Việt, đại khái như sau:
Chém Gió tức là dùng vũ khí chém vào khoảng không tạo ra những tiếng vi vút, vũ khí càng bén ngọt tiếng vi vút càng lớn, nhưng chẳng gây thiệt hại hay tổn thương cho ai cả. Những người không biết võ thuật hay đang ở trong cảnh tuyệt vọng, nghe tiếng Chém Gió là cứ tưởng “thời cơ đã đến rồi”!
Từ năm 2011 đến nay Mỹ đã Chém Gió rất nhiều lần, nhưng hai lần sau đây được coi là có xảo thuật cao nhất:
1.- Kịch bản đảo Subi
Hôm 27.10.2010 tàu khu trục Mỹ USS Lassen đã thâm nhập khu vực biển có phạm vị 12 hải lý mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền tại bãi Vành Khăn và Subi ở Trường Sa.
Dân Biểu Randy Forbes nói rằng việc các tàu Mỹ đi vào trong 12 hải lý quanh đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Biển Đông là phản ứng cần thiết dù quá chậm đối với hành vi gây bất ổn khu vực của Bắc Kinh.
Cũng trong ngày đó, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Lục Khảng đã đưa ra tuyên bố tại Bắc Kinh: "Trung Quốc cực lực bất bình và kiên quyết phản đối việc này".
Đa số người Việt đấu tranh đều rất phấn khỏi khi đọc tin này vì cho rằng Mỹ sắp đụng đầu với Trung Quốc. Nhưng những người nắm vững Luật Biển thấy ngay rằng đây chỉ là một kịch bản do Mỹ và Trung
Quốc kết hợp trình diễn để trấn an dư luận mà thôi.
Điều 17 của Luật Biển 1982 quy định rằng tàu thuyền của các quốc gia “đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải”. Nói một cách tổng quát, “đi qua không gây hại” (inoffensive passage) có nghĩa là không gây thiệt hại cho hòa bình, trật tự, an ninh hay các lợi ích chính đáng của quốc gia ven biển. Theo điều 20, tàu ngầm khi đi qua lãnh hải của nước khác “phải đi nổi và phải treo cờ quốc tịch”. Tàu khu trục Mỹ USS Lassen của Mỹ khi đi qua lãnh hải của nước khác, kể cả của Trung Quốc, mà “không gây hại” thì không vi phạm Luật Biển, không có gì phải la làng.
2.- Kịch bản đảo Tri Tôn.
Hôm 30.1.2016 tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Curtis Wilbur của Mỹ lại đi vào phạm vi 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa và gọi đó là "chiến dịch tự do hàng hải" (FONOP). Nhưng Việt Nam nắm rất vững Luật Biển nên đã lật tẩy một cách khéo léo. Ngày 31.1.2016 phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lê Hải Bình tuyên bố: "Việt Nam tôn trọng quyền đi qua vô hại trong lãnh hải" của tàu chiến Mỹ theo Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982.
Tóm lại, khi tàu chiến của Mỹ đi vào vùng 12 hải lý của bất cứ quốc gia nào mà “không gây hại” (inoffensive) thì không vi phạm Luật Biển, nhưng Mỹ la làng to lên như thế để Chém Gió: “Ta đang thách thức Trung Quốc đây!” Trung Quốc cũng la to để yểm trợ trò Chém Gió của Mỹ.
BIỂN ĐÔNG ĐANG ĐI VỀ ĐÂU?
Năm 2011, khi từ bỏ biện pháp Can thiệp Quân sự (Military Intervention) và chuyển qua Chiến Lược Chiến Tranh Ủy Nhiệm (Proxy War Strategy), tức xúi các lực lượng trong khu vực đối đầu với nhau, Mỹ đã tiên liệu Trung Quốc sẽ làm gì ở Biển Đông, nên đã đưa ra các tuyên bố sau đây:
1.- Mỹ không đứng về bên nào trong bất cứ yêu sách nào về tranh chấp chủ quyền.
2.- Mỹ phản đối việc sử dụng vũ lực và các hành động cản trở tự do hàng hải.
3.- Các tranh chấp phải được giải quyết theo Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982.
4.- Các cường quốc đang nổi lên (Nhật, Úc, Ấn) phải đóng góp vào an ninh trong khu vực.
Nói chuyện với BBC hôm 4.3.2016, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia bang giao quốc tế thuộc Đại học George Mason, Hoa Kỳ, cho rằng “sự can thiệp của Mỹ ở Á Châu tùy thuộc vào sự đóng góp của Á Châu, Mỹ không có làm một mình, thành ra việc cứ mong muốn Mỹ làm một mình là một điều rất sai lầm”. Nhưng “sự đóng góp của Á Châu” như thế nào?
Tại Trung Đông, Mỹ có thể áp dụng “chiến tranh ủy nhiệm” dễ dàng bằng cách kích động lòng hận thù tôn giáo như Mỹ đã làm tại VNCH năm 1963 khi muốn lật đỗ ông Ngô Đình Diệm. Mỹ vừa thả Iran ra để Iran lãnh đạo khối Shiite đối đầu một mất một còn với khối Sunni do Saudi Arabia lãnh đạo. Mỹ cũng đã bán được cho Saudi Arabia 90 tỷ USD vũ khí đủ loại.
Tại Châu Âu, Đức và Pháp đã từ chối đứng ra đối đầu bằng quân sự với Nga ở Ukraine thay Mỹ, bởi vì việc tách Ukraine ra khỏi Nga và sáp nhập vào Liên Âu chẳng những không có lợi mà còn tạo thêm gánh nặng cho Liên Âu, và làm cho Liên Âu mất khoảng 25 tỷ USD về mậu dịch với Nga mỗi năm.
Tại Thái Bình Dương, Mỹ muốn các nước trong vùng là Nhật, Úc, Ấn, Việt Nam và Philippines lãnh trách nhiệm đối đầu với Trung Quốc. Hôm thứ Tư 2.3.2016, tại New Dehli, Đô đốc Harris nói Mỹ, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản cần phải “có tham vọng” bằng cách sẵn sàng thực hiện hoạt động “ở bất cứ nơi nào ngoài biển khơi và ở vùng trời phía trên đó”. Nhưng Nhật, Úc và Ấn không có tranh chấp về quyền sở hữu các đảo trên Biển Đông, còn quyền tự do hàng hãi thì chưa có đe dọa nào đòi hỏi phải hành động, do đó ba nước này đã từ chối.
Hôm 30.10.2015, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật là Nakatani đã xác định Tokyo không có kế hoạch tham gia vào chiến dịch của Mỹ «tuần tra bảo đảm tự do hàng hải» ở Biển Đông. Hôm 29.2.2016, Tokyo chỉ hứa sẽ cho Manila thuê khoảng 5 máy bay TC-90 cũ để quan sát. Úc đang tranh cãi về việc có tham gia tuần tra hay không. Trong chương trình Lateline của đài ABC hôm 4.3.2016 cựu Ngoại Trưởng Úc Bob Carr nói rằng “đó là một chiến lược mạo hiểm”. Nhà phân tích quốc phòng Catherine McGregor nói: “Tôi không nghĩ rằng hành động đơn phương trái với luật lệ không cần Úc phải hành động vì Úc không phải là bên trong việc tranh chấp này”. Tại Ấn Độ, ngày 11.2.2016 tờ The Times of India đưa tin Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã phủ nhận thông tin nói Ấn và Mỹ đã thảo luận về vần đề tuần tra hải quân chung trong tương lai ở Biển Đông và nói “Những bản tin này chỉ là suy đoán”. Một phát ngôn viên Hải quân Ấn Độ nói với Reuters rằng “New Delhi chỉ tham gia nỗ lực quân sự quốc tế dưới lá cờ của Liên Hợp Quốc.”
Với Việt Nam và Philippines, Trung Quốc chơi trò cá lớn nuốt cá bé: Đứa nào dám đối đầu với tao thì “cần chuẩn bị tâm lý để nghe tiếng đại bác” và đừng tưởng rằng “có thể ‘làm bất cứ cái gì họ muốn’ vì có sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở trong khu vực.” Việt Nam và Phi biết Trung Quốc nói là làm nên chẳng dám hó hé. Nếu Việt Nam có bị gì thì Mỹ cũng chỉ ca vài câu cải lương là xong.
Đọc bản “Chiến lược an ninh biển Châu Á – Thái Bình Dương” dài 25 trang của Bộ Quốc Phòng Mỹ mới công bố, chúng ta chưa tìm thấy có giải pháp nào có thể được coi là đáng tin cậy.
CSIS cho rằng chính sách ngăn chặn của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh không còn là quy chuẩn cho thời đại mới, và cũng không còn là chiến lược khả thi đối phó với Trung Quốc ngày nay. Mỹ cần kết hợp cả can dự (engagement), răn đe (deterrence) và trấn an (reassurance) với Trung Quốc.
Hiện nay Mỹ vẫn tiếp tục Chém Gió, nhưng đừng thấy Mỹ Chém Gió mà mừng.
Ngày 10.3.2016
Lữ Giang

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

CHUYỆN TRÒ VỚI THẦY PHÓ TẾ NGUYỄN MẠNH SANG


Thụy Vi: Dạ, thưa Thầy, thông thường khi nói đến những người tù nhân, thì người đời thường không có thiện cảm đối với các can phạm, vì coi họ là những thành phần nguy hiểm cho xã hội, riêng đối với Thầy, là một người kinh nghiệm với các tù nhân,vậy theo ý kiến riêng của Thầy, thì Thầy thấy quan niệm này có đúng hay không? Và các tù nhân thì thật sự đáng thương hay đáng ghét ?

Thầy San: Thứ nhất là Thụy Vi hỏi câu đó rất là ý nghĩa và rất là sâu sắc. Hồi mà Thầy được chỉ định làm tuyên úy trại tù, thì trong thâm tâm Thầy đã có ý nghĩ giống như mọi người khác, coi tù nhân là những người cặn bã trong xã hội và còn là những người gây nguy hiểm cho người khác nữa. Thế nhưng, khi Thầy làm việc được vài ba năm, thì đúng như câu người Việt Nam thường nói: Có nằm trong chăn mới biết chăn có rận, càng ngày càng đi sâu vào các công tác mục vụ tù nhân, Thầy mới nhận thấy những tù nhân, bất cứ phạm tội gì, từ tội tiểu hình lên đến tội đại hình, đều do những nguyên nhân tiềm ẩn khác nhau, dẫn đưa người ta đến chỗ phạm tội, nhất là có những người làm bậy mà họ không biết là họ làm bậy, nhưng đến khi biết được là mình làm bậy, trong lòng cảm thấy hối hận thì đã quá muộn màng; còn nếu họ biết họ làm bậy, mà họ vẫn cứ làm bậy, thì những thành phần như vậy, là họ đã sẵn sàng chấp nhận mọi hình phạt của chánh quyền nếu họ bị bắt.

Ngoài ra các tội phạm như cướp của, hiếp dâm, giết người vì thù oán, vì ghen tương, v.v... mà Thầy được các tù nhân tâm sự cho Thầy nghe những nguyên nhân nào đã thúc đẩy họ phạm tội, vào mỗi lần Thầy đến thăm nom an ủi họ trong các trại tù. Mục đích họ tâm sự với Thầy không phải là để mong đợi Thầy giúp đỡ họ được ra khỏi tù sớm hơn đâu, mà họ chỉ muốn có người mà họ tin cậy như Thầy là một tuyên úy, để họ có thể dốc bầu tâm sự về những hành động sai quấy mà họ đã làm, giúp họ vơi đi một phần nào niềm ân hận trong lòng. Nhờ đó mà Thầy mới biết rằng hầu hết 80% những tù nhân phạm tội đại hình (felony), như tội giết người lãnh án tử hình, thì hầu hết 80% những người đó ở trong thành phần bị gia đình bỏ rơi hoặc từ hồi bé đã không được Cha Mẹ nuôi dưỡng, săn sóc đàng hoàng hoặc chơi với bạn bè xấu, rồi bị ảnh hưởng, một khi đã bị ảnh hưởng xấu như vậy, thì thường thường là bị nghiện xì ke ma túy, nên rất dễ dàng phạm những tội cướp của giết người,để có tiền mua thuốc hút và một khi đã bị rơi vào tình trạng nghiện ngập rồi, thì đâu còn biết phân biệt hành động nào là phải trái nữa. Như vậy, nếu bị bắt giam vào tù,thì nơi đây vẫn nuôi mình 3 bữa ăn mỗi ngày,mùa đông cũng có máy sưởi,mùa hè có máy lạnh sung sướng hơn là những người homeless phải ngủ ngoài màn trời chiếu đất, nhưng đến khi họ bị giam vào trong trại tù rồi, thì họ mới thấy sự tự do mới là điều đáng quý nhất trên đời. Thành ra tù nhân được sống đầy đủ về vật chất, nhưng mà tinh thần họ vẫn thấy thiếu thốn và khi họ nhận biết ra như vậy,thì đã quá muộn màng.Như trên Thày đã nói 80% tù nhân bắt nguồn từ hồi còn bé rồi cho đến khi trưởng thành là những nạn nhân bị gia đình bỏ rơi,hoàn toàn thiếu sự săn sóc đầy đủ của Cha Mẹ, vì có những người Cha của tù nhân, lấy tới ba bốn đời vợ, còn người Mẹ cũng lấy tới ba bốn đời chồng, thì làm sao có thể giáo dục con cái thành người tốt lành được. Vì thế ở Hoa Kỳ, có những đạo luật bảo vệ trẻ con dưới tuổi vị thành niên, Cha Mẹ không được quyến lạm dụng con cái còn nhỏ tuổi để trở thành những kẻ nô lệ cho mình, không được đánh đập chúng, giam cầm chúng khi chúng nó phạm lỗi lầm dù nhẹ hay nặng. Chính vì khi còn nhỏ con cái không được Cha Mẹ dạy dỗ đúng cách hoặc bị Cha Mẹ bỏ rơi, để cho con cái tự ý muốn làm gì thì làm, khi lớn lên, chúng nó sẽ trở thành những đứa trẻ vô gia cư, vô nghề nghiệp, vì không được học hành đến nơi đến chốn, chúng sẽ dễ dàng trở thành những kẻ tội phạm trong xã hội. Đó là một số nguyên nhân căn bản gây ra tội phạm, mà Thầy giải thích một cách tổng quát cho Thụy Vi nghe như vậy.

Thụy Vi: Dạ vâng. Hồi nãy Thụy Vi có nghe Thầy nói có hai thành phần chính, một thành phần làm bậy nhưng không biết mình làm bậy, còn một thành phần biết mình làm bậy nhưng mà vẫn làm bậy. Vậy thì Thầy có thể đưa ra một thí dụ cho mỗi trường hợp, nó rõ ràng hơn để quý thính giả có thể hiểu rõ hơn không ạ?

Thầy San: Vâng, thành phần thứ nhất làm bậy, nhưng không biết mình làm bậy, là tại vì bị nghiện ngập xì ke ma túy rất nặng. Thành phần thứ hai biết mình làm bậy nhưng mà vẫn làm bậy, là tại vì khi thi hành xong án tù, được thả về nhà, nhưng khi đi xin việc làm không ai thuê mướn, nên ngựa quen đường cũ, đành phải quay trở về nghề đi ăn trộm ăn cướp, nếu cần phải giết người cũng giết để có tiền nuôi thân, thành phần thứ hai này rất muốn hoàn lương, để trở thành người tử tế, nhưng họ đã không có cơ hội nào để hoàn lương vì lý do vừa được nêu trên đây. Còn thành phần thứ nhất rất khó có thể hoàn lương, để trở thành những người tử tế, vì chất xì ke ma túy đã ngấm vào trong máu của họ rồi, họ dễ dàng phạm tội để miễn sao có tiền mua thuốc hút, nên trong thành phần này, rất ít người có thể hoàn lương. Nói tóm lại, nếu Thụy Vi muốn Thầy kể cho Thụy Vi nghe một câu chuyện khác về tù nhân, thì Thầy sẵn sàng kể tiếp cho Thụy vi nghe.

Thụy Vi: Dạ vâng, Thầy làm trong tù trên 10 năm rồi, thì Thầy đã nghe thấy rất nhiều chuyện thương tâm, những chuyện mà thật sự đáng tiếc xảy ra, những chuyện đó đều có thật hết. Thì Thầy có thể cho một vài ví dụ đối với Thầy, thì Thầy thấy rất đáng thương, đáng tội nghiệp ạ!

Thầy San: À vâng, trước khi trả lời câu hỏi của Thụy Vi, Thầy xin minh xác lại là vừa rồi Thụy Vi nói Thầy làm trên 10 năm trong trại tù, nhưng thực ra là Thầy làm trên 18 năm liên tục cho tới bây giờ vẫn còn làm trại tù. Thầy so sánh (Compare) những tù nhân Á Châu nói chung và người Hoa Kỳ nói riêng, thì tù nhân Á Châu trong đó gồm có Việt Nam, Tàu, Mễ Tây Cơ, v.v…thì đây là lúc những người thân trong gia đình của các tù nhân, như Cha Mẹ, con cái, anh chị em cảm thấy thương xót người thân của họ bị ở tù nhiều nhất và họ chỉ được phép thăm tù nhân của họ mỗi tuần một lần, nhưng nếu được phép thăm hai hay ba bốn lần mỗi tuần, thì họ cũng vào thăm, tại vì họ nói rằng cho dù vợ, chồng hay con cái của họ làm bậy, hoặc là ông hay bà của họ làm bậy, nhưng trong giờ phút này họ cảm thấy thương xót cho người thân của họ bị tù tội. Ngược lại cách đối xử của người Hoa Kỳ đối với thân nhân của họ bị ở tù, thì lại khác hẳn với người Á Châu nói chung, tuy nhiên vẫn có một số rất ít người Hoa Kỳ, cách đối xử của họ cũng giống người Á Châu như Thầy vừa mới nói trên đây, còn thường ra, ngay cả những người thân yêu trong gia đình như là con cái, vợ hay chồng, Cha Me, v.v… nếu bị bắt vào trại tạm giam đề chờ ngày tòa xét xử, thì những người thân ở bên ngoài, có khi cả 1 tháng mới tới thăm tội nhân 1 lần, nhiều người không phải vì lý do bận rộn mà không đến thăm nom tội nhân, hay vì ngăn trở công ăn việc làm, không thể đến thăm tội nhân thân thương của mình được, mà họ giải thích lý do bằng ngôn từ tiếng Mỹ: What you did wrong, you deserve for what you did, có nghĩa là: Anh đã làm điều sai lầm, thì anh xứng đáng phải nhận lãnh hậu quả của việc anh đã làm. Hoặc nói một cách vắn tắt: Cho đáng đời. Vì người Mỹ quan niệm rằng người nào gây ra tội thì người ấy phải chịu tội, bất kể người đó là người thân trong gia đình.

Thầy xin kể lại một vụ mới xẩy ra làm điển hình cho sự khác biệt giữa người Á Châu với người Hoa Kỳ, như vừa mới giải thích trên đây. Có một anh chồng Mỹ bị bắt vào trại tạm giam, để chờ ngày ra tòa xét xử về tội đánh vợ, nhưng không gây thương tích nặng cho vợ. Mặc dầu người vợ có khả năng tài chánh để có thể đóng tiền thế chân (Bail bond) cho chồng được tại ngoại về nhà chờ ngày ra tòa xử, nhưng người vợ không chịu đóng tiền thế chân cho chồng được tại ngoại, nại lý do là để chồng nằm trong tù một thời gian, có thì giờ nhàn rỗi để cho chồng mình suy xét lại hành động vũ phu của anh đối với vợ và hy vọng anh sẽ lấy đó làm một bài học hối cải. Anh chồng này ở trong tù đã gần 3 tháng, thì cảm thấy nhớ vợ con và nhờ Thầy liên lạc để yêu cầu người vợ hãy đưa con vào cho chồng thấy mặt vợ con. Nhưng mà người vợ từ chối, nói lý do là nếu đưa con vào thăm Bố trong trại giam như vậy, thì không tốt cho đứa con mới 6 tuổi, vì nó sẽ nhìn thấy Bố nó mặc áo tù và nó sẽ thắc mắc tại sao Bố nó lại bị ở tù, và tại sao Mẹ nó lại nói dối với nó là Bố đi công tác xa chưa về. Chính vì thế mà người vợ từ chối không chịu đưa con vào thăm Bố nó trong trại giam, đồng thời người vợ cũng cả tháng mới vào thăm chồng một lần và nại lý do là bận rộn phải săn sóc con, nên không có thì giờ rảnh rỗi để vào thăm chồng thường xuyên. Đọc tới đây chúng ta nhận thấy nền văn hóa Á Châu nói chung, khác biệt với nền văn hóa Hoa Kỳ nói riêng. Chẳng hạn người Á Châu, luôn luôn thương yêu tất cả những người thân thương của mình, khi bị ở tù cho dù phạm tội nhẹ hay phạm tội nặng, họ đều đến thăm tội nhân nhiều lần nếu có thể. Còn người Hoa Kỳ thì họ chỉ thăm tượng trưng, vì họ muốn cho những người thân của họ đã làm những chuyện tầm bậy, thì phải đền tội trước pháp luật.

Thực ra mỗi nền văn hóa của mỗi quốc gia đều có cái hay cái dở của quốc gia đó. Tuy nhiên người ta nhận thấy đa số người dân thuộc các quốc gia Á Châu, thì bản chất của họ chứa đựng nhiều tình cảm hơn những người dân Âu Châu và Mỹ Châu. Sau hơn 18 năm liên tục được phục vụ các tù nhân thuộc nhiều sắc tộc trên thế giới, Thầy nhận thấy có một điều khá đặc biệt, là tù nhân người Mỹ nói riêng, trước khi họ bị ở tù, họ dữ dằn một, nhưng đến khi bị vào tù, họ lại dữ dằn gấp đôi, vì họ tức giận là mất sự tự do đi lại, như con sư tử bị nhốt trong chuồng. Trái lại những người tù Á Châu nói chung, ở ngoài thuộc thành phần băng đảng hoặc thuộc thành phần du đãng dữ dằn, nhưng khi vào tù, thì họ lại rất hiền lành, ngoan ngoãn như con cừu non, không có những hành động chống đối hay chửi bới những nhân viên trong trại tù. Thành ra những nhân viên làm việc trong trại tù rất thích săn sóc cho những tù nhân Á Châu. Thầy được biết tại sao tù nhân Á Châu ở ngoài dữ dằn bao nhiêu nhưng đến khi vào tù lại hiền lành bấy nhiêu, vì họ nghĩ rằng nếu mình ở trong tù tỏ ra ngoan ngoãn, hiền lành, thì mình sẽ được chóng ra khỏi tù, còn tù nhân Mỹ không nghĩ như vậy, mặc dầu biết mình có tội nên bị ở tù, nhưng vì mất sự tự do, không được đi đứng như ý muốn, thành ra đôi khi có thái độ hung hăng, bực tức, chửi bới những nhân viên làm việc trong trại tù.

Thụy Vi: Theo như Thầy vừa mới cho biết, thì hầu hết những người Á Châu khi vào trong tù thường rất hiền lành, rất là ngoan ngoãn, tuân theo các lề luật. Vậy thì Thầy có thấy nhiều người Á Châu được ân xá ra khỏi tù trước khi mãn nhiệm kỳ thời gian ở tù của mình không Thầy ?

Thầy San: Vâng, khi mà đã lãnh bản án vào tù rồi, thì đương nhiên thời gian ở trong tù, sẽ được các người coi tù chấm điểm hạnh kiểm của mỗi tù nhân. Nếu 1 ngày ở tù có hạnh kiểm tốt, thì sẽ được cộng thêm 1 ngày nữa thành 2 ngày. Điều này chỉ được áp dụng trong các trại tù của tiểu bang thôi, trại tù liên bang không áp dụng điều này. Cũng cần nên biết là cứ hàng năm tại mỗi tiểu bang, đều có những vụ ân xá, hay đại xá do Hội Đồng Cứu Xét Ân Xá đề nghị lên vị Thống Đốc của tiểu bang để được chấp thuận và vị Thống Đốc sẽ ký sắc lệnh ban hành ân xá hay đại xá cho những tù nhân có hạnh kiểm tốt, chứ không phải là do Tổng Thống ký sắc lệnh. Chính vì thế có những tù nhân nào có hạnh kiểm tốt, có tên trong danh sách ân xá, tạm thời được đưa đến những ngôi nhà tại ngoại của chính quyền, gọi la Half Way House, có người cung cấp phương tiện di chuyển cho tù nhân đi làm việc ban ngày và buổi chiều làm việc xong, lại được đưa trở về căn nhà tạm thời tại ngoại này, trước khi được phép chính thức thả về nhà riêng của mình, để sống cuộc đời bình thường như khi xưa.Tóm lại, đa số những tù nhân Á Châu nào có hạnh kiểm tốt, thường có tên nằm trong danh sách được đề nghị lên Thống Đốc, để được cứu xét cho hưởng đặc ân xin ân xá hay đại xá mỗi năm một lần.

Thụy Vi: Thưa Thầy, thường thì theo Thầy thấy tội nào hay xảy ra nhiều nhất cho những can phạm người Việt Nam và nguyên nhân tại sao ?

Thầy San: À! Đúng rồi, bây giờ bước sang riêng vấn đề tù nhân Việt Nam, tội phạm mà hồi xưa cách đây độ khoảng 20 năm, do tụi băng đảng đi cướp của giết người tại những thành phố có đông dân cư người Việt sinh sống, gồm những thanh thiếu niên trẻ tuổi từ 16 cho đến 21tuổi, thanh toán nhau vì ghen tức, ăn chia không đều và đa số anh em trong băng đảng đều bị nghiện ngập cần sa ma túy, đi trộm cướp, giết người lấy tiền, lấy súng bắn cả nhân viên công lực, v.v... Đấy là những tội phạm cách đây 20 năm. Nhưng mà bây giờ, những loại tội đó gần như chỉ còn sót lại 1 phần 10 hay là 2 phần 10 ở những thành phố đông dân cư người Việt Nam mà thôi, còn ngoài ra bây giờ thì đa số nói riêng ở Oklahoma, thì những tội do người Việt Nam hay phạm nhiều nhất và nói một cách tế nhị là tội làm giầu mau, trong tội làm giầu mau này gồm đủ mọi thành phần: lớn tuổi cũng có, trung tuổi cũng có, mà trẻ tuổi cũng có, đó là tội bán thuốc lúc lắc, còn gọi là thuốc kích thích tình dục (Estercy) hoặc bán cần sa ma túy. Bán những loại này kiếm được nhiều tiền vì có nhiều người mua. Thế còn loại tội thứ hai thuộc thành phần trung tuổi cho đến cao niên, thường phạm vào tội bạo hành trong gia đình (Domestic Violence), như là đánh vợ đánh con. Giới trẻ tuổi ít phạm loại tội này vì họ được giáo dục ở Mỹ hoặc sinh ra tại Mỹ, nên họ hiểu biết pháp luật Hoa Kỳ và dễ dàng hội nhập vào đời sống văn hóa của người Mỹ, cho nên vấn đề đánh vợ đánh con ít thấy xẩy ra trong giới trẻ này; trái lại cỡ trung tuổi trở lên, những thành phần này quen với đời sống từ Việt Nam, vẫn còn muốn duy trì lối sống chồng chúa vợ tôi từ hồi còn ở quê nhà, thành ra đôi khi trong cơn tức giận, đánh vợ đánh con và bị hàng xóm trông thấy, báo cho cảnh sát đến can thiệp hoặc người thân trong nhà gọi 911 xin được cấp cứu. Sau đây Thầy xin kể lại cho Thụy Vi nghe một trường hợp xảy ra, có một ông chồng bị bắt giam vì phạm tội đánh vợ, nhưng mà ông ấy nhất định cãi lại là ông không hề đánh vợ, mà ông chỉ có tát vợ thôi, có gây ra thương tích nào đâu? Còn nếu nói là ông đánh, thì phải cầm một vật gì để đánh, chứ tát chỉ vì trong một giây phút tức giận, lấy tay tát vào má, hành động này xẩy ra thường xuyên trong gia đình ở Việt Nam. Đây là những lời tự bào chữa của ông nói với Công Tố Viên (District Attorney) và vị luật sư Công Tố Viên giải thích cho ông rằng: Đối với người Mỹ hành động tát vào má bằng tay hay hành động đánh người khác bằng một khí cụ, đều có ý nghĩa như nhau, nhất là tát trúng vào mắt có thể làm mù con mắt hay tát trúng vào giây thần kinh ở mang tai, có thể làm đứt mạch máu não, hơn thế nữa hành động chủ ý đụng mạnh vào bất cứ chỗ nào trên thân thể của người khác, dù không gây ra thương tích, cũng là trái với pháp luật Hoa Kỳ rồi, nhất là có hành động chủ ý đụng vào đàn bà con nít, thì tội còn nặng hơn nhiều, ngay cả dùng những lời đe dọa, chửi mắng vợ con, làm cho vợ con mất tinh thần, nếu có sự tố cáo với chính quyền, thì đương sự có thể bị truy tố trước pháp luật về tội lạm dụng vợ con (Child abuse and spouse abuse). Nếu phạm tội bạo hành trong gia đình, hăm dọa với khí cụ nguy hiểm đang cầm trong tay, như súng ống, dao kéo hay những vật dụng nhọn bén, đều có thể bị ngồi tù trong nhiều năm. Một số ít người Việt ở Oklahoma bị bắt giam về tội bạo hành trong gia đình, thường chỉ là những lời hăm dọa đòi giết vợ hay những hành động tát vợ hay đánh con và nếu là lần đầu thì chỉ lãnh án tù treo mà thôi.

Thụy Vi: Dạ vâng, không riêng gì ở Oklahoma, Thầy ơi, có lẽ nhất là những người có tuổi chút xíu, thì quen thói chồng chúa vợ tôi và trong lúc tức giận, tát vợ mấy cái, thì chuyện đó cũng bình thường bên Việt Nam, chính quyền có biết cũng không làm gì, mà lối xóm cũng nghĩ là hành động đó có hơi dữ dằn một chút thôi, chắc cũng chẳng sao đâu. Nhưng mà qua tới đây thì nó trở thành một vấn đề trái với pháp luật Thầy hả?

Thầy San: Đúng thế! Nhưng câu chuyện ông chồng tát vợ mà Thầy vừa mới kể lại cho Thụy Vi nghe ở trên đây, không phải vì hành động tát vợ mà bị bỏ vào tù đâu, mà do chính những lời nói của ông chồng, bảo đứa con dịch lại cho người cảnh sát hiểu, đây không phải lần đầu tiên tao tát Mẹ mày, mà tao tát Mẹ mày đã nhiều lần rồi. Người cảnh sát vừa nghe tới đây, liền còng hai tay ông này lại vì cho ông là người chồng rất nguy hiểm cho vợ ông trong tương lai. Nếu ông đừng nói những câu này ra cho cảnh sát nghe, mà ông chỉ cần nói là vợ chồng chúng tôi mới cãi lộn nhau, nhưng chúng tôi đã hòa giải với nhau rồi, thì chắc chắn 100% người cảnh sát sẽ tự động bỏ ra về. Ông chồng này có ngờ đâu mình nói sự thật, để chứng tỏ rằng ta đây là kẻ anh hung, không nể sợ ai hết, ai ngờ nói như thế, đúng là lạy ông tôi ở bụi này trước mặt nhân viên công lực, nên bị còng hai tay ngay tức khắc để vào nằm nghỉ mát một thời gian trong tù, chờ ngày ra nghe tòa xét xử về tội đánh vợ và cuối cùng ông đã lãnh bản án 2 năm tù treo và bị câu lưu mất 5 tuần lễ trong trại giam.

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

PHẬT GIÁO VÀ KHOA HỌC



Con người đối với thiên nhiên,chỉ với mỗi trái đất thôi, con người cũng đã là quá nhỏ bé, huống chi với vũ trụ thì rõ ràng con người không biết có tỉ lệ nào với vũ trụ cả. Và từ ngàn xưa khi văn minh khoa học chưa  có gì để giải thích các hiện tượng xảy ra ở quả địa cầu chúng ta, lúc đó con người trong cuộc sống hằng ngày thường hay sợ hãi đối với năng lực của thiên nhiên. Do vậy mà con người thường tưởng tượng các vị thần hoặc giả tưởng tượng ra có ông trời là bậc sinh ra mọi việc. Thật vậy chúng ta cũng đã từng thấy trong thần thoại phương đông cũng như phương tây có thần mặt trời, thần sức mạnh, ở núi có sơn thần, ở sông có giang thần , ở biển có long vương, có thần sấm ,thần mưa lũ vv và vv…
Lý do con người tạo ra những đấng siêu việt như thế là cốt để làm điểm tựa cho tư tưởng trong việc cầu xin,và vì lòng tham của con người nên việc cầu xin các đấng siêu nhân đến nay vẫn còn tồn tại đầy rẫy. Nhưng sự thật có vị thần linh nào ban cho ta những gì ta cầu xin ở họ không ? chắc chắn rằng chẳng bao giờ có hiện thực. Và vì vậy Tàu có câu nói để đời là :”Nhân nguyện như thử, như thử, thiên ý dị nhiên dị nhiên”, nghĩa là người nguyện là như thế, nhưng ý trời đâu phải vậy. Nói trắng ra chẳng có cái ông trời hay vị thần nào giúp ta cả.

Cách đây hơn 2500 năm, xứ Nepal thuộc Ấn Độ, có một vị thái tử sinh ra và ông đã mặc thị “ thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn” nghĩa là trên trời, dưới cũng trời, chỉ có con người là duy nhất, tức là chẳng có ai khác con người, hay chẳng có ai làm gì cho con người. Và cũng vì con người phải tự lo cho con người, hay mỗi bản thân phải tự lo cho mỗi bản thân, nên một hôm, Ngài, trong một ngày đã thấy cảnh sinh, lão, bệnh, tử. Ngài đã suy tư và đi tìm con đường làm sao thoát được bốn cái khổ nầy. Thật vậy khi ta sinh ra có gì sung sướng đâu, ngay cả ta cũng chẳng có ý niệm nào muốn sinh ra, rồi đến già rõ ràng cũng khổ, không biết bao nhiêu việc phiền toái mình không muốn nhưng nó vẫn đến với mình, rồi bịnh cũng khổ và cuối cùng đến chết cũng khổ. Cũng  vì để đi tìm con đường làm sao con người thoát được bốn cái khổ lớn ấy, Ngài đã rời gia đình, rời yêu thương quyền quí, tự tu tập, suy nghĩ trong bảy năm, cuối cùng Ngài đắc đạo dưới cây đại thụ. Người đời sau đó để kỷ niệm sự đạt chính quả của Ngài mà gọi cây nầy là bồ đề vì đạo của Ngài là đạo Bồ Đề. Mà đạo Bồ Đề là gì ? Bồ đề chẳng phải là cái cây hay bất cứ hình thức nào. Ngài Lục Tổ Huệ Năng cũng đã cho ta biết Bồ Đề là thế nào theo bài kệ dưới đây:

Bồ Đề bản vô thụ
Minh kỉnh diệt phi đài
Bản lai vô nhất vật
Hà xứ nhạ trần ai.

Nghĩa là Bồ Đề gốc không phải là cây, gương sáng cũng chẳng phải là đài, mà tất cả đều là không, thành ra chẳng ở đâu mà bụi bám vào được. Bồ Đề là vô tướng vô sắc. Và người ta tôn ngài là Phật. Phật không tự là một đấng siêu nhiên nào, tự nhiên mà có, mà là tên gọi một nhân vật đã đạt được sự toàn thiện, toàn mỹ, như vậy hễ ai đạt đến độ toàn thiện, toàn mỷ như Ngài thì được tôn xưng là Phật . Vì thế mà ta đã có hằng hà sa số Phật.

Trở lại như ta đã biết từ ngàn xưa, con người thường tưởng tượng ra những đấng siêu nhân, vi dụ người ta cho có thần mặt trời, thần sấm, thần làm mưa…rõ ràng là chẳng thật. Mặt trời soi sáng, sấm sét, gió bão đó là những sự kiện theo qui luật vật lý. Vũ trụ này đang như hôm nay thì cũng là theo qui luật vật lý mà thành. Khoa học đã chứng minh vụ nổ lớn ( big bang) cách đây hơn 13 tỉ năm làm cho nhiều khối tinh vân vô cùng to lớn đã tự tách ra từ đại thể và những khối nhỏ bay ra trong không gian , sau đó sau đó theo định luật hấp dẩn của Newton các khối tinh vân đó tạo thành các hệ, như hệ thái dương, hệ ngân hà, hệ sao chổi v.v… nghĩa là mọi sự việc xảy ra đều do một nhân duyên nào đó thế thôi, chẳng ai tạo ra , và vũ trụ luôn biến đổi chẳng bao giờ ngừng nghỉ,

Bây giờ ta thử xem đạo của ngài thái tử đắc đạo là như thế nào?

1. Khi đạt được chánh đẳng chánh giác, ngài đã bảo với mọi người là: “Ta là Phật đã thành, các người là Phật sẽ thành, tức là, ai cũng có thể thành Phật. Đây là điều nói lên sự bình đẳng, nghĩa là ta cũng chẳng có gì khác người, các người cũng như ta, miển là cũng tu tập như ta. Trong thân phận trước khi xuất gia, Ngài là một thái tử quyền uy và giàu có, lại là người đã thành chánh quả, nhưng Ngài không độc tôn, tự tôn. Rõ ràng Ngài là hiện thân cái vĩ đại của những vĩ đại. Ngài bình đẳng như mọi người ,cái mà chẳng ai làm được ,

2. Về con đường tu tập, Ngài cũng đã nói rất rõ con đường đó, nhưng về cách đi thì Ngài dạy rằng: “ Các người hãy thắp đuốc các người đi “. Đây là điều nói lên sự tỉnh thức và giác ngộ trong tinh thần muốn trở thành tích cực. Đúng, như chúng ta bây giờ chúng ta muốn đến đâu thì chúng ta tự đến đó, sẽ không có chuyện tự nhiên mà ta từ điểm A đến điểm B. Ta muốn đắc đạo thì ta phải tu tập. Như ngay cả việc muốn trở thành người thì loài linh trưởng, như khoa học đã chứng mimh,phải tự tiến hóa hàng triệu triệu năm, không ai sinh ra con người cả.

3. Về nhân và quả, Ngài cũng dạy rằng: nhân nào thì quả ấy. Hễ nhân lành thì quả sẽ lành, còn nhân ác thì sẽ gặp xấu. Đây là một điều công bình, không có gì phải cầu xin, mà cầu xin thì cũng chẳng bao giờ có. 

Chỗ này cũng xin nói đến Phật giáo có cầu siêu không ?
Trong quan niệm chết là sự biến dạng của nghiệp thức về sự sinh và tử nầy, Phật giáo có hai quan điểm, một là tái sinh tức thì, hai là qua giai đoạn chuyển tiếp thân trung ấm nghiệp lực của mỗi chúng sanh. Quan điểm đầu cho rằng tái sanh xảy ra từc thời trong một sát na niệm tưởng, không để trống một khoảng khắc nào, Sự sinh tử theo quan điểm này xảy ra cực kỳ nhanh chóng và được xem là một tiến trình liên tục, Còn quan điểm thứ hai cho rằng một số trường hợp phải qua một sự chuyển tiếp, ở đó chúnh sinh mang dạng “thân trung ấm“ lưu lại trong khoảng thời gian từ một đến bảy tuần lễ, thông thường thì thọ sinh là bảy ngày , tuy cũng có thể lâu hơn nữa do sở duyên chưa thích hợp.
Quan điểm tái sinh tức thời được khẳng định bởi giáo lỳ nguyên thủy. Do quan niệm hiện tượng chết và tái sinh diễn ra tức thời và không có cái gọi là linh hồn người chết tạm trú ở một nơi nào của Phật giáo nguyên thủy, nên có thể nói rằng Phật giáo không có nghi lễ cầu siêu, vì cầu siêu không có tác dụng gì đến người đã chết, chỉ tốn công mất của mà thôi. Có nghĩa là khi người nào đã tạo ra nhân thế nào thì quả của họ là thế ấy, không có gì để cầu xin, ví như ta bỏ thùng dầu dưới đáy rồi đập thùng đi thì chắc chắn dầu sẽ nổi lên dầu cho một số đông đảo quần chúng có cầu khẩn, chắp tay cầu rằng số dầu ấy chìm thì dầu cũng không làm sao chìm được .
Thật ra Phật giáo Bắc tông truyền từ Ấn Độ qua các nước phương Bắc như Trung hoa, Triều tiên, Nhật bản và Việt Nam trong khoảng 500 đầu cũng không có  nghi lễ cầu siêu cho người đã chết. Nghi lễ này thật sự chỉ bắt đầu từ đời Lương vũ Đế (464-549) qua lễ từ bi đạo tràng sám pháp và lễ Thủy lục Không pháp hộ siêu độ. Đến đời vua Đường minh Hoàng(685-762) Thủy lục Không trở nên rất phổ biến và trở thành nghi lễ chính thức để cứu độ những người chết trong chiến tranh và lễ nầy được truyền sang Việt Nam sau đó. Vì thế lễ cầu siêu đó ngày nay tại Việt Nam chỉ là hình thức văn hóa của Trung hoa pha trộn cho vào đạo Phật .
Theo pháp sư Đạo An [sinh vào khoảng 312 -314(?) dưới thời Hoài Đế nhà Đông Tấn] Ngài là ưu kiệt danh tăng của Phật giáo Trung hoa, Ngài là người đầu tiên khởi xướng việc lấy họ Thích làm họ chung cho người xuất gia, và điều nầy đã thành thông lệ cho đến ngày nay thì nguồn gốc siêu độ ở thời đức Phật không có. Phật giáo truyền đến Trung quốc ở thời kỳ đầu cũng không ghi chép sự việc nầy. Thời Đường minh Hoàng vì quá sủng ái Dương quí Phi nên có loạn An lộc Sơn. Nhờ Quách Tử Nghi, đại tướng đương thời mới bình định được cuộc nổi loạn, triều đình truyền lệnh tại mỗi chiến trường chính, xây dựng một miếu thờ gọi là "Khai nguyên tự " vì đúng vào niên hiệu Khai nguyên, thỉnh cao tăng, đại đức tụng kinh bái sám truy điệu cho quân dân tử nạn. Đây là lễ truy điệu do triều đình cử hành gọi là pháp hội siêu độ. Từ đó dân chúng học theo, mỗi khi có người qua đời người dân cũng thỉnh pháp sư đến làm Phật sự siêu độ tạo ra phong tục cho đến ngày nay. Nói tóm lại Phật giáo không có lễ Cầu siêu.

 4. Mặc dù Ngài đã đắc đạo, và những gì Ngài nói đều chân thật và rõ ràng, nhưng Ngài cũng đã nói:” Ta nói nhưng các ngươì chớ vội nghe ta”. Đây là sự tự do chọn lựa, không bắt buộc ai chưa rõ, chưa biết mà tin. Cứ tự do suy nghĩ rồi đến với ta hay không đến với ta. Đây là tinh thần dân chủ không giáo điều.

5 .Đức Phật chẳng ban cho ai cái gì và cũng chẳng ban được cái gì cho ai: Mà cái gì ta có là tất cả do ta làm, chẳng khác gì một người cha có sự học vấn uyên bác, nhưng người con không chịu học, lêu lỗng thì người cha cũng không thể cho con cái uyên bác của mình được, con muốn uyên bác thì phải học tập như người cha, thế thôi, công bình.
6. Đức Phật cũng không phải tu tập riêng cho cá nhân mình, mà chính Ngài đã đi tìm con đường cho chúng sinh: Nên đã đem tất cả những gì ngộ chứng truyền đạt lại cho chúng sinh, và Ngài muốn tất cả chúng sinh cũng đều đạt được như Ngài, đây là tinh thần bác ái vĩ đại, Ngài đã vì chúng sinh.

7. Đức Phật vì chúng sinh cho nên Ngài cũng khuyên ta không được sát sinh: Vì Ngài quan niệm tất cả động vật, kể cả con người đều là chúng sinh. Rõ ràng Ngài là người vô cùng nhân ái, đạo đức. Ngài không bao giờ nói đến sự trừng phạt ai. Ngài cũng chẳng bao giờ nói rằng nếu không nghe ta người sẽ  vào địa ngục, không và không bao giờ.

8. Đạo của Ngài là đạo khoa học: Trong quy trình cấu tạo vũ trụ hoặc nhân sinh, Ngài cho rằng đều do từ mười hai nhân duyên mà thành. Ngài cho rằng tất cả đều bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm, điều nầy đúng. Nhà bác học Pháp Lavoisier cũng đã chứng minh: vật chất không thể mất đi mà chỉ biến dạng hình hài. Còn vấn đề chẳng dơ chẳng sạch thì sao? Lấy ví dụ khi ta ăn thức ăn, lúc đó ta cho là sạch nhưng khi thức ăn được tiêu hóa thì nó được ta gọi là dơ. Vậy dơ hay sạch chỉ là do sự biến hóa qua lại. Miếng cá sống ta không thể ăn được vì cho nó là tanh, nhưng khi nấu chín thì nó trở thành ngon. Tại sao cũng miếng cá đó mà lúc thì cho là tanh, lúc thì cho là ngon? ấy cũng chỉ vì tác dụng qua lại của vật chất và nhiệt. Đâu có gì là nhất thiết, cho nên nói về khoa học trong học thuyết của Phật, nhà bác học Albert Einstein có phát biểu như sau :” nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại, thì đó là Phật giáo.”
Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học, cũng như vượt qua khoa học. Tôn giáo tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên, đặt trên căn bản đạo lý phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lãnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng các điều kiện đó.
Trong Phật giáo không chấp nhận cầu xin, số mạng. Cầu xin tức là tiêu cực, còn Phật giáo là đạo tích cực, đạo của tỉnh thức và giác ngộ. Phật giáo cũng không công nhận ai có quyền ban cho, và cũng chẳng ai ban cho được. Còn số mạng thì rõ ràng  chẳng có, bởi nếu con người có số tức có đấng nào đó ban cho mỗi cá nhân mỗi số mệnh. Và trong thực tế mỗi người có cuộc sống và tư tưởng hoàn toàn khác nhau: kẻ giàu sang, kẻ khốn cùng, kẻ thông minh, kẻ u tối. Như vậy đấng nào đó đã không công bình khi ban cho con người một cái số như vậy. Như thế ta có thể nào tôn trọng đấng đó không, vì đấng ấy rõ ràng đã hành động không công bình. Như vậy rõ ràng là chẳng có gì là số mạng cả vì chẳng ai ban cho ta cái số. Nghĩa là tất cả đời ta đều do duyên và nghiệp cấu thành.
Trong chế độ Cộng sản, ai cũng biết là Cọng sản chủ trương ba không: không  gia đình, không tổ quốc, không tôn giáo. Với tôn giáo họ cho đó là thuốc phiện, là thứ ru ngủ tâm hồn yếu đuối, với gia đình, họ cho đảng là đại gia đình, theo đảng là phải bỏ gia đình, nên trong cuộc cải cách ruộng đất, tổng bí thư Trường Chinh đã đấu tố cha mẹ, còn vô tổ quốc vì họ chỉ biết một thế giới đại đồng trong chủ nghĩa Cộng sản, không có ranh giới quốc gia. Cũng vì thế mà Cộng sản luôn đánh phá tôn giáo và Phật giáo không nằm ngoài mục tiêu của họ.
Sau 30-4-1975 khi Mỹ bỏ miền nam Việt Nam, Cộng sản có dịp đánh phá Phật giáo toàn diện và rộng rãi. Họ dựng ra cái gọi là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam“ trên thực tế là giáo hội quốc doanh và cấm giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất hoạt động. Đã gọi là quốc doanh có nghĩa là kinh doanh cho nhà nước,và muốn như thế Cọng sản đã dung những đảng viên đầu trọc giả sư vào các chùa trong nước cũng như xuất khẩu ra ngoài nước ở những nơi có người Việt sinh sống. Những sư giả này cũng tạo lập chùa theo chỉ đạo của các tòa đại sứ hay lãnh sự của Cộng sản , để lừa phỉnh những người có tâm Phật  đến chùa , thứ nhất để đưa họ lạc đường chánh đạo, hai là để làm tiền cho nhà nước Việt Nam . Họ đưa những người có tâm Phật lạc đường chánh đạo bằng cách: không bao giờ giảng về Phật pháp mà chỉ nói những ngày lễ mời Phật tử về dự. Việc không giảng về Phật Pháp cũng dễ hiểu: Giảng để làm gì, vã lại họ đâu phải là sư thật mà biết Phật Pháp để giảng. Mấy tên giả sư nầy nói nhiều về sự cúng dường: Cúng dường là công đức vô lượng, nên những người không hiểu Phật Pháp cứ tin mình cúng dường tức là đã có công đức. Lại có nơi, những giả sư bày ra trò “cúng sao, giải hạn, xin xăm…”(tạo mê tín sai chánh pháp) dể cho mấy người còn đầy sân si tin theo.
Thực tế sao hạn là cái gì? Mà làm sao giải? Phật có nói chổ nào trong kinh là sao hạn đâu! – Những giả sư nầy cố tạo những người có tâm phật thành mê tín vu vơ. Nếu có nhiều người mê tín tức là Cộng Sản đã thành công vì đã phá hoại được Phật Giáo chân chính lại được có nhiều tiền. Khi ta tới những chùa của các giả sư nầy, ta có cảm tưởng đây là một hồi trong truyện Tây Du Ký Diễn nghĩa của Ngô Thừa Ân. Trong truyện, bọn yêu quái thường biến những cảnh chùa thành tiểu lôi Âm đánh lừa thây Đường Tăng vào bắt để ăn thịt. Bọn yêu quái cho rằng ăn được thịt Đường Tăng thì sẽ sống cả ngàn năm. Mà Thầy Đường Tăng trong truyện là đại diện cho tâm Phật, Tôn Ngộ Không đại diện cho trí tuệ, Bát Giái đại diện cho bản chất trần tục, Sa Tăng đại diện cho thân, con ngựa đại diện cho phương tiện.
Ở đâu, trong nước hay ngoài hải ngoại, bọn giả sư cũng giống như bọn quỷ trong truyện Tây Du, tất cả đều muốn ăn thịt hút máu những người có tâm Phật. Tuy nhiên, trong truyện Tây Du, bọn quỷ không bao giờ ăn thịt được Đường Tăng, nhưng bọn giả sư ấy giờ đã hút được khá nhiều máu của những người có tâm Phật hiện tại. Và như vậy, trong tương lai, Cộng Sản có triệt tiêu được Phật Giáo không? Xin thưa: không bao giờ! Không phải ai cũng mê tín nghe theo bọn đầu trọc giả sư đó! Từ xưa, ở nước ta cũng đã có nhiều lần Phật Giáo bị đánh phá, nhưng Phật Giáo vẫn tồn tại và phát triễn đến ngày nay. Như Đại Sư Mãn Giác đời Lý (ông tên tục là Nguyễn Trường – thường gọi là Lý Trường – Thân phụ là Hoài Tố, người dất Lũng Triền, Hương An) có thơ rằng:
“Mạc vi xuân tàn hoa lạc tận
“Tiền đình tạc dạ nhất chi mai”
(Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước một cành mai) Xuân có tàn, hoa vẫn còn chẳng bao giờ rụng hết!
Tóm lại, đạo  của Phật là đạo của: tự do, dân chủ, công bình, bác ái, tích cực, tỉnh thức, giác ngộ, khoa học, không giai cấp, không tự tôn. Những điều nầy là những điều mà tất cả loài người tiến bộ trên thế giới đang đấu tranh để đạt tới.