Chương 1 – Đó không phải là sự chỉ trích Trung quốc. Đó là sự
thật.
Chết dưới tay Trung quốc
Đó không phải là sự chỉ trích Trung quốc. Đó là sự thật.
Chết dưới tay Trung
quốc. Đây là hiểm nguy rất thực mà giờ đây tất cả chúng ta phải đối mặt khi
quốc gia đông dân nhất và nền kinh tế sẽ sớm trở thành lớn nhất thế giới nầy
đang nhanh chóng biến thành sát thủ tàn độc nhất hành tinh.
Về mặt an toàn của người tiêu dùng, các doanh nhân vô đạo đức
Trung quốc đang làm tràn ngập thị trường thế giới với một loạt sản phẩm, thực
phẩm, dược phẩm không gây chết người thì cũng cực kỳ có hại, gây ung thư, dễ
gây cháy, độc.
• Về đồ dùng cho trẻ em, những sản phẩm nguy hiểm nầy có từ vòng
tay, dây chuyền và đồ chơi chứa chì đến đồ ngủ dễ cháy, áo quần độc hại
• Ở tiệm thuốc gần nhà hay trên mạng, ta có thể tìm thấy tất cả
cách thức “chữa trị” mà thực ra là giết người – từ viên aspirin nhiễm độc,
Lipitor nhái, Viagra giả trộn với strychnine đến thuốc heparin phá thận và
vitamin chứa đầy độc tố arsen.
• Nếu thích chết do nổ, hỏa hoạn hay điện giật, ta có thể chọn
trong một đống thứ từ dây điện, quạt, đèn bẫy người, bộ phận điều khiển từ xa
quá nhiệt, điện thoại di động dễ nổ và máy hát tự bốc cháy.
• Dĩ nhiên, nếu vừa đói vừa muốn tự tử, ta luôn luôn có thể thưởng
thức cá, trái cây, thịt hay rau nhập khẩu từ Trung quốc ngấm ngon lành các kiểu
kháng sinh bị cấm, vi khuẩn thối rửa, kim loại nặng, hay thuốc trừ sâu bất hợp
pháp.
Ngay cả khi hàng nghìn người thực sự chết do sự tấn công dữ dội
nầy của sản phẩm rác rưởi và chất độc của Trung quốc, nền kinh tế Mỹ và công
nhân của nó đang chịu đựng “cái chết không kém phần đau thương hơn của nền tảng
sản xuất của Mỹ.”
Trên mặt trận kinh tế nầy, nhãn hiệu quái đản Chủ nghĩa Tư bản Nhà
nước theo kiểu Cộng sản của Trung quốc đã hoàn toàn xé bỏ những nguyên tắc của
cả thị trường tự do và thương mại tự do. Thay vào đó, “các nhà vô địch quốc gia”
được nhà nước chống lưng của Trung quốc đã triển khai một hỗn hợp vũ khí của
chủ nghĩa con buôn và chủ nghĩa bảo hộ để lần lượt vặt hết việc làm nầy đến
việc làm khác từng cái một khỏi những ngành công nghiệp của Mỹ.
“Vũ khí hủy diệt việc làm” của Trung quốc bao gồm trợ cấp xuất
khẩu bất hợp pháp, giả mạo tràn lan sở hữu trí tuệ của Mỹ, bảo vệ môi trường
lỏng lẻo tệ hại, và sử dụng phổ biến lao động nô lệ. Tuy thế, trung tâm của chủ
nghĩa con buôn Trung quốc là tiền tệ bị thao túng một cách vô liêm sỉ đã gây
khó khăn rất lớn cho các nhà sản xuất Mỹ, kích thích điên cuồng xuất khẩu của
Trung quốc, và dẫn đến trái bom hẹn giờ thâm hụt thương mại Mỹ – Trung gần một
tỉ đô-la một ngày.
Trong khi đó, “phí nhập cuộc” cho bất cứ công ty Mỹ nào muốn leo
qua “Bức Vạn Lý Trường Thành Bảo hộ” của Trung quốc và bán hàng vào thị trường
nước nầy không chỉ là giao nộp công nghệ của họ cho đối tác Trung quốc. Các
công ty Mỹ còn phải chuyển cơ sở nghiên cứu và phát triển sang Trung quốc, theo
cách đó đã xuất khẩu “nguồn sữa mẹ” tạo ra việc làm tương lai của Mỹ cho đối
thủ thù địch.
Cho đến nay hàng triệu việc làm trong ngành sản xuất của Mỹ đã bị
mất trong sự nhạo báng thương mại tự do của Trung quốc, ngay cả nhân công cổ
xanh Mỹ cũng đã trở thành một hạng việc làm bị nguy hiểm. Hãy xem xét những
điều sau đây:
• Từ khi Trung quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm
2001 và hứa hẹn giả dối chấm dứt thực hiện chủ nghĩa con buôn và chủ nghĩa bảo
hộ, các ngành may mặc, dệt và đồ gỗ đã co qui mô lại chỉ còn một nửa – riêng
việc làm trong ngành dệt đã giảm 70%.
• Những ngành quan trọng khác như hóa chất, giấy, thép và lốp xe
cũng bị bao vây tương tự, trong khi đó việc làm trong ngành sản xuất máy tính
và điện tử công nghệ cao của chúng ta đã giảm hơn 40%.
Khi chúng ta đã mất hết việc làm nầy đến việc làm khác, nhiều
người Mỹ tiếp tục nhầm lẫn gắn sản xuất Trung quốc với những sản phẩm rẻ tiền,
phẩm cấp thấp như giày dép và đồ chơi. Nhưng thực ra, Trung quốc đang tiến lên
trong “chuỗi giá trị” thành công chiếm lấy thị phần trong nhiều ngành thu nhập
tốt nhất của Mỹ – từ ô tô và hàng không vũ trụ đến thiết bị y tế tiên tiến.
Với sự hỗ trợ to lớn của chính phủ, các công ty Trung quốc đang
ráo riết lũng đoạn các thị trường được gọi là ngành “xanh” như ô tô điện, năng
lượng mặt trời, và năng lượng gió. Hiển nhiên, đó chính là những ngành các
chính khách Mỹ rất thích nói đến như là các nguồn mới tạo ra việc làm tốt nhất
của Mỹ.
Chẳng hạn, về năng lượng gió, Trung quốc hiện nay dẫn đầu thế giới
cả về sản xuất tua-bin và sự phi lý trong bảo hộ. Ngay cả khi các công ty được
nhànướctrợ cấp của Trung quốc làm tràn ngập thị trường thế giới với tua-bin của
chính họ, các nhà sản xuất nước ngoài như General Electric đóng tại Mỹ, Gamesa
của Tây ban nha, và Suzlon của Ấn độ bị cấm đấu thầu các dự án ở Trung quốc do
chính sách “Chỉ Mua Hàng Trung quốc”.
Một trong những hậu quả nguy hiểm nhất từ sự nổi lên của Trung
quốc như là “công xưởng” không thể tranh chấp của thế giới là sự phàm ăn ngày
càng tham lam năng lượng và nguyên liệu của trái đất. Để nuôi cỗ máy sản xuất
của mình, Trung quốc phải tiêu dùng một nửa xi-măng, gần một nửa lượng thép,
một phần ba đồng, và một phần ba nhôm của thế giới. Hơn nữa, vào năm 2035, nhu
cầu dầu của chỉ riêng Trung quốc sẽ vượt tổng sản lượng dầu hiện nay của toàn thế
giới.
Đây là sự phàm ăn chết người. Vì để hỗ trợ cho sự phàm ăn nầy, các
viên chức chính quyền Trung quốc đã leo lên chiếc nệm thực dân đẫm máu ngồi
cùng các nhà độc tài sát nhân và các chế độ tàn bạo khắp thế giới. Để làm điều
đó, các viên chức chính phủ và nhà ngoại giao Trung quốc đã tiến hành lạm dụng
một cách thô bỉ nhất ngoại giao Liên Hiệp quốc mà thế giới từng thấy.
Là thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo an Liên Hiệp quốc,
Trung quốc có thể phủ quyết bất cứ biện pháp trừng phạt nào nó muốn. Trong gần
một thập kỷ nay, những nhà ngoại giao cao cấp Trung quốc đã dùng quyền phủ
quyết của Trung quốc để mối lái một loạt các giao dịch “đổi máu lấy dầu” và
“cướp đoạt lấy nguyên liệu”. Hãy xem xét các thực tế sau:
• Để đổi lấy dầu của Sudan, những con buôn quyền phủ quyết Trung
quốc đã ngăn Liên Hiệp quốc can thiệp vàp sự diệt chủng ở Darfur – thậm chí khi
lực lượng quân sự Janjaweed tàn bạo sử dụng vũ khí Trung quốc để cưỡng hiếp
hàng ngàn phụ nữ và giết chết 300.000 người dân Sudan vô tội.
• Những con buôn quyền phủ quyết Trung quốc cũng ngăn Liên hiệp
quốc trừng phạt Iran và vị tổng thống bài Do thái, trúng cử gian dối để được
tiếp cận các mỏ khí thiên nhiên lớn nhất thế giới. Hành vi nầy đã mở tung cánh
của cho phổ biến hạt nhân ở Trung đông. Nó cũng làm tăng cao khả năng tấn công
hạt nhân vào Israel và làm tăng đáng kể nguy cơ vũ khí hạt nhân rơi vào tay các
phần tử thánh chiến chống Mỹ.
Sự lạm dụng của Trung quốc đối với sứ mạng gìn giữ hòa bình của
LHQ khó có thể là những sự cố biệt lập. Thay vào đó có thể nói rằng, chúng là
một phần của chiến lược “tiến ra ngoài nước” biến Trung quốc từ một quốc gia
từng theo chủ nghĩa biệt lập thành, một đế quốc thực dân bành trướng lớn nhât
thế giới. Đây không phải là sự mỉa mai nhỏ bé đối với một quốc gia ban đầu được
xây dựng trên những nguyên tắc Mác-xít chống thực dân và từng là nạn nhân đau
khổ của Đế quốc Anh và cuôc chiến tranh thuốc phiện của nó với Trung quốc
Khắp Châu Phi, Châu Á, và Mỹ La tinh sân sau của Mỹ, nhãn hiệu chủ
nghĩa thực dân thế kỷ 21 của riêng Trung quốc luôn bắt đầu với sự mặc cả hiểm
ác nầy: những khoản cho vay hậu hĩnh, lãi suất thấp để xây dựng hạ tầng đổi lấy
nguyên liệu và sự xâm nhập thị trường nội địa.
Dĩ nhiên, một khi đất nước đó cắn lấy miếng mồi thực dân nầy, thay
vì dùng lao động tại chỗ, Trung quốc sẽ mang vào đội quân kỹ sư và công nhân
khổng lồ của nó để xây dựng đường cao tốc, đường sắt, cảng và hệ thống viễn
thông. Hạ tầng nầy cả thực tế và kỹ thuật số mở đường khai thác và vận chuyển
nguyên vật liệu. Tiếp đó nó quay về lại các công xưởng ở những thành phố như
Trùng Khánh, Đông quan, và Thẩm quyến gỗ của Cameroon, ma-giê của Congo, thạch
cao của Djibouti, ma-giê của Gabon, uranium của Malawi, titan của Mozambique,
mo-lyp-đen của Niger, kẽm của Rwanda, và bạc của Zambia. Như cú đánh kết liễu
thực dân cuối cùng, Trung quốc sau đó sẽ bán lại thành phẩm của nó vào thị
trường các nước nầy – xóa bỏ các ngành tại chỗ, đẩy cao tỉ lệ thất nghiệp, và
đẩy các thuộc địa mới của nó lún sâu hơn nữa vào đói nghèo.
Tự vũ trang tận răng
Ngay cả khi Trung quốc phát triển bằng cái giá mà tất cả các nước
còn lại trên thế giới phải trả, nó đã dùng sự phát triển kinh tế nhanh chóng
của mình tài trợ cho một trong những sự tăng cường quân sự nhanh và toàn diện
nhất mà thế giới từng chứng kiến. Theo cách nầy, và với tinh thần nhận xét của
Lê-nin là nhà tư bản sẽ bán dây thừng dùng để treo cổ chính hắn, mỗi ‘đô-la
Walmart” người Mỹ chúng ta hiện nay chi tiêu vào những thứ nhập khẩu rẻ tiền
giả tạo của Trung quốc vừa là khoản ứng trước cho tình trạng thất nghiệp của
chúng ta vừa là khoản tài trợ bổ sung cho một Trung quốc vũ trang nhanh chóng.
Đây chỉ là một vài điểm mà cỗ máy chiến tranh khoa trương đó đang định hình:
• Hải quân và không quân mới được hiện đại hóa có tất cả mọi thứ
từ tàu ngầm hạt nhân hầu như không thể phát hiện và máy bay phản lực chiến đấu
với thiết kế của Nga đến tên lửa đạn đạo có thể nhắm chính xác các tàu sân bay
Mỹ trên các đại dương.
• “Lầu năm góc” của Trung quốc tự tin phát triển các hệ thống vũ
khí tiên tiến – trong đó nhiều thứ do tin tặc và gián điệp ăn cắp của chúng ta
– để bắn hạ vệ tinh và hệ thống GPS của chúng ta và bắn các đầu đạn hạt nhân
vào sâu các khu trung tâm nước Mỹ.
• Không giống như quân đội Mỹ đã kiệt sức và giờ đây dàn mỏng do
các cuộc xung đột ở Afghanistan và Iraq, quân đội Giải phóng Nhân dân Trung
quốc – quân đội lớn nhất thế giới – có cả lực lượng vượt trội và tính sẵn sàng
tấn công để áp đảo lực lượng của Ấn độ, Hàn quốc, Đài loan, hay Việt nam và vẫn
còn quá đủ bộ binh để nghiền nát Taliban và giữ gìn hòa bình ở Baghdad nếu nó
quan tâm đến.
• Cánh “diều hâu chiến tranh” của quân đội Trung quốc thậm chí
chuẩn bị khả năng ném bom hạt nhân hầu như không thể truy dấu từ không gian.
Những vũ khí hạt nhân vũ trụ nầy đến đúng mục tiêu chỉ trong vài phút ngắn ngủi,
quá nhanh và lặng lẽ để đối phó.
Dĩ nhiên, Mỹ không là quốc gia duy nhất nên e ngại sự nổi lên của
kẻ gây hấn châu Á mới và hùng mạnh nầy. Những láng giềng lo lắng ngày càng tăng
giờ đây đối mặt với nguy cơ tăng lên nhanh chóng từ một kẻ bá quyền châu Á đang
lên với chính sách bên miệng hố chiến tranh và việc bắt nạt tất cả từ tiếp cận
các tuyến vận tải biển đến tranh cấp lãnh thổ sục sôi kéo dài.
Chính Đại ca gặp Mùa xuân lặng lẽ
Cũng ở trong hiểm nguy là hằng trăm triệu công dân Trung quốc vô
tội, những người đối mặt với nguy cơ cực kỳ “Cái chết do Trung quốc đặt lên
Trung quốc” từ mô hình tăng trưởng kinh tế với ô nhiễm lan tràn, chính trị thần
quyền của Đảng Cộng sản cứng nhắc dựa trên giai cấp, và một chủ nghĩa toàn trị
kiểu “Orwell về steroids”
Về mặt ô nhiễm, nền kinh tế sản xuất chiếm tỉ trong cao, dựa quá
mức vào xuất khẩu đã biến bầu khí quyển của trung tâm công nghiệp của Trung
quốc thành đám mây che phủ độc hại lớn nhất thế giới. Hơn 70% hồ, sông, suối
chính của Trung quốc ô nhiễm trầm trọng. Thậm chí một chuyến du lịch xuôi sông
Dương Tử, phía trên đập Tam Hiệp, cho thấy kho báu quốc gia nguyên sơ trước đây
của Trung quốc, nơi Mao đã từng bơi qua giờ đây hầu như vắng bóng các loài chim
và dấu hiệu của các loài thủy sinh.
Trong khi đó, “Cái gì xảy ra ở Trung quốc lại không ở lại Trung
quốc.” Khi các nhà máy Trung quốc tạo ra cơn lũ sản phẩm để chất lên giá cứa
hàng của Target và Walmart, các loại tro bụi ô nhiễm không khí cực kỳ độc hại
của Trung quốc bay hơn 6.000 dặm theo các luồng gió xoáy đến California, thả
xuống các chất thải độc hại trên đường đi. Ngày nay, phần lớn mưa a-xit ở Nhật
và Hàn quốc là “Made in China,” trong khi tỉ lệ ngày càng tăng các hạt nhỏ phát
hiện trong không khí các thành phố ở Bờ biển Phía tây như Los Angeles cũng xuất
phát từ các nhà máy của Trung quốc.
Về nguy cơ từ xã hội cứng nhắc, dựa trên giai cấp của Trung quốc,
sự thật mỉa mai, cay đắng ở đây là Đảng Cộng sản cầm quyền cai trị không phải
là một đảng “Cộng hòa Nhân dân” chân chính mà là một chế độ thần quyền thế tục.
Khi Mác trở mình trong mồ và xác ướp Mao từ chiếc hòm pha lê của mình hướng cặp
mắt đờ đẫn vào quảng trường Thiên An Môn, một tỉ lệ tương đối nhỏ dân số Trung
quốc trở nên giàu có cực kỳ ngay khi một tỉ công dân Trung quốc tiếp tục sống
trong thế giới đói nghèo của triết gia Thomas Hobbes, không được chăm sóc ý tế
đầy đủ, nơi mà một bệnh tật nhỏ cũng thành án tử hình.
Nền chính trị toàn trị của Trung quốc cũng kinh hoàng không kém.
Để dập tắt chống đối, Đảng Cộng sản dựa vào công an và lực lượng bán quân sự có
trên một triệu người. Trang web Orwell cũng có khoảng 50.000 công an mạng. Các
công an thực và ảo nầy không ngừng cùng nhau ngăn chặn và đàn áp.
• Cố gắng sắp xếp nới làm việc của mình, ta sẽ bị đánh và đuổi
việc.
• Đứng lên vì quyền con người hay quyền phụ nữ, ta sẽ bị săn lùng
tàn nhẫn, quản thúc trong nhà, hay đơn giản “biến mất”.
• Bị phát hiện là người theo Pháp Luân công hay “Hội kín Thiên
chúa giáo”, thì sẵn sàng để “tư tưởng lệch lạc” được tẩy nảo.
Trụ cột của sự đàn áp như trên của Trung quốc là quần đảo ngục tù
tàn bạo các trại lao động cưỡng bức, nơi hàng triệu công dân Trung quốc bị lưu
đầy – thường không qua xét xử. Đối với những người bị giam ở trại tù Laogai còn
tồi tệ hơn; theo tổ chức Ân xá Quốc tế, hàng năm nước Công hòa Nhân dân nầy xử
tử dân chúng của mình nhiều hơn 4 lần các nước khác gộp lại.
Ít ra tiêm thuốc độc giờ đây được ưa chuộng hơn viên đạn bắn vào
đầu truyền thống. Tuy nhiên, đó không phải do lòng từ bi dẫn đến “sự đổi mới”
hình thức tử hình nầy. Đơn giản là vì tiêm thuốc độc dễ dọn vệ sinh hơn, ít
nguy cơ bị nhiễm HIV cho người thi hành án, và dễ dàng hơn nhiều cho việc thu
hoạch các bộ phận cơ thể của nạn nhân để bán ra chợ đen.
Phản bội nghiêm trọng, trốn tránh còn nghiêm trọng hơn
Ngay cả khi vô số Cái Chết do Trung quốc diễn ra cả bên trong nước
Cộng hòa Nhân dân nầy và ở những nơi chết chóc trên khắp thế giới, các nhà lãnh
đạo doanh nghiệp, nhà báo, và nhà chính trị Mỹ có quá ít để nói về nguy cơ lớn
nhất duy nhất đối mặt với nước Mỹ và thế giới.
Trong lĩnh vực kinh doanh, một số công ty lớn nhất của Mỹ – từ
Caterpillar và Cisco đến General Motors và Microsoft – đã hoàn toàn đồng lõa
với chính sách “trước hết chia rẻ nước Mỹ và sau đó chinh phục nó” của Trung
quốc. Bi kịch ở đây là khi những con buôn Trung quốc tấn công công nghiệp Mỹ
bắt đầu vào cuối những năm 1990 – và những ngành như đồ gỗ, dệt và may mặc bắt
đầu sụp đổ hết ngành nầy đến ngành khác – cộng đồng và các tổ chức kinh doanh
như Phòng Thương Mại Mỹ đã đoàn kết vững chắc.
Tuy thế, trong thập kỷ qua, khi mỗi việc làm bổ sung của Mỹ và mỗi
nhà máy Mỹ mới chuyển sang Trung quốc, vì mối quan tâm hẹp hòi nhằm tối đa hóa
lợi nhuận của nhiều lãnh đạo công ty Mỹ đã dàn xếp với đối tác Trung quốc của
họ. Thực ra, khi bánh mì của họ được phết bơ ở nước ngoài, các tổ chức được gọi
là ‘Mỹ” như Bàn Tròn Kinh doanh (Business Roundtable)và Hiệp hội các nhà sản
xuất quốc gia (National Association of Manufacturers) đã chuyển biến từ phê
phán gay gắt chủ nghĩa con buôn Trung quốc thành những chiến binh cởi mở, và
thường rất xông xáo trong vận động hành lang ủng hộ Trung quốc.
Trong khi nhiều nhà điều hành công ty Mỹ trở thành những chiến
binh vận động hành lang cho Trung quốc, các nhà báo Mỹ phần lớn đã mất tích. Sự
tinh giản biên chế của các tờ báo và tin tức truyền hình trong thời đại
Internet dẫn đến việc đóng của hay thu hẹp nhiều phòng tin tức ở nước ngoài.
Dẫn đến các phương tiện truyền thông Mỹ ngày càng dựa vào luồng tin tức từ báo
chí của chính quyền Trung quốc – một trong những cỗ máy tuyên truyền không
ngừng và hiệu quả nhất mà thế giới từng chứng kiến.
Trong khi đó, tinh hoa của báo chí tài chính Mỹ – nhất là tờ Wall
Street Journal – sốt sắng trung thành với thị trường tự do và tư tưởng thương
mại tự do, dường như không biết đến một thực tế là “thương mại tự do một chiều”
của Trung quốc hoàn toàn là sự đầu hàng đơn phương của Mỹ trong thời đại chủ
nghĩa tư bản nhà nước Trung quốc. Điều vô lý ở đây là thay vì xem cải cách
thương mại là một hình thức tự vệ chính đáng chống lại sự tấn công liên tục của
hành động “lợi mình, hại người” của Trung quốc, báo chí như tờ Wall Street
Journal lại liên tục phê phán nguy cơ “chủ nghĩa bảo hộ” Mỹ. Tất cả điều đó quá
vô nghĩa, nhưng tiếng trống ý thức hệ vẫn tiếp tục vang lên.
Đối với các chính khách Mỹ, không một nhóm cá nhân riêng lẻ nào
đáng chịu tội vì đã nhu mì, thụ động và dốt nát khi để Trung quốc tự do hành
động đối với nền tảng sản xuất của Mỹ và tiến hành tăng cường quân sự qui mô
lớn. Không phải vì Quốc hội Mỹ đã không được cảnh báo đầy đủ về những hiểm nguy
của một Trung quốc đang lên. Mỗi năm, Quốc hội đã cấp ngân sách cho Ủy ban Mỹ –
Trung quốc xuất bản cả báo cáo hàng năm và nhiều tài liệu về mối nguy cơ đang
nổi lên nầy.
Chẳng hạn, Ủy ban Mỹ – Trung quốc đã cảnh báo “hoạt động gián điệp
của Trung quốc trong nước Mỹ rộng đến nỗi chúng bao gồm nguy cơ lớn nhất duy
nhất với an ninh của công nghệ Mỹ.” Thực tế, đến nay, mạng lưới gián điệp rộng
lớn của Trung quốc đã đánh cắp những bí mật quan trọng liên quan đến tàu khu
trục tên lửa dẫn đường Aegis, máy bay ném bom B1, hỏa tiễn Delta IV, hệ thống
hướng dẫn ICBM, máy bay ném bom tàng hình, và Tàu vũ trụ Con Thoi. Tin tặc và
gián điệp Trung quốc có hiệu quả như nhau trong việc cung cấp chi tiết hệ thống
phóng của tàu sân bay, máy bay không người lái, thiết kế lò phản ứng tàu thủy,
hệ thống động cơ đẩy của tàu ngầm, cơ chế hoạt động bên trong của bom neutron,
và thậm chí quy trình hoạt động rất chi tiết của tàu chiến hải quân Mỹ.
Tương tự, về nguy cơ kinh tế, Ủy ban đã yêu cầu Quốc hội thừa nhận
rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Mỹ “đương đầu với gánh nặng của hoạt động
thương mại không công bằng, thao túng tiền tệ, và trợ cấp không hợp pháp của
Truing quốc cho các hoạt động xuất khẩu của nó.” Bất chấp những cảnh báo nầy,
Quốc hội tiếp tục đã bỏ qua tư vấn của ủy ban độc lập của nó để thức tỉnh trước
nguy cơ kinh tế và quân sự ngày càng tăng từ Trung quốc.
Dĩ nhiên, Nhà trắng phải chịu trách nhiệm tương tự. cả hai tổng
thống George W. Bushvà Barack Obama đã nói chuyện nhẹ nhàng và mang rất ít gậy
khi đến Trong quốc. Lý do của tổng thống Bush là bận rộn với cuộc chiến ở Iraq
và an ninh nội địa cộng với niềm tin mù quáng duy nhất vào thị trường tự do.
Chỉ trong nhiệm kỳ của Bush, nước Mỹ đã mất hàng triệu việc làm cho Trung quốc.
Về phần mình, Ưng cử viên Obama trong chiến dịch vận động vào năm
2008 đã hứa hẹn nhiều lần kiên quyết chấm dứt hoạt động thương mại không công
bằng của Trung quốc, nhất là tại các bang công nghiệp chủ yếu như Illinois,
Michiganm Ohio, và Pennsylvania. Thế nhưng, từ khi nhậm chức, Tổng thống Obama
đã nhiều lần cúi đầu trước Trung quốc về những vấn đề thương mại then chốt, chủ
yếu vì ông muốn Trung quốc tiếp tục tài trợ cho thâm hụt ngân sách khổng lồ của
Mỹ. Trong khi Obama thế chấp tương lai của chúng ta cho các ngân hàng Trung
quốc, ông ta không hiểu được rằng chương trình tạo việc làm tốt nhất cho nước
Mỹ là cải cách thương mại toàn diện với Trung quốc.
Con đường phía trước: Mọi con đường đều chỉ về Bắc kinh
Trong sách nầy, chúng tôi sẽ nêu một cách hệ thống các dạng Chết
dưới tay Trung quốc chính – từ kỷ lục kinh hoàng về an toàn sản phẩm và sự hủy
hoại nền kinh tế Mỹ đến sự gia tăng của chủ nghĩa thực dân Trung quốc, sự tăng
cường quân sự nhanh chóng của Trung quốc, và các hoạt động gián điệp mạnh mẽ và
trắng trợn. Để làm điều đó, mục tiêu bao trùm của chúng tôi không chỉ cung cấp
cho bạn một sự thực phơi bày và danh mục các lạm dụng của Trung quốc. Cuốn sách
nầy cũng có nghĩa như một cẩm nang để sống còn và kêu gọi hành động tại một
thời khắc quan trọng trong lịch sử nước Mỹ và thế giới. Trừ khi tất cả chúng ta
cùng nhau đứng lên đương đầu với Con Rồng nầy, phần còn lại của cuộc đời chúng
ta và cuộc sống của con cháu chúng ta sẽ kém thịnh vượng hơn nhiều – và lại
nguy hiểm hơn nhiều – so với Thời đại Vàng son mà nhiều người trong chúng ta đã
lớn lên
Ở Trung quốc thì thực phẩm Trung Quốc được gọi là gi? Là “Thức
ăn”!
_Jay Leno
Trong khi câu đùa này nghe vui vui, thì cụm từ “Thực phẩm Trung
Quốc” lại hàm nghĩa nghiêm trọng hơn nhiều khi mà Trung quốc đang cung cấp cho
nước Mỹ ngày càng nhiều trái cây, rau củ, cá và thịt- không kể các loại vitamin
tổng hợp và thuốc chữa bệnh.
Trung quốc là nước xuất khẩu hải sản lớn nhất sang Mỹ, là nhà cung
cấp chính về gà thịt và là nước xuất khẩu trà lớn thứ ba trên thế giới. Các nhà
nông Trung Quốc cũng cung cấp cho chúng ta 60% nước táo ép, 50% tỏi, và một số
lượng lớn đủ các loại từ quả lê đóng hộp, nấm đến mật ong và sữa ong chúa.
Đối với các dược phẩm, Trung quốc cũng sản xuất cho thế giới đến
70% lượng penicillin, 50% lượng aspirin, và 33% lượng tylenol. Các công ty dược
Trung quốc cũng đã chiếm lĩnh phần lớn thị phần thế giới về kháng sinh, enzyme,
các acid amin chính và vitamin tổng hợp. Trung quốc thậm chí đã thống
lĩnh đến 90% thị phần thế giới về vitamin C- dù rằng họ đang có vai trò áp đảo
trong việc việc sản xuất các loại vitamin A, B12, và E, không kể nhiều loại
nguyên liệu để sản xuất vitamin tổng hợp.
Các số liệu thống kê này làm tất cả chúng ta lo lắng chỉ vì một lý
do đơn giản: Nỗi lo này hơn cả việc các loại thuốc Trung quốc tràn ngập các cửa
hàng và siêu thị thuốc của chúng ta : chúng có độc. Đấy là lý do tại sao
thực phẩm và dược phẩm Trung quốc luôn được xếp hàng đầu trong các loại phải
kiểm tra khi nhập vào biên giới hoặc bị trả về bởi cả Cơ quan Quản lý Thực phẩm
& Dược phẩm của Mỹ lẫn Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu
Âu.
Thế sao Trung quốc vẫn tiếp tục mang cho chúng ta các loại thực
phẩm và thuốc có thể làm chúng ta đau ốm hoặc giết chúng ta như vậy? Đôi
khi các chất độc có trong chuỗi cung cấp thực phẩm và thuốc là hậu quả ngẫu
nhiên của những yếu tố như là phương pháp sản xuất kém chất lượng, qui trình
kém vệ sinh, hoặc là chất độc từ đất do môi trường bị ô nhiễm. Những khi khác
thì do những kẻ thoái hóa về đạo đức đã “dã tâm”- một từ do chính nông dân của
họ gọi- cố tình làm nhiễm bẩn thực phẩm và thuốc, đơn giản chỉ vì muốn
gia tăng lợi nhuận cho họ.
Cho dù là do ngẫu nhiên hay bởi cố tình, việc đầu tiên bạn cần
biết cụ thể về Cái chết dưới tay Trung Quốc này là nó không phải tại riêng ai
cả. Thật vậy, người Trung quốc, dù là nông dân, ngư dân, nhà chế biến thực phẩm
hay là người bán thuốc, đều có thể đầu độc chính người dân của họ y như họ đầu
độc người Mỹ, người Châu Âu, người Nhật, người Hàn và tất cả những ai trên
toàn thế giới dùng thực phẩm và thuốc của họ. Để nếm thử chút ít vị chua
trong câu nói trên, hãy xem thử sự kiện “Cái gì trong chảo của anh thế?”: Đủ
10% nhà hàng ở Trung quốc sử dụng cái gọi là “dầu ăn bẩn” để nấu
nướng.
Dầu ăn bẩn là một hỗn hợp hôi hám của dầu đã qua sử dụng và chất
thải từ nhà bếp chứa đấy nấm mốc độc gây ung thư gan. Những kẻ nhặt rác ở Trung
quốc lén lút bán thứ này cho nhiều nhà hàng với giá chỉ bằng một phần năm giá
dầu đậu nành hay dầu lạc mới. Ngoài khả năng gây ung thư, cái hỗn hợp gồm dầu
bị mốc với đủ loại thực phẩm bỏ đi này có thể là bản án tử hình bất ngờ vì ngộ
độc thực phẩm nghiêm trọng cho bất kỳ ai.
Kẻ giết người hàng loạt Melamine Trung quốc
Câu chuyện dầu ăn bẩn này cho dù có thể làm chúng ta căm phẫn,
nhưng so với chuyện những kẻ giết người hàng loạt melamime Trung quốc thì nó
chưa là gì cả. Những kẻ sát nhân này đã hạ gục nhiều nạn nhân trên đất Trung
Quốc cũng như trên khắp thế giới, và những nỗ lực thường là vô ích để bắt giữ
chúng chỉ minh họa về mặt địa lý sự khó khăn cho cả chính phủ Trung quốc lẫn
nhà đương cục Mỹ đối với việc bảo đảm an toàn thực phẩm và thuốc men khi mà bọn
sát nhân hoạt động chỉ vì lợi nhuận.
Bản thân vũ khí của kẻ sát nhân, melamime, thực ra là một hóa chất
có giá trị khi chúng không bị lén lút cho vào thực phẩm. Kết hợp melamime với
formaldehyde để sản xuất nhựa melamime, bạn sẽ có được một chất dẻo có độ bền
cao dùng chế tạo các sản phẩm như formica và các bảng viết bằng bút xóa. Trộn
với một số hóa chất khác, bạn có thể dùng melamime như một chất chống cháy,
phân bón, hay là “phụ gia siêu dẻo” dùng trong bê tông cường độ cao. Thế nhưng
thêm melamime vào các sản phẩm như thức ăn gia súc, sữa, hoặc sữa cho trẻ sơ
sinh thì không còn cách nào nhanh hơn để hủy hoại hai quả thận trong người.
Thế tại sao những doanh nhân có dã tâm của Trung quốc lại thêm
melamime vào thực phẩm của chúng ta? Đó là vì hàm lượng nitrogen cao trong
melamime có thể nhái mức protein cao trong thực phẩm. Sự giả mạo protein kiểu
Trung quốc này do đó có thể đánh lừa các nhân viên kiểm tra thực phẩm trong
việc xếp hạng thực phẩm có hàm lượng protein cao. Vì melamime rất rẻ so với
protein thật, nên điều này có nghĩa là rất nhiều tiền sẽ vào túi kẻ gian, bất
kể nguy hại thế nào cho cơ thể con người.
Ai giết chó của tôi? Cái gì đã xảy ra với con mèo của tôi?
Thế giới lần đầu biết đến việc giả mạo protein của Trung quốc vào
năm 2007, khi hàng chục ngàn chó và mèo ở Châu Âu, Mỹ và Nam Phi bị chết vì
loạt thức ăn nhiễm melamime. Và không chỉ thú vật nuôi bị ảnh hưởng. Theo Cục
quản lý Thực phẩm và Dược phẩm cùng Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ, ba triệu người Mỹ đã
tiêu thụ thịt gà và thịt heo nuôi bằng thức ăn có chứa melamime.
Và giờ bạn hãy nghe đây: Nếu bạn bị mất con vật nuôi đang khỏe
mạnh vì một chứng bệnh bí ẩn hay do hỏng thận, có lẽ là chúng bị chết
do ”Chất độc Trung Quốc”. Có thể đoán trước được rằng khi vụ việc nổ ra,
chính phủ Trung quốc đã tìm cách ngăn chặn và thậm chí từ chối cho phép các
thanh tra viên nước ngoài đến để đánh giá vụ việc. Tuy nhiên, sau đây mới là
một câu chuyện khác khi sự cố melamine nổ ra trên chính đất nước Trung Quốc.
Không có gì là việc riêng của ai cả, Phần hai
“Tôi đã hoàn toàn mất niềm tin vào sữa bột do Trung quốc sản xuất”
Emily Tang, một công chức 31 tuổi ở thành phố Thẩm Quyến có cô con
gái 3 tuổi nói
—Bloomberg BusinessWeek
Năm 2008, gần 300.000 trẻ sơ sinh Trung quốc bị ốm và 6 trẻ đã
chết sau khi 22 nhà máy sữa ở Trung quốc bị nghi ngờ là đã cho thêm melamine
vào sữa và sữa dành riêng cho trẻ sơ sinh. Theo Triệu Huệ Bình, một nông dân
nuôi bò sữa ở tỉnh Hồ bắc:” Trước khi sử dụng melamime, người ta đã dùng mầm
lúa và tinh bột khoai để cố ý làm tăng số đo hàm lượng protein, nhưng cách này
rất dễ bị phát hiện, nên họ chuyển sang dùng melamine”.
Trong trường hợp cụ thể này, những kẻ giả mạo ác ôn còn không thèm
dùng loại melamime công nghiệp. Thay vào đấy, chúng dùng loại rẻ tiền hơn- và
độc hại hơn-“melamine phế thải”. Không ngạc nhiên khi nhiều trẻ em dù khỏi bệnh
vì nhiễm độc melamime đã bị tổn thương thận nghiêm trọng. Điều làm người ta
rùng mình là sự việc xảy ra chỉ một năm sau khi Thủ tướng Ôn gia Bảo đã quyết
định chi thêm 1,1 tỷ đô la và cử hàng trăm ngàn thanh tra viên đi kiểm tra các
cơ sở sản xuất thực phẩm và dược phẩm.
Tờ New York Times đã có bài nói về sự thất bại
triền miên trong quản lý điều hành này như sau:
Sự cố liên quan đến các nhà máy sữa làm dấy lên một câu hỏi cốt
lõi là liệu Đảng cộng sản đang cầm quyền ở TQ có khả năng tạo ra một cơ cấu
điều hành có trách nhiệm và minh bạch trong hệ thống một đảng hay không. Bỏ qua
sự khác biệt căn bản giữa các chế độ xã hội mở và tự do với chế độ toàn trị tàn
bạo ở Trung quốc, ta hãy xem câu chuyện hài nhỏ có thể trả lời câu hỏi ấy. Năm
2010, nguyên nhà báo Triệu Liên Hải bị tù sau một phiên tòa vờ vịt trong đó anh
bị phủ nhận khả năng chưng ra bằng chứng. “Tội” của Triệu không đầu độc mọi
người. Đúng hơn là anh bị kết tội ”gây rối trật tự xã hội” vì đã cố đưa ra ánh
sáng những kẻ giết người bằng melamine sau khi con anh bị mắc bệnh. Và đấy cũng
lại thêm một lý do nữa vì sao Cộng hòa nhân dân Trung Quốc sẽ không bao giờ có
thể bảo đảm cho chúng ta các sản phẩm an toàn hơn được.
Không như ở các nước dân chủ, nơi quyền tự do ngôn luận và tự do
hội họp là bất khả xâm phạm để giúp soi rọi mọi hành vi sai trái, Trung quốc
dấu nhẹm mọi thứ–và cho tất cả những người phản kháng vào trại lao động cải
tạo.
Những chất giết người bằng heparin của Trung quốc
Bây giờ, nếu bạn nghĩ rằng sự cố melamine là xưa rồi, thì không
đâu! Cho đến tận bây giờ, các sản phẩm nhiễm độc melamine vẫn ngày càng nhiều
vì nó thực sự đem lại lợi ích quá lớn khi được dùng làm chất phụ gia, cho dù nó
tàn phá quả thận của con người.
Còn như bạn nghĩ rằng thủ đoạn kiếm lợi nhuận bằng việc sử dụng
những chất nhiễm độc như melamine chỉ có trong thực phẩm, thì cũng không chỉ
thế thôi đâu. Nếu xem tất cả những nơi mà chất giết người bằng heparin của
Trung quốc có mặt thì phải hiểu là bọn con buôn bất lương Trung quốc cũng đang
bận rộn làm nhiễm độc cả thuốc chữa bệnh cho chúng ta. Heparin là một
loại thuốc chống đông máu dùng trong phẫu thuật tim, truyền máu, mổ tĩnh mạch
cho đến thẩm tách thận. Nó được làm từ niêm mạc ruột heo. Trong thực tế, đây
chính là con đường để Trung quốc tham gia vào hoạt động sản xuất heparin: là
nước sản xuất thịt heo lớn nhất thế giới, Trung quốc luôn có nguồn cung ruột
heo hầu như vô tận.
Để giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận, các nhà sản xuất Trung quốc
đã bí mật thêm một chất tương tự như heparin, nhưng rẻ tiền và có thể gây chết
người gọi là chondritin sulfate với hàm lượng sulfate vượt mức. Chất độc này có
thể gây ra những phản ứng nghiêm trọng, đôi khi gây chết người-từ hạ huyết áp
và thở gấp đến ói mửa và tiêu chảy.
Và đây là điều bẩn thỉu của trò lừa đảo này:
Chất gây độc heparin có cấu trúc hóa học rất gần với heparin thật
đến nỗi rất khó bị phát hiện. Giá của nó rẻ hơn heparin thật 100 lần: 9 dollar
so với 900 dollar mỗi pound! Vì giá cực thấp như thế, một số lô heparin giả có
giá rẻ tới 50%!
Không đâu xa, hãy xem trường hợp cụ thể của anh Leroy Hubley ở
Toledo, Ohio về cái chết bởi chất độc Trung quốc. Anh đã mất người vợ 48 tuổi
vì nhiễm chất heparin giả. Chỉ một tháng sau đấy và trước khi phát hiện ra chất
độc, con trai của Hubley, cùng bị bệnh thiểu năng thận như mẹ cháu đã trở thành
nạn nhân của cùng trò giá rẻ bất lương của bọn Trung quốc.
Đến nay, chất độc heparin của Trung quốc đã giết hại hàng trăm
người Mỹ và làm hàng ngàn người khác bị bệnh. Heparin kém chất lượng đã xuất
hiện ở 11 nước khác, bao gồm Nhật bản, Đức, Ấn độ và Canada. Mặc dù nhà đương
cục của cả Mỹ và Trung quốc đã nỗ lực kiểm soát, cho đến nay heparin kém chất
lượng vẫn có mặt ở các phòng mổ và các trung tâm giải phẫu.
Bây giờ, chúng ta hãy tự hỏi : Vì sao mà nhiều tên Trung quốc ác
độc lại sẵn sàng đầu độc thức ăn và thuốc men chỉ vì lợi nhuận? Câu trả lời của
một học giả nổi tiếng Trung quốc đã chỉ ra một cách sâu sắc đối với vấn
đề suy thoái đạo đức của tâm hồn Trung quốc. Theo Giáo sư kinh doanh Lưu
Hải Đồng trong Tạp chí Quản lý và Tổ chức, vấn đề suy thoái đạo đức- và việc
chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá- đã xảy ra do sự đổ vỡ các nguyên tắc Khổng
giáo trong môi trường không có đạo đức và luân thường đạo lý của chủ nghĩa cộng
sản Trung quốc.
Chính xác là sự suy thoái đạo đức, cùng với việc các viên
chức chính quyền tham nhũng và luật pháp lỏng lẻo, đã thúc đẩy những người chế
biến thực phẩm tích cực sử dụng chất độc hóa học để cải thiện mùi vị và bảo
quản thực phẩm.
Thực tế là chính các nhà chức trách Trung quốc cũng đã tìm thấy
những trò quái gở ấy trong những bát súp nóng có thêm formaldehyde để có vị
ngon hay nước tương có pha thêm acid cloric và tóc để làm tăng nồng
độ acid amin. Nhưng kẻ dã tâm Trung quốc còn làm xúc xích giá rẻ “tươi ngon”
bằng cách cho cả thuốc trừ sâu cực độc vào. Lần sau, mỗi khi định ăn
cái gì ngon ngon mà “ Made in China”, bạn hãy nhớ nhé!
Đôi khi đấy không phải là ám sát – chỉ là giết người thôi!
Bây giờ tôi nghĩ là đã rõ mọi vấn đề, nếu Trung quốc muốn sống
trong thế kỷ 21 này, thì họ phải sản xuất theo những tiêu chuẩn như vậy
Chương 2 Phần 2
Trong khi “ tội giết người cấp độ một ’’ là bản án trong những vụ
án melamine hay heparin thì trong nhiều vụ khác, đấy chỉ là ’’ tội ngộ sát’’-
tội giết người không có chủ đích trước’’. Vấn đề chủ yếu ở đây là khi Trung
quốc đã trở thành công xưởng sản xuất của thế giới, thì họ cũng đồng thời trở
thành bãi chứa chất thải nguy hại và là đất nước ô nhiễm nhất thế giới. Bãi rác
cực lớn ấy giờ đây có nghĩa là mảnh đất Trung quốc dùng để nuôi dưỡng thế
giới chứa đầy những chất gây ung thư, kim loại nặng, thuốc trừ sâu bất hợp pháp
và những chất độc hại khác. Có nghĩa rằng việc chất độc từ mảnh đất Trung quốc
đang chảy vào bữa ăn của người Mỹ, người Châu âu, người Nhật, người Hàn quốc
nên là bằng chứng cho bất kỳ ai quan tâm.
Mỗi một quả táo Trung quốc cho một ngày đủ để làm cho các bác sĩ
chuyên khoa ung thư của Mỹ bận rộn suốt cả ngày.
Hãy xem một ví dụ. Hộp nước ép ngon và đẹp mắt bạn đặt vào bữa
trưa của con bạn. Thế là đã có môt cơ hội để bạn, thay vì đưa một lon nước có
gas, đã cho con bạn uống một thứ có vẻ là ‘ tốt cho sức khỏe’’ chứa đầy thạch
tín, một thứ kim loại nặng có thể gây ung thư. Đây là lý do tại sao :
Hơn 30 năm qua, các nhà xuất khẩu nước táo cô đặc Trung quốc đã
tăng từ 10.000 thùng lên đến gần nửa tỷ thùng mỗi năm ; và ngày nay Trung quốc
chiếm lĩnh hơn một nửa thị trường Mỹ. Điều chắc chắn là, giá của họ rẻ hơn giá
của các nhà nông Mỹ. Nhưng có một lý do làm cho nó rẻ là vì các vườn cây
Trung quốc dùng rất nhiều các loại thuốc trừ sâu bất hợp pháp có chứa thạch
tín để rồi thấm vào cây và đọng vào trong quả.
Bạn muốn tách trà của bạn bình thường, không có chì chứ ?
Có một câu nói: ‘’ mọi thứ trà đều là trà Tàu cả.’’ Đúng thế, dù
rằng khó tin! Một vị nguyên là Phó giám đốc Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm
Hoa Kỳ đã mô tả trên Đài tiếng nói quốc gia một phương pháp mà người Trung quốc
đã sử dụng để làm khô lá trà như sau:
Người sản xuất rải ‘’lá trà trên một cái sân kho rất rộng rồi
dùng xe tải cán lên cho chóng khô’’. Vì xe Trung quốc dùng xăng pha chì nên
không có cách nào hiệu quả hơn thế để làm cho lá trà thơm ngon trở thành một
thứ vũ khí giết người.
Chẳng có tí Sự thật nào trong các nhãn hiệu thực phẩm Trung quốc
cả!
Ngoài ra, một trong những thói quen lừa đảo của những tên dã tâm
Trung quốc là thường xuyên ghi sai nhãn cho các thực phẩm’ hữu cơ’. Không ngạc
nhiên là các nhà nông Trung quốc luôn nóng lòng muốn nhảy vào thị trường thực
phẩm hữu cơ Mỹ, nhưng sự thú nhận của một chủ cửa hàng Trung quốc đã nói lên
tất cả:
Có khoảng chừng 30% các nông trại sản xuất thực phẩm hữu cơ thật
và họ ghi nhãn hữu cơ trên đó.Tôi nghĩ chính quyền cần cải tiến công tác kiểm
nghiệm. Nhưng giờ họ quá bận với an toàn thực phẩm nên chả còn sức đâu mà lo
cho thực phẩm hữu cơ nữa.
Với sự thú nhận này thì không có gì đáng ngạc nhiên khi Walmart,
Whole Foods, và các nhà bán lẻ khác phát hiện các sản phẩm tưởng là ‘hữu cơ’
của Trung quốc chứa đầy thuốc trừ sâu.
Bệnh cứng miệng vì đỗ xanh tại Nhật
Không phải chỉ có Hoa kỳ nói rằng Trung quốc đang thành nơi có
độc. Hãy xem điều gì xảy ra với một nhà phân phối thực phẩm Nhật bản nhập khẩu
trên 50.000 kiện đỗ xanh Trung quốc được cho là “ tươi ngon” từ Công ty
thực phẩm Yên đài Bắc hải của tỉnh Sơn đông. Sau khi những người tiêu dùng bị
nôn mửa rồi bị cứng miệng, các viên chức của Bộ Y tế Nhật bản đã tìm thấy nồng
độ thuốc trừ sâu độc hại có trong đỗ xanh cao gấp gần 35.000 lần nồng độ cho
phép!
Dĩ nhiên, chúng ta có thể ghi lại hết chuyện này sang chuyện khác
về “cái chết bởi thuốc độc Trung quốc”. Chẳng hạn như vụ ở Châu Âu liên quan
đến Vitamin A nhiễm vi trùng ở trong sữa dành cho trẻ sơ sinh. Người ta đã tìm
thấy các viên vitamin tổng hợp nằm lẫn lộn với chì, mật ong, tôm và thuốc kháng
sinh. Cũng phát hiện ra loại xi rô ho rẻ tiền được quảng cáo ầm ĩ chung với
chất kháng đông đã giết hại hàng ngàn người trên thế giới. Những thí dụ như thế
này giúp ta hiểu rõ vấn đề hơn. Điểm cuối cùng chúng tôi muốn làm rõ bằng ví dụ
sau đây về ngành nuôi cá ở Trung quốc: trong bối cảnh các vấn đề môi trường
liên quan đến thực phẩm và dược phẩm Trung quốc vẫn đang hiện diện cùng với hành
vi thiếu đạo đức của các doanh nhân Trung quốc hoành hành ở khắp nơi, thì việc
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, Cục quản lý An toàn và Thực phẩm
Châu Âu cũng như Ủy ban An toàn Thực phẩm Nhật bản kiểm soát được các sản phẩm
nhập khẩu từ Trung quốc hầu như là bất khả thi. Trong thực tế, câu chuyện làm
thế nào mà các nhà nuôi trồng thủy sản Trung quốc đã đè bẹp các đối thủ cũng
như các nhà chức trách về an toàn thực phẩm chỉ đại diện cho một thế giới thu
nhỏ các sai lầm của việc phụ thuộc vào thực phẩm và thủy sản Trung quốc!
Không phải chỉ có người Trung quốc sống trong điều kiện đông đúc
chật chội.
Các dòng nước của chúng tôi ở đây quá bẩn. Đơn giản là vì có quá
nhiều cơ sở nuôi trồng thủy sản trong vùng này. Tất cả họ đều xả nước bẩn ra
đây, làm ô nhiễm các trang trại khác
—Triệu Diệp, nông dân nuôi lươn và tôm ở Phúc Kiến, Trung quốc.
“Câu chuyện về thủy sản” Trung quốc không may lại hoàn toàn là sự
thật này bắt đầu ở miền Đông Nam Hoa Kỳ, nơi mà trong những năm 90 việc nuôi cá
da trơn miền Nam là một trong những câu chuyện thành công lớn của ngành thủy
sản Mỹ. Thế rồi con rồng Châu Á bước vào.
Như chúng ta sẽ thảo luận kỹ hơn trong Phần II, ”Những vũ khí tiêu
diệt việc làm”, các doanh nghiệp Trung quốc kiếm lợi nhuận bằng mọi trò lừa đảo
trong kinh doanh, và các cơ sở nuôi thủy sản của Trung quốc không phải là ngoại
lệ. Thật vậy, bắt đầu vào những năm đầu của thế kỷ 21, dưới sự tấn công dữ dội
của ngành xuất khẩu được trợ cấp của Trung quốc, nhiều cơ sở nuôi trồng thủy
sản Hoa Kỳ ở các tiểu bang như Louisiana, Mississippi, và Alabama đã thực sự
hoàn toàn biến mất.
Ngày nay, Trung quốc là nhà cung cấp thủy sản nuôi trồng số một
thế giới và chiếm lĩnh các thị trường cá da trơn, cá tilapia, tôm, và lươn. Tuy
nhiên, các cơ sở nuôi trồng thủy sản Trung quốc cho chúng ta một hình ảnh thôn
quê xa lạ với hòa bình và thiếu hòa hợp với thiên nhiên, Hơn thế nữa, họ còn dự
định tạo ra một cơn ác mộng của sự bẩn thỉu kinh người do quỉ satan dẫn
dắt.
Sự bẩn thỉu của các cơ sở thủy sản bắt đầu bằng sự kiện chỉ có
dưới một nửa nước Trung Quốc là có cơ sở xử lý chất thải. Vậy thì cái cách thức
mà những thứ do người thải ra này- cùng với không biết bao nhiêu thuốc trừ sâu,
phân bón, bùn than, thuốc kháng sinh, thuốc nhuộm, và các chất gây ô nhiễm
khác- tìm được đường đến bữa cơm tối thứ sáu ở nhà bạn thật đáng để chúng ta
được biết.
Con đường dẫn đến chứng đau bụng này bắt đầu từ thượng nguồn sông
Dương tử, chạy hơn 3.000 dặm đường sông đến đồng bằng phía đông Trung quốc. Và
chính tại đây, phần lớn thủy sản nhiễm bẩn được nuôi để xuất sang Mỹ, Châu Âu,
Nhật bản và các nước khác.
Nằm dọc theo dòng Dương tử, những thành phố lớn đang phát triển
như Thành đô và Trùng khánh đổ thẳng ra sông hàng tỷ tấn chất thải chưa qua xử
lý từ người, động vật và cả chất thải công nghiệp. Đống độc hại này sau đấy lại
có thêm thời gian để lên men và nhũn ra khi dồn về hồ chứa đằng sau đập Tam
Hiệp, phía bên dưới tỉnh Trùng khánh.
Chuyến đi 3 ngày bằng du thuyền “hạng sang” xuôi dòng Dương tử từ
Trùng khánh đến Đập Tam Hiệp-như nhiều du khách Mỹ vẫn thường đi- thực ra là để
nếm trải cơn ác mộng về môi trường đang bị đe dọa.
Nước hồ ánh lên một màu xanh kỳ quái và thỉnh thoảng bốc mùi hôi
hám dưới một đám khói thường trực từ những nhà máy chạy bằng than đá. Giống như
“ con chó không sủa” của Sherlock Holmes, sự thiếu vắng hầu như hoàn toàn
của các giống chim le le, rùa, và loài vật lưỡng cư -chưa kể đến những con cá
heo sông màu hồng một thời trước đây thường vui đùa và là biểu tượng của dòng
sông nay đã tuyệt chủng- cho thấy mức độ ô nhiễm nghiêm trọng của một trong
những con sông -và là nguồn cung cấp nước ngọt- lớn nhất Trung quốc.
Còn hỏi tại sao câu chuyện này lại liên quan đến thủy sản Trung
quốc mà bạn ăn ở Mỹ, hãy nhớ rằng chính những đống mùn rác trên dòng Dương tử,
cũng như nước từ những con sông Châu giang và Hoàng hải bất hạnh, đang đổ vào
những cơ sở nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở bờ Đông Trung quốc. Lẽ dĩ nhiên, vì
lươn, cá, tôm của Trung quốc được nuôi trong điều kiện độc hại như vậy, con
người sẽ bị nhiễm đủ loại vi trùng và ký sinh trùng.
Học giả Trung quốc Lưu chính Linh ghi nhận:
Các điều kiện để nuôi trồng thủy sản ở Trung quốc thật tệ hại:
Những người sản xuất dồn chặt vào bể nuôi hàng ngàn loại cá, tôm để có sản
lượng cao nhất. Điều này tạo ra một lượng lớn chất thải làm ô nhiễm nước và
truyền những bệnh có thể giết hết cả mẻ cá nếu không được xử lý. Cho dù căn
bệnh không giết hết tôm cá trong bể nuôi, thì những loại vi trùng còn đấy như
Vibrio, Listeria, hay Salmonella vẫn có thể làm cho những người ăn phải tôm cá bị
nhiễm bệnh.
Để xử lý môi trường nuôi, những người nuôi cá Trung quốc thường
bơm đủ loại kháng sinh, thuốc kháng nấm, thuốc kháng khuẩn và thuốc nhuộm vào
nước đã bị ô nhiễm. Những độc chất này, không tránh khỏi việc ngấm vào thịt
sinh vật, bao gồm từ lục malachit, chloramphenicol, fluoroquinolones cho tới
nitrofurans, thuốc ngừa thai, thuốc tím gentian. Chúng có thể gây ra đủ thứ
bệnh từ ung thư, các bệnh hiếm gặp như bệnh thiếu máu cho tới việc làm suy giảm
khả năng sử dụng kháng sinh chữa bệnh của cơ thể con người.
Trên cả những sự vi phạm trắng trợn này, các nhà máy chế biến thúy
sản Trung quốc còn thường xuyên dùng những chất như khí carbon monoxide để làm
cho miếng fi-lê cá có màu đỏ tươi. Việc này không những làm tăng vẻ ngoài hấp
dẫn của sản phẩm mà còn che dấu được những sản phẩm đã hư hỏng. Bạn hãy nhớ kỹ
trò lừa đảo nhỏ mọn này mỗi khi bạn thấy một miếng cá Trung quốc đỏ tươi và
nghĩ rằng nó được “làm đông lúc còn tươi nguyên”.
Tất nhiên là ở Trung quốc, “ cái gì dân Mỹ dùng được thì
thường lại không phải là cái mà dân Tàu dùng được”. Thật vậy, cái kiểu “tô son
điểm phấn” này chịu những hình phạt rất nặng nếu dùng cho thủy sản phục vụ thị
trường nội địa Trung quốc.
Bây giờ là điểm quan trọng hơn trong câu chuyện về thủy sản Trung
quốc- và mới thực sự là điều duy nhất bạn cần nhớ: Cục quản lý Thực phẩm và
Dược phẩm Hoa Kỳ thiếu nhiều nhân viên đến nỗi mặc dù họ kiểm soát 80% nguồn
cung thực phẩm của Mỹ, họ chỉ có thể kiểm tra dưới 1% thực phẩm nhập khẩu.
Đúng là bởi lý do này mà mỗi khi bạn ăn bất cứ thứ gì xuất xứ từ Trung quốc thì
có nghĩa là bạn đang chơi “trò nguy hiểm với thức ăn Trung quốc” đấy. Và chính
phủ Trung quốc cũng như nhà đương cục Hoa kỳ đều không thể bảo đảm an toàn cho
bạn được!
Bán than giả cho Newcastle.
Một vài công ty Trung quốc hiện đang sản xuất và bán số lượng lớn
gạo giả cho những dân làng không biết chuyện. Theo một báo cáo đăng trên tờ
Tuần san Hongkong ấn bản tiếng Hàn, những người sản xuất đã trộn khoai tây,
khoai lang và nhựa công nghiệp để làm gạo giả.
—Natural News
Chúng tôi có thể sẽ thiếu trách nhiệm khi kết thúc chương này mà
không chia sẻ với bạn hai trong số những ví dụ về trò giả mạo sản phẩm vô liêm
sỉ gần đây của Trung quốc. Những ví dụ này đưa ra lời cảnh báo là nếu các doanh
nhân Trung quốc sẵn sàng làm giả đối vơi dân chúng của họ, thì sao chúng ta lại
mong họ cung cấp cho mình những sản phẩm, thực phẩm và dược phẩm an toàn?
Ví dụ thứ nhất là về âm mưu làm gạo giả bán cho dân quê nghèo.
Trong trò lừa lợi dụng lòng tin của người dân này, những kẻ làm giả trộn một
hỗn hợp khoai tây và khoai lang rồi ép khuôn thành hình những hạt gạo. Sau đó
nhựa tổng hợp được thêm vào để giữ nguyên hình cho hạt gạo. Kết quả là bạn có
thể nấu thứ gạo này hàng giờ mà nó vẫn cứng và dòn. Một viên chức của Hiệp hội
Nhà hàng Trung quốc cho rằng ăn ba bát gạo quỉ quái này cũng bằng nuốt hết một
cái túi plastic. Và bạn nghĩ rằng cám gạo đã đóng cứng trong ruột mình
Trong ví dụ thứ hai thì âm mưu được thực hiện trong những tỉnh lớn
của Trung quốc, bao gồm các tỉnh Cam túc, Hà nam, Thanh hải, Sơn tây và Tứ
xuyên. Trong trò lừa đảo này, người ta thêm hương vị và mùi thơm giả vào gạo
thường để làm cho nó có hương vị giống như loại gạo thơm Vũ xương đắt tiền.
Chỉ cần thêm nửa ký hương thơm thì người chế biến gạo Trung quốc
có thể tạo mùi hương cho 10 tấn gạo. Âm mưu này bị bại lộ khi các phương tiện
truyền thông Trung quốc công bố một báo cáo thống kê khôi hài: Mỗi năm,
nông dân trồng được 800.000 tấn gạo Vũ xương, nhưng bán ra thị trường những hơn
10 triệu tấn!
Không hề thấy một sự hối hận nào từ thủ phạm của những trò lừa đảo
này. Khi buộc phải đối chất, phát ngôn viên của một công ty bị bắt quả tang làm
gạo giả chỉ nói:” Gạo giả bán rất chạy vì giá rẻ so với gạo thật”. Thật là
những kẻ vô đạo đức có trách nhiệm xã hội cao!
Chương 3 phần 1
Chết bởi đống đồng nát Trung Quốc: Bóp nghẹt trẻ em của
chúng ta từ trong giường nôi của chúng
Amber Donnals đang ngồi trên hiên nhà mình bỗng nghe một tiếng nổ,
kế theo sau là những tiếng hét. Cô quay nhìn con trai mình, Bryan, 6 tuổi, đang
chạy về phía cô, quần áo trên người đang cháy, và ngọn lửa đang phun ra từ phía
sau của ngôi nhà di động của Donnalse. Anh ta đang lái chiếc xe ATV mới được
làm từ Trung Quốc… thì bất ngờ nó tăng tốc và lồng lên mất kiểm soát… Chiếc xe
bốn bánh màu đỏ dung tích 110cc đã rơi mất một bình khí propan trước khi đâm
vào chiếc xe moóc và bốc cháy.
- St. Louis Post-Dispatch
Chẳng có gì buồn cười về câu chuyện hãi hùng này; may thay, cậu
trẻ Bryan đã sống sót sau khi bị bỏng nặng. Tuy nhiên, vẫn nên báo cáo với các
bạn về nhận xét hài hước hoàn toàn không cố ý của ông nội Bryan sau tai nạn bởi
vì nó phản ánh tính dễ lãng quên đang xảy ra của quá nhiều khách hàng người Mỹ
về mối đe dọa của “đống đồng nát Trung Quốc”. Ông Tim Donnals, người đã mua
chiếc xe ATV cho đứa cháu đáng thương, nói: “Tôi đã không nghĩ rằng nó sẽ có
thể nổ tung, nếu không tôi đã chẳng mua nó”. Quả vậy.
Ồ, chúng tôi xin hân hạnh cảnh báo bạn rằng từ nay trở đi, bất cứ
khi nào bạn mua cái gì từ Trung Quốc, bạn phải lường trước về điều xấu nhất. Đó
chính là vì các nhà sản xuất Trung Quốc có một lịch sử cực dài về đồ đồng nát
mà chúng bốc cháy và bể tan và vỡ vụn và gây bầm tím. Trên đây chỉ là một mẩu
ví dụ nhỏ về các tai họa vô số mà chúng có thể viếng thăm bạn, gia đình bạn,
hàng xóm của bạn, đồng nghiệp của bạn, hay bạn bè của bạn nếu bạn bạn vẫn lơ
đãng về các mối hiểm nguy như người ông của Bryan:
·Bạn bị gãy xương cổ khi cái chắn bùn khuyết tật trên chiếc xe đạp
của bạn rơi xuống lốp xe và bạn vật ngã xuống ghi-đông.
·Đứa con trai chơi bóng rổ tuổi thanh thiếu niên của bạn đón bắt
một quả bóng có khuyết tật ngay vào cái “bao bảo vệ” của cậu ấy – mà nó vỡ tan
dưới lực xung kích, để lại vết cắt đau đớn và sự bầm tím.
·Một người khách trong bữa tiệc Siêu Bowling của bạn bị bỏng nặng
khi chiếc điều khiển TV từ xa bốc nóng quá nhiệt trong tay ông ta.
·Ngôi nhà của hàng xóm liền tường của bạn bị cháy rụi vì mạng điện
trong một chiếc quạt bị sai lỗi.
·Người bạn tốt nhất của bạn bị giết kiểu như bằng lựu đạn khi
chiếc điện thọai di động trong túi ngực anh ta bị nổ và làm bắn mảnh xương vỡ
vào tim anh ta.
Câu hỏi hiển nhiên, mà nó nảy sinh từ những câu chuyện như thần
thọai này từ hầm mộ của Con Rồng Sản xuất, là tại sao chúng ta lại đang không
được bảo vệ từ vô số mối hiểm nguy? Câu trả lời nằm trong sự phá vỡ khốn khổ
của năm hàng phòng ngự chính mà chúng được cho là bảo vệ bạn và gia đình bạn
khỏi những việc ghê tởm đó.
Hàng phòng vệ thứ nhất phải là các công nhân Trung Quốc lắp ráp
các sản phẩm của bạn. Những người công nhân của dây chuyền lắp ráp bị làm việc
quá sức, trả lương thấp, đào tạo kém, và thường bị lạm dụng trong “thiên đường
của công nhân” Trung Quốc sẽ không thể thực hiện quy trình đảm bảo chất lượng
mà người công nhân ví dụ như ở Nhật, Mỹ và Châu Âu có được. Sự thật là, việc
dừng một dây chuyền sản xuất ở Trung Quốc để khắc phục một vấn đề có thể khiến
bạn bị đuổi việc. Trong cuốn sách kể chuyện tuyệt vời của mình,Chế tạo tồi tại Trung Quốc,tác giả Paul Midler đã lưu ý rằng việc nhân viên
báo cáo về các sai lỗi chất lượng rất có thể bị nhiều kẻ huýt sáo dán cho cái
nhãn là “kẻ thù của nhà nước”.
Hàng phòng thủ thứ hai của bạn phải là chính các nhà sản xuất
Trung Quốc. Họ phải có một động cơ mạnh trong việc sản xuất ra các sản phẩm an
toàn, nếu có hiện hữu một lý do duy nhất là bạn sẽ kiện họ nếu họ không làm
vậy. Ôi, nhưng gượm đã. Chúng tôi quên chưa nói cho bạn biết. Ngay cả khi bạn
có thể tìm thấy một công ty Trung Quốc tội lỗi để truy gắn vấn đề vào đó – một
nhiệm vụ rất khó khăn – thì nhiều khả năng bạn vẫn không thể truy cứu họ ra
trước một tòa án Mỹ hay Trung Quốc. Trong những trường hợp cực hiếm bạn có được
một phán quyết pháp lý, chỉ để cố gắng thu lại tiền. Ngay cả việc gửi trả lại
sản phẩm sai lỗi để yêu cầu làm lại cũng là bất khả, bởi vì các quy tắc hải
quan Trung Quốc chống lại việc “nhập khẩu hàng khuyết tật” sẽ giúp ích cho nhà
sản xuất. Mấu chốt ở đây là: Trách nhiệm pháp lý chỉ chảy xuyên qua Thái Bình
Dương theo một chiều.
Về lớp phòng thủ thứ ba chống lại đồ đồng nát Trung Quốc, đó chính
phải là hệ thống luật phápTrung Quốc. Lại chúc may mắn cho điều đó. Sự quan
liêu trì trệ về khía cạnh an toàn sản phẩm của Trung Quốc không chỉ đơn giản là
do thiếu nhân sự. Nó xếp hạng như là một trong những hệ thống hủ bại nhất thế
giới. Nó không chỉ là các thanh tra Trung Quốc có thể bị mua với giá vài hào so
với hàng tá đôla. Nó cũng còn là do nhiều nhà sản xuất Trung Quốc mà đang chế
tạo những thứ đồng nát chết người lại được sở hữu bởi chính phủ – và đó sẽ là
một ngày trời xanh nắng đẹp ở Bắc Kinh trước khi chính phủ tự đàn áp thẳng tay
chính mình.
Còn hàng phòng vệ thứ tư phải chính là những thanh tra biên giới
của Mỹ và các cơ quan/tổ chức bảo vệ khách hàng. Tuy nhiên, buồn là cái mà các
cảnh sát sản phẩm Mỹ có điểm chung với phía công an Trung Quốc là vấn đề thiếu
nhân viên. Như chúng ta đã thấy ở Chương 2 “Chết bởi thuốc độc Trung Quốc”, đến
nay thường chỉ có 1% thực phẩm Trung Quốc nhập vào Mỹ là được kiểm tra. Như bạn
sẽ sớm thấy thôi, chúng ta có một vấn đề tương tự khi nó xảy đến với các cơ
quan như là Ủy ban An toàn Sản phẩm Khách hàng Hoa Kỳ.
Còn đây là hàng phòng thủ thứ năm và cuối cùng của bạn: các công
ty Mỹ làm tràn ngập các kênh bán lẻ Mỹ với các đồ nhập khẩu Trung Quốc rẻ tiền
trong khi họ được cho là phải đang thực hiện những phép thử/thí nghiệm nghiêm
khắc để kiểm soát chất lượng. Vấn đề đặc biệt rắc rối ở đây không chỉ là sự thơ
ngây của quá nhiều công ty Mỹ quá sẵn sàng/dễ dàng tin vào người Trung Quốc
rằng họ tự thanh kiểm tra để kiểm soát các nhà máy của chính họ. Mà vấn đề còn
là ở tính quá sẵn sàng của quá nhiều công ty Mỹ nhanh chóng phủ nhận tội lỗi
hoặc thậm chí bao che lấp liếm các vấn đề bất cứ khi nào sự việc trở nên sai
lỗi nghiêm trọng. Này, chúng tôi đang nói về bạn đấy, Walmart ạ, trong số nhiều
công ty điển hình khác!
Vậy thì, thưa bạn mến, xin hãy đọc chương này và sau đó lau nước
mắt khi chúng tôi thết đãi bạn hết câu chuyện này đến chuyện kể khác về sao sa
sản phẩm Trung Quốc mà chúng có thể làm ốm, làm thương tật, hay kết liễu đời
bạn. Thế thì, một khi bạn đọc hết chương này, hãy lau khô nước mắt và hãy gọi,
viết, hoặc email cho người đại biểu Quốc hội của bạn. Đã qua rồi cái thời mà
tất cả chúng ta chỉ đứng đơ như nhân vật Peter Finch đã làm trong phimMạng lưới(Network)và gào suông lên: “Chúng ta điên quá đi mất, và
chúng ta nhất định sẽ không mua “đồ đồng nát Trung Quốc” nữa!”
Hồ sơ Kinh hãi của Trung Quốc về An toàn Sản phẩm
Nhập khẩu từ Trung Quốc. Tiết kiệm tiền. Mất mạng sống.
- Leslie LeBon
Trước khi chúng tôi giải thích tại sao các nhà sản xuất Trung Quốc
lại có xu hướng mạnh chế ra các thứ hàng đồng nát chết người, điều quan trọng
là phải bóc trần một trong những giai thọai ưa thích của những kẻ biện hộ Trung
Quốc, rằng các sản phẩm Trung Quốc là cũng an toàn như các quốc gia khác. Một
sự thật không thể tranh cãi ở đây là, trong khi mọi quốc gia thỉnh thoảng sản
xuất ra những sản phẩm sai lỗi và nguy hiểm – ôi chà, ngay cả một công ty như
Toyota được biết đến với chất lượng siêu đẳng của nó mà đôi khi cũng có xáo lộn
lớn – thì tất cả người Trung Quốc lại cùng liên kết với nhau (đồng đảng làm
bậy).
Để chứng minh điều này, chúng tôi có thể trích dẫn cho bạn hết dữ
liệu thống kê này đến số liệu thống kê khác. Tuy nhiên, điệp khúc nhanh này về
hồ sơ báo cáo an toàn sản phẩm của Trung Quốc ở Châu Âu chắc là cũng quá đủ.
Xét rằng trong năm 2009, Trung Quốc phải nhận tất cả đến 58% số
cảnh báo an toàn sản phẩm từ các nhà làm luật châu Âu, trong khi đó chỉ có 2%
số hàng xuất khẩu của Mỹ sang Âu châu là bị phất cờ phạt. Và xin lưu ý: Số
lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Châu Âu chỉ lớn hơn chút ít so với Mỹ
– 18% là của Trung Quốc so với 13% là của Mỹ. Một phép tính đơn giản với những
tỷ số này cho thấy rằng các sản phẩm của Trung Quốc đã bị phất cờ cảnh cáo vì
vi phạm an toàn với tỷ lệ 22 lần cao hơn so với Mỹ.
Và bây giờ là yếu tố thắt nút. Mặc cho các cố gắng mạnh mẽ bởi Liên
minh châu Âu (EU) nhằm cải thiện sự phù hợp về chất lượng sản phẩm của Trung
Quốc – kể cả một quá trình kiểm tra đặc biệt cho các hàng hóa Trung Quốc và gửi
các thanh tra Châu Âu đến Trung Quốc để huấn luyện các viên chức chính phủ về
các tiêu chuẩn an toàn sản phẩm – Trung Quốc đã vẫn cố gắng để vượt qua chính
mình bằng cách thâu nhận một con số sững sờ là 61% của tất cả các cảnh cáo của
EU trong năm 2010.
Còn đây là một điểm rộng hơn: Bạn không thể tin các nhà làm luật
Trung Quốc sẽ bảo vệ bạn. Thực tế, hầu như đến một nửa số lần khi mà các nhà
làm luật châu Âu đưa ra cảnh báo các đối tác Trung Quốc về một khuyết tật sản
phẩm hay vi phạm an toàn, thì người Trung Quốcchẳng làm gì cả.Không. Zero. Tịnh không! Lý do chính: nhà sản xuất Trung Quốc đang
có liên đới hầu như không thể truy ra và buộc tội được bởi viên chức chính phủ.
(Đây là một hoàn cảnh thuận tiện rất đáng kể cho Tập đoàn Trung Quốc, hoặc đây
là một phép thử thực sự của tính cách không đáng tin cậy của quá nhiều nhà máy
“tim đen” của Trung Quốc).
Tại sao Các nhà Sản xuất Trung Quốc lại Sản ra nhiều Đồ đồng nát
Trung Quốc đến vậy
Chỉ có người Trung Quốc mới có thể biến một ghế sofa bằng da thành
một bồn tắm axít, một giường cũi trẻ em thành một vũ khí giết người, và một
miếng pin điện thọai di động thành một mảnh bom xuyên tim.
- Ron Vara
Nào bây giờ chúng ta biết rằng Trung Quốc sản xuất ra các hàng hóa
nguy hiểm hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới ngay cả sau khi đã điều chỉnh
cho thị phần thị trường toàn cầu khổng lồ của nó, sẽ là có ích nếu chúng ta đào
sâu hơn chút nữa để xét xem tại sao điều đó lại xảy ra. Vì chúng tôi ngay bây
giờ sẽ cho bạn thấy trong một loạt các “lò chế đồng nát” Trung Quốc, các vấn đề
là trải khá rộng, từ các phương pháp sản xuất chất lượng kém và sự ngu si tệ
hại, cho đến các trò chơi hung ác/bất chính hơn của sự “Làm giả Sản phẩm Trung
Quốc” và một trò tiêu khiển mang tính quốc gia của những trái tim đen Trung
Quốc mà chúng ta gọi là “Sự lừa bịp Chất lượng”.
Trách tội sự sản xuất hàng xấu: Tường khô Trung Quốc khiến nhiều
người khốn đốn
Khi Bill Morgan, một viên cảnh sát về hưu, chuyển đến ngôi nhà mơ
ước mới xây của mình ở Williamsburg, Va.. thì vợ và con gái của ông đã bị mắc
chứng chảy máu cam và đau đầu thường xuyên. Có một thứ mùi hôi hám nặng ngự trị
ngôi nhà. Tất cả các mảnh kim loại bên trong nhà đều bị ăn mòn hay biến màu
thành đen. Trong một thời gian ngắn, ông Morgan đã phải chuyển nhà. Chứng chảy
máu cam và đau đầu có ngưng, nhưng các hậu quả về tài chính đã đẩy ông đến sự
phá sản.
- Thời báo New York
Trường hợp gây Tò mò của Bức tường đá Trung Quốc dễ bị ăn mòn cung
cấp cho ta một bài học điển hình về nghệ thuật của các phương pháp làm hàng
nhái Trung Quốc. Hàng triệu tấm tường khô đang xét đã bị nhiễm bẩn bởi các hợp
chất chứa lưu huỳnh gây ăn mòn khi trước tiên các nhà sản xuất Trung Quốc bắt
đầu sử dụng loại thạch cao chứa nhiều lưu huỳnh có giá rẻ hơn. Sau đó, để tiết
kiệm và kiếm nhiều tiền hơn nữa, các nhà sản xuất đã cắt giảm thạch cao bằng
vật liệu tro bay thải ra từ nhà máy nhiệt điện từ loại than chứa nhiều lưu
huỳnh nổi danh của Trung Quốc. Như một lời chào lăng mạ cho toàn bộ quá trình
sản xuất hàng giả này, sau đó loại tường khô dễ ăn mòn được trộn lẫn và chuyển
bằng tàu thủy đến Mỹ mà không được giám sát hay thử nghiệm đúng đắn.
Để cho rõ hơn ở đây, chất nhiễm bẩn lưu huỳnh trong sản phẩm tường
khô Trung Quốc không chỉ khiến cho không khí trong nhà có mùi giống như trứng
thối và tấn công hệ thống hô hấp. Các khí gas lưu huỳnh còn rất mạnh đến nỗi
chúng ăn mòn các đường ống, khiến cho các đồ gia dụng và các máy sưởi-làm
mát-điều hòa HVAC bị hỏng, biến đồ trang sức bằng bạc trở nên đen, và giết chết
các thú nuôi trong nhà.
Thực tế, sản phẩm tường khô Trung Quốc nhiễm bẩn đã được tìm thấy
trong khoảng 100.000 ngôi nhà mới của Mỹ ở ít nhất là hàng tá tiểu bang. Những
bang bị ảnh hưởng nặng nhất là những bang có khí hậu nóng và ẩm, vì chúng tạo
thuận lợi cho việc phát xả các khí lưu huỳnh.
Bang Florida là tâm điểm của khủng hoảng – với chỉ phần bề mặt là
một “tác nhân kích thích theothuyết kinh tế của Kê-nơ” không cố ý nhưng có hiệu
quả đối với nền kinh tế địa phương. Qủa thực, việc làm thay thế tường khô Trung
Quốc nhiễm độc đã bùng phát. Nghị sĩ Robert Wexler (địa hạt Florida) nói:
“Florida là vô cùng nhạy cảm với bão lốc, và cuộc khủng hoảng này giống như một
cơn lốc xoáy thầm lặng. Toàn bộ các vùng lân cận đang bị quét sạch…”
Và khi nói về các cơn lốc xoáy, người dân của bang New Orleans
cũng nhận lãnh một phần không kém từ hậu quả của món đồng nát Trung Quốc này
trong quá trình tái thiết sau cơn bão Katrina. Ngay cả huấn luyện viên trưởng
của New Orleans Saints, ông Sean Payton, cũng đã phải dời khỏi ngôi nhà của
mình ở Mandeville, Louisiana. Sao lại có thể có một họa nạn kép như thế được?
Rõ ràng là, tường khô được cho là “giá rẻ” đó của Trung Quốc đã
làm cho các chủ hộ ở Mỹ thiệt hại khoảng 15 tỷ đô-la chưa kể giá mua gốc. Đó là
vì chi phí phục hồi cho mỗi ngôi nhà đã chạy khắp mọi nơi từ 100.000 USD đến
250.000 USD. Tất nhiên, đại đa số các nhà sản xuất Trung Quốc có liên quan đã
không chỉ từ chối để trả tiền hóa đơn; như đã nói trong ví dụ về châu Âu ở
trên, hầu hết trong số họ thậm chí đã không thể xác định/tìm thấy được.
Tương tự, phí tổn đối với những người nộp thuế cũng rất khắc
nghiệt. Để điều tra vụ xì-căng-đan, Ủy ban An toàn Sản phẩm Người tiêu dùng đã
đặt ra các chi phí đòi hỏi phù hợp cao nhất trong lịch sử của cơ quan này,
trong khi IRS đã phải tạo ra một sự chiết giảm đặc biệt chỉ để giúp cho các chủ
hộ bị ảnh hưởng có thể thanh toán hết được phí tổn của các hư hỏng và sửa chữa
loại tường khô. Đúng thôi, các bạn: Phần còn lại của chúng ta đang chi trả cho
sự thất bại tường khô này trong hóa đơn thuế của chúng ta ngay cả khi chúng ta
đã không liên quan trực tiếp đến vụ việc. Nếu đã từng có một bài học mà hàng
hóa Trung Quốc rẻ là không rẻ thực sự, thì đó chính là đây. Nếu đã từng có sự
xác nhận cho tuyên bố rằng “tiền nào của nấy”, thì đó cũng chính là đây.
Chê trách sự ngu dốt đơn thuần: Bạn có muốn bị bệnh chàm Eczêma với
cái ghế Sofa đó không?
Một đêm tôi thấy cậu bé với khuôn mặt đầy máu bởi vì cậu bé đã cào
cấu mặt mình suốt đêm trong khi ngủ. Chúng tôi đã phải đeo găng tay cho cậu bé.
- Rebecca Lloyd-Bennett
Khi các phương pháp sản xuất kém phẩm chất là nguồn gốc của ít
nhất là một số vấn đề với đồ đồng nát Trung Quốc, thỉnh thoảng đó chỉ là sự ngu
dốt đơn thuần. Làm sao bạn có thể giải thích cách khác cho sự sử dụng một trong
những chất làm nhạy gây dị ứng mạnh nhất từng biết đến trong y khoa – đó là
chấtdimethyl fumarate- trong việc sản xuất các mặt hàng da để bọc ghế
xô-pha và các đồ gỗ trong nhà khác?
Cái trò hề Chết dưới tay Trung Quốc đặc biệt này đã bắt đầu trong
những nhà kho nóng và ẩm của Quảng Đông. Đó làmột tỉnh bên bờ biển phía nam
Trung Quốc gần với Hồng Công và là một địa danh mà người Mỹ nói chung thường
nhắc đến với tên gọi Canton.
Để chống mốc nảy nở trên da thuộc chưa đủ chín dùng để làm gối và
đệm, một nhóm các nhà sản xuất đồ đạc trong nhà của Trung Quốc đã bắt đầu xử lý
hàng hóa da thuộc của họ bằng chấtdimethyl fumarate. Chất “DMF” này là một hóa chất cực mạnh mà nó có thể làm bỏng
các nạn nhân của nó xuyên qua cả quần áo, và nó thậm chí ở nồng độ rất thấp
cũng có thể tạo ra chứng eczêma loang rộng khiến rất khó điều trị.
Khúc quanh thú vị hơn nữa trong câu chuyện ngớ ngẩn và ngày càng
ngu ngốc này là cách thức các nhà sản xuất áp dụng chất DMF. Họ cho nó vào các
túi nhỏ bên trong các tấm đệm da với suy nghĩ rằng chất diệt mốc có thể được
tạo ra bất cứ khi nào nhiệt độ tăng lên quá cao trong nhà kho của họ hoặc dọc
đường vận chuyển đến thị trường. Cái mà những kẻ đần độn Quảng Đông này không
tính đến là chất DMF cũng có thể được thoát ra do nhiệt của cơ thể khi con
người ngồi lên ghế, sô-pha, và các chỗ yêu thích của họ. Và khi DMF được giải
phóng, y như là hàng ngàn người tiêu dùng từ Phần Lan, Pháp, Ba Lan, Thụy Điển,
và Vương quốc Anh đã bị bỏng bởi đồ đạc trong nhà của họ. Chỉ riêng ở Anh, gần
2.000 nạn nhân đã “phải chịu những chứng bệnh về da hoặc mắt nghiêm trọng, khó
thở, hay các biến chứng y học khác”.
Đối với quá nhiều “cái chết bởi đồ dỏm Trung Quốc”, trẻ em bé bỏng
có lẽ phải gánh chịu nhiều nhất. Bé trai Anh tên là Archie Lloyd-Bennett đã bị
bỏng trên hầu khắp cơ thể. Trong một diễn biến đau lòng, em bé gáiXcốt-len 3
tuổi tên là Angel Thomson đã bị đốt cháy tệ tới mức các bác sĩ cảm thấy đứa bé
đã bị cố tình đốt bằng lửa thuốc lá. Với sự nghi ngờ đó, bác sĩ bệnh viện đã
liên lạc với Sở Dịch vụ Xã hội để báo cáo khả năng một ca hành hạ con cái bởi
bố mẹ; mẹ của Angel là Ann đã bị rất hoảng hốt trong thời gian con gái bà chuẩn
bị bị đưa cách ly khỏi mẹ trước khi thủ phạm Trung Quốc thực sự bị phát giác.
Với phần kết hiện có thể đoán được của câu chuyện này: Khi một
quan tòa ra lệnh cho các nhà kinh doanh Anh đã bán thứ hàng bọc da gây chết
người kia phải trả 32 triệu đôla Mỹ cho các nạn nhân, thì các nhà sản xuất
Trung Quốc biến mất một cách vô hại – đó là một điều sỉ nhục đối với cả tính
nhạy cảm của chúng ta và cả xứ Xcôt-len.
Chương 03 Phần 2
Trách cứ/buộc tội sự làm giả sản phẩm #1: Không thể làm cho Chì
của Trung Quốc biến mất
Ngày mồng 2 tháng Tám, Mattel hủy bỏ/thu hồi 1,5 triệu đồ chơi
Trung Quốc giá rẻ – bao gồm cả các nhân vật như Dora Nhà thám hiểm, Chim Lớn (Big Bird), và Elmo – mà chúng có chứa sơn pha chì. Vào tháng 6, khoảng 1,5
triệu đồ chơi đường sắt gỗ nhãn hiệu Thomas & Bạn bè, nhập cảng từ Trung
Quốc, bị hủy bỏ do vấn đề sơn chứa chì. Chì là độc tố nếu được tiêu hóa bởi trẻ
em nhỏ.
- MSNBC.com
Chúng ta đã quen thuộc với vai trò của sự sản xuất sản phẩm kém
chất lượng Trung Quốc trong việc tạo ra thực phẩm và thuốc gây chết người.
Chúng ta đã thấy trong Chương 2 khi các nhà kinh doanh Trung Quốc có tim đen đã
cắt giảm chi phí bằng cách cho thêm các chất thành phần như melamine vào thức
ăn cho vật nuôi và sun-phát chondroitin vào heparin. Tiếc thay, các nhà sản
xuất Trung Quốc lại chơi cái trò ấy với nhiều sản phẩm khác. Điều này là hiển
nhiên hơn bất cứ nơi đâu trong cuộc chiến hiện tại để giữ cho các kim loại nặng
như chì và cadmium xa khỏi các giá hàng bán lẻ Mỹ.
Chì tấn công trẻ em nhỏ khốc liệt nhất bởi vì bộ óc và cơ thể đang
phát triển của chúng là đặc biệt nhạy cảm với thậm chí những lượng tương đối
nhỏ của kim loại nặng. Chỉ từ những liều lượng chì nhỏ, những đứa trẻ có thể bị
những thương tổn không hồi phục được, mà trong cuộc sống sau này chúng sẽ sinh
ra bất cứ thứ gì, từ rối loạn thiếu sự tập trung và tính hiếu động thái quá,
cho đến hành xử tội phạm, phình não, và hư họai cơ quan quan trọng. Bởi vì trẻ
em là chịu rủi ro nhiều nhất từ các tác động của chì, cho nên thật là vô cùng
đáng khinh rằng có quá nhiều như vậy các sản phẩm Trung Quốc bị nhiễm chì lại
nhắm đến trẻ em con cháu chúng ta – cho dù nó là các đồ chơi Vừng Đường phố có
tính hình tượng, đồ trang sức làm rộn ràng trái tim tuổi thanh thiếu niên, hay
các đoàn tàu bằng gỗ mang tính cổ điển.
Và nhân tiện, những kẻ làm giả mạo có trái tim đen của Trung Quốc
rất thích cho chì vào sơn, bởi vì, mặc dù gây ra hư tổn não vĩnh viễn, thì sơn
pha chì lại khô nhanh hơn rất nhiều và do đó làm giảm đáng kể chi phí sản xuất.
Chì cũng là một chất làm khung xương giá thấp và dễ uốn hơn để phủ ngoài với
các kim loại đắt hơn như Niken và bạc trong các sản phẩm như đồ trang sức và nữ
trang rẻ tiền.
Như đoạn trích của MSNBC ở đầu phần sách này chỉ ra, một đứa trẻ
trong tranh áp-phích cho các tai ương chì Trung Quốc đã là Tập đoàn Mattel. Vài
năm trước đây nó đã dính vào một trong những vụ bê bối sản phẩm nổi tiếng nhất
trong kỷ nguyên hiện đại – một vụ mà nó đã làm cho hàng triệu đồ chơi đang bị
thu hồi.
Một bài học quan trọng rút ra từ vụ tan vỡ do chì của Mattel là,
ngược với cái trục xoay phổ biến của một số nhà biện hộ Trung Quốc, hình như nó
chẳng cho thấy ý nghĩa gì đối với vấn đề là bao nhiêu năm kinh nghiệm mà các
công ty Mỹ đã có về Trung Quốc, hay họ tin tưởng họ đã phát triển mối quan hệ
chặt chẽ đến đâu với các nhà cung cấp Trung Quốc. Các công ty như Mattel vẫn có
thể bị lừa – và trẻ nít khắp thế giới vẫn có thể bị đặt vào con đường bị làm
hại.
Trách tội sự làm giả sản phẩm #2: Bố ơi, thứ Bột trong xe đạp ba
bánh của con đó là cái gì vậy?
Khi nói về chì, chúng tôi có thể là cẩu thả nếu chúng tôi đã không
chia sẻ với bạn câu chuyện nhỏ này liên quan đến những xe đạp ba bánh Trung
Quốc mà chúng đã được bọc phủ bột bằng sơn chứa một lượng chì lớn. Câu chuyện
này là đặc biệt thú vị bởi vì nó minh họa làm thế nào mà đôi khi tất cả chúng ta
lại có thể bị biến thành nạn nhân bởi các “tội lỗi của sự bỏ sót” của các công
ty Mỹ đồng lõa.
“Câu chuyện Xe ba bánh” đặc thù này bắt đầu do những sự sợ hãi về
chất lượng sản phẩm Trung Quốc năm 2007 khi một nhà bán hàng của một khu trường
học nội đô lớn đã quyết định thí nghiệm về chì cho các sản phẩm làm tại Trung
Quốc của họ. Những thí nghiệm này, trên thực tế, đã phát hiện ra các xe ba bánh
gây độc hại.
Với sự kiện đó, theo một giám đốc mua hàng của công ty vào lúc ấy,
công ty đã đưa ra một lệnh “tàu dừng” trên tất cả các sản phẩm để tránh không
cho chúng đến với các người tiêu dùng khác. Sau đó công ty gửi toàn bộ số hàng
còn lại của mình đến một nhà bán hàng địa phương để cào tróc bỏ lớp phủ bột
khỏi từng chiếc xe và các xe ba bánh được tân trang lại. Đó là cách hành xử của
tổ chức đáng học tập.
Cái điều không đáng làm gương ở đây là “tội bỏ sót” sau đây: Theo
vị nữ giám đốc bán hàng, công ty đã không thông báo cho khu trường học về các
xe ba bánhđã được chuyển đi. Theo cô ấy biết, thì chưa từng có chiếc nào
trong số xe đạp này được thu hồi.
Thực tế, một sự thu hồi có thể đã gây tốn kém quá lớn cho nhà bán
hàng và làm hại đến mối quan hệ lâu dài với người tiêu dùng. Điều mà câu chuyện
này, giống như nhiều câu chuyện khác, minh họa là khi một hãng có tiếng của Mỹ
làm ăn với một nhà sản xuất Trung Quốc để tiết kiệm tiền, thì nó thường sẽ tự
thấy bị mắc vào một vị trí gây thỏa hiệp. Ít nhất dựa trên câu chuyện này, bạn
không nên tin cậy vào các công ty Mỹ rằng họ luôn luôn “làm điều đúng đắn”.
Trách lỗi sự làm giả sản phẩm #3: Nếu họ không thích Chì, hãy cho
họ ăn Cadmium
Walmart nói hôm Thứ Tư rằng họ đang dỡ bỏ toàn bộ một dây chuyền
dây đeo cổ và vòng tay nhãn hiệu Miley Cyrus khỏi kệ hàng của mình sau khi các
phép thử thực hiện cho hãng tin AP đã tìm ra rằng các đồ nữ trang đã chứa những
hàm lượng cao của kim loại cadmium độc hại. … Walmart đã biết về cadmium trong
đồ nữ trang dòng Miley Cyrus, cũng như trong một dây chuyền xuyến-vòng đeo tay
khác vào hồi tháng Hai, nhưng vẫn đã tiếp tục bán các thứ hàng đó.
- Hãng tin AP
Sau khi đã bị phá sản trong nhiều trường hợp sử dụng chì bất hợp
pháp, những quả tim đen của Trung Quốc đã tìm ra một cách để làm giả các sản
phẩm của họ bằng các kim loại nặng cũng gây chết người tương đương khác nhưng
ít bị phát hiện hơn, như antinomy, barium, và tệ nhất trong tất cả là cadmium.
Trên thực tế, cadmium là một tổ hợp phong phú thực sự của tai
ương. Là một chất sinh ung thư đã biết, nó có thể khiến sinh ra các phản ứng hô
hấp nghiêm trọng như viêm phổi độc tính và đau phổi. Cadmium cũng có thể hút
các tỷ trọng khoáng ra khỏi xương, do đó gây ra cơn đau xương sống và khớp trầm
trọng trong khi làm tăng lên các rủi ro gãy xương; và nó có thể gây ra rối loạn
họat động thận dẫn đến hôn mê.
Tất nhiên, độc tính ghê gớm của cadmium chưa từng làm cho những kẻ
làm hàng giả Trung Quốc dừng việc thay thế nó cho kim loại chì dễ bị phát hiện
hơn. Hơn nữa, Trung Quốc là một nhà sản xuất kim loại lớn nhất thế giới. Tiếc
là, trong sự biến thái mới này của một trò cua cá cũ, một số công ty lớn của Mỹ
lại đã luôn sẵn sàng là những kẻ tòng phạm.
Ví dụ, vào năm 2010, hãng tin AP đã tiến hành một họat động bí mật
bằng cách cho tiến hành một loạt các thí nghiệm độc lập trên các sản phẩm Trung
Quốc. Những thí nghiệm này đã tìm thấy sự có mặt của cadmium trong toàn bộ một
dây chuyền của đồ trang sức Miley Cyrus mà hãng Walmart đã quảng cáo như là một
món đặc biệt cho tuổi mới lớn. Không cắt nghĩa được – và thật đáng khinh –
Walmart đã không dừng việc bán các đồ trang sức mấy tháng trời với lý lẽ rằng
có thể sẽ là “quá khó để thí nghiệm các sản phẩm đã được bày trên kệ của hãng”.
Trong cùng năm 2010, Walmart đã bị phát giác việc bán các vòng/dây chuyền cho
trẻ em có pha cadmium, được sản xuất để mô phỏng các nhân vật trong bộ phim
Disney Công chúa và chú Ếch.
Trong một vụ tương tự, cửa hàng Studio Warner Brothers ở Burbank,
California, đã bị bắt với các quần kim loại nặng gỡ xuống khi các cốc uống nướcWizard of Oz Tin Mancủa nó bị phát hiện được phủ bọc trong chì với
mức độ cao hơn 1.000 lần mức cho phép của liên bang. Nồng độ chì cao cũng được
phát hiện trong các loại kính Người dơiBatmanvà Siêu nhânSuperman- trong khi lớp men trang trí trong nhiều loại kính cũng có các
mức độ cadmium khá cao.
Khi được hỏi tại sao họ đã sẵn sàng đưa trẻ em Mỹ vào con đường bị
làm hại, giám đốc điều hành phòng thu studio cho biểu tượng Mỹ này đã chọn cách
bảo vệ chính mình với câu trả lời hoài nghi sau đây: “Người ta hiểu chung rằng
người tiêu dùng chính của các sản phẩm này là người lớn, thường là một nhà sưu
tập”. Ồ, thật thế sao…
Phê trách “Sự lừa bịp Chất lượng”: Khi mà các Tập đoàn của chúng
ta Nằm ngủ
Một khách hàng lớn phàn nàn rằng các chai lọ của chúng ta đang
được chế tạo quá mỏng. Nhà máy (Trung Quốc) đã lặng lẽ điều chỉnh các khuôn đúc
để mà có ít chất nhựa dẻo hơn chảy vào làm nên mỗi cái chai. Kết quả là, khi
chai bị bóp dù là nhẹ nhất, thì nó cũng bẹp xuống… Sau khi điều tra, (chúng ta)
phát hiện ra rằng chai đã trải qua hơn một lần biến đổi. Nhà máy đã thực hiện
những điều chỉnh theo chiều hướng giảm đi trong mấy tháng trời. Những chiếc
chai đầu tiên ra khỏi dây chuyền là cứng chắc, nhưng sau đó chúng chỉ đạt mức
chấp nhận được. Khi không còn ai trong chúng ta nhận ra sự thay đổi ban đầu
nữa, thì nhà máy quyết định lại tiếp tục điều chỉnh… Đưa ít nhựa hơn vào làm
chai sẽ khiến tiết kiệm tiền, nhưng khoản tiết kiệm này đã không được chia sẻ
với nhà nhập khẩu. Chỉ có một thứ đưa đến cho nhà nhập khẩu là sự tăng lên về
rủi ro sản phẩm.
- Paul Midler,Chế
tạo tồi tại Trung Quốc
Nay đã đến lúc cho tất cả chúng ta để trở nên quen thuộc hơn với
một trong những trò chơi ưa thích nhất mà những kẻ làm hàng dỏm Trung Quốc
thích chơi với những kẻ nai tơ và những khách nước ngoài dễ tin. Trò chơi này
mà chúng tôi gọi là Sự lừa bịp Chất lượng đi liền cùng với một trò chơi bổ sung
mà chúng tôi phong cho cái tên là “Nỗi đau Thượng Hải”. Sau đây ta sẽ thấy các
trò chơi bắt đầu ra sao.
Một giám đốc người Mỹ, nôn nóng muốn thuê ngoài cho việc sản xuất
của công ty mình để cắt giảm chi phí, đi tới Trung Quốc để tìm một nhà sản xuất
Trung Quốc giá rẻ. Khi tìm được một ứng viên khả dĩ, vị giám đốc Mỹ trình bày
các kế hoạch hay thiết kế chi tiết cho nhà sản xuất Trung Quốc, chi tiết hóa
một cách chính xác những cái cần thiết. Lúc này, một trong ba điều có thể xảy
ra.
Trong kịch bản tốt nhất, nhà sản xuất Trung Quốc ký một thỏa thuận
lâu dài với công ty Mỹ, sản xuất các sản phẩm chất lượng cao với giá thấp, và
hai bên sống thịnh vượng mãi sau đó.
Thứ hai, khả năng rất dễ xảy ra hơn là Nỗi đau Thượng Hải. Ở đây,
nhà sản xuất Trung Quốc từ chối lời đề nghị sản xuất sản phẩm – nhưng giữ lại
bản thiết kế của công ty Mỹ. Trong vòng vài tháng, nhà sản xuất Trung Quốc đó
đã đang chế tạo mặt hàng của công ty Mỹ để bán như là một đối thủ cạnh tranh –
bằng cách sử dụng thiết kế ăn cắp của công ty Mỹ.
Khả năng thứ ba là Sự lừa bịp Chất lượng được mô tả bởi Paul
Midler trong đoạn trích ở trên từ cuốn sách đầy tính phát hiện của ông với nhan
đềChế tạo tồi tại Trung
Quốc.Sự lừa bịp Chất lượng
bắt đầu khi nhà sản xuất Trung Quốc nhanh chóng chế ra một phiên bản thử nghiệm
bêta chất lượng cao của sản phẩm yêu cầumột cách chính xácso với quy định kỹ thuật. Trên cơ sở của mẫu hàng chất lượng cao
đó, công ty Mỹ ký hợp đồng với nhà cung cấp Trung Quốc mới của nó cho một khối lượng
sản phẩm nhất định trên cơ sở hằng tuần hoặc hàng tháng.
Đầu tiên, công ty Mỹ sẽ rất rất hài lòng với vụ làm ăn. Chi phí
được cắt giảm đáng kể – thường là tới 50%. Trong thời kỳ trăng mật này của Sự
lừa bịp Chất lượng, công ty Mỹ vớ được lợi lộc béo bở; và chính vào lúc đỉnh
điểm hạnh phúc này trong mối quan hệ thì Sự lừa bịp Chất lượng bắt đầu một cách
nghiêm túc. Vì, theo thời gian, nhà sản xuất Trung Quốc – một cách chậm rãi, và
đôi khi rất bé nhỏ/tinh vi – bắt đầu thay thế các nguyên vật liệu hay các bộ
phận kém phẩm chất như là một phương cách gia tăng lãi suất. Cạo một tý ở đây,
nạo một tý ở kia. Nhưng không bao giờ cạo quá nhiều trong một lần để khiến cho
sự điều chỉnh chất lượng có thể bị phát giác.
Tất nhiên, đội ngũ quản lý của công ty Mỹ càng non tơ, thì đội đó
sẽ càng tin tưởng vào đối tác Trung Quốc để tiếp tục sản sinh ra các sản phẩm
có chất lượng và phân phối với sự thử nghiệm rộng lớn. Theo cách này, công ty
Mỹ không chỉ xuất khẩu sự sản xuất của nó mà còn cả sự quản lý rủi ro của nó.
Công ty Cao su Zhongce Hàng Châu cắt các góc và giết người Mỹ
Zhongce Hàng Châu đã từ chối nói cho các viên chức của Công ty bán
Lốp hải ngoại (Foreign Tire Sales) rằng mất bao lâu để nó bỏ đi dải gôm khỏi quá
trình sản xuất… Phòng bán Lốp hải ngoại nói họ tin rằng họ đã mua khoảng
450.000 chiếc lốp đáng nghi ngờ từ công ty Trung Quốc. Zhongce Hàng Châu bán
lốp cho ít nhất sáu nhà nhập khẩu hay nhà phân phối khác ở Mỹ.
- Thời báo New York
Một ví dụ điển hình về Sự lừa bịp Chất lượng có thể được lấy từ
công ty Cao su Zhongce Hàng Châu. Trường hợp này là đặc biệt thú vị bởi vì nó
một lần nữa minh họa cho thế tiến thoái lưỡng nan về mặt đạo đức mà các công ty
Mỹ có thể tìm thấy bởi chính họ trong những mưu toan của các nhà sản xuất Trung
Quốc.
Công ty Mỹ từng bị điều khiển là Công ty bán Lốp hải ngoại của
Union, New Jersey. Trên thực tế, Công ty bán Lốp hải ngoại đã nhập khẩu lốp
trong vài năm khi Công ty Hàng Châu bắt đầu dùng chỉ một nửa của một dải gôm
quan trọng mà nó đảm bảo cho sự toàn vẹn chất lượng của những chiếc lốp. Khi
thay đổi này diễn ra không bị phát hiện, thì công ty Hàng Châu đã leo thang trò
lừa bịp bằng cách bỏ hẳn dải gôm ra khỏi sản phẩm. Điều này được thực hiện, tất
nhiên, chỉ để nạo xén mấy đồng xu lẻ từ chi phí sản xuất.
Cái giá của của Sự lừa bịp Chất lượng này là vô số vụ hỏng lốp, vụ
đâm nhau của một xe cấp cứu ở New Mexico, và một vụ va chạm chết người ở
Pennsylvania cướp đi hai sinh mạng và làm bị thương nặng người khác. Thật là
ngạc nhiên, đội ngũ quản lý của Công ty bán Lốp hải ngoại đã “đợi hơn hai năm
để giải quyết các nghi ngờ của họ về các vấn đề của những chiếc lốp”.
Trong khi đó, trong suốt toàn bộ trò chơi lừa bịp này, đội ngũ
điều hành của công ty Hàng Châu đã ngăn chặn các đối tác Mỹ của họ không cho
biết về dải gôm bị mất, nhưng Công ty bán Lốp hải ngoại vẫn tiếp tục bán ra vô
số lốp của nó mặc cho các nghi ngờ. Trong cuộc thu hồi gần nửa triệu chiếc lốp
sau đó, Công ty bán Lốp hải ngoại hầu như đã bị phá sản trong khi Công ty Hàng
Châu tránh né được tất cả trách nhiệm.
Tại sao bạn không thể tin vào các nhà làm luật Mỹ
Trong loạt bài Các nguy cơ Ẩn dấu của mình, tờ Tribune đã làm rõ,
Ủy ban An toàn Sản phẩm Người tiêu dùng với sự thiếu nhân sự và trì trệ đã thất
bại như thế nào trong việc bảo vệ trẻ em khỏi các nguy hiểm trong các đồ chơi
và các sản phẩm khác. Cuộc điều tra của tờ báo về các giường nôi phổ thông hiệu
Simplicity (Điều giản dị) nhấn mạnh rằng, ngay cả trong hậu quả của một cái
chết trẻ em, thì cơ quan này vẫn có thể thiếu vắng vai trò người kiểm soát của
nó, khiến cho trẻ em dễ bị tổn thương với một mối nguy đã được ghi thành hồ sơ.
Phỏng vấn và các bản ghi chép cho thấy rằng nhân viên điều tra liên bang được
phân công vụ tử vong của cậu bé Liam đã thất bại trong việc kiểm tra giường nôi
trong bản câu hỏi ban đầu của ông ta và đã không tìm ra được model hay nhà sản
xuất. Nhân viên điều tra Michael Ng nói trong một cuộc phỏng vấn tháng này:
“Chúng tôi nhận nhiều vụ; khi tôi làm một báo cáo, tôi gửi nộp nó và thế thôi.
Tôi tiến hành vụ khác. Chúng tôi có thể dành thêm thời gian, nhưng chúng tôi
phải làm theo mệnh lệnh. Chúng tôi phải đi tiếp”.
- Bản tin Chicago Tribune
Một trong những câu chuyện về đồ đồng nát Trung Quốc kéo dài nhất
trong lịch sử Mỹ – cuộc chiến đấu để giữ cho các trẻ em của chúng ta an toàn
trong giường cũi và xe đẩy của chúng – nhấn mạnh một cách thích đáng cái tiêu
điểm rằng, bạn sẽ không được bảo vệ đầy đủ khỏi đồ đồng nát Trung Quốc nhờ vào
hệ thống quy định và an toàn sản phẩm của Mỹ. Trên thực tế, các giường cũi và
xe đẩy làm tại Trung Quốc đã và đang cắt cứa, làm chết ngạt, đánh bẫy, và bóp
nghẹt trẻ em Mỹ trong hơn năm năm qua.
Nạn nhân được ghi nhận đầu tiên của xe nôi Trung Quốc là em bé
Liam Johns vào năm 2005. Người mẹ đau buồn của em nói với hãng tin CBS News:
“Thành bên của xe nôi đã bật ra tạo thành một chữ “v”, nó khiến cho con tôi
trước hết bị kẹt chân và sau đó kẹt cổ. Tôi đưa cho con CPR và đợi xe cấp cứu
đến, và họ đưa con tôi tới bệnh viện và nó chết ở đó”.
Thực tế, bé Liam có thể đã chết vô ích. Cả Công ty bán xe cũi
Trung Quốc nhập khẩu – hãng Simplicity đóng ở Pennsylvania – lẫnỦy banAn toàn Sản phẩm Người tiêu dùng,đã không cảnh báo cho các bậc cha mẹ biết về mối
nguy của cái cũi chết người theo một cách thức khẩn trương kịp thời. Như tờChicago Trinbuneđã tường thuật, “mặc cho có 55 chứng bệnh, bảy
trẻ em bị mắc vào bẫy, và ba cái chết, nhưng phải mất hàng năm trời đểỦy banAn toàn Sản phẩm Người tiêu dùngra cảnh báo về 1 triệu chiếc giường cũi khuyết
tật”.
Tại sao bạn không thể tin vào các Công ty Mỹ
Vấn đề với Trung Quốc là họ có sự sản xuất hàng kém chất lượng một
cách thường lệ/thông lệ. Luôn có một khả năng là có cái gì đó do họ chế tạo sẽ
làm tổn hại hoặc giết chết trẻ em. Thực ra, công ty Maclaren Strollers đã làm
điều tương tự đối với trẻ em. Nó đã cắt đi các ngón tay trẻ con… Tôi phải thắc
mắc tại sao các công ty Hoa Kỳ của chúng ta vẫn đang tiếp tục chuyển công ăn
việc làm tới Trung Quốc, tiếp tục một cách có hiệu quả để làm nguy hiểm cho con
cháu chúng ta. Họ chắc chắn hiểu được mối nguy hiểm, nhưng theo tiếng gọi của
lợi nhuận họ đang sẵn sàng đưa trẻ em và con nít của chúng ta vào vòng rủi ro.
- Gary Davis, CEO đã nghỉ hưu
Nếu Trung Quốc tiếp tục chuyển đến chúng ta rất nhiều hàng hóa độc
hại và nguy hiểm như vậy, tại sao các nhà phân phối Mỹ nhưForeign Tire Sales, Simplicity,vàWalmartlại không có các biện
pháp đề phòng hơn trước khi bán chúng cho một công chúng không có ý thức và đầy
lòng tin tưởng?Đó là một câu hỏi rất hay, đặc biệt bởi vì nhiều trong số các
công ty Mỹ mà chúng đã bị dính líu vào nhiều vụ bê bối thu hồi sản phẩm khác
nhau – từ Burger King và Coca-Cola tới Mattel, Walmart, và Warner Bros. – họ có
các thương hiệu rất có giá trị cần phải bảo vệ.
Vì chúng ta đã thấy các công ty khác nhau – từ một nhà bán lẻ lốp
cho nước ngoài bé tí đến kẻ khổng lồ Walmart – đã xử lý các khủng hoảng chất
lượng sản phẩm Trung Quốc ra sao, nên câu trả lời cho câu hỏi này là rất đáng
lo. Nó cho thấy rằng phản ứng tự động của rất nhiều công ty Mỹ đơn giản chỉ là
che dấu cái mông đít tập thể của chúng – hơn là thú nhận các sai lỗi của chính
họ và tăng cường thêm các nỗ lực của họ để kiểm soát đống đồng nát Trung Quốc
mà họ cung cấp. Bởi vì điều này là sự thực – và bởi vì tất cả năm hàng phòng
ngự chống lại Cái chết bởi đống đồng nát Trung Quốc đã tan vỡ – nên chúng ta
hiện nay cần phải tự mình xử lý lấy các vấn đề. Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn một
cách chính xác làm thế nào để thực hiện điều đó trong chương cuối cùng của cuốn
sách này. Nhưng đồng thời, chúng ta phải hiểu được rằng chúng ta không thể thay
đổi hành vi mua và tiêu dùng của chúng ta cho đến khi chúng ta hoàn toàn hiểu
rõ nguyên lý nền tảng này:
Hình như các sản phẩm Trung Quốc “rẻ” lại thực sự là đắt hơn nhiều
các hàng thay thế phi-Trung Quốc sau khi bạn lập danh sách các rủi ro về tàn
tật hay tử vong và sau đó thêm vào bản tính toán mua hàng đó mọi chi phí khác
nhau về pháp lý, luật, và nộp thuế mà các sai hỏng của hàng Trung Quốc gây ra.
Như vậy điều đầu tiên tất cả chúng ta cần làm khi chúng ta đi mua
sắm là phải cẩn thận kiểm tra mọi nhãn mác. Nếu đó là “Made in China/Chế tạo tại Trung Quốc”, hãy bỏ nó xuống, trừ phi bạn tuyệt đối
và rất vô cùng cần nó và không thể tìm được một món thay thế hợp lý. Và nếu bạn
tuyệt đối và rất vô cùng phải có sản phẩm đó, hãy có những biện pháp đề phòng
thích hợp.
Cái chết đối với nền tảng sản xuất Mỹ: Tại sao chúng ta không giải trí (hay làm việc) ởPeoria1 nữa?
Trung Quốc đã trở thành một thế lực tài chính và thương mại trọng
yếu. Nhưng, họ không hành xử như các nền kinh tế lớn khác. Thay vào đó, Trung
Quốc đi theo chính sách con buôn, cố giữ thặng dư thương mại ở một mức cao giả
tạo. Và trong nền kinh tế thế giới bị đình trệ như hôm nay, học thuyết này, nói toạc móng heo
ra là, đi ăn cướp.
- Paul Krugman, Nhà Kinh tế học đoạt giải Nobel năm 2008.
Trong thập niên vừa qua, ngồi chễm chệ trên con ngựa thành Troy
của tự do thương mại, một Trung
Quốc “ăn cướp”đã đánh cắp hàng triệu
công ăn việc làm trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo ngay trước mũi chúng ta. Nếu lấy
lại được số lượng công việc này, thì tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ sẽ thấp hơn con
số 5% thay vì gần hai con số như hiện nay, ngân quỹ của chính phủ sẽ được cân
bằng, và đất nước ta có thể có một tương lai tươi sáng hơn những gì mà chúng ta
hiện nay nhìn thấy. Câu hỏi đặt ra rõ ràng là: Tại sao chúng
ta, ở vị thế một quốc gia, lại thể hiện một cách quá thụ động bên cạnh bộ mặt
của một trong những kẻ ăn cắp vĩ đại nhất của lịch sử kinh tế thế giới: Có phải
Trung Quốc là kẻ cắp của nền tảng sản xuất Mỹ?
Bạn có thể nói rằng “Ô, gượm đã! Trung Quốc đã lấy các công ăn
việc làm của người Mỹ một cách công bằng và chính đáng thông qua việc sử dụng
lực lượng lao động rẻ tiền và kỷ luật mà”. Vâng đúng thế, đây cũng chính là
những luận giải vòng vo tam quốc của các nhà biện hộ Trung Quốc, những người
thậm chí đã từ chối sự thật về sự tồn tại của các thủ đoạn thương mại bất bình
đẳng.
Thật ra, nếu bạn nghiên cứu kỹ về nguồn lực thực sự cho lợi thế cạnh
tranh của Trung Quốc, sẽ thấy rất rõ ràng rằng, hơn một nửa lợi thế này đến từ
một ma trận phức tạp gồm tám thủ đoạn thương mại bất bình đẳng, mỗi
thủ đoạn này được che đậy dưới những định chế thông thường của tự do thương
mại. “Tám Vũ khí Hủy diệt việc làm” siêu việt này gồm có:
1. Mạng lưới tinh vi về trợ cấp xuất khẩu bất hợp pháp.
2. Một đồng tiền được thao túng khôn ngoan và phá giá thô thiển.
3. Giả mạo trắng trợn, vi phạm, và cướp công khai kho báu sở hữu
trí tuệ của Mỹ.
4. Chính sách thiển cận khó tin của đảng Cộng sản Trung Quốc, sẵn
sàng đánh đổi việc huỷ hoại môi trường, chỉ để kiếm thêm một vài
đồng tiền, nhằm đạt được lợi thế về chi phí sản xuất.
5. Các tiêu chuẩn an toàn và bảo vệ sức khỏe cho công
nhân cực kỳ lỏng lẻo, quá thấp so với chuẩn quốc tế, là nguyên nhân gây ra hàng
loạt các chứng bệnh về phổi, tàn phế chân tay, và vô vàn các bệnh ung thư không
chỉ do tai nạn và rủi ro nghề nghiệp gây ra, mà là hệ quả tất yếu.
6. Biểu thuế quan phi pháp, hạn ngạch nhập khẩu và những định chế
giới hạn đối với xuất khẩu các nguyên vật liệu thô quan trọng, từ antimon tới
kẽm2, được thực thi chẳng theo luật lệ nào cả. Việc này được coi như là một thủ
đoạn chiến lược, nhằm kiểm soát ngành công nghiệp nặng và luyện kim của cả
thế giới.
7. Định giá ăn cướp và dùng các thủ đoạn “bán phá giá” để loại các
đối thủ nước ngoài ra khỏi những thị trường
tài nguyên trọng yếu, sau đó lừa gạt và móc túi khách hàng bằng chính sách làm
giá độc quyền.
8. “Vạn Lý Trường Thành Bảo hộ” lững lẫy tiếng tăm, được tạo ra
nhằm không
cho các đối thủ cạnh
tranh nước ngoài thiết lập cơ sở buôn bán và làm ăn trên đất của người Trung
Quốc.
Không còn nhầm lẫn gì nữa. Đây chính là những vũ khí kinh tế thực sự với hỏa
lực đáng kể. Việc nhất loạt bắn những vũ khí này vào nền tảng sản xuất của Mỹ
đã dẫn tới đóng cửa hàng ngàn nhà máy và biến hàng triệu công nhân Mỹ thành
những nạn nhân chiến tranh – tất cả đều nằm dưới lá cờ lừa đảo mang tên “tự do
thương mại”.
Tại sao chẳng có cái gì “tự do” khi nói về tự do thương mại với Trung Quốc
Nếu bạn muốn tìm hiểu cái gì không thuộc về tự do thương mại, thì
hãy cố đọc bất kỳ cuốn sách kinh tế nào mà bọn trẻ đang sử dụng trong các
trường học hôm nay. Có lẽ đôi mắt của các bạn sẽ trợn ngược, đầu thì lảo đảo
quay tròn, và dạ dày thì cuộn lên, bởi vì nội dung của những cuốn sách giáo
khoa này quá khác biệt với thực tế của vũ đài thương mại toàn cầu. Điều này cũng giống như việc Gandhi3 đã thế chỗ lý thuyết gia quân sự
Clausewitz và Tôn Tử trong các khóa học về chiến lược quân sự.
Thực tế, mặc dù có vô vàng bằng chứng trái ngược, những cuốn giáo
trình
này vẫn tiếp tục tung hô
về những ưu việt của tự do thương
mại, và cái mà người ta gọi là “lợi ích của thương mại” mà tất cả chúng ta cần phải được hưởng.
Nhưng dưới đây là những gì mà các bộ máy tuyên truyền vô tâm đã không nhận thức
được: Về mặt lý thuyết thì tự do thương mại rất tốt, nhưng tự do thương mại lại hiếm khi tồn tại trong
thế giới thực. Những điều kiện để có được tự do thương mại như thế
không thể tìm thấy trên trái Đất này, cũng như tìm đâu ra điều kiện không có
lực ma sát và không khí được giả định bởi các giáo trình vật lý trung học.
Trong trường hợp của Trung Quốc đấu với Mỹ, cái lý thuyết tự do thương mại đầy sức cám dỗ này rất gần với
việc “kết hôn”: Nó sẽ vô dụng và chết yểu nếu nước này lừa đảo nước kia. Thật
vậy, khi mà Trung Quốc “đính hôn” với tám thủ đoạn thương mại bất bình đẳng
được mô tả ở chương này, trò chơi “Cả hai cùng có lợi” mà ở đó cả hai quốc gia
đều giả định là sẽ cùng thắng, biến nhanh thành trò chơi “Kẻ thắng người thua” mà ở đó có một người thắng lớn, còn người kia
thì thua lỗ và suy vong. Theo cách này, “tự do thương mại” giữa con Rồng và chú
Sam, đơn giản đã trở thành câu mật mã với nghĩa “Cái chết cho nền tảng sản xuất
Hoa Kỳ”.
Nếu người Trung Quốc xây dựng nhà máy, việc làm sẽ không đến nước Mỹ 4!
Tại sao chúng ta lại quan tâm tới việc đánh mất nền tảng sản xuất
của Mỹ? Rõ ràng là chúng ta đã từng nghe các học giả uyên thâm như Thomas
Friedman của cuốn Thế giới phẳng rằng
tương lai phồn thịnh của
Mỹ nằm ở việc mở rộng nhanh công ăn việc làm trong lĩnh vực dịch vụ mà? Và
những cái đầu biết nói như Fareed Zakaria của tờ Newsweek
và thậm chỉ cả James Fallows của tờ Altantic luôn luôn nhắc đi nhắc lại rằng việc chuyển dịch công ăn việc làm
trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo từ Mỹ và châu Âu tới các nước có thu nhập
thấp như Trung Quốc và Ấn Độ là vấn đề không thể tránh được, cũng như việc thủy
triều lên và mặt trời lặn. Những điều này mà chúng ta chưa từng nghe hay sao?
Vâng, tất nhiên chúng ta đã bị ép buộc phải nuốt món ăn này. Nhưng
các nhà báo như Fallows, Friedman và Zakaria, xin lỗi chơi chữ một chút ở đây,
bọn họ đều sai lầm “phẳng” như nhau cả thôi. Những gì mà những học giả tịt ngòi
này, cùng với những tác giả đồng hạng và quan điểm như họ, tất cả đều mắc sai
lầm ở chỗ, họ đã không nắm vững một trong những nguyên lý căn bản nhất của kinh
tế học:
Công nhân người Mỹ có thể cạnh tranh với nhân công ở các nước có
thu nhập thấp ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, miễn là họ phải hiệu quả và ưu
việt hơn – và khi sân chơi tự do thương mại bằng phẳng!
Dưới đây chính là vũ khí và lợi thế cạnh tranh của nhân
công Mỹ: xử dụng máy móc cao cấp
hơn, công nghệ hiện đại hơn, và áp dụng các quy trình sáng tạo nhằm gia tăng
năng suất lao động. Với việc đạt hiệu quả sản xuất cao
nhất trên thế giới, các công nhân áo xanh của nền tảng sản xuất Mỹ đã luôn luôn
có thể có được một khoản thu nhập khá, và vì thế họ có thể chu cấp để tạo ra cho chính họ những phiên bản mới của Giấc mơ Mỹ 5.
Tuy nhiên, giấc mơ của công nhân áo xanh Mỹ về hàng rào gỗ sơn mầu
trắng và con cái được học hành ở đại học, đã biến thành ảo vọng ác mộng, bởi vì
cho dù người Mỹ hôm nay làm việc năng suất thế nào đi nữa, họ không thể tự bảo
vệ mình trước “Tám Vũ khí hủy diệt việc làm” của Trung Quốc. Thực tế, trước đây
nền công nghiệp sản xuất và chế tạo của Mỹ chiếm 25% GDP, thì hôm nay tỷ lệ này đã bị co lại chỉ còn có 10%.
Không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, khi
Trung Quốc đã khoét rỗng nền tảng sản
xuất của Mỹ một cách có hệ thống, thì nền kinh tế của Trung Quốc đã tăng trưởng
ở một con số kinh ngạc là 10% mỗi năm. Ngược lại, trong thập niên vừa qua, mức
tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ chỉ là 2,4%. Cần phải lưu ý rằng, con số tăng
trưởng nhỏ nhoi 2,4% này trong những năm 2000 thấp hơn 25% so với tỷ lệ tăng
trưởng 3,2% của giai đoạn từ năm 1946 tới năm 1999.
Bạn có thể nói “việc chỉ giảm có 0,8% về tỷ lệ tăng trưởng GDP
hàng năm trong suốt thập niên vừa qua chẳng có khác biệt là bao nhiêu cả”.
Nhưng oái oăm là ở chỗ con số khác biệt 0,8% ở đây tương đương với việc mất
khoảng 1 triệu công ăn việc làm mới mỗi năm, và cứ tích lũy lại, thì chúng ta
đã mất hơn 10 triệu việc làm trong thập niên vừa qua. Rõ ràng đây không phải là
một sự trùng hợp ngẫu nhiên, nó gần như chính xác với con số công ăn việc làm
mà chúng ta cần phải có để có thể vực dậy nền kinh tế Mỹ, với đầy đủ công ăn
việc làm và sản xuất ở mức tiềm năng cao nhất có thể đạt tới.
Nếu chúng ta xây dựng cơ sở sản xuất, việc làm sẽ đến nước Mỹ!
Dưới đây là viễn cảnh lớn hơn về nền tảng sản xuất Mỹ: Không chỉ
những con số thô về hơn 10 triệu công ăn việc làm đã bị mất trong thập niên vừa qua khiến
cho nền tảng sản xuất và chế tạo trở nên cực kỳ quan trọng đối với kinh tế Mỹ. Một
nền tảng sản xuất mạnh mẽ và sôi động luôn đóng một vai trò tối trọng đối với
sự phồn vinh lâu dài của quốc gia, bởi vì ít nhất bốn lý do được trình bày dưới
đây.
Đầu tiên, các công ăn việc làm trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo
tạo ra nhiều công việc khác ở hạ nguồn hơn là các công việc trong lĩnh vực dịch
vụ. Thực ra, cứ mỗi một đô-la của sản phẩm đầu ra từ sản xuất và chế tạo, nước
Mỹ sẽ tạo ra khoảng 1,5 đô-la trong các dịch vụ liên quan như xây dựng, tài
chính, bán lẻ và vận tải.
Các công việc về sản xuất và chế tạo thường được trả lương cao hơn
nhiều so với mức trung bình, nhất
là đối với lao động nữ và thiểu số. Sức mua và chi tiêu của nhóm nhân công áo
xanh cao cấp này đóng vai trò kích hoạt cốt yếu đối với phần còn lại của nền
kinh tế. Không phải tự nhiên khi các nhà máy đóng cửa, các trung tâm mua sắm,
cơ sở y tế, khách sạn, và nhà hàng ở bên cạnh nhà máy cũng chết theo. Khi các nhà máy di dời đi nơi
khác, doanh thu từ thuế của thành phố và chính quyền bang cũng giảm đi, và công
việc cũng như dịch vụ của chính phủ sẽ phải cắt giảm.
Quan trọng hơn cả, một nền tảng sản xuất mạnh mẽ sẽ là mấu chốt để kích thích các cải tiến công
nghệ mà nước Mỹ cần phải có để tiếp năng lượng cho nền kinh tế về lâu dài. Sự thật thì
các nhà máy sản xuất và chế tạo có cơ sở ở Mỹ đóng góp hai phần ba về nghiên
cứu và phát triển tư nhân của Mỹ. Khi những nhà máy sản xuất và chế tạo này
chuyển đến Trung Quốc, họ đã mang theo các chi tiêu về nghiên cứu và phát triển
– và kéo đi luôn cả năng lực cải tiến của nước Mỹ.
Lý do thứ tư, và cũng là lý do cuối cùng để nước Mỹ cần phải bảo
vệ một cách vững chắc nền tảng sản xuất, là cần phải bảo đảm mối quan hệ tối
quan trọng giữa các nhà sản xuất lớn như các tập đoàn Boeing, Caterpillar và General Motors, với tất cả công
ty liên quan trong chuỗi cung ứng vật tư chế tạo của Mỹ. Giữ các nhà máy của
các ngành công nghiệp nặng này ở lại Mỹ là việc quan trọng bởi vì có rất nhiều
các công ty lớn nhỏ phụ thuộc vào hoạt động của các nhà máy này.
Ví dụ, những công ty lớn như AC Delco có trụ sở ở Kokomo và
Cummins Engines
có trụ sở tại Columbus
thuộc bang Indiana, đã cung ứng các sản phẩm như phụ tùng xe hơi và động
cơ diesel cho các hãng như GM và Ford. Hàng ngàn các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
hàng trăm các thành phố trên nước Mỹ sản xuất và cung ứng các chi tiết và bộ
phận đa dụng như các ống cao áp và dây cáp điện, cũng như
chế tạo sản phẩm theo đơn đặt hàng như chi tiết nhựa ép bằng máy đùn và các chi
tiết gia công chính xác.
Vấn đề ở đây là:
Khi các hãng như Dupont hoặc Medtronic chế tạo các sản phẩm của họ ở Trung Quốc, cả hệ thống và công việc làm ăn liên quan tới cung ứng phụ kiện cũng sẽ di chuyển theo. Điều này không chỉ liên quan tới cung ứng hậu cần. Nó còn liên quan tới chính sách bảo hộ: Trung Quốc ép buộc các hãng phương Tây khi thành lập nhà máy trên đất của họ phải sử dụng nguồn lực địa phương, nhằm trợ giúp cho phát triển các nhà cung ứng nội địa. Thực ra, khi phỏng vấn một giám đốc nhà máy cung cấp các linh kiện lắp ráp máy bay của Mỹ ở Thượng Hải, chúng tôi trực tiếp thấy công ty này luôn định kỳ mang các kỹ sư người Mỹ tới Trung Quốc để đào tạo các nhà cung ứng yếu kém của họ nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm cho các bộ phận và chi tiết chính xác. Thông qua quá trình này, công ty bản địa có thể thay thế các đối tác Mỹ mà họ đã cùng làm việc trong nhiều năm qua.
Khi các hãng như Dupont hoặc Medtronic chế tạo các sản phẩm của họ ở Trung Quốc, cả hệ thống và công việc làm ăn liên quan tới cung ứng phụ kiện cũng sẽ di chuyển theo. Điều này không chỉ liên quan tới cung ứng hậu cần. Nó còn liên quan tới chính sách bảo hộ: Trung Quốc ép buộc các hãng phương Tây khi thành lập nhà máy trên đất của họ phải sử dụng nguồn lực địa phương, nhằm trợ giúp cho phát triển các nhà cung ứng nội địa. Thực ra, khi phỏng vấn một giám đốc nhà máy cung cấp các linh kiện lắp ráp máy bay của Mỹ ở Thượng Hải, chúng tôi trực tiếp thấy công ty này luôn định kỳ mang các kỹ sư người Mỹ tới Trung Quốc để đào tạo các nhà cung ứng yếu kém của họ nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm cho các bộ phận và chi tiết chính xác. Thông qua quá trình này, công ty bản địa có thể thay thế các đối tác Mỹ mà họ đã cùng làm việc trong nhiều năm qua.
Và từ lúc này trở đi, bất cứ khi nào bạn nhìn thấy một công ty lớn
như 3M, Cisco, hoặc Ford thiết lập các nhà máy khác ở Trung Quốc, xin hãy hiểu
rằng, việc mất công ăn việc làm không chỉ xảy ra đối với các công ty ra đi.
Đúng hơn, ở cái phiên
bản “Kinh tế giọt nước lan tỏa”6 của thế kỷ 21 này, thì những mất mát về công
ăn việc làm sẽ len lỏi và lan tỏa tới các cơ sở còn lại của nền tảng sản xuất ở
Bắc Mỹ, sau đó sẽ đến tất cả lĩnh vực dịch vụ của chúng ta, và cuối cùng, các trung tâm đầu mối sản xuất và chế tạo một thời sôi động
như Warren, bang Ohio, và Windsor, bang Ontario, sẽ trở thành những thị trấn ma.
Từ những lý do này, rõ ràng là, công ăn việc làm trong lĩnh vực
sản xuất và chế tạo đóng một vai trò tối quan trọng đối với sự thịnh vượng lâu
dài không chỉ ở Mỹ mà còn ở châu Âu và
Nhật Bản, cũng như phần còn lại của thế giới.
Hiển nhiên, những cú nện
búa của Trung Quốc vào nền tảng sản xuất của Mỹ đã làm cho nước Mỹ lâm vào hoàn
cảnh khó khăn trong việc tạo ra đủ số công ăn việc làm hòng giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp. Mặc dù Nhà Trắng đã liều mạng
sử dụng gói
tài chính khổng lồ để
kích thích nền kinh tế mũi nhọn, những dòng người thất nghiệp vẫn tiếp tục kéo
dài tới hàng dặm. Thưa ngài Tổng thống, ngài có
suy nghĩ tại sao lại có tình trạng như thế không?
Thực ra, lý do là ở đây: Việc cố gắng khởi động nền kinh tế của
chúng ta bằng cách sử dụng gói kích thích tài chính khổng lồ trong tình trạng
thiếu vắng một nền tảng sản xuất sôi động, thì cũng như là cố gắng khởi động
một xe ô tô không có bu-gi đánh lửa hay cố chống trượt với bộ lốp xe đã mòn
nhẵn. Điều này không thể thành công được. Buồn hơn là, một phần lớn số tiền
kích thích này bị rò rỉ chảy ra khỏi nền kinh tế của chúng ta, và số tiền này
được dùng để kích hoạt kinh tế của Quảng Châu và Thượng Hải, chứ không kích hoạt kinh tế của Gary và
Pittsburgh. Thực tế thì quan điểm của thuyết kinh tế Keynes về chu kỳ chi tiêu
tích cực không thể áp dụng và thành công ở Peoria, khi mà có quá nhiều những
thứ chúng ta mua không được chế tạo ở đây, và đồng minh thâm hụt thương mại lớn
nhất của chúng ta thì không bao giờ đền đáp lại.
Trung Quốc đã lừa dối như thế nào? Chúng ta hãy liệt kê những cách
mà họ đã lừa dối
Bây giờ chúng ta đi sâu và phân tích chi tiết hơn về tám Vũ khí
Hủy diệt việc làm của Trung Quốc. Hãy bắt đầu từ mạng lưới tinh vi về trợ cấp xuất khẩu bất
hợp pháp.
# 1: Lưỡi hái tử thần của việc trợ cấp xuất khẩu
Nhìn vẻ mặt bề ngoài thì thuật ngữ trợ cấp xuất khẩu có vẻ như là vô thưởng vô
phạt. Để hiểu vì sao những việc trợ cấp như thế này lại được coi như là lưỡi hái tử
thần hay con dao đâm thẳng vào trái tim của bất kỳ doanh nghiệp Mỹ nào, hãy giả
định rằng bạn là một doanh nhân Trung Quốc bắt đầu xây dựng một công ty để tham
chiến với các nhà máy đang cạnh tranh với mình ở các bang Ohio, Pennsylvania,
Michigan , hay Tennessee.
Để khởi động việc thành lập doanh nghiệp của bạn, chính phủ Trung
Quốc sẽ cấp cho bạn đất đai miễn phí, năng lượng được trợ giá, và hầu như không có một giới
hạn nào cả đối với việc vay các khoản tài chính lãi suất thấp hoặc không có lãi
suất. Và nếu bạn gặp rắc rối, bạn sẽ không phải trả lại các khoản vay này cho
chính phủ, bởi chính phủ sở hữu và điều khiển toàn bộ các ngân hàng, và ngoài
ra đảng Cộng sản Trung Quốc có quyền bổ nhiệm lãnh đạo của các ngân hàng.
Bây giờ, một khi bạn sẵn sàng cho việc xuất khẩu sản phẩm vào Mỹ,bạn sẽ được hưởng một khoản trợ cấp
trực tiếp cho mỗi sản phẩm mà bạn bán được – ở mức từ 10 tới 20 xu cho
mỗi đô-la thu được từ bán hàng. Thêm vào đó, khi lợi nhuận bắt đầu được tạo ra,
bạn sẽ có đủ tư cách hợp pháp để không phải đóng những khoản thuế thu nhập và
thuế bất động sản cao ngất.
Nổi trội nhất trong tất cả các trợ cấp, là việc doanh nghiệp Trung
Quốc của bạn sẽ không phải lo lắng gì cả về việc đối thủ
cạnh tranh người Mỹ sẽ tấn công bạn ở sân sau. Nếu những doanh nghiệp nước
ngoài muốn bán sản phẩm trên thị trường của bạn, họ sẽ bị buộc phải thiết lập
các nhà xưởng trên đất Trung Quốc, và hiển nhiên là họ sẽ trở thành đối tác thứ yếu của bạn.
Bây giờ khi bạn thấy những gì mà các doanh nghiệp Mỹ đang phải tự
thân vận động để đối mặt với việc trợ cấp xuất khẩu của Trung Quốc, như việc một công ty sản
xuất tủ lạnh ở Madison, bang Wisconsin, một công ty sản xuất máy giặt ở Clyde,
bang Ohio, hay một công ty chế tạo máy xay sinh tố ở Orem, bang Utah, đã có một
quãng thời gian rất khó khăn để cạnh tranh với con Rồng Trung Quốc, thì bạn có hiểu tại sao lại
như vậy không ? Và việc một nhà máy chế tạo máy hút bụi ở Palm City, bang
Flordida, một công ty chế tạo các công cụ cầm tay ở New Britain, bang
Connecticut, hay một công ty chế tạo nôi trẻ em ở Barington, bang New Jersey, đã phải
vất vả cực nhọc như thế nào để đứng vững giữa sóng gió trên đại dương toàn cầu
của chủ nghĩa con buôn Trung Quốc, thì đối với bạn điều này có ý nghĩa gì
không?
Sự thực, việc tồn tại kéo dài liên tục một hệ thống mạng lưới tinh
vi về trợ cấp xuất khẩu bất hợp pháp, được biểu hiện như là một trong những bội
ước lớn nhất trong lịch sử kinh tế thế giới. Đó là vì khi Trung Quốc tham gia
tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm 2001, họ đã hứa sẽ nhanh chóng loại trừ
tất cả các hoạt động trợ cấp bất hợp pháp – cùng với việc họ hứa sẽ loại bỏ mọi
hình thức liên quan tới thương mại và mậu dịch bất bình đẳng.
Vâng, thưa ông Trung Quốc Cộng sản, nước Mỹ Dân chủ vẫn còn đợi
ông giữ và tôn trọng lời hứa của ông về tự do thương mại. Và, trong khi chúng
tôi đang chờ đang đợi, thì các khoản trợ cấp bất hợp pháp khổng lồ của ông vấn
tiếp tục giáng một đòn mạnh và công phá ác liệt vào các ngành công nghiệp trọng
yếu nhất ở Bắc Mỹ, đó là thép, hóa dầu, giấy, dệt may, bán dẫn, ván ép và máy
công cụ. Cái danh sách này dài như những dòng người thất nghiệp ở các thành phố
Stockton, bang California; Las Vegas, bang Nevada; Monroe, bang Michigan; và Rockford, bang Illinois.
#2: Cuộc đại chiến mới – Chính sách thao túng tiền tệ của Trung
Quốc
Trung Quốc đã can thiệp ở một phạm vi rất lớn nhằm giữ tỷ giá
ngoại tệ thấp…Đây chắc
chắn là hành động thao túng tiền tệ. Nó cũng như chính sách bảo hộ, và tương tự
như việc áp dụng biểu thuế quan thống nhất hay trợ cấp xuất khẩu.
- Martin Wolf, tờ Financial Times
Vấn đề thao túng tiền tệ của Trung Quốc rất quan trọng để nhận
biết về những bất lợi xảy ra đối với nền tảng sản xuất Mỹ mà chúng ta sẽ dành
cả chương tới để bàn luận. Tuy nhiên, trên cơ sở các số liệu tin cậy và dự
đoán, cũng đủ để chúng ta kết luận rằng, đồng Nhân dân tệ nói chung đã bị phá
giá một cách thô thiển ở mức khoảng 40%.
Cụ thể hơn, điều này có nghĩa là cứ mỗi một đô-la của sản
phẩm mà Trung Quốc bán vào thị trường Mỹ, thì các nhà xuất khẩu Trung Quốc chỉ
phải bỏ ra một khoản tương đương là 60 xu. Đây là một sự trợ cấp khổng lồ!
Đồng thời, đối với mỗi một đô-la của sản phẩm mà doanh nghiệp Mỹ
nỗ lực
bán vào Trung Quốc, họ
phải tính giá hơn một đô-la. Ngoài mức thuế quan gián tiếp
này, doanh nghiệp sản xuất Mỹ khi xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ phải đối mặt với
một mức thuế trực tiếp là 30%.
Nhận biết được việc thao túng tiền tệ của Trung Quốc có vai trò
tương đương với cả trợ cấp và thuế quan, một phần nào đó giải thích rõ tại sao
nhà máy chế tạo dụng cụ cắt gọt ở South Easton, bang Massachusetts hay công ty
chế tạo dây an toàn ở Corry, bang Pennsylvania, đã phải khó khăn như thế nào để
để cạnh tranh với các công ty tương tự của Trung Quốc ở Thẩm Quyến, Quảng Châu
và Thành Đô.
Chương
4 phần 2
#3: Họ nghĩ rằng nếu không bị bắt thì không phải là ăn cắp
Thế thì giờ đây những hậu quả từ các chiêu thức làm giả, ăn cắp
bản quyền và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tràn lan của Trung Quốc đối với nền
tảng sản xuất và chế tạo của Mỹ là gì? Vâng, dưới đây là minh chứng tội phạm.
Mỗi khi Trung Quốc đánh cắp công nghệ, thiết kế và quy trình sản
xuất từ nước Hoa Kỳ tốt bụng, nó cũng hút đi một ít máu từ những mạch máu của
nền tảng sản xuất của chúng ta. Đó là vì, khi một công ty Mỹ muốn khám phá ra
một loại thuốc điều trị căn bệnh ung thư, chế tạo ra các ô tô tiết kiệm nhiên
liệu, hay phát triển các tấm pin năng lượng mặt trời hiệu quả hơn, thì quá
trình khám phá này sẽ tiêu tốn cả tiền bạc và thời gian – nói chung là tốn rất
nhiều tiền bạc và thời gian. Nếu kẻ cướp hay kẻ lừa đảo Trung Quốc chỉ đơn giản
ăn cắp những hoa thơm quả ngọt từ các sáng chế như thế – mà không đề cập tới
hay thể hiện sự tôn trọng đối với quyền sở hữu trí tuệ – thì điều này sẽ chuyến
hóa thành một lợi thế về chi phí sản xuất thực cho Trung Quốc.
Để nhận biết về phạm vi và mức độ của lợi thế về chi phí nhờ ăn
cắp bản quyền mà các doanh nghiệp sản xuất Trung Quốc hưởng lợi, chúng ta nên
biết rằng các công ty dược phẩm như Merck và Pfizer thường dành tới 20% thu
nhập cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, trong khi đó các công ty về
công nghệ như Intel và Microsoft dành khoảng 15%, và các công ty chế tạo xe hơi
như General Motors và Ford thì chi ra 5% thu nhập của họ. Như vậy, khi các đối
thủ cạnh tranh Trung Quốc sản xuất sản phẩm tương tự của Pfizer như Viagra, sao
chép thiết kế mạch bán dẫn của Intel, sao chép phi bản quyền hệ điều hành từ
Microsoft, hay thâm nhập vào hệ thống máy tính để ăn trộm thiết kế về loại xe hơi hybrid7 từ
General Motors, bạn thử đoán xem điều gì sẽ xảy ra? Thực sự, thì kẻ cướp bản quyền Trung Quốc
đã có thể giảm chi phí một cách đáng kể cho sản phẩm cạnh tranh của anh ta, bởi
vì kẻ ăn cắp tài sản trí tuệ này không phải trả cho bất kỳ một chí phí nào liên
quan tới nghiên cứu và phát triển.
Và xin bạn cần phải biết điều này: Kẻ cướp Trung Quốc không bao
giờ ăn năn hối cải – từ một người buôn bán nhỏ trên các phố ở Thượng Hải mời chào đĩa DVD
lậu của bộ phim Harry Potter với giá 80 xu, tới giám đốc cao cấp của công ty
sản xuất ô tô cỡ bự như Chery Automotive Company, đã ăn cắp cả tên và thiết kế
từ công ty mang nhãn hiệu Chevy của Mỹ. Việc thiếu lòng hối hận này tồn tại, là
bởi vì, hơn một tỷ người Trung Quốc được sinh ra và lớn lên ở một xã hội trống
rỗng luân thường đạo lý, ở đó quyền sở hữu tài sản bị chà đạp, mọi thứ đều
thuộc sở hữu của nhà nước. Sự lệch lạc đạo đức và luân lý này liên quan trực
tiếp tới Chủ tịch Mao và thời kỳ điên rồ của Cách mạng Văn hóa. Chính những
lệch lạc phi luân lý này đã đẻ ra một quan niệm gọi là “Làm bất cứ cái gì có
thể để đạt được vị thế tốt hơn”. Trong khi thái độ coi thường của việc vi phạm
quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc được các nước hàng xóm châu Á biết rõ, thì
các nước phương Tây lại chẳng biết tí gì về nguồn gốc chính trị và văn hóa dẫn
tới các hành động phi đạo đức này của Trung Quốc Cộng sản.
#4: Hủy hoại môi trường chỉ vì một vài đồng bạc
Bây giờ chúng ta quay sang vấn đề gây tranh cãi của một trong
những Vũ khí Hủy diệt việc làm của Trung Quốc được coi là thiển cận nhất. Điều
này liên quan tới việc chính phủ Trung Quốc “Tự bắn vào đầu mình” và sẵn sàng
đánh đổi việc hủy hoại môi trường chỉ vì có thể kiếm thêm một vài đồng bạc về
lợi thế chi phí sản xuất.
Mặc dù đưa các đạo luật cứng rắn để bảo vệ môi trường vào trong
sách giáo khoa, và mặc dù liên tục rao giảng về nhãn mác xanh cho người tiêu
dùng phương Tây, nhưng thực tế thì đảng Cộng sản Trung Quốc không tôn trọng và
hối lỗi một tí nào đối với những sai lầm của họ, như cách mà họ đang làm với
hiến pháp của chính mình, ở đó quyền tự do ngôn luận và tôn giáo được bảo đảm
về lý thuyết. Một vị quan chức cao cấp của một trong những nhà máy lớn nhất
Trung Quốc, đã nói toạc móng heo với một đồng nghiệp của chúng tôi rằng: “Nếu như anh hoàn thành công việc, thì có thể
được thăng quan tiến chức nhanh chóng – chẳng ai quan tâm đến vấn đề môi trường
đâu”.
Để biết về việc hủy hoại môi trường tạo lợi thế cho Trung Quốc như
thế nào, giả sử đối với một công ty hóa chất Mỹ ở Cincinnati, bang Ohio, cần
phải lắp đặt một thiết bị kiểm soát ô nhiễm phức tạp để ngăn chặn việc các chất
thải hóa học chảy vào sông Ohio. Hoàn toàn ngược lại, đối thủ cạnh tranh Trung
Quốc ở thành phố Trùng Khánh chỉ đơn giản sử dụng ngay sông Dương Tử như một
cái nhà vệ sinh để thải bất cứ cái gì mà họ muốn bỏ đi. Như vậy thử đoán xem
công ty nào sẽ chiếm thị phần lớn hơn về thị trường hóa chất quốc tế?
Hay giả sử một cơ sở xuất chế tạo giấy của Mỹ ở Waterford, New
York, cần phải lắp đặp nồi hơi ít xả khí thải và đắt tiền ở phân xưởng hơi
nước, trong khi đó các đối thủ Trung Quốc không làm gì cả. Điều này dẫn tới
giấy sản xuất từ Trung Quốc thì nhiều hơn và công ăn việc làm cho người Mỹ thì
ít hơn. Và hậu quả là, ngày càng có nhiều người dân Trung Quốc tự hủy hoại bầu
không khí của chính mình.
Thực ra, cái mũi nhọn cạnh tranh “ô nhiễm càng nhiều, giá càng rẻ”
của Trung Quốc đâm thẳng vào các nhà máy trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất và
chế tạo ở Mỹ, bởi những nhà máy này luôn phải đối mặt với chí phí cao nhất về
tuân thủ môi trường. Chẳng hạn các công ty như Dow Chemical và U.S. Steel chi
phí gấp 10 lần cho việc bảo vệ môi trường so với các đối thủ Trung Quốc như
Sinopec Oil và Bao Steel.
Việc Trung Quốc đã hủy hoại môi trường để gia tăng và đẩy mạnh
xuất khẩu được minh chứng rất rõ ở dữ kiện trần trụi sau đây: Trong khoảng ba
thập kỷ ngắn ngủi để Trung Quốc nổi lên như một công xưởng của thế giới, Trung
Quốc cũng đã được biết tới với hai nét đặc thù, đó là: “Quốc gia ô nhiểm nhất
hành tinh” và “Quốc gia đóng góp nhiều nhất vào biến đổi khí hậu”. Và điều này
dẫn tới việc không chỉ các nhân công người Mỹ chịu tác động. Dân chúng Trung
Quốc cũng đã phải trả một cái giá quá cao, thể hiện ở việc gia tăng khủng khiếp
về bệnh nhân ung thư, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, bệnh về đường hô
hấp và da liễu.
Hoàn cảnh khốn khổ của “các cư dân không phải loài người” cũng là
thước đo về cấp độ của vấn đề liên quan tới ô nhiễm môi trường sống. Bất kỳ
những ai viếng thăm Trung Quốc sẽ nhận thấy rằng cả ở nông thôn và thành thị
hầu như vắng bóng chim muông. Những mùa xuân, hạ, thu, đông yên lặng trong một
bức tranh phong cảnh nhiễm độc của Trung Quốc.
#5: Làm què quặt và giết hại nhân công lao động để có nhiều lợi
nhuận
Cùng với các hoạt động đầu độc sông ngòi và kênh rạch, cũng như
việc phá hoại bầu không khí của chính mình, là những hành động tàn sát, ngược
đãi, và đầu độc nguồn nhân công lao động, giúp cho Trung Quốc có được một vũ khí
cạnh tranh sắc bén. Trong những công xưởng chết người của Trung Quốc bệnh phổi
nhiễm bụi silic và suy hô hấp, chân tay bị cắt và thương tật, ung thư các cơ
quan chức năng, và ăn mòn da bởi a-xít, không chỉ là những tai nạn nghề nghiệp;
đối với hàng triệu công nhân Trung Quốc, tai nạn là điều tất yếu. Dưới đây là
trích đoạn từ tờ The New York Times, khéo léo ghi lại một sự thật kinh dị
của Lò Sát Sinh Số
5 8 như sau:
Huyện Đài Nam … ở phía Nam của Thượng Hải, là thủ phủ sắt thép của
Trung Quốc. Có
7000 nhà máy gia công sắt thép … như chế tạo các bản lề, vỏ ốp
bánh xe, nồi và chảo rán, máy khoan, cửa an toàn, hộp dụng cụ, phích nước, máy
cạo râu, tai nghe, ổ cắm điện, quạt điện, và bất cứ sản phẩm nào có sử dụng các
chi tiết kim loại. Đài Nam, theo tiếng Trung Quốc còn có nghĩa là “Mãi mãi mạnh
khỏe”, nhưng lại mệnh danh là “thủ phủ chặt chém chân tay” của Trung Quốc. Ngày
nào cũng có ít nhất một lần ai đó phải đưa vào cấp cứu ở một trong hàng tá
trung tâm y tế chuyên điều trị các bệnh liên quan tới chấn thương bàn tay, cánh
tay và ngón tay.
Thủ phạm chính của việc tàn sát này đó là hệ thống quy định an
toàn và sức khỏe quá lỏng lẻo của Trung Quốc; công nhân Trung Quốc phải làm
việc vất vả trong điều kiện rủi ro lớn ở mọi ngành công nghiệp, từ vật liệu xây
dựng, hóa chất và máy móc, tới ngành luyện kim, nhựa và dệt may. Chỉ riêng rủi
ro liên quan tới các hầm lò khai thác than, hàng năm có hàng ngàn công nhân
Trung Quốc thiệt mạng, trong khi đó ở Mỹ số nạn nhân ít hơn 50 người.
Đứng trên quan điểm cạnh tranh quốc tế, sự tàn sát ở các cơ sở sản
xuất đã hun đúc và tạo ra những gì tởm lợm và rùng rợn nhất của lợi thế cạnh
tranh mà Trung Quốc lưu trữ trong kho vũ khí của họ – và thành ngữ máu, mồ hôi và nước mắt chưa bao giờ mang một ngữ nghĩa chính xác và đúng đắn như khi nó được đặt ở nhà xưởng mồ hôi và “nhà xưởng
máu” của Trung Quốc.
#6: Một quả bom neutron về hạn chế xuất khẩu
Thế còn thứ Vũ khí Hủy diệt việc làm thứ sáu mà người ta gọi là
“Hạn chế xuất khẩu” là cái gì vậy? Để biết được vì sao Tổ chức Thương mại Thế
giới lại thẳng thừng ban lệnh cấm các hạn chế đó – và tại sao những hạn chế về
xuất khẩu này lại được xem như là một trái bom neutron9 ném vào giữa nền công
nghiệp nặng của Mỹ – thì chỉ cần nhìn vào một số nguyên liệu thô cụ thể mà
Trung Quốc hạn chế xuất khẩu, bằng cách sử dụng định mức nghiêm ngặt đối với
hạn ngạch xuất khẩu và áp đặt biểu thuế quan cao tới 70%.
Xếp đầu danh sách về hạn chế xuất khẩu là các nguyên liệu công
nghiệp cơ bản như các loại vật liệu và quặng bauxit, than cốc, fluorit, magiê,
mangan, silicon carbide, và kẽm. Quặng bauxit dùng để sản xuất kim loại nhôm.
Than cốc là nhiên liệu trọng yếu và là chất khử trong quá trình luyện gang
thép. Fluorit tối cần thiết cho sản xuất thép và nhôm. Magiê là kim loại kết
cấu được sử dùng nhiều thứ ba, chỉ sau thép và nhôm, còn mangan thì được sử
dụng bởi các lò luyện thép để tạo ra loại thép chống ăn mòn và chống gỉ. Vật
liệu silicon carbide, thì được sử dụng để chế tạo các loại vật liệu gốm dùng
cho việc chế tạo hàng loạt các sản phẩm từ áo chống đạn tới các hệ thống phanh
đĩa. Còn đối với vật liệu kim loại kẽm thì sao? Nguyên liệu vạn năng này được
ứng dụng trong hầu hết mọi lĩnh vực, từ việc mạ thép, tới đúc đồng thau và đồng
thiếc, hay được sử dụng như chất tạo mầu cho các loại sơn, và làm chất xúc tác
khi chế tạo vật liệu cao su.
Nói cách khác, hầu như chắc chắn tất cả các nguyên liệu thô mà
Trung Quốc dự trữ hay hạn chế xuất khẩu đều là những nguyên liệu mang tính chất
sống còn đối với ngành công nghiệp nặng và luyện kim thế giới. Điều tất yếu, ở
phạm vi thị trường toàn cầu, những hạn chế về xuất khẩu của Trung Quốc đối với
các nguyên liệu thô sẽ chuyển hóa sang các vấn đề liên quan tới chi phí và giá
cả. Vì thế, đối với nhà máy thép của Mỹ ở Gary, bang Indiana, công ty luyện
nhôm của Canada ở Lac Saint-Jean, bang Quebec, công ty công nghệ khuôn đúc của
Nhật ở Hiroshima, hay nhà máy chế tạo kính của Đức ở Dusseldorf, thì hậu quả
không thể tránh được đó là đối mặt với việc tăng giá toàn cầu cho các nguyên
liệu thô đầu vào, và sự suy giảm vị thế cạnh tranh so với các đối thủ từ Trung
Quốc.
Với chi phí sản xuất bị xiết chặt thêm một vòng nữa, trong khi các
công ty Mỹ và phương Tây phải chịu các chi phí sản xuất cao hơn, thì các đối
thủ cạnh tranh Trung Quốc của họ lại nhận được đặc quyền và mức giá nội địa được điều chỉnh sao cho họ có lợi thế hơn. Khi
phối hợp với nhau, những yếu tố này đã ra một lợi thế khổng lồ về chi phí và
giá đối với các đối thủ cạnh tranh ngoại quốc mà các công ty Trung Quốc có
được.
Thật hợp lý và đúng đắn khi nhắc lại ở đây rằng, tổ chức Thương
mại Thế giới đã công khai cấm mọi hình thức hạn chế xuất khẩu như thế, một cách
chính xác hơn, họ xác định đây là một loại lợi thế cạnh thương mại bất bình
đẳng. Trung Quốc thì không qua tâm tới điều này. Cả Mỹ và châu Âu cho tới nay
vẫn chưa có biểu hiện làm bất cứ cái gì để chống lại những quy định về hạn chế
xuất khẩu như thế. Vì vậy kẻ bảo hộ Trung Quốc vẫn ung dung thực thi các hạn
chế xuất khẩu phi lý này, và xem đây như là một phương tiện để đạt được quyền
kiểm soát mạnh mẽ hơn,giống như như là một miếng võ xiết và chặn cổ họng đối với tất cả
các ngành công nghiệp nặng và luyện kim trên thế giới.
#7: Định giá ăn cướp, phá giá, và tổ chức độc quyền đất hiếm
Việc hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc dẫn tới hậu quả và những
tình trạng tồi tệ đối với các ngành công nghiệp nặng và luyện kim thế giới,
nhưng đây chỉ là một nửa của câu chuyện mà thôi. Còn nửa kia của câu chuyện thì
liên quan tới việc hạn chế xuất khẩu một loại vật liệu được sử dụng ở một phạm
vi rộng lớn, mà người ta gọi là “đất hiếm”. Vật liệu đất hiếm, với những cái
tên lạ tai như cerium, ebrrium, scandium, và terbium, là một phiên bản về công
nghệ sản xuất cao cấp của bộ phim “khi chú chuột nhắt cất tiếng gầm“. Vì sở hữu các tính chất từ tính và phát quang siêu việt, cũng
như khả năng truyền dẫn, sản sinh và tích trữ năng lượng, chỉ cần sử dụng một
chút vật liệu đất hiếm cũng mang lại hiệu quả rất lớn cho nhiều sản phẩm công
nghệ cao.
Chẳng hạn, động cơ trong ổ cứng của máy nghe nhạc iPod, hệ thống
pin dùng trong chiếc xe hơi hybrid của nhà hàng xóm, hay các tấm pin năng lượng
mặt trời mà bạn dự tính lắp đặt cho gia đình mình, tất cả đều ít nhiều sử dụng
vật liệu đất hiếm. Cũng vậy, đất hiếm được sử dụng trong các bộ chuyển đổi xúc
tác để lọc khí thải xe hơi cho không khí được trong sạch, nó được dùng trong
các máy X-quang di động mà bác sĩ sử dụng để chẩn đoán nhanh bệnh lý, hay được
sử dụng để chế tạo nguồn laser cho các ứng dụng công nghiệp và nghiên cứu khoa
học, và sử dụng để chế tạo các nam châm dùng trong các hệ thống dẫn đường hiện
đại mà các máy bay quân sự và thương mại cần phải được trang bị.
Đất hiếm đóng một vai trò quan trọng đối với mọi mặt đời sống của
chúng ta, vì thế thật là ớn lạnh khi biết rằng Trung Quốc đã chèn ép một cách
hiệu quả thị trường đất hiếm ở nhiều khía cạnh và góc độ. Điều làm chúng ta
kinh ngạc về sức mạnh thị trường của Trung Quốc là ở chỗ, dù chỉ sở hữu 1/3 trữ
lượng trên thế giới, nhưng hiện nay Trung Quốc chiếm trên 90% thị trường toàn
cầu về sản xuất đất hiếm.
Làm sao mà Trung Quốc xoay sở một cách hiệu quả để tạo ra cái mà
chỉ có riêng họ sỡ hữu đó là “Cartel độc quyền đất hiếm”? Đó là vì Trung Quốc
dùng các thủ đoạn định giá và phá giá cướp giật; đây cũng chính chính là bài
học được lấy ra từ giáo trình “Cẩm nang về tổ chức độc quyền Cartel”.
Bài học này được bắt đầu từ hơn một thập niên trước đây. Đó là khi
một số quan chức cao cấp của đảng Cộng sản Trung Quốc nhận ra được sự giầu có
từ nguồn đất hiếm của họ, và Trung Quốc đã bắt đầu đổ hàng đống tiền trợ cấp
vào công việc sản xuất đất hiếm. Mục tiêu mà họ muốn đó là biến Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa thành một tổ chức độc quyền như OPEC về đất hiếm.
Để xây dựng và phát triển “Cartel độc quyền đất hiếm”, các công ty
nhà nước khai thác khoáng sản của Trung Quốc đã chủ đích khai thác quá nhu cầu
sản xuất, và sau đó cũng chủ đích bán phá giá một khối lượng khổng lồ đất hiếm
vào thị trường toàn cầu. Hiệu quả thực tế của việc ồ ạt đưa vào thị trường một
lượng sản phẩm cực lớn đó là làm hạ giá toàn cầu xuống thấp hơn mức chi phí sản
xuất, và vì thế các đối thủ cạnh tranh nước ngoài bị đẩy ra khỏi cuộc chơi về
thị trường đất hiếm.
Thực vậy, một trong những nạn nhân lớn nhất của trò bán phá giá
Trung Quốc là một công ty Mỹ ở Denver, bang Colorado, có tên là Molycorp. Đã có
thời Molycorp là vua của đất hiếm, và mỏ Mountain Pass của họ ở California là
mỏ lớn nhất thế giới. Nhưng trong cuộc tàn sát của Trung Quốc, Molycorp buộc
phải đóng cửa mỏ vào năm 2002.
Trong vài năm gần đây, cùng với việc cartel độc quyền đất hiếm
được thiết lập vững chãi, Trung Quốc đã chuyển từ giai đoạn I “bán phá giá”,
sang giai đoạn II “ép giá”. Vì đã tiêu diệt thành công các công ty khai thác
khoáng sản nước ngoài thông qua việc bán phá giá, cho nên ở giai đoạn “ép giá”
này, Trung Quốc bắt đầu đột ngột tăng giá đất hiếm.
Chẳng hạn, bây giờ chúng ta xem xét vấn đề liên quan tới cerium
oxide, vật liệu trọng yếu sử dụng trong các pin nhiên liệu và các bộ chuyển đổi
xúc tác. Vào năm 2007, thì giá toàn cầu chỉ khoảng 3 USD cho một kg. Thì ở năm
2010, sau khi chính sách hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc được thực thi, giá
của vật liệu cerium oxide nhảy vọt lên tới 23 USD cho một kg – tăng hơn 7 lần chỉ trong vòng 3 năm.
Còn đối với chất samarium oxide thì như thế nào? đây là loại vật
liệu đất hiếm rất quan trọng dùng trong sản xuất các thanh nam châm cực mạnh,
và được sử dụng trong trong quá trình xạ trị bệnh ung thư. Giá của vật liệu đất
hiếm này đã tăng tới gần 1000%.
Tất nhiên, việc tăng giá phi thường này đã bắt đầu kéo các nhà đầu
tư nước ngoài hào hứng trở lại thị trường đất hiếm, (thậm chí công ty Molycorp
đã bắt đầu mở lại mỏ). Tuy nhiên, các đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc phải
đối mặt với một rủi ro rất lớn: Các công ty khai thác đất hiếm sở hữu nhà nước
của Trung Quốc có thể lộn ngược cả thùng rượu bất cứ lúc nào, thao túng và làm
lũng đoạn thị trường một lần nữa, nhằm phá giá sản phẩm, và lặp lại những gì đã
xảy ra trước đây, họ sẽ gạt các công ty như Molycorp ra ngoài thị trường làm ăn
về đất hiếm. Không ngạc nhiên là rủi ro thường trực về nguy cơ bán phá giá của
Trung Quốc tạo ra hiệu quả cố ý chèn ép sản xuất đất hiếm bên ngoài Trung Quốc,
đúng như chính phủ Trung Quốc mong muốn.
Khi phải sử dụng độc chiêu còn lại của chiến lược đất hiếm, Trung
Quốc thậm chí thay đổi trò chơi ăn cướp của họ, từ việc đơn thuần chỉ là thao
túng về mặt kinh tế, sang các trò chơi rất thực tế, nguy hiểm, đó là thủ đoạn
gây sức ép chính trị. Chẳng hạn, một biến cố rất nổi tiếng năm 2010, khi đó Nhật Bản đã phải nhượng bộ và thả thuyền trưởng người
Trung Quốc, người mà bị bắt vì cố ý đâm vào tầu bảo vệ lãnh hải của Nhật Bản ở
vùng biển gần các đảo Senkaku – vùng lãnh thổ được kiểm soát bởi Nhật Bản, mà
Trung Quốc nói là của họ. Tất nhiên, một trong những lý do lớn mà Nhật Bản đã
phải nhượng bộ sức ép của người hàng xóm là vì Trung Quốc đã dừng hoàn toàn
việc xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản, nguyên liệu mang tính chất sống còn đối
với hoạt động sản xuất trong ngành công nghiệp ô tô và điện tử của Nhật Bản.
#8: Vạn lý Trường thành Bảo hộ
Được xem như là Vũ khí Hủy diệt việc làm cuối cùng, Vạn lý Trường
thành Bảo hộ càng ngày càng biểu hiện rõ hơn. Công trình xây dựng hùng vĩ này
được xây từ nhiều loại “gạch” sau đây: thuế đánh vào hàng nhập khẩu, hạn ngạch
nhập khẩu không rõ ràng, tăng thuế hải quan, các quy định của nhà nước về “Mua
hàng Trung Quốc”, các hàng rào kỹ thuật đối với kinh doanh và thương mại, và
những kiểu cách hối lộ như đút lót để thắng thầu.
Nói theo ngôn ngữ thực thế, thì những bức tường bảo hộ có nghĩa
như sau: Trong khi các cơ sở chế tạo máy tính của Trung Quốc ở Thẩm Quyến, các
công ty may mặc ở Chiết Giang, hay các nhà máy chế tạo phụ tùng máy bay ở
Thượng Hải có thể tự do bán hàng hóa ở thị trường Bắc Mỹ, thì những công ty như
thế và các đối thủ cạnh tranh của họ ở San Jose, Mexico City, và Dorval,
Quebec, không thể làm điều tương tự, tức là không được tự do bán hàng hóa ở
Trung Quốc. Vậy bạn có ngạc nhiên không khi mà nền tảng sản xuất của chúng ta
đang phải nằm điều trị ở khoa cấp cứu?
Tổng kết về những lo ngại đến từ Trung Quốc
Khi bạn làm tổng kết về tám Vũ khí Hủy diệt việc làm của Trung
Quốc, sẽ thấy kết quả sẽ là hàng triệu công ăn việc làm của Mỹ, Canada, châu
Âu, Mexico và châu Á bị mất, và toàn bộ cơ sở sản xuất của phương Tây đã phải
qụy gối gục ngã. Khi các điểm nút liên kết của mỗi vũ khí trong số tám Vũ khí
Hủy diệt việc làm của Trung Quốc được kết nối với những dòng người thất nghiệp
ở Mỹ, tình trạng trì trệ kinh tế triền miên ở Nhật Bản, khủng khoảng nợ ở châu
Âu, và tình trạng bạo loạn ở Mexico, bạn sẽ nhìn thấy một viễn cảnh lớn hơn:
Chính sách và chiến lược công nghiệp theo chủ nghĩa con buôn và chủ nghĩa bảo
hộ mà Trung Quốc theo đuổi không nằm ngoài các mục tiêu như thống trị hoàn toàn
nền sản xuất và chế tạo thế giới, gặm nhấm toàn bộ thị trường toàn cầu, và
khuất phục xã hội phương Tây về kinh tế.
Là một giám đốc điều hành của công ty Nucor Steel, ông Dan Dimicco
đã dũng cảm nhận xét như sau: “Chúng ta ở trong cuộc chiến tranh thương mại với
Trung Quốc đã hơn một thập niên. Nhưng chỉ có họ là những người khai hỏa!”.
Thậm chí tổng giám đốc luôn khấu đầu lạy của tập đoàn General Electrics, ông
Jefferry Immelt, đã có nhận xét trong một dịp bộc bạch hiếm hoi: “Tôi thực sự
lo lắng về Trung Quốc, tôi không dám chắc là cuối cùng họ muốn bất kỳ ai trong
chúng ta chiến thắng hay ai đó trong chúng ta thành công nữa”.
Rõ ràng là, đã đến lúc Mỹ và các đồng minh của mình trong thị
trường thương mại tự do và bình đẳng cần phải phản pháo lại đối thủ Trung Quốc.
Cũng đã đến lúc các là lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc cần phải biết một
điều: Tổ chức Thương mại Thế giới được thành lập vì một lý do như sau, đó là
khuyến khích một nền thương
mại tự do thực sự và
mang lại sự thịnh vượng chung cho tất cả các
quốc gia trên thế giới. Thông qua việc sử dụng tám Vũ khí Hủy diệt việc làm, Trung Quốc đã phá vỡ một cách có hệ thống
khuôn khổ của tự do thương mại – thậm chí họ còn liên tục xâm chiếm thị trường
Mỹ dưới cái vỏ bọc WTO. Đây là một trong những việc làm bẩn thỉu và đê tiện
nhất trong lịch sử kinh tế thế giới. Cái chủ nghĩa con buôn và chủ nghĩa bảo hộ
Trung Quốc cần phải bị chặn lại. Nếu chúng ta không làm điều này, thì chờ tới
khi nào?
Nếu không phải là nước Mỹ, thì quốc gia nào sẽ làm? Như cố Thủ
tướng Winston Churchill 10 đã từng nói: “Có thể tin là người Mỹ luôn tìm ra
cách để làm cái gì đó đúng đắn, sau khi họ vắt cạn hết các giải pháp khác”.
Chúng ta cũng đã đến mức này rồi.
Chương 5
5-Chết bởi thao túng tiền tệ: ngọa hổ, công long
Công nhân Mỹ có thể cạnh tranh hiệu quả trên từng đồng đô-la một
với công nhân Trung Quốc. Họ chỉ không thể cạnh tranh khi tỉ giá đô-la với
đồng nhân dân tệ bị thao túng.
- Eric Lotke, Chiến dịch
vì tương lai nước Mỹ
Nếu tiền là căn nguyên của mọi xấu xa, thì sự thao túng của Trung
Quốc đối với đồng nhân dân tệ là gốc rễ sâu xa của mọi lệch lạc trong quan hệ
thương mại Mỹ-Trung. Trong hơn một thập kỷ, thâm hụt mậu dịch kinh niên của Mỹ
với Trung Quốc đã làm chậm đáng kể tỉ lệ tăng trưởng kinh tế và đẩy tỉ lệ thất
nghiệp Mỹ vọt cao. Trung Quốc đã không thể tiếp tục hút cạn sinh lực của kinh
tế Mỹ nếu như thiếu những chiếc răng nanh của thao túng tiền tệ.
Trung Quốc thao túng tiền tệ bằng cách cố tình “neo” nhân dân tệ
với đô-la Mỹ ở một tỉ giá sâu dưới giá trị thật. Để hiểu tại sao điều này lại
phá hoại kinh tế Mỹ, điều cốt yếu cần hiểu là kinh tế bất kỳ quốc gia nào cũng
đều chỉ phụ thuộc vào bốn yếu tố: mức tiêu dùng, mức đầu tư kinh doanh, chi
tiêu chính phủ và “cán cân xuất nhập khẩu”.
Động lực tăng trưởng sau cùng – cán cân xuất nhập khẩu – là quan
trọng nhất khi bàn về thao túng tiền tệ, vì nó đo lường sự chênh lệch khi đem
tổng doanh số chúng ta xuất khẩu ra thế giới trừ đi doanh số nhập khẩu. Nhận
xét đặc biệt dưới đây nhấn mạnh vai trò thiết yếu của cán cân xuất nhập khẩu lên
nền kinh tế:
Khi nước Mỹ chịu thâm hụt triền miên với Trung Quốc, một số phần
trăm tăng trưởng kinh tế quan trọng bị bào mòn. Tỉ lệ tăng trưởng bị chậm lại
này đến lượt nó lại kéo giảm số công ăn việc làm được tạo ra.
Dĩ nhiên, khi kinh tế Mỹ chịu đựng mức tăng trưởng kém và thất
nghiệp cao thì ở đầu
bên kia, Trung Quốc là
người hưởng lợi. Con rồng Trung Quốc tăng trưởng mạnh, trong khi nước Mỹ suy thoái.
Ngày một già cỗi hơn, chìm sâu hơn trong nợ nần và chậm hơn trong tăng trưởng
Vậy thì thâm hụt mậu dịch của chúng ta với Trung Quốc lớn đến mức
nào? Bao nhiêu việc làm đã mất vì “sự lệ thuộc nhập khẩu từ Trung Quốc”? Và tại
sao thao túng tiền tệ là lý do chính yếu khiến Hoa Kỳ không thể cải thiện đáng
kể thâm hụt mậu dịch? Chỉ có hiểu rõ các câu trả lời mới giúp chúng ta thoát
khỏi cái bẫy của thao túng tiền tệ Trung Quốc. Hãy bắt đầu với quy mô thâm hụt
mậu dịch của Mỹ.
Xét về con số tuyệt đối,
Hoa Kỳ nhập khẩu nhiều
hơn xuất khẩu với Trung Quốc gần 1 tỷ đô- la mỗi ngày. Đây không phải lỗi đánh
máy, hàng tỷ chứ không phải hàng triệu.
Còn xét về con số tương đối, mức thâm thủng cũng đem lại sự kinh
ngạc không kém. Trung Quốc chiếm đến khoảng một nửa mức thâm hụt thương mại về
hàng hóa của Mỹ và tròn 75% khi loại bỏ doanh số nhập khẩu dầu mỏ ra khỏi phép
tính. Như vậy, suy luận lô-gích từ các thống kê này là:
Nếu Hoa Kỳ muốn giảm mức thâm hụt mậu dịch, nhằm cải thiện tỉ lệ
tăng trưởng và tạo thêm công ăn việc làm, nơi tốt nhất để bắt đầu chính là cải
cách tiền tệ với Trung Quốc.
Tương tự, tầm ảnh hưởng thực tế của việc lệ thuộc nhập khẩu từ
Trung Quốc lên mức tăng trưởng và tỉ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ cũng làm chúng
ta giật mình. Cả thập kỷ vừa qua, mức thâm thủng với Trung Quốc đã lấy mất gần
nửa phần trăm tăng trưởng GDP hàng năm của chúng ta. Trong khi con số trông có
vẻ không lớn, nhưng nửa phần trăm này đã có tác động tích lũy làm kinh tế nước
Mỹ không thể cung cấp hàng triệu việc làm. Giả sử ngay bây giờ, nếu chúng ta có
được số lượng việc làm này, cộng thêm hàng triệu công việc trong khu vực sản xuất không
bị hủy hoại do các thủ đoạn thương mại bất công khác của Trung Quốc, chúng ta
sẽ không phải thấy những hàng người thất nghiệp rồng rắn quanh các tòa nhà
chính phủ, những khu nhà khóa cửa im ỉm chờ bị tịch thu, và những công xưởng
trống trơn đầy cỏ dại ở Mỹ. Thay vào đó, chúng ta hẳn đang bon bon tiến về phía
trước.
Như một lưu ý bên lề, những số liệu gây choáng này luôn nhắc chúng
ta câu chuyện về Willie Sutton, tay cướp nhà băng khét tiếng. Khi Sutton được
hỏi tại sao lại cướp ngân hàng, hắn đã có câu trả lời nổi tiếng, “bởi vì ở đó
có tiền”. Cũng giống như nhà băng là nơi có tiền, thao túng tiền tệ của Trung
Quốc là nơi chúng ta nên kỳ vọng nhất để giảm thâm hụt thương mại và lấy lại
phong độ tăng trưởng vững chãi cho nền kinh tế.
Những thời khắc khó khăn của Hoa Kỳ do chính sách neo cứng tỉ giá của Trung Quốc
Như vậy, Trung Quốc đã làm thế nào để thao túng tiền tệ? Họ đã
thực hiện điều này hữu hiệu bằng chính sách neo cứng đồng nhân dân tệ với đồng
đô-la ở một tỉ quá thấp dưới giá trị thực: khoảng 6 tệ ăn 1 đô-la. Đồng tệ siêu
rẻ này đến lượt nó trở thành một thứ trợ cấp hấp dẫn cho các nhà xuất khẩu
Trung Quốc, trong khi lại là thứ thuế nặng đánh lên hàng xuất khẩu của Mỹ. Kết
cục của chính sách thao túng đồng tiền này, song hành cùng các thủ đoạn thương
mại bất công khác như đã được đề cập, đã gây nên căn bệnh thâm thủng mậu dịch
mãn tính của Hoa Kỳ mà chúng ta đã mổ xẻ, phân tích ở trên.
Còn đây là chìa khóa cho vấn đề thâm hụt: sự bất cân xứng mậu dịch
Mỹ-Trung sẽ không bao giờ tồn tại trong thế
giới thương mại tự do, khi mà Trung Quốc thả nổi tự do đồng tiền của mình cũng
như bao đồng tiền thả nổi khác trên thế giới như yên Nhật, real Bra-xin, franc
Thụy Sỹ, ru-pi Ấn Độ, và đô-la Mỹ.
Trong một thế giới tự do mậu dịch đặc trưng bởi các tỉ giá được
thả nổi hoàn toàn, sự bất cân xứng thương mại Mỹ-Trung sẽ không bao giờ hiện
diện, bởi vì khi mức thâm hụt tăng lên, giá trị đồng đô-la sẽ giảm tương đối
với đồng tệ. Khi đô-la rớt giá, hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc sẽ
tăng lên, hàng nhập từ Trung Quốc sẽ giảm, và mậu dịch sẽ quay về vị trí cân
bằng.
Tuy nhiên, bằng cách neo
đồng tệ vào đồng đô-la, một Trung Quốc bảo hộ đã làm đảo lộn tiến trình điều
chỉnh thương mại tự nhiên này, thậm chí nó còn làm suy yếu cơ cấu mậu dịch tự
do toàn cầu vốn dựa trên triển vọng các bên cùng có lợi.
Con Rồng có móng vuốt hạt nhân tuyên chiến kiểu mới
Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu một chiến dịch hiệp đồng tung ra
các răn đe kinh tế chống lại Hoa Kỳ, ngụ ý rằng họ có thể thanh lý số trái
phiếu Mỹ khổng lồ họ đang nắm giữ, nếu Washington áp đặt các trừng phạt mậu dịch… Được mô tả như là “phương án chiến tranh
hạt nhân” trên báo chí nhà nước của Trung Quốc, hành động đó có
thể kích hoạt một cuộc sụp đổ đồng đô-la… Nó cũng làm lãi suất trái phiếu chính
phủ Mỹ tăng vọt, làm chao đảo thị trường
nhà đất và có lẽ sẽ đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ vào suy thoái.
- Báo Bưu điện Luân Đôn
Thật là tồi tệ khi mà chính sách thao túng tiền tệ của Trung Quốc
đã đẩy kinh tế Hoa Kỳ mắc kẹt ở tốc độ chậm trong khi hủy diệt hàng triệu công
ăn việc làm. Còn tồi tệ hơn nữa, “cái chết đến từ thao túng tiền tệ” này lại đe
dọa kéo theo “cái chết của chủ quyền chính trị Hoa Kỳ”. Tâm điểm của vấn đề là
các đe dọa mà những kẻ diều hâu đang điều hành Ngân hàng Trung ương Trung Quốc
đưa ra. Chúng gọi đó là “phương án chiến tranh hạt nhân tài chính”, và nó bao
hàm cả chuyện sử dụng dự trữ ngoại hối khổng lồ của Trung Quốc để làm bất ổn
các ngân hàng Mỹ, thị trường chứng khoán, và thị trường trái phiếu.
Để hiểu mối đe dọa của Trung Quốc “đánh gục gã khổng lồ” trên
phương diện hệ thống tài chính là đáng tin đến mức nào,
sẽ có ích nếu chúng tôi mô tả chi tiết hơn cách Trung Quốc thao túng tiền tệ.
Quá trình này bắt đầu khi bạn hay tôi bước vào một cửa hàng như Walmart chẳng
hạn và mua một sản phẩm Trung Quốc, sau đó các đồng đô-la này sẽ được di chuyển
vượt đại dương. Lúc này, để duy trì chính sách neo chặt đô-la với đồng tệ,
Trung Quốc phải nhanh chóng hồi chuyển “số đô-la Walmart” đó của chúng ta quay
trở lại Mỹ bằng cách mua tài sản tài chính như trái phiếu chính phủ
Mỹ, bất động sản Mỹ, hay các công ty Mỹ; nếu không, áp lực tăng giá sẽ được đặt
lên đồng tệ.
Bây giờ là câu chuyện đáng quan tâm nhất về thủ thuật thao túng
tiền tệ: trước khi chính phủ Trung Quốc có thể hồi chuyển bất cứ đồng đô-la
Walmart nào của chúng ta, họ phải giành quyền kiểm soát những đô-la này từ tay
những nhà xuất khẩu Trung Quốc. Điều này đòi hỏi một quá trình xoay vòng được
gọi là “trung hòa tiền tệ”.
Để trung hòa những đồng đô-la Walmart của chúng ta ra khỏi thị
trường nội địa, chính phủ Trung Quốc ép các nhà xuất khẩu trong nước phải mua
trái phiếu chính phủ Trung Quốc định giá bằng đô-la Mỹ. Đổi lại việc giao nộp
những tờ giấy bạc Mỹ, các nhà xuất khẩu được nhận lãi suất khoảng 4% trên các trái phiếu trung hòa tiền này. Kế tiếp,
chính phủ Trung Quốc xoay vòng và tái đầu tư những tờ đô-la này vào trái phiếu
chính phủ Hoa Kỳ với lãi suất thấp hơn 2%.
Trung Quốc do đó mất 2% hay nhiều hơn về lãi suất cho mỗi đô-la Mỹ
được trung hòa, và khoản lỗ lã này lên đến hàng
tỷ đô-la.
Câu hỏi là tại sao Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẵn sàng gánh
khoản lỗ khổng lồ như vậy? Câu trả lời là bởi vì đảng Cộng sản Trung Quốc quan
tâm nhiều hơn đến việc tạo công ăn việc làm để duy trì sự ổn định chính trị và
sự toàn trị đất nước so với việc kiếm tiền thực tế. Đó là một trong những điều
khác biệt lớn giữa chủ nghĩa tư bản Mỹ thực dụng và chủ nghĩa tư bản nhà nước
Trung Quốc đã bị bóp méo qua chủ trương “lợi mình – hại người”. Và đừng bao giờ
nghi ngờ rằng trong quá trình thao túng tiền tệ có tổng bằng không này, rất
nhiều công ăn việc làm mà Trung Quốc lấy được sẽ bằng đúng số việc làm bị mất
đi tại Hoa Kỳ.
Trên thực tế, quá trình thao túng tiền tệ này đã tích lũy được một
quỹ dự trữ ngoại hối trên hai nghìn tỷ đô-la Mỹ do Ngân hàng Nhân dân Trung
Quốc nắm giữ, mà nay đã nghiễm nhiên trở thành một ngân hàng cho vay cầm cố của
người Mỹ. Để hiểu hết ý nghĩa con số gây sốc này, chúng ta nên biết nó còn lớn
hơn tổng sản phẩm quốc dân của Ấn Độ hay Canada, và gần bằng nếu so với nước
Anh. Nó cũng lớn hơn GDP của cả ba nước Hàn Quốc, Mexico, và Ireland gộp lại!
Con số khổng lồ này cũng có nghĩa rằng: Trung Quốc có thể đem quỹ
dự trữ ngoại hối của họ mua quyền kiểm soát trong tất cả công ty lớn của Mỹ có
niêm yết trên danh sách chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones, gồm cả những
gã khổng lồ như Microsoft, Exxon, và Walmart, rồi tiền còn dư lại vẫn đủ để mua
cổ phần đa số của Apple, Intel, và Ford. Chính xác là sự tích lũy khổng lồ quỹ
dự trữ ngoại hối bằng đô-la Mỹ cho phép đảng Cộng sản Trung Quốc có cơ sở đe
dọa “tấn công hạt nhân” hệ thống tài chính Hoa Kỳ. Như He Fan thuộc Viện Khoa
học xã hội Trung Quốc đã nói khi đe dọa sử dụng “phương án tấn công hạt nhân”
về tài chính, rằng nếu giả sử Trung Quốc bắt đầu bán tháo đô-la, “sự rớt giá
thê thảm của đồng đô-la sẽ xảy ra”.
Và như trích dẫn ở đầu
chương đã khéo léo mô tả, sự sụp đổ đồng đô-la “sẽ làm lãi suất trái phiếu Mỹ
tăng vọt, làm chao đảo thị trường nhà đất và có lẽ sẽ đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ
vào suy thoái”.
Trong thực tế đã có bằng chứng rõ cho thấy một chú Sam khúm núm
bắt đầu dâng hiến cho Trung Quốc ít nhất một vài chủ quyền chính trị của Mỹ do
nguy cơ có thực của phương án tấn công hạt nhân tài chính từ phía Trung Quốc.
Thực vậy, lúc này bất cứ khi nào mà Nhà Trắng, Quốc hội hay Đại diện Thương mại
Hoa Kỳ lên tiếng đòi xóa bỏ các thủ đoạn thương mại bất công, Trung Quốc liền
bắn một phát hỏa tiễn bằng cách đe dọa bán tháo – và trong vài trường hợp có
bán tháo thật – dự trữ đồng đô-la. Thực tế, sự tồn tại của mối “đe dọa hạt nhân
tài chính” giải thích phần lớn hành vi rụt rè kinh niên đối với Trung Quốc của
mấy đời Bộ trưởng Tài chính thập niên vừa qua, từ Hank Paulson dưới thời Bush
cho đến Timothy Geithner dưới thời Obama.
Hãy vui lòng hiểu rõ điều này: với thời gian, sẽ cực kỳ ngây thơ
cho bất kỳ người Mỹ nào nghĩ rằng chính sách “tống tiền đồng bạc xanh” của
Trung Quốc chỉ hạn chế trong các vấn đề mậu dịch. Một lúc nào đó, các quan chức
Trung Quốc có thể sử dụng vũ khí này trên bất cứ vấn đề nào thuộc một số đề tài
địa chính trị: từ chuyến thăm Nhà Trắng của Đạt Lai Lạt Ma, thương vụ bán vũ
khí cho Ấn Độ cho đến mối xung đột dai dẳng trên bán đảo Triều Tiên, cũng như
chuyện nhạy cảm Hoa Kỳ ủng hộ Đài Loan.
Trung Quốc, ngài có thể dành cho chúng tôi tỷ tỷ đô?
Sự thao túng tiền tệ của Trung Quốc không chỉ
làm mất mát chủ quyền chính trị của Mỹ. Nó còn làm người
Mỹ tự sa vào “cái chết từ sự tiêu hoang”. Hãy nhớ: trong quá trình thao túng
tiền tệ, chính phủ Trung Quốc phải duy trì cái neo giữa đồng tệ và đô-la, chủ yếu bằng cách
mua trái phiếu chính phủ Mỹ. Bằng cách này, người cho vay đến từ Trung Quốc đã
giúp các chính khách Hoa Kỳ tài trợ cho mức thâm hụt ngân sách khổng lồ.
Sự kiện Trung Quốc giúp chúng ta tài trợ các chương trình, như
chương trình kích thích tài chính hàng loạt của Hoa Kỳ, cũng như cám dỗ về việc
in tiền dễ dàng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ không phải là một sự chua chát bình
thường. Sau rốt, phần lớn bởi vì mức thâm hụt hút máu với Trung Quốc mà các
chính khách Mỹ cảm thấy họ cần tiếp tục mồi nước cho cỗ máy bơm kinh tế bằng
các chi tiêu thâm thủng, thậm chí cả khi chúng ta tiếp tục lún ngày một sâu vào
nợ nần với một chế độ chuyên chế, bòn rút cạn kiệt từ các nhượng bộ của Mỹ.
Thực tế, toàn bộ quá trình đáng buồn này mà trong đó Trung Quốc
đóng vai người cho vay thế chấp của nước Mỹ, là một phần của cuộc “mặc cả với
Quỷ” mà Tổng thống Barrack Obama đã mắc phải ngay từ lúc nhậm chức và quên lời
hứa sẽ mạnh tay với chủ nghĩa con buôn Trung Quốc. Ở đây, chúng ta cần nhớ rõ
rằng trong chiến dịch tranh cử 2008, tại các bang công nghiệp chủ chốt vẫn còn
đang do dự như Illinois, Michigan, Ohio, và Pennsylvania, ứng cử viên tổng thống Barack Obama đã hứa đi hứa lại rằng sẽ chấm dứt các thủ đoạn
thương mại không công bằng của Trung Quốc.
Nhưng từ khi nhậm chức, Bộ Tài chính của Tổng thống Obama, dẫn đầu
bởi Timothy Geithner như đã đề cập ở trên, đã từ chối nhiều lần việc quy tội
Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ. Đáng tiếc là, chính một lời quy tội
như vậy sẽ cho phép Hoa Kỳ áp đặt các nghĩa vụ bồi hoàn thích hợp, nhằm loại bỏ
một trong các vũ khí quan trọng nhất của chủ nghĩa con buôn
Trung Quốc. Nhưng thay cho việc thực thi lời hứa khi tranh cử,
Tổng thống Obama đã chọn một cuộc mặc cả nguy hiểm với Quỷ: “Ngài, Trung Quốc,
hãy tiếp tục mua trái phiếu của chúng tôi, đổi lại chúng tôi sẽ không áp dụng
bất kỳ hành động nào đáng kể để cải cách mậu dịch”. Bằng cách này, Tổng thống
đã sai lầm khi đặt chính trị và nhu cầu tài chính trước mắt của nội các ông ta
lên trên triển vọng phục hồi kinh tế dài hạn của Hoa Kỳ. Đây là sai lầm chết
người, bởi vì cho dù có mượn bao nhiêu nghìn tỷ “đô-la Walmart” từ Trung Quốc
để ném vào nền kinh tế Mỹ, những đồng tiền kích thích này cũng sẽ không tạo nên
khác biệt, cho đến khi nào chúng ta đạt được cải cách tiền tệ tích cực với
Trung Quốc.
Hoa Kỳ mắc kẹt trong thang máy kinh tế toàn cầu
Chúng tôi chán rồi. Chính sách con buôn của Trung Quốc đã làm
thương tổn phần còn lại của thế giới, không chỉ mỗi nước Mỹ. Nó gây nên một
cuộc suy thoái toàn cầu. Trung Quốc muốn được đối xử như một quốc gia đang phát
triển, nhưng họ là một gã khổng lồ, là nhà xuất khẩu hàng đầu của thế giới.
- Thượng Nghị sĩ Lindsay
Graham (đảng Cộng hòa – bang Nam Carolina)
Quan sát từ trên cao 10.000 mét, việc thao túng tiền tệ của Trung
Quốc không chỉ làm tổn hại kinh tế Mỹ. Nó đe dọa xé tan toàn bộ cấu trúc kinh
tế toàn cầu và cơ cấu tự do mậu dịch. Vấn đề là ở chỗ: bất cứ khi nào đồng
đô-la giảm so với các loại tiền tệ khác như euro, real, won, hay yên – chuyện
bây giờ xảy ra thường xuyên – thì đồng tệ cũng rớt giá theo nó. Đến lượt nó,
việc rớt giá của nhân dân tệ so với các đồng tiền khác lại cung cấp cho con
buôn Trung Quốc một mũi dùi sắc bén hơn chống lại các đối thủ cạnh tranh khắp
thế giới, từ châu Âu và Braxin cho đến Nhật Bản và Hàn Quốc. Hệ lụy là nhu cầu
xuất khẩu suy giảm đã dẫn châu Âu vào cơn vật vờ kinh tế, cũng như kéo dài thêm
sự tăng trưởng uể oải của Nhật Bản vốn đã lê thê cả chục năm nay. Trong khi đó,
lạm phát chồm lên ở các quốc gia như Úc và Braxin, do các dòng tiền nóng đầu cơ
đổ vào và do sự tăng giá nguyên liệu cơ bản mà có thể truy ngược trực tiếp là
do đồng tệ được định giá thấp.
Qua tất cả các điều này – và bất chấp các lời kêu gọi lặp đi lặp
lại từ các định chế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới – Trung Quốc
đã áp dụng các biện pháp cứng rắn nhất có thể để chống lại cải tổ. Đường lối
cứng rắn này xuất phát ngay từ cấp lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc; như một
câu ngạn ngữ nói: “cá ươn từ đầu xuống”.
Ví dụ, hãy xét câu trả lời đầy ngờ vực của Thủ tướng Ôn Gia Bảo
trước áp lực đòi định giá lại đồng tệ của các thành viên khác trong khối G-20.
Thủ tướng Ôn nói: ”Trước tiên, tôi không nghĩ đồng tệ được định giá thấp”. Đúng
đấy, ngài Ôn, cũng như không khí ở Bắc Kinh thì trong lành, người Tây Tạng mong muốn
là một phần của Trung Quốc, người dân được phát biểu tự do ở Thượng Hải, và phi
thuyền thăm dò Mặt Trăng của Trung Quốc cho thấy chị Hằng được tạo ra từ phó
mát Thụy Sĩ.
Trong thực tế, với các kiểu trả lời vô lý như vậy trước áp lực
quốc tế của các lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc, thật khó để nói việc chối bỏ
mình đang thao túng tiền tệ của Trung Quốc là giống với bi kịch Shakespear hay
hài kịch của Molière. Sau cùng, trong số các quốc gia hưởng lợi từ một đồng
nhân dân tệ mạnh hơn, Trung Quốc là nước hưởng lợi nhất.
Đầu tiên, một đồng tệ mạnh lên sẽ khắc phục lạm phát đang gia tăng
nhanh chóng ở Trung Quốc, vì một đồng tệ mạnh sẽ hạ nhiệt giá dầu, nguyên liệu,
và vô số chi phí đầu vào mà Trung Quốc cần để vận hành các nhà máy. Như một
phần thưởng chống lạm phát quan trọng, một đồng tệ mạnh cũng nhanh chóng chặn
đứng các dòng tiền nóng đầu cơ đang thổi phồng cả thị trường chứng khoán và
bong bóng nhà đất Trung Quốc.
Điều quan trọng nhất là đồng tệ mạnh sẽ cải thiện đáng kể sức mua
của người tiêu dùng nghèo khó ở Trung Quốc. Bằng cách này, cải cách tiền tệ sẽ
làm Trung Quốc ít phụ thuộc hơn nhiều vào mức xuất khẩu ra thị
trường thế giới – một điểm yếu được mô tả như gót chân Achilles của mô hình
tăng trưởng Trung Quốc.
Không may, các lãnh đạo Trung Quốc từ chối chấp nhận lý lẽ thuyết
phục của thông điệp này. Thay vào đó, họ bảo vệ quan điểm không khoan nhượng
bằng tuyên bố rằng đồng tệ mạnh lên sẽ hủy hoại nền kinh tế Trung
Quốc do xuất khẩu sẽ
giảm mạnh. Nhưng đó cũng là một cách khác để nói phương thức duy nhất
giữ Trung Quốc tiếp tục phát triển là bằng cách làm nghèo đi phần còn lại của
thế giới. Đây cũng rất có thể là thông điệp cho thấy một trong những mục tiêu
quân sự và chiến lược lâu dài của Trung Quốc chính là làm nghèo phần còn lại
của thế giới và đặc biệt là làm suy nhược nền kinh tế và nền tảng sản xuất của
Mỹ.
Chương 6 tập 1
6- Chết bởi những doanh nghiệp Mỹ phản bội: Khi màu xanh đô la che lấp màu cờ Mỹ
General Electric có kế hoạch ném hơn 2 tỉ USD vào Trung Quốc từ
nay đến 2012. Tập đoàn này tiếp tục chuyển các nhà máy từ Mỹ sang Trung Quốc và
tạo ra hơn 1000 việc làm mới… Tháng vừa rồi, GE đã quyết định đóng cửa nhà máy
bóng đèn tại Virgina và chuyển 200 việc làm đó đến Trung Quốc. —London’s Daily Mail
Không có danh dự trong đám trộm cắp – và không có lòng yêu nước
trong các công ty Mỹ. Đó là thông điệp rất rõ ràng mà các
công ty như General Electric, Caterpillar, và Evergreen Solar đang chuyển đến
người dân Mỹ trong những ngày này, bằng hành động đóng cửa các nhà máy già cỗi
tại Hoa Kỳ và khai trương các nhà máy sáng bóng,
công nghệ hiện đại nhất tại vùng đất của Rồng. Bằng cách tháo
chạy qua Trung Quốc, những con chuột
Lemmut phản bội này không những đẩy đất nước của họ đến bên bờ vực thẳm mà còn
ký vào một bản cáo tử cho chính công ty họ. Trước kia đâu có vậy.
Đầu thế kỷ này, khi Trung Quốc lần đầu tiên gia nhập tổ chức
thương mại thế giới WTO và bắt đầu mang tư tưởng con buôn tấn công vào nền tảng
sản xuất của Hoa Kỳ, các giám đốc doanh nghiệp Hoa Kỳ đã chung vai sát cánh cùng công
nhân phản đối mạnh mẽ các điều khoản thương mại không công bằng của Trung Quốc.
Tuy nhiên,
những lời cảnh cáo
nghiêm khắc đó của liên minh doanh nghiệp – người lao động đã rơi vào các lỗ
tai điếc trong bộ máy Nhà Trắng có tư tưởng cứng nhắc dưới
thời ông Bush, những kẻ không phân biệt được sự khác biệt nghiêm trọng
giữa thương mại tự do có lợi cho tất cả và thương mại bất công chỉ có lợi
cho Trung Quốc.
Bây giờ, một thập kỷ sau, liên minh giữa những doanh nghiệp và lao
động Hoa Kỳ đã chết giống như những người đấu tranh vì dân chủ trên quảng
trường Thiên An Môn. Trong bài toán chính trị mới,
với mỗi việc làm của người Mỹ và mỗi nhà máy được chuyển sang Trung Quốc, những
tổ chức mệnh danh “Mỹ” như Bàn tròn Kinh doanh, Hiệp hội Quốc gia các nhà chế
tạo, và Phòng Thương mại Hoa Kỳ cũng bị biến từ các nhà phê bình gay gắt thành
những kẻ biện hộ ngoan ngoãn cho
một nước Trung Quốc mang tư tưởng con buôn và bảo hộ mặc sức làm gì thì làm với
kinh tế Mỹ và công nhân Mỹ.
Cái trớ trêu trong sự phản bội của các doanh nghiệp Mỹ là ở chỗ:
trong quá trình giúp đỡ Trung Quốc tàn phá nền tảng sản xuất của nước Mỹ, đa số
các doanh nghiệp phản bội này cũng đang tàn phá tương lai của chính công ty
mình. Họ đang làm như vậy bằng cách dâng hiến cho Trung Quốc không chỉ những
công nghệ hiện tại mà còn cả khả năng sáng tạo ra công nghệ mới.
Để hiểu vấn đề tại sao lại như vậy, tại sao nhiều giám đốc doanh
nghiệp Mỹ sẵn lòng để cho sự tôn thờ đồng đô la xanh che khuất mầu cờ đỏ trắng
xanh của nước Mỹ, trước hết chúng ta phải hiểu và phân tích “Ba làn sóng chuyển
dịch ra nước ngoài” mô tả đặc tính của cuộc di tản hàng triệu việc làm từ Mỹ
sang Trung Quốc.
Làn sóng chuyển dịch thứ nhất: Công xưởng Trung Quốc thức dậy
Làn sóng chuyển dịch ra nước ngoài đầu tiên bắt đầu chậm rãi ngay
sau khi Đảng cộng Sản mở cửa “Thiên Đường Nhân công” của Trung
Quốc cho phương Tây vào năm 1978. Nó
được biết đến với tên gọi “Cải cách theo thị trường”, tước bỏ một cách hữu hiệu
các lợi ích về y tế và hưu trí đi cùng quyền lợi về điều kiện
an toàn lao động và thu nhập tương đối khá khỏi tay công nhân – trong khi vẫn
duy trì sự thống trị trớ trêu đối với nền kinh tế Trung Quốc của các công ty
nhà nước và các nhà hoạch định trung
ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Không phải ngẫu nhiên mà trong vài thập kỷ,
các công ty phương Tây như Mattel, Reebok, và Schwinn bắt đầu sản xuất ra
ngày càng nhiều các sản
phẩm giá trị thấp, thâm dụng lao động như đồ chơi, giày thể thao, xe đạp – bằng
nhân công giá rẻ của Trung Quốc.
Chính trong làn sóng chuyển dịch này, mô hình hợp đồng lao động
khắc khổ phổ biến ở Trung Quốc ngày nay đã được hoàn thiện. Trong các công
xưởng, các nam
nữ thanh niên trẻ (và
không ít trẻ em) mới từ nông
thôn ra, ký các hợp đồng ràng buộc hà khắc mà họ không đủ trình độ để hiểu. Họ
làm việc vai kề vai trong các xưởng máy đông nghẹt, nóng, và dơ bẩn, từ 12 đến 16 giờ một ngày. Họ ăn và ngủ trong các khu ký túc xá chật chội
thường bị chắn bởi song sắt cửa sổ hoặc vây bởi hàng rào trong khu vực công ty. Nếu họ cố trốn thoát, họ
sẽ bị đánh đập. Nếu họ định tổ chức đình công, họ sẽ bị đánh đập và sau đó sa
thải.
Đó thật sự là những nô lệ lao động thời hiện đại, làm việc chỉ với
40 xu 1 giờ nhưng vẫn làm ra các đồ chơi cho trẻ con chúng ta hài lòng, đúc
những đế giày đẩy bước chúng ta đang đi, và may những chiếc áo chúng ta đang
mặc. Một sự thật đau khổ trong chuỗi dây xích vô tận ràng buộc những người nhân công này với “Thế
giới Dickens kiểu Trung Quốc”, là nhiều người vẫn thấy hạnh phúc hơn trong sự
nghiệt ngã đó, bởi vì dù các công xưởng của Rồng có tồi tệ đến đâu, chúng vẫn còn hơn
cuộc sống của người nông dân nghèo.
Làn sóng thứ hai: Nếu bạn không thể đánh bại được họ thì hãy theo
họ
Làn sóng thứ hai bắt đầu ngay khi Trung Quốc tham gia vào Tổ chức
Thương mại thế giới năm 2001 và bắt đầu tấn công trực diện vào nền tảng sản
xuất Mỹ bằng “Vũ khí hủy diệt việc làm” như trợ cấp xuất
khẩu bất hợp pháp và thao túng tiền tệ. Trong vòng
vây của các nhà máy Trung Quốc, ngày càng nhiều giám đốc doanh nghiệp
Mỹ nhận ra rằng: nếu tận
dụng ưu thế mạng lưới trợ cấp bất hợp pháp tinh vi cho hàng xuất khẩu, họ có
thể sản xuất giá rẻ hơn trên đất Trung Quốc so
với Mỹ, và nếu họ không làm thì các đối thủ của họ chắc chắn sẽ làm. Các doanh
nghiệp Mỹ nhận ra sự thật trong
câu nói nổi tiếng “ Nếu bạn không đánh bại được Trung Quốc, hãy theo họ”. Ngay
sau đó, làn sóng chuyển dịch thứ hai mạnh lên thành Tsunami. Rất quan trọng để nhấn mạnh rằng trong làn sóng thứ hai này, mục tiêu
cơ bản của các nhà kinh doanh Mỹ không phải là bán hàng cho 1,3 tỉ người tiêu
dùng nghèo đói tại thị trường Trung Quốc. Đó là sản xuất để xuất khẩu ra phần
còn lại của thế giới – bao gồm bán ngược lại cho nước Mỹ. Một điều rõ như
pha lê ở đây là, các giám đốc kinh doanh Mỹ tin rằng cái mà họ tận dụng được
trong làn sóng này không chỉ là nhân công rẻ mạt (một vài
nước như Bangladesh,Campuchia và Việt
Nam cũng có nhiều lao động rẻ). Mà họ bị cám dỗ bởi những thủ đoạn thương mại không công bằng,
điều khoản môi trường,
an toàn lao động lỏng
lẻo, và chế độ trợ cấp xuất khẩu giả tạo. Nếu chính phủ Mỹ không xóa bỏ các thủ
đoạn thương mại không công bằng của Trung Quốc (bộ máy của Bush có những nỗ lực
quý giá nhưng nhỏ bé trong cuộc phong tỏa
này), thì ít ra là các cổ đông, giám đốc kinh doanh (không phải cả công nhân)
của các công ty này vẫn thấy có lợi khi dịch chuyển sản xuất của họ đến Trung
Quốc.
Làn sóng thứ ba: Ảo tưởng lớn về 1,3 tỉ người tiêu dùng
Làn sóng thứ ba và nguy hiểm nhất về quy mô trong chuyển dịch ra nước ngoài của Mỹ hiện đang xảy ra. Nó được kết hợp
bởi một phần nhân công rẻ trong làn sóng thứ nhất và một phần lòng tham về lợi
thế sản xuất tại Trung Quốc trong làn sóng thứ hai. Nhưng xa hơn trong sự thúc
đẩy đầy ma lực trong làn sóng thứ ba là ảo tưởng của các nhà điều hành doanh
nghiệp Mỹ về cơ hội lớn sắp đến với họ trong khả năng tiếp cận 1,3 tỉ người
tiêu dùng đang cư ngụ tại nước đông dân nhất thế giới này. Làn sóng này rõ ràng
là nguy hiểm nhất bởi vì nó bị dẫn dắt bởi ảo tưởng là phần lớn ngưới tiêu dùng
Trung Quốc có khả năng mua sắm thích hợp để thúc đẩy thị trường – trong khi thực
tế là rất nhiều người nghèo đói.
Làn sóng dịch chuyển nguy hiểm này yêu cầu các doanh
nghiệp Mỹ muốn bán hàng
vào Trung Quốc phải chấp nhận ba điều khoản bảo hộ trong chính sách “Sáng tạo
bản địa” của Trung Quốc.
Điều kiện bảo hộ thứ nhất yêu cầu sở hữu thiểu số; các công ty Mỹ
phải liên doanh với đối tác Trung Quốc và sở hữu không quá 49%
doanh nghiệp. Rõ ràng là, điều khoản này làm công ty Mỹ mất quyền kiểm soát
doanh nghiệp. Sau đó là, điều kiện này cho phép đối tác sở hữu đa số (thường là
các công ty nhà nước) quyền được truy xuất bất cứ thông tin nào của liên doanh,
bao gồm các bí mật thương mại.
Điều khoản bảo hộ thứ hai là một trong những vi phạm trắng trợn
của Trung Quốc về quy định tự do thương mại; điều khoản này yêu cầu bắt buộc chuyển giao công nghệ. Có nghĩa là các công ty Mỹ bắt buộc
giao nộp sở hữu trí tuệ cho các đối tác Trung Quốc như một điều kiện để gia
nhập thị trường. Hiệu quả thực của điều khoản này là tạo sự thuận tiện cho việc
phổ biến nhiều công nghệ khác nhau không chỉ trực tiếp đến các
đối tác Trung Quốc mà
còn tới chính phủ Trung Quốc và các đối thủ
Trung Quốc tiềm tàng khác. Với việc đầu hàng chấp nhận điều kiện này, trong thực
tế, các công ty phương Tây đã tự tạo ra các đối thủ cạnh tranh ở Trung Quốc chỉ
trong nháy mắt.
Điều khoản thứ ba là bàn tay con buôn trong trong cái vỏ bọc bảo
hộ của điều khoản thứ hai bắt buộc chuyển giao công nghệ. Nó cũng bắt buộc xuất khẩu các cơ sở nghiên cứu và phát triển của phương Tây vào Trung Quốc – thêm một vi phạm nghiêm trọng nữa về quy định
tự do thương mại của WTO. Đây là nhát cắt tàn nhẫn nhất, tương đương với bán ngô giống của
Mỹ. Như tất cả các nhà kinh tế nói, chính nghiên cứu và phát triển tạo ra
sự sáng tạo công nghệ cần thiết để tạo ra việc làm mới. Nếu nghiên cứu và phát
triển đó và sự sáng tạo đó xảy ra tại mảnh đất Trung Quốc mà không phải tại Mỹ,
bạn đoán xem nước nào sẽ gặt hái được miếng to, ngon nhất trong cái bánh tạo ra
việc làm mới?
Đến đây đã quá rõ tại sao các công ty Mỹ nào
đầu hàng ba điều khoản bảo hộ của chính sách sáng tạo
bản địa sẽ đảm bảo hủy hoại chính họ. Một khi mà công ty Mỹ giao nộp quyền kiểm
soát, công nghệ hiện tại, và khả năng phát triển công nghệ tương lai, thì vấn
để chỉ còn là thời gian khi các công ty Trung Quốc “xơi” công nghệ đó và xử
dụng nó để tự quay lại cạnh tranh
với công ty Mỹ – không chỉ ngay chính trên đất Trung Quốc mà
còn trên thị trường toàn cầu. Bằng cách này, các công ty Mỹ trả giá đắt cho bài học là sự hấp dẫn của 1,3 tỉ người
tiêu dùng Trung Quốc chỉ là ảo tưởng trong tiếng còi
báo động hơn là những đồng đô la thực sự . Cũng bằng cách này, “ chết bởi các
doanh nghiệp phản bội” biến thành sự tự sát của các doanh nghiệp.
Chương 6 tập 2
Câu chuyện về hai đất nước và bốn công ty
Để cung cấp góc nhìn riêng cá nhân về vấn đề này, chúng ta hãy xem
xét các hoạt động của bốn tập đoàn lớn tại Trung Quốc và tổng giám đốc của họ.
Westinghouse, kẻ nghờ nghệch nhất; General Electric, kẻ tâm thần nhất;
Caterpillar, bộ mặt điển hình cho sự cám dỗ của chủ nghĩa con buôn Trung Quốc;
và Evergreen Solar, từng là niềm “Hy vọng Xanh vĩ đại” của chính quyền Obama và
bây giờ là điểm cảm thán cho sự thất bại của các chính khách Hoa kỳ trong việc
bảo vệ cộng đồng doanh nghiệp của chúng ta trước sự xâm lược của Trung Quốc.
Suy nghĩ ảo tưởng phân hạch của Westinghouse
Westinghouse Electric đã chuyển giao hơn 75.000 tài liệu cho khách
hàng Trung Quốc theo cam kết phần khởi đầu của việc chuyển giao công nghệ với
hy vọng là bảo toàn được vị trí trong thị trường hạt nhân phát triển nhanh nhất
này. . . Jack Allen, Chủ tịch Westinghouse tại châu Á [nói] công ty “không có
đảm bảo nào”về vai trò của mình tại Trung Quốc khi bốn lò phản ứng hạt nhân AP
1000 hoàn thành. –Financial Times
Giống như Frodo11 không thể chống lại sự cám dỗ của chiếc nhẫn
chết người, Westinghouse rõ ràng là không thể cưỡng lại được thị trường điện
hạt nhân Trung Quốc. Chúng ta biết rằng: Thị trường hạt nhân Trung Quốc là thị
trường lớn nhất và phát triển nhanh nhất trên thế giới, với 23 lò phản ứng đang
xây dựng và có kế hoạch xây dựng 100 hoặc hơn nữa. Nhưng trong khi cố gắng đạt
được thị phần đáng kể trong cái thị trường phát triển đó về làm phần thưởng to
lớn cho Westinghouse, cách tệ nhất có thể để kiếm phần thưởng đó là làm theo
cách mà tổng giám đốc Jack Allen đã làm: chuyển tất cả đến Trung Quốc những gì
cần để có thể xây dựng các lò phản ứng mà không cần đến sự trợ giúp của
Westinghouse.
Tình hình ngày càng mỉa mai và khôi hài hơn. Trên website công ty,
Westinghouse Nuclear đã khoác lác thông tin rằng “gần 50% các nhà máy điện hạt
nhân đang hoạt động trên thế giới … đều dựa vào công nghệ của Westinghouse.” Ồ,
có dễ dàng đoán ra ai là nhà kinh doanh trung thực? Với cách chuyển hơn 75.000
tài liệu đến Trung Quốc, thì gần 50% hoặc hơn thế nữa các lò phản ứng hạt nhân
ở Trung Quốc chắc chắn dựa trên công nghệ Westinghouse; nó chỉ là copy công
nghệ của Westinghouse.
Sự ngây thơ của Westinghouse thật là ngạc nhiên bởi vì, trong khi
nó là công ty của Mỹ, nhưng thực chất do công ty Toshiba của Nhật Bản quản lý.
Và rất nhiều công ty Nhật bản đã bị tàn lụi bởi các điều kiện bắt buộc chuyển
giao công nghệ và đã có kinh nghiệm với khả năng kinh ngạc của các nhà sản xuất
Trung Quốc trong việc học hỏi công nghệ nước ngoài và sử dụng chúng để biến
mình thành các đối thủ cạnh tranh nặng ký. Cần xem lại tại sao một nhóm các
giám đốc Nhật Bản và châu Âu tự bắn vào đầu mình bằng cách chuyển giao công
nghệ tầu cao tốc, tờ The
Wall Street Journal đã
hài hước viết:
Khi các công ty Nhật Bản và Châu Âu tiên phong trong việc xây dựng
đường sắt cao tốc đồng ý sản xuất toa tàu tại Trung Quốc, họ đã nghĩ đến việc
tiếp cận vào thị trường mới đang bùng nổ, những hợp đồng đáng giá hàng tỉ đô-la
và tạo dấu ấn trong hệ thống đường sắt tham vọng nhất trong lịch sử. Những gì
họ không lường được là họ phải cạnh tranh với các công ty Trung Quốc lục địa đã
tiếp nhận công nghệ và quay trở lại cạnh tranh với họ chỉ vài năm sau.
Mãnh hổ Caterpillar khấu đầu trước con Rồng đỏ
Bây giờ hãy xem hai mẩu tin gần đây. Đặt chúng cạnh nhau cho ta
thấy tóm tắt chiến lược toàn cầu Caterpillar: Đóng cửa nhà máy tại Mỹ và mở cửa
nhà máy tại Trung Quốc.
Caterpillar vào hôm Thứ ba đã thông báo có kế hoạch sa thải hơn
2.400 công nhân tại năm nhà máy tại Illinois, Indiana, và Georgia khi công ty
chế tạo thiết bị hạng nặng này tiếp tục cắt giảm chi phí do nền kinh tế thế
giới suy giảm…. Vì tình hình xấu đi, Caterpillar trong tháng giêng đã tuyên bố
sẽ cắt giảm 20.000 việc làm. —Huffington Post
Trong suốt ba thập kỷ qua, Caterpillar phát triển từ một văn phòng
bán hàng tại Bắc Kinh thành công ty có mặt mọi nơi trong nước như ngày nay –
bao gồm mười một cơ sở sản xuất, ba trung tâm nghiên cứu và phát triển, chín
văn phòng, và hai trung tâm hậu cần và kho vận. —Jiming Zhu, Phó Chủ tịch,
Caterpillar
Chiến lược của mãnh hổ Caterpillar bị cuốn theo dòng chảy ngược
mạnh mẽ của các thủ đoạn thương mại không công bằng, lôi theo các công ty như
Caterpillar ra khỏi lãnh thổ Mỹ. Để thấy sức hút bẩn thỉu của dòng chảy ngược
này, hãy xem quyết định công ty sản xuất máy xúc cỡ nhỏ bán vào thị trường
Trung Quốc ở Ngô Giang, thay vì ở Peoria, Illinois. Caterpillar chọn mảnh đất
và công nhân Trung Quốc bởi vì nếu sản xuất máy xúc cỡ nhỏ trong nội địa Mỹ và
xuất khẩu sang Trung Quốc, họ sẽ đối mặt với mức thuế bảo hộ cao tới 30%.
Nhưng đó không phải là tất cả. Mãnh hổ Caterpillar sẽ còn đối mặt
một vật cản nữa, mức thuế con buôn dưới dạng định giá thấp đồng nội tệ ở mức
khoảng 40% so với giá trị thực. Hai mức phí và thuế của con buôn ăn xin này làm
cho nhiều công ty Mỹ không thể tính đến việc sản xuất ở Mỹ rồi xuất khẩu vào
Trung Quốc.
Tổn thương lớn nhất trong quyết định di chuyển này là Caterpillar
không chỉ là biểu tượng của nước Mỹ. Nó đã từng là nguồn chính tạo ra việc làm
và thu nhập cho các bang miền trung- tây nước Mỹ hơn một thế kỷ qua. Sự chấm
dứt sản xuất của nhà khổng lồ tại Peoria thực sự là thảm họa của nước Mỹ.
Và bây giờ đây là mẩu tin đáng để cười hết cỡ: Ngay cả khi
Caterpillar đã sẵn sàng tạo ra nhiều việc làm tại Trung Quốc để sản xuất máy
xúc cỡ nhỏ và đẩy hàng ngàn người Mỹ vào danh sách thất nghiệp, nó đã giang hai
tay nắm lấy lợi ích của chương trình kích thích tài chính của bộ máy Obama. Ôi!
Điều đó làm ta buồn nôn.
Evergreen Solar chuyển năng lượng tương lai của chúng ta đi để lấy
mấy thỏi bạc
Nếu chúng ta không thể đánh bại Trung Quốc và không thể thuyết
phục chính phủ Mỹ hiểu chúng ta đang đối đầu với cái gì, tốt hơn hết hãy theo
họ. Đó là những gì Evergrenn Solar đã quyết định thực hiện: di chuyển nhà máy
chế tạo và lắp ráp pin năng lượng mặt trời tại Devens – Massachusetts sang Vũ
Hán – Trung Quốc
—Manufacturing & Technology News
Hãng Evergreen Solar là hãng sản xuất ra một số tấm pin năng lượng
mặt trời có hiệu suất cao nhất thế giới. Nếu chúng ta phải tin tổng thống
Barack Obama, thì chắc chắn là các công ty như Evergreen Solar được coi là
nguồn tạo ra việc làm mới tốt nhất của nước Mỹ. Trong thời đại suy giảm nguồn
cung cấp dầu mỏ và sự nóng lên toàn cầu, chẳng phải ngành “công nghiệp xanh” là
một trong những ngành tạo ra tăng trưởng việc làm mạnh nhất hay sao?
Tuy nhiên, nếu chúng ta tin vào ngài Rick Feldt Tổng giám đốc
Evergreen thì công ty của ông ta đã làm hết sức có thể để thuyết phục bộ máy
Obama giúp Evergreen giữ lại các dây chuyền sản xuất tại Massachussets. Ông
Feldt đã làm đến mức phải đến Washinton để van nài các quan chức cao cấp như Bộ
trưởng Năng lượng Steven Chu và Bộ trưởng Thương mại Gary Locke làm gì đó chống
lại các biện pháp trợ cấp bất hợp pháp mà chính phủ Trung Quốc đang đổ vào
ngành công nghiệp năng lượng mặt trời của họ. Nhưng những van xin của Evergreen
chỉ rơi vào các lỗ tai điếc.
Vì vậy, khi chính phủ Trung Quốc đề nghị cấp cho Evergreen các
khoản vay lãi suất thấp chiếm 65% của chi phí xây dựng nhà máy mới tại Trung
Quốc thay vì tại Massachusetts, Tổng giám đốc của Evergreen tin rằng ông đã không
có sự lựa chọn khác hơn là chấp nhận 30 thỏi bạc của Trung Quốc và chuyển dây
chuyền sản xuất của công ty ra nước ngoài. Ngài Feldt bực tức nói, “Hoa Kỳ vẫn
tiếp tục kêu gọi về việc giữ việc làm. Bạn nghe Thông điệp Liên bang của Tổng
thống Hoa Kỳ và ông ta nói, ‘Tôi muốn giữ lại việc làm tại Hoa Kỳ.’ Nói thật là
dễ, nhưng làm gì để hiện thực hóa.” Điều đó là chính xác, thưa ông Feldt, nhưng
Mỹ chắc chắn sẽ tiếc nuối các nhà máy mới của ông đang chuyển sang Trung Quốc.
Trong thực tế, Mỹ, và đặc biệt là bang Massachusetts, sẽ tiếc nuối
nhà máy tại Mỹ cùng với 800 công nhân đã từng làm việc trong đó. Vì ngay sau khi hứa hẹn
để duy trì sự hiện diện của nhà máy ở Massachusetts, Evergreen thông báo sẽ
đóng cửa nhà máy ở bang này. Và đó đúng là nhà máy hiện đại xây dựng 2007, mà
người nộp thuế tiểu bang Massachusetts đã bỏ ra 52 triệu USD để hỗ trợ. Và đây
là sự xúc phạm cuối cùng: Evergreen cũng sẽ buộc người nộp thuế Mỹ trả tiền cho
việc đóng cửa với chi phí 340 triệu USD theo thỏa thuận về việc đóng cửa nhà máy.
Không thể nào làm lộn xộn hơn thế nữa.
General Electric: Bạn có thích cái muỗng với cái lưỡi chẻ đôi dối
trá không?
Một kiểu làm ăn đang phát triển. Một công ty [nước ngoài] nhượng
quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, và sau đó tất cả bị
ép bật ra rìa của thị trường trong nước Trung Quốc và đối mặt với một đối thủ
cạnh tranh mới . Không có gì là ngẫu nhiên hoặc là trường hợp các doanh nghiệp
nhà nước quá hăm hở và vượt qua giới hạn. Trung Quốc muốn chuyển đổi từ công
xưởng quốc tế sang một nền kinh tế tiên tiến, và đang sử dụng sức mạnh thị
trường của mình để rút ngắn giai đoạn bằng cách “xơi” sở hữu trí tuệ của người
khác.
—John Gapper, Financial Times
Trong ánh đèn pha rọi thẳng vào những Công ty Mỹ phản bội, rất cần
thiết để nhìn lại chính công ty đã mở đầu chương này: General Electric. Ít nhất
là về mặt ngoài, vũ điệu GE cùng với Rồng không bị chê là canh bạc tệ. GE hiện
có hơn 15,000 công nhân (chủ yếu là người Hoa) tại hơn 50 địa điểm ở Trung
Quốc, và mỗi năm, nó góp phần tạo ra doanh thu ngày càng tăng từ các hoạt động
của mình ở Trung Quốc. Tuy nhiên, GE tiếp tục chịu thiếu hụt doanh thu so với
mấy cái hũ vàng mà sự mở rộng ở Trung Quốc đáng ra phải đem lại cho công ty.
Tuy nhiên, vấn đề lớn hơn với GE là hành vi kỳ cục của tổng giám
đốc Jeffrey Immelt. Một mặt, Immelt đã buộc tội chủ nghĩa bảo hộ của Trung Quốc
đã đi quá xa qua phát biểu “Tôi thực sự lo lắng về Trung Quốc. Tôi không chắc
chắn rằng cuối cùng họ muốn bất cứ ai trong chúng ta chiến thắng, hoặc bất cứ
ai trong chúng ta thành công.”
Mặt khác, Immelt làm tất cả để gây ấn tượng so sánh với Thống soái
Pétain của nước Pháp đầu hàng, đã dâng nộp một cách đáng kinh ngạc một loạt các
mảng lớn công nghệ mới cho Trung Quốc, để đổi lấy những gì Immelt coi như là sự
tôn vinh cao quí và đặc quyền kinh doanh trong nước Cộng hòa Nhân dân. Điển
hình cho một trong những thứ đáng lo ngại nhất mà Immelt từ bỏ, là GE chuyển
giao toàn bộ phần kinh doanh hệ thống điện tử hàng không toàn cầu của mình chỉ
để có thể tham gia vào sản xuất một máy bay chở khách của Trung Quốc. GE cũng
đã bàn giao những phần quan trọng của công nghệ công nghiệp quan trọng khác như
đầu máy xe lửa, năng lượng gió và các thiết bị chống ô nhiễm môi trường.
Điều này quá thiển cận, như John Gapper của tờ Financial Times đã
khẳng định trước đây, bởi vì khi các công ty Trung Quốc nắm bắt được công nghệ
hiện tại và công nghệ đang phát triển của GE lại được thực hiện tại các phòng
nghiên cứu phát triển đặt trên đất Trung Quốc, GE sẽ bị “đẩy ra rìa” ở thị
trường Trung Quốc và thậm chí phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt hơn của Trung
Quốc trên thị trường quốc tế.
Bài toán chính trị chia để trị
Thay mặt các tổ chức và thành viên ký dưới đây, chúng tôi viết thư
này để phản đối mạnh mẽ điều khoản cải cách tiền tệ của Đạo luật Mậu dịch Công
bằng HR 2378.
- Thư gửi cho Quốc hội của 36 công ty và tập đoàn
Không chỉ các nhà sản xuất chế tạo như Caterpillar, General
Electric và Westinghouse đã phản bội nước Mỹ. Như trích đoạn trong thư gửi đến
Quốc hội ở trên đã minh họa, nhiều công ty khác của Mỹ và các ngành công nghiệp
được hưởng lợi ngắn hạn từ mối quan hệ ký sinh giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ đã
đổi lập trường trong cuộc tranh luận về Trung Quốc. Trong thực tế, mỗi khi chủ
đề cải cách thương mại với Trung Quốc được đưa ra, các công ty này đều ló mặt
ra phản đối ngay.
Chỉ cần xem xét các hiệp hội nông nghiệp có quyền lực như Hiệp hội
Đậu tương Mỹ, Viện Thịt Hoa Kỳ, Hiệp hội Tinh chế Ngô, và Hội đồng xuất khẩu
Gia cầm và Trứng Hoa Kỳ. Họ thường xuyên phản đối các cải cách thương mại mang
tính xây dựng với Trung Quốc bởi vì họ lo sợ mức thuế trả đũa. Trong khi sợ hãi
như vậy có thể xem là chính đáng, nó không phải là lý do để tiến hành vận động
hành lang gây tổn hại vật chất đến lợi ích rộng hơn của Hoa Kỳ và các công nhân
khi Mỹ đang cố gắng đương đầu với một trong những tình huống kinh tế khó xử tồi
tệ nhất mà đất nước này đã từng phải đối mặt.
Một phần quan trọng thứ hai của liên minh ủng hộ Trung Quốc “chia
để trị” ngay trên đất Mỹ bao gồm các hội bán lẻ như Hiệp hội May và Giày Mỹ,
Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia, và Hiệp hội Sản xuất đồ Thể thao. Họ lo ngại giá cả
sẽ tăng và gây thiệt hại nặng cho lợi nhuận của họ nếu Trung Quốc phải thực
hiện các bước như nâng giá đồng tiền và loại bỏ trợ cấp xuất khẩu bất hợp pháp
của mình. Những gì các nhóm này không hiểu và nhiều công dân Mỹ vẫn chưa nắm
bắt là: cơn lũ hàng hóa giá rẻ giả tạo của Trung Quốc mà hiện đang đẩy nước Mỹ
ra khỏi thị trường mới chỉ là khoản đặt cọc cho nạn thất nghiệp hiện tại và
tương lai của đất nước này. Hơn nữa, nhiều người Mỹ thất nghiệp hơn có nghĩa là
sức mua của người tiêu dùng giảm và ít doanh thu hơn cho các nhà bán lẻ Mỹ
trong dài hạn.
Và đây là một nhóm vận động hành lang đặc biệt gây phiền hà: Phòng
Thương mại Mỹ tại Thượng Hải. Nhóm này lần gần đây nhất được biết là vận động
hành lang chống lại các quy định quan trọng trong một dự luật về Trung Quốc. Dự
luật này đề xuất tăng cường quyền được bảo vệ an toàn của công nhân Trung Quốc
và do đó cho người lao động Mỹ một cơ hội tốt hơn để cạnh tranh.
Tất cả các nhóm kinh doanh Mỹ và giám đốc công ty hiện nay đang có
hoạt động kinh doanh với Trung Quốc cần phải đọc biến thể bài thơ nổi tiếng của
John Donne: Không có doanh nghiệp Mỹ nào là một hòn đảo riêng của họ; mỗi doanh
nghiệp là một phần của đất nước này, một phần của nền kinh tế rộng hơn. Nếu một
công việc bị xóa đi bởi chủ nghĩa con buôn Trung Quốc, nước Mỹ sẽ nhỏ đi một ít
. . . Và anh đừng bao giờ hỏi chuông nguyện hồn ai; chuông nguyện hồn anh đấy!
Chương 7 tập 1
7- Chết dưới tay con Rồng thực dân: Thâu tóm nguồn tài nguyên
– Thao túng thị trường thế giới
Muốn đánh bại kẻ thù, trước tiên hãy chìa tay giúp đỡ để hắn mất
cảnh giác; muốn nhận,trước hết phải cho.
- Tôn Tử
- Tôn Tử
Trong một chuyển động vĩ đại nhất của con người mà thế giới từng
chứng kiến, Trung Quốc đang bí mật tích cực chuyển đổi toàn bộ lục địa đen
thành
thuộc địa mới của họ. Đây là sự lặp lại các chiến tích thuộc địa hóa của các đế chế phương Tây trong thế kỷ 18 và 19 nhưng với một qui mô to lớn và quyết liệt hơn rất nhiều.
Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc tin rằng châu Phi có thể trở thành một nước chư hầu của mình và giúp giải quyết luôn một lúc cả hai vấn đề nội tại của Trung Quốc như nạn “nhân mãn” và thiếu hụt tài nguyên thiên nhiên.
thuộc địa mới của họ. Đây là sự lặp lại các chiến tích thuộc địa hóa của các đế chế phương Tây trong thế kỷ 18 và 19 nhưng với một qui mô to lớn và quyết liệt hơn rất nhiều.
Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc tin rằng châu Phi có thể trở thành một nước chư hầu của mình và giúp giải quyết luôn một lúc cả hai vấn đề nội tại của Trung Quốc như nạn “nhân mãn” và thiếu hụt tài nguyên thiên nhiên.
– Daily Mail Online
Trong khi bụi ngày càng phủ dày lên các nhà máy tại Hoa Kỳ, các
nhà ngoại giao và các
lãnh đạo quân đội Hoa Kỳ tiếp tục tập trung một cách thiển cận vào Trung Đông, còn các chính trị gia tại Thủ đô Washington đang ngon giấc, thì Trung Quốc đang hành quân. Một đội quân hàng triệu người đang di chuyển không mệt mỏi xuyên qua châu Phi và Mỹ Latin nhằm thâu tóm các nguồn tài nguyên thiên nhiên chiến lược của các quốc gia, thao túng toàn bộ các thị trường mới nổi, và ngăn chặn các quốc gia như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, và các nền kinh tế khác của thế giới bên ngoài tiếp cận các nguồn lực cho sự thịnh vượng tương lai. Tất cả điều đó đóng thêm đinh vào cỗ quan tài chứa nền tảng sản xuất của Mỹ và thế giới; và đã đến lúc thế giới bắt đầu chú ý đến sự xuất hiện ngày càng gia tăng của một đế chế thực dân đang ở giữa chúng ta.
lãnh đạo quân đội Hoa Kỳ tiếp tục tập trung một cách thiển cận vào Trung Đông, còn các chính trị gia tại Thủ đô Washington đang ngon giấc, thì Trung Quốc đang hành quân. Một đội quân hàng triệu người đang di chuyển không mệt mỏi xuyên qua châu Phi và Mỹ Latin nhằm thâu tóm các nguồn tài nguyên thiên nhiên chiến lược của các quốc gia, thao túng toàn bộ các thị trường mới nổi, và ngăn chặn các quốc gia như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, và các nền kinh tế khác của thế giới bên ngoài tiếp cận các nguồn lực cho sự thịnh vượng tương lai. Tất cả điều đó đóng thêm đinh vào cỗ quan tài chứa nền tảng sản xuất của Mỹ và thế giới; và đã đến lúc thế giới bắt đầu chú ý đến sự xuất hiện ngày càng gia tăng của một đế chế thực dân đang ở giữa chúng ta.
Con Rồng thực dân Trung Quốc chính là đứa con hoang của con Rồng
sản xuất chế tạo đói khát nguyên liệu – riêng các nhà xưởng ở Trung Quốc đã
tiêu thụ một nửa lượng xi măng của thế giới, gần một nửa lượng thép của thế
giới, một phần ba lượng đồng, một phần tư lượng
nhôm, và một lượng rất lớn của mọi thứ nguyên liệu từ antimony, chromium,
cobalt tới lithium, gỗ và kẽm. Đó là tất cả nguồn lực và còn hơn thế nữa đến từ
khắp thế giới nhằm góp phần xây dựng nền kinh tế của mỗi quốc gia và chất lượng
cuộc sống – và đó cũng là nguồn nguyên liệu thô để tạo ra tất cả công việc sản
xuất và duy trì cộng đồng các công nhân dịch vụ.
Đó là bauxite và quặng sắt đến từ các nước như Guinea và Tanzania
để chuyển hóa thành nhôm và thép mà chúng ta cần để sản xuất máy bay ở Seattle,
Washington và đóng tàu ở Bath, Maine. Đồng đến từ Chile làm thành dây điện sử
dụng trong nhà, cobalt từ Congo giúp vận hành các xưởng cơ khí ở Michigan, và
chất niobium từ Brazil được sử dụng rộng rãi trong các động cơ đẩy tên lửa quốc phòng cho đến cả với các lò phản ứng hạt nhân tạo
ra điện năng thắp sáng cho ngôi nhà của chúng ta.
Chất lithium từ Bolivia và Namibia sẽ là nguyên
liệu cho các bình ắc quy sử dụng cho các loại xe ô tô hybrid (động cơ vừa dùng
nhiên liệu, vừa dùng điện), mangan từ Gabon giúp dập ra hàng
tỉ lon có thể tái sử dụng mà
chúng ta sử dụng để uống nước
giải khát, và chất titan từ những nơi như Mozambique và Madagascar hay Paraguay thì giúp sản xuất bất cứ
thứ gì mà yêu cầu sự chắc chắn cao nhưng tỉ trọng nhẹ – từ những
kỳ quan thế kỷ 21 như máy bay Boeing 787 Dreamliner cực kỳ tiết kiệm nhiên liệu cho tới các khớp hông, khớp
gối nhân tạo của công ty Johnson & Johnson.
Đó là các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ các quốc gia khác nhau
trên thế giới mà Trung Quốc hiện nay muốn có tất cả cho các nhà máy sản xuất
cũng như tạo thêm công ăn việc làm cho riêng mình. Và nếu chúng ta lười biếng đứng yên
nhìn, bàng quan với các sự việc xảy ra trên thế giới và cho phép điều đó diễn
ra, chúng ta sẽ phải sử dụng cái xẻng nạm vàng sản xuất tại Thượng Hải để tự
đào nấm mồ chôn chính nền kinh tế của mình. Nhưng dù điều gì xảy ra, tất cả chúng ta cần
hiểu rõ chính sách “nhử mồi và sập bẫy” – của Bắc Kinh trong trò chơi thực dân
kiểu Trung Quốc để chúng ta có thể đối đầu với đế chế đang trỗi dậy trên các
vấn đề sống còn của kinh tế và quốc phòng.
Kế “nhử mồi và sập bẫy” của con Rồng thực dân
Những con người của lục địa đen huyền bí và xinh đẹp, nơi cái nôi
của nhân loại được sản sinh ra từ thung lũng Great Rift, đang tuyệt vọng trông
chờ sự tiến bộ. Người Trung Quốc đến đó không phải để giúp. Họ đến để cướp bóc
và vơ vét.
– Daily Mail Online
– Daily Mail Online
Chiến lược “nhử mồi và sập bẫy” của Trung Quốc luôn bắt đầu với
cùng kịch bản: Chủ tịch, Thủ tướng hay Ngoại trưởng
Trung Quốc viếng thăm các quốc gia xa xôi của châu Phi như Djibouti, Niger, hay Somalia, .v.v. Những
nơi mà đa số người Mỹ không biết cách chỉ ra trên bản đồ. Họ đến và trên tay
vẫy những cuốn séc dày cộm, với những hứa hẹn và những khoản vay lãi suất ưu
đãi hấp dẫn cho các dự án hạ tầng cả dân sự lẫn quân
sự, từ những thứ có ích như cầu cống, đường cao tốc, bến cảng đến những thứ vô
ích như cung điện nguy nga cho các nhà cầm quyền quân phiệt; hoặc những khẩu
súng AK47 dùng để bắt người dân phải chịu khuất phục dưới gót giày tàn bạo.
Nhằm đổi lại sự hào phóng của Trung Quốc, các thuộc địa thân hữu
của Trung Quốc chỉ cần làm hai thứ. Đầu tiên phải chấp thuận từ bỏ quyền kiểm
soát các nguồn tài nguyên của quốc gia để đổi lấy các khoản vay nợ Trung Quốc,
vì vậy,điều này giúp Trung Quốc
thâu tóm nguồn tài nguyên của quốc gia thuộc địa cho mục tiêu sử dụng của riêng
mình. Thứ hai, kế đến họ sẽ gây áp lực phải mở cửa thị trường của các quốc gia
thuộc địa mới này cho các sản phẩm Trung Quốc làm từ nguồn tài nguyên cưỡng
đoạn của chính các thuộc địa được tự do tung hoành, và như vậy Trung Quốc đã
nắm được và thao túng các thị trường mới nổi.
Thực tế, việc thâu tóm tài nguyên bằng vũ lực của Trung Quốc hoàn
toàn khác với phần còn lại của thế giới nơi người ta chủ yếu dựa vào các thị
trường toàn cầu để phân phối năng lượng và nguyên liệu thô thông qua hệ thống
giá. Như vậy, phương pháp dựa vào thị trường cung-cầu để phân bổ tài nguyên
thiên nhiên là cần thiết đối với nền kinh tế toàn cầu vì dựa trên lợi ích của
toàn thể cộng đồng. Tuy nhiên,
thay cho dựa vào chủ nghĩa tư bản có tính hợp tác, các nhà tư bản thực dân ở
Bắc Kinh đặt một dấu chấm than mỉa mai sau chữ “thuộc địa” trên bàn cân lợi ích.
Các cuộc thương lượng của con Rồng thực dân khắp nơi từ châu Phi
tới châu Mỹ Latin và hầu hết vùng Trung Á, chính là định nghĩa của chủ nghĩa
thực dân: giành lấy quyền kiểm
soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn là sự giàu có thực sự của nước sở
tại, xuất khẩu các tài nguyên này về Trung Quốc mà không cho
các thuộc địa được sử dụng tài nguyên của chính mình
cho việc phát triển kinh tế bản địa. Kế đến Trung Quốc sẽ bán các nguyên liệu
chế biến dưới dạng các sản phẩm hàng hóa hoàn chỉnh và được sản xuất ở Trung
Quốc ngược lại cho các thuộc địa. Điều này dễ dàng tạo ra thêm công ăn việc làm
và lợi nhuận lớn cho các xí nghiệp, công ty bên trong Trung Quốc, và dĩ nhiên sẽ làm kéo dài
thêm chuỗi người thất nghiệp tại các thuộc địa. Cái còn lại ở thuộc địa là các
công việc nguy hiểm, lương thấp trong ngành công
nghiệp khai thác, trong khi các công việc sản xuất có hàm lượng giá trị cao được chuyển đến các
nhà máy ở Quảng Châu, Thành Đô hay Thượng Hải. Mọi thứ tốt sẽ được dành cho
Trung Quốc, tất cả các thứ tệ hại được giành cho các thuộc địa.
Nền ngoại giao “vung tiền mua chuộc” của Trung Quốc
Khi chúng ta trở về với thực tại, chúng ta thấy cái gì đó giống
như Trung Quốc đang xâm lược lục địa châu Phi.
- Ngoại trưởng Libya – Musa Kusa
- Ngoại trưởng Libya – Musa Kusa
Hiện tại, chính sách thuộc địa hóa nhử mồi và sập bẫy của Trung
Quốc đang áp dụng đối với mọi nơi
trên toàn cầu. Thế chấp của Trung Quốc cho dầu mỏ của Angola đã hơn 10 tỉ đô la
và vẫn đang tăng lên. Cộng hòa dân chủ Congo vướng vào một trao đổi hạ tầng với
Trung Quốc lấy mỏ đồng trị giá hàng tỉ đô la. Ghana thì trao đổi hạt ca cao
trong khi Nigeria thì bán khí đốt tự nhiên cho Trung Quốc và Sudan gia tăng
trang bị quân sự qua việc gán nợ bằng dầu mỏ cho Trung Quốc. Không quốc gia nào
trong số các quốc gia kể trên nhận được
phần hơn trong bất cứ thương vụ nào.
Trong khi đó, tại Peru, Trung Quốc hiện đang sở hữu toàn bộ một
quả núi có chứa quặng đồng; và trong thương vụ mua
núi Toromacho của Peru, các tên thực dân Bắc Kinh đã sử dụng một triết lý phổ biến của nhà văn,
nghệ sĩ hài W.C. Fields “Đừng bao giờ cho kẻ khờ một phút lơi lỏng”. Thực tế
cho thấy, bàn tay rắn của Trung Quốc đã chiếm mỏ đồng quý giá này chỉ với giá 3
tỉ USD cho các khoản chi phí để có lãi hơn 2000% (20 lần) riêng cho việc đầu tư
này. Trong khi đó nạn nghèo đói, thất học cộng với các tai nạn hầm mỏ khủng
khiếp và tàn phá môi trường là thực
tế hàng ngày của người dân trong vùng núi Peru này.
Tệ hại cũng không kém vụ mua bán ở Peru là việc Bắc Kinh dễ dàng
lừa đảo tên độc tài sát nhân Robert Mugabe của Zimbabwe. Tên bạo chúa già nua
và run rẩy này, người đang vận hành đất nước giàu tài nguyên và thiếu trầm
trọng việc làm, đã gán hơn 40 tỉ đô la trữ lượng kim loại quý platin của
Zimbabwe chỉ để nhận 5 tỉ USD. Sau đó, ông ta dùng tiền này xây các cung điện
mới, mua trực thăng chiến đấu, các chiến đấu cơ, súng tiểu liên để duy trì ách
thống trị của Trung Quốc trên cổ người dân Zimbabwe. Chỉ duy nhất có Trung Quốc
mới có thể làm cho chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid trị
vì Zimbabwe thời xưa trở nên dễ chịu hơn khi so với thời nay!
vì Zimbabwe thời xưa trở nên dễ chịu hơn khi so với thời nay!
“Thế thì sao?”, bạn sẽ hỏi. Trung Quốc cũng có quyền nhắm vào các
nguồn tài nguyên này như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản chứ? Và tại sao công dân Mỹ
phải quan tâm nếu Trung Quốc chỉ bóc lột vài quốc gia với các nhà độc tài tham
nhũng ở châu Phi hoặc vài nước đói nghèo bế tắc ở Nam Mỹ? Nếu như lãnh đạo ở
các địa ngục trần gian trong thế giới thứ ba quá tham lam hoặc ngu dốt để cưỡng
lại sự cám dỗ của Trung Quốc thì cứ việc để họ phải chịu như vậy. Điều gì khả dĩ
có thể ảnh hưởng đến đời sống của nhân viên tại các công ty và nhà máy sản xuất
các chi tiết máy bằng graphite tại Bensenville, Illinois, hay thủy tinh nhuộm
màu cho nhà thờ tại Kokomo, Indiana, hoặc đồ nội
thất gỗ tại Asheboro, North Carolina? Và làm thế nào vài chính sách thực dân
kiểu Trung Quốc lại có thể ảnh hưởng đến triển vọng công ăn việc làm của một
chàng trai trẻ vừa tốt nghiệp đại học ngành hóa trường Cal-Berkeley hay một phụ
nữ trẻ có bằng kỹ sư vừa rời trường George Tech? Vậy đây ít ra có một câu trả
lời. Bằng cách thiết lập mối quan hệ thực dân khắp châu Phi, châu Á, và
cả sân sau của nước Mỹ là châu Mỹ Latin, Trung Quốc đang ngày càng lấy nhiều
nguồn tài nguyên thiên nhiên của thế giới ra
khỏi thị trường toàn cầu và giữ làm của
riêng.
Chiến lược thực dân
chiếm hữu và khóa chặt khiến cho các nhà sản xuất Trung Quốc có thể sử dụng các
tài nguyên này khi cần với chi phí rẻ nhất và do vậy họ dễ dàng có lợi thế cạnh
tranh với Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới.
Trong thực tế, để thấy rõ điều Trung Quốc đang làm thì cần hiểu là
chính sách thâu tóm và thôn tính nguồn tài nguyên không có gì khác hơn là sự
ngụy trang cẩu thả cho hành động cấm vận tài nguyên thiên nhiên đối với phần
còn lại của thế giới. Nếu các nhà sản xuất Trung Quốc có thể khóa chặt việc sử
dụng bauxite từ Brazil, Guinea Xích
đạo, và Malawi; đồng từ Congo, Kazakhstan, và Namibia; quặng sắt từ Liberia và
Somalia; mangan từ Burkina Faso, Campuchia, và Gabon; nickel từ Cuba
và Tanzania; và kẽm từ Algeria, Kenya, Nigeria, và Zambia, sẽ chẳng còn nhiều nguyên
liệu cho hoạt động của các nhà máy tại Cincinnati, Memphis,Pittsburgh, Munich,
Yokohama và Seoul.
Chính sách cấm vận thuộc địa trên thực tế của Trung Quốc đã tạo
điều kiện thuận lợi cho họ có hàng tỉ tấn tài nguyên thiên nhiên và là lý do
giải thích tại sao các nhà máy sản xuất xe ô tô trong tương lai sẽ tập trung ở
Lan Châu, Vũ Hán thay thế cho Detroit và Huntsville; đó là lý do tại sao các
loại máy bay của tương lai sẽ được chế tạo tại Binzhou và Shenyang chứ không
phải ở Seattle và Wichita; các thế hệ vi mạch máy tính, vi xử lý mới sẽ được
chế tạo tại Đại Liên và Thiên Tân thay thế cho Silicon Valley; phần lớn thép
của thế kỷ 21 sẽ ra lò tại Tangshan và Vũ Hán thay cho Birmingham, Alabama và
Granite City, Illinois.
Đây không phải là cách thức thị trường tự do vận hành, cũng không
phải cách các quan hệ hợp tác quốc tế thường có. Hoàn toàn không chính đáng.
Tất cả chúng ta nên cảm thấy bị xúc phạm trước viễn cảnh này.Tuy nhiên, trong các xa lông
chính trị ở Berlin, Tokyo, và Washington, một thái độ dường như không hơn nhân vật Rhett Butler trong tác phẩm Cuốn theo chiều gió: “Ồ bạn thân mến, tôi thực sự không quan tâm chút nào.”
chính trị ở Berlin, Tokyo, và Washington, một thái độ dường như không hơn nhân vật Rhett Butler trong tác phẩm Cuốn theo chiều gió: “Ồ bạn thân mến, tôi thực sự không quan tâm chút nào.”
Con Rồng “quá tải dân số” tràn ngập Lục địa Đen
Dù họ nói gì đi nữa, có một sự thật là người Trung Quốc đến châu
Phi không chỉ với các kỹ sư và nhà khoa học. Họ đang đến với cả các nông dân.
Đó là chủ nghĩa thực dân mới. Không đạo đức, không giá trị.Nghị sĩ Ai Cập – Mustafa
al-Gindi
Thậm chí là khi Trung Quốc phát triển một cách bùng nổ còn các
quốc gia sản xuất khác sẽ phá sản, thì các thuộc địa mới mọc lên của Trung
Quốc, từ Angola tới Zimbabwe vẫn đắm chìm trong đói nghèo và các cuộc nội chiến
đẫm máu triền miên. Dù rằng có một thực tế là các quốc gia này đang ngồi trên
đống tài nguyên thiên nhiên đáng giá nhất của trái Đất.
Đói nghèo đang diễn ra và các cuộc nội chiến là một hệ quả trực tiếp nhất của
phần “sập bẫy” trong chính sách ngoại giao “dùng tiền mua chuộc” với “nhử
mồi và sập bẫy”. Chính sách “sập bẫy” diễn ra như thế nào: Vào giai đoạn đầu
của chính sách quan hệ thuộc địa
mới, “mồi” của Trung Quốc được đưa ra với nhiều hứa hẹn rằng nguồn tiền vay của
Trung Quốc sẽ giúp xây dựng hạ tầng cơ sở cho quốc gia bản địa và sẽ có lợi cho
số đông dân chúng địa phương bằng cách tạo
ra hàng ngàn việc làm mới và tăng thu nhập cho người dân.
Tuy nhiên, “bẫy” được sập xuống khi Trung Quốc xuất khẩu
theo nghĩa đen một đội quân triệu người để giành lấy việc xây dựng
hạ tầng này.Thay cho việc thuê các kiến trúc sư, kỹ sư, công nhân xây dựng, và
các công ty vận tải bản địa, khi “sập bẫy” Trung Quốc sử dụng tối đa các lao động
Trung Quốc bằng cách lạm dụng các điều khoản đã ký trong các hợp đồng. Đây là tình huống bị thuộc địa hóa đáng buồn
và đáng tiếc nhất của mảnh đất Sudan
mà các tác giả cuốn sách “China Safari” viết:
Nơi đây người Trung Quốc khoan dầu và bơm nó vào các đường ống của
Trung Quốc, được bảo vệ bởi vệ sĩ Trung Quốc, đưa tới một bến cảng cũng được
xây dựng bởi người Trung Quốc, nơi mà dầu sẽ được bơm lên những tàu chở dầu
Trung Quốc để chở về Trung Quốc. Những người lao động Trung Quốc xây dựng đường
xá, cầu cống và một đập nước khổng lồ, giải tỏa các mảnh đất nhỏ của hàng chục
ngàn tiểu nông địa phương; người Trung Quốc trồng trọt lương thực Trung Quốc để
cho người Trung Quốc chỉ ăn rau cũng của Trung Quốc với ngũ cốc nhập khẩu
cũng từ Trung Quốc; người Trung Quốc vũ trang cho một chính phủ phạm tội ác
chống lại loài người; và người Trung Quốc bảo vệ chính phủ đó và bênh vực
nó trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Và đây là bí mật nhỏ với một vết nhơ
lớn nhất về tham vọng thực dân mới của Trung Quốc. Trong khi đang thâu tóm các
nguồn tài nguyên thiên nhiên và thao túng các thị trường mới là các mục tiêu chiến lược
chủ yếu, các nhà hoạch định trung ương Bắc Kinh cũng muốn xuất khẩu có hệ thống
hàng triệu công dân Trung Quốc sang các “nước chư hầu” tại châu Phi và Mỹ Latin
để giảm áp lực tăng dân số quá mức ở đại lục. Trong cuốn “China Safari”, một
nhà khoa học Trung Quốc mô tả chiến lược đổ bộ dân số này như sau:
Chúng ta có 600 con sông ở Trung Quốc, 400 trong số này đã bị chết
bởi ô nhiễm… chúng ta sẽ phải gửi ít nhất 300 triệu người tới châu Phi trước
khi chúng ta bắt đầu chứng kiến kết cục các vấn đề nghiêm trọng của chúng ta.
Và đây chỉ là một trường hợp nhỏ có thể giải thích đúng hiện tượng
nhập cư mà Trung Quốc đang áp đặt lên lục địa Đen: khi Namibia bị phá sản với
hàng tỉ USD nợ vay của Trung Quốc, các con cá mập chủ nợ ở Bắc Kinh đã đòi nợ
bằng cách thương lượng một sự chấp thuận cho hàng ngàn gia đình
Trung Quốc tới Namibia. Thực tế, thương vụ bí mật này chỉ được phơi bày qua
Wikileaks; và có lẽ không cần nói gì thêm, khi các tin tức được tiết lộ, nó đã
gây phẫn nộ dữ dội của người dân nước này.
Bạn có thể cũng đã rất phẫn uất rồi, nếu các đôi giày nhập cư đang
bước trên đất Mỹ. Hãy thử nghĩ xem: nếu vài tỉ đô la tiền nợ của Trung Quốc cho
phép họ được định cư hàng ngàn người tới Namibia, bao nhiêu trăm ngàn người nhập cư bạn có thể hình
dung Bắc Kinh muốn chính phủ Hoa Kỳ phải chấp nhận để đổi lấy một khoản nợ hai ngàn tỉ đô la Mỹ nợ
Trung Quốc? Nhưng mà nè, cũng vẫn còn có rất nhiều đất trống ở Montana và
Wyoming đó !
Đối với quy mô đáng giật mình của chiến lược đồng hóa chủng tộc
hay Trung Quốc hóa châu Phi Đen, nhà báo nổi tiếng với nhiều giải thưởng Andrew
Malone mô tả sự phát triển nham hiểm này:
Không phô trương, con số gây ngạc nhiên là 750 ngàn người Trung
Quốc đã định cư tại châu Phi trong một thập kỷ qua. Những người khác đang trên
đường tới. Chiến lược thôn tính này đã được hoạch định cẩn thận bởi các quan
chức tại Bắc Kinh, nơi một chuyên gia đã ước lượng rằng Trung quốc sẽ cần gửi
300 triệu người tới châu Phi để giải quyết các vấn đề quá tải dân số và ô nhiễm
môi trường.Các kế hoạch đang vào guồng.Khắp nơi trên châu Phi, cờ đỏ Trung Quốc đang tung bay phấp phới. Các thương vụ
sinh lời hấp dẫn đang được ký kết để mua hàng hóa châu Phi – dầu mỏ, bạch kim, vàng, và khoáng sản. Các đại sứ quán và các đường bay mới
đang khai trương. Các tầng lớp ưu tú mới người Trung Quốc có thể được nhìn thấy
khắp mọi nơi trên lục địa, đang mua sắm tại các cửa hàng sang trọng đắt tiền
của chính họ, lái những chiếc xe sang trọng Mercedes và BMW, gửi những đứa trẻ
con họ tới các trường tư dành riêng cho người Hoa…Trên toàn bộ lục địa vĩ đại này, sự hiện diện của người Trung Quốc
đang phình to như một cơn lũ … các khu phức hợp dành riêng kín cổng cao tường, chỉ phục vụ riêng thức ăn Tàu, và là nơi người da đen không
được phép đến, đang được xây dựng trên khắp châu lục. “Quần áo kiểu châu Phi”
được bán tại các chợ khắp châu lục hiện nay chủ yếu được nhập khẩu với hàng chữ
“Made in China”.
Từ câu chuyện đau thương của Malone,bạn có thể tự suy xét và
hiểu thêm rằng, đó không chỉ là các nhóm công nhân xây dựng được Trung Quốc
xuất khẩu sang châu Phi, châu Á, Mỹ Latin. Trung Quốc còn mang sang cả nông
dân, thương gia, và thậm chí cả gái điếm của họ! Để hình dung sự phát triển của chính
sách chiếm đoạt đất kiểu Trung Quốc, hãy giả sử chính quyền Mỹ đến hai bang
Iowa và Nebraska tịch thu hàng triệu
hécta đất trồng trọt màu mỡ nhất, dâng nó cho Trung Quốc, và bảo với người nông
dân địa phương đi chỗ khác chơi, và chia tách
những khu dân cư và các nhà hàng theo
chủng tộc. Hãy thử hình dung mức độ giận dữ của người Mỹ xem?
Vâng, đó chính là điều thực sự đang diễn ra tại châu Phi, nơi mà
hàng triệu người nông dân Trung Quốc đã có mặt. Những người nhập cư Trung Quốc
này đang canh tác đất của người châu Phi để sản xuất thực phẩm và xuất khẩu
ngược về Trung Quốc đại lục dành riêng cho các nhà hàng của người Trung Quốc –thậm chí cả khi nạn đói
nghèo của người dân châu Phi đang tồn tại xung quanh họ.Đây chỉ là một vị đắng nhỏ trong thương vụ thôn tính đất đai Hoa –
Phi: theo tờ báo The Economist , Trung Quốc đã thâu tóm hơn 2,8 triệu hécta các
cánh đồng dầu cọ tốt nhất của Congo để trồng nhiên liệu sinh học. Tại Zambia,
các trang trại của Trung Quốc đã cung ứng
một phần tư số trứng được bán tại thủ đô Lusaka. Còn tại Zimabwe, theo tờ
Weekly Standard, chế độ Mugabe đã đi xa hơn khi cho phép các
công ty nhà nước Trung Quốc được sở hữu miễn phí các trang trại của người da
trắng trước đây. Trớ trêu
thay, con ngựa thành Troy mang tên “Những nông trại hữu nghị” đang được sử dụng
tại các quốc gia từ Gabon, Ghana, và Guinea tới Mali, Mauritania,và Tanzania để
khóa chặt các vùng đất nhỏ hơn và do đó nằm ngoài tầm quét của ra đa chính trị.
Chương 7 tập 2
Lái buôn chiếm lĩnh châu Phi và Mỹ Latin
Bên cạnh cơn lũ nông dân Trung Quốc là lớp lớp các làn sóng thương
nhân Trung Quốc tràn qua khắp châu Phi và Mỹ Latin. Một số người đến cùng với
cơn lũ hàng hóa Trung Quốc tràn ngập các thành phố lớn như Kinshasha, Kampala,
Lagos, Lima, và Santiago. Số khác là các thương nhân thuộc loại mạo hiểm hơn,
họ đổ bộ từ những chuyến tàu và máy bay và phục vụ cho các thành phố mới phát
triển bùng nổ xa xôi hơn quanh các dự án xây dựng của Trung Quốc đang mọc tán
loạn ở châu Phi và Nam Mỹ.
Chúng tôi không nói đùa về gái mại dâm nhập cư Trung Quốc. Và cũng
giống như các đồng bào của họ đang sản xuất những sản phẩm hàng hóa có giá cả
thấp nhằm thôn tính khu vực này, các quý cô Trung Quốc của màn đêm, vào làm cho
các quán bar và nhà thổ mọc lên đầy xung quanh các khu thương mại thuộc địa và
họ cũng áp dụng chiêu ma mãnh là phá giá để loại các đối thủ địa phương ra. Các
tác giả cuốn China Safari mô tả nền kinh tế mại dâm ở quốc gia giàu tài nguyên
gỗ rừng Cameroon: “Gái mại dâm Trung Quốc dùng chiêu giảm giá chỉ còn 2000 CFA
(khoảng 4,25 USD) tại những nơi mà gái mại dâm người địa phương có giá không
thấp hơn 5000 CFA”.
Và đây là một câu chuyện cười ra nước mắt mà chúng tôi có được để
hiểu vì sao nền kinh tế chịu nhiều áp lực đã dẫn đến vấn đề nhập cư của Trung
Quốc: khi cảnh sát nỗ lực giải cứu một nhóm phụ nữ Trung Quốc được mang đến bởi
bọn buôn người để làm mại dâm tại Congo- Brazzaville, những phụ nữ cương quyết
đòi được ở lại nước này. Đó là vì tiền và cách xử lý họ có được ở đây hơn hẳn
bất cứ điều gì họ nhận được từ quê nhà vùng Tứ Xuyên. Hiển nhiên, họ chấp nhận
thân phận mại dâm tại các nhà thổ Congo hơn là quay về quê nhà với nông trại
gần gũi thiên nhiên trên vùng đất Trung Quốc.
Trung Quốc xuất khẩu các xưởng máy nguy hiểm chết người và các
chất thải độc hại
Các công ty Trung Quốc đang trả lương cho người lao động Trung
Quốc rẻ mạt và bắt họ làm việc nhiều giờ hơn; làm sao có thể kỳ vọng họ
làm khác hơn khi ở nước ngoài? Với hơn 6.700 thợ mỏ Trung Quốc chết vì tai
nạn mỗi năm (khoảng 17 người/ngày) …. làm thế nào có thể kỳ vọng các công ty
Trung Quốc làm tốt hơn ở phần còn lại của thế giới? … Trung Quốc đã phá hỏng hệ
sinh thái và môi trường sống của chính họ trong quá trình hiện đại hóa nhanh
chóng; làm sao có thể kỳ vọng họ có đủ lương tri để thực hiện các biện pháp
thân thiện với môi trường kiểu phương Tây tại những nơi khác?
- Wenran Jiang, University of Alberta
- Wenran Jiang, University of Alberta
Dù là dưới dạng các công nhân xây dựng, thương nhân, gái mại dâm,
nông dân hoặc qua làn sóng hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc làm đóng cửa các
doanh nghiệp địa phương, Trung quốc đang xuất khẩu một cách có hiệu quả các vấn
nạn kinh tế và thất nghiệp của chính họ sang các thuộc địa, trong khi đẩy dân
bản địa phải nhận trợ cấp an sinh xã hội hoặc phải ăn xin trên đường phố. Nhưng
đây không phải là các món hàng xuất khẩu độc hại duy nhất. Trung Quốc còn xuất khẩu cả sự bất cẩn đầy tai tiếng về an toàn
lao động cho công nhân và bảo vệ môi trường mà họ thể hiện ngay tại đất mẹ. Như
giáo sư Wenran Jiang đã nhấn mạnh, không có gì đáng ngạc nhiên về điều này. Vì
nếu các nhà hoạch định chính sách trung ương ở Bắc Kinh thậm chí không bảo vệ
các công nhân cùng máu mủ ruột thịt với họ hay kho báu môi trường của họ, tại
sao ai đó lại kỳ vọng Trung Quốc sẽ làm điều đó tốt hơn hay khác biệt hơn tại
mỏ than ở Congo, hay các khu rừng ở Gabon, mỏ bạc ở Peru, hoặc mỏ đồng ở
Zambia?
Thực tế, sự vô liêm sỉ của Trung Quốc khi tàn phá đất đai của các
thuộc địa dường như không có giới hạn, không có biên giới. Chỉ cần xem qua điều
đã xảy ra khi tập đoàn nhà nước lớn nhất Trung quốc là Sinopec vào Gabon thăm
dò dầu mỏ. Câu chuyện xảy ra vào năm 2002, chính phủ Gabon khi đó với tầm nhìn
xa đã qui hoạch hơn một phần tư diện tích quốc gia – hầu hết là rừng nguyên
sinh – làm khu bảo tồn thiên nhiên. Tuy nhiên, khi đến Gabon, Sinopec đã nhanh
chóng tìm kiếm quyền thăm dò dầu mỏ ở chính giữa khu bảo tồn này. Họ đào và đắp
các con đường dang dở xuyên qua các khu rừng trong khi bừa bãi dùng thuốc nổ
tàn phá các vùng đất trong khu bảo tồn – và chỉ nhận sự phản đối yếu ớt của
chính quyền địa phương.
Tương tự như những viên “kim cương máu” giúp mua vũ khí Trung Quốc
ở những nơi như Congo để tàn sát những người dân vô tội và vũ trang cho cả trẻ
em, tiền bán gỗ của Liberia cho Trung Quốc cũng dùng để tài trợ và mua vũ khí
cho cuộc nội chiến đẫm máu kinh hoàng trên đất nước này.
Kỵ sĩ cưỡi ngựa xám ở đâu khi bạn cần anh ta?
Tại Namibia, khi phàn nàn về bị đối xử quá tệ, các công nhân được
bảo rằng “ráng chịu cực khổ bây giờ để sau này các thế hệ tương lai sẽ được
sung sướng”. Tại Kenya, cộng đồng dân cư đã ngăn chặn các công trình xây dựng
đường và yêu cầu cung cấp nước sạch sinh hoạt và cho súc vật uống. Đó là lúc
đỉnh điểm của cơn hạn hán nghiêm trọng và nhà thầu Trung Quốc không cho người
dân được đến giếng khoan duy nhất có nước trong phạm vi công trường làm đường.
- African Review
Liên quan đến sức khỏe và an toàn của công nhân, không có gì hơn
ngoài nỗi sợ hãi và lời oán thán trong các nhà máy và hầm mỏ mà các ông chủ
người Trung Quốc đang vận hành ở châu Phi và Mỹ Latin. Bởi vì giống như tại
Trung Quốc, đây cũng là chuyện làm thêm giờ, đồng lương rẻ mạt, điều kiện lao
động không an toàn, và những gã chủ ngược đãi đến mức không thể tin được – cùng
với tất cả các kiểu đổ chất thải khai khoáng ra môi trường xung quanh.
Bạn cần một chi tiết đẫm máu hơn? Vâng, hãy xem chi tiết tàn ác
đáng khóc này: khi các công nhân tại mỏ than Collum, miền nam Zambia, trình bày
khiếu nại về đồng lương thấp và điều kiện làm việc không an toàn, hai trong số
những ông chủ người Trung Quốc đang ngứa tay kéo cò đã đáp lại bằng cách dùng súng
bắn hạ 11 thợ mỏ. “Kỵ sĩ cưỡi ngựa xám”12 của diễn viên điện ảnh gạo cội Clint
Eastwood ở đâu khi bạn cần anh ta?
Và dùng đến súng không phải là một việc quá xa lạ. Chỉ một ít
tháng trước tại hầm mỏ khác ở Zambia, vụ đình công biến thành cuộc bạo loạn khi
một quản đốc người Trung Quốc bắn vào đám đông. Dĩ nhiên, viên chức Bộ ngoại
giao ở Bắc Kinh lập tức gọi vụ tàn sát này là “một sự cố nhỏ”. Ui chà, bạn nghĩ
sao?
Chuẩn mực phi đạo đức của Trung Quốc chơi xỏ Phương Tây
Trong số 640 triệu vũ khí loại nhỏ lưu hành trên thế giới, ước
lượng có khoảng 100 triệu được tìm thấy ở châu Phi.
- Baffour Dokyi
Amoa, Pambuzaka News
Dựa trên các hệ quả thảm khốc liên quan đến chủ nghĩa thực dân của
Trung Quốc, một câu hỏi mở là tại sao có quá nhiều các quốc gia châu Phi, châu
Á, Mỹ Latin lại mở rộng vòng tay đón chào Trung Quốc. Thực tiễn có nhiều câu
trả lời cho câu hỏi này, nhưng mỗi câu trả lời cụ thể phụ vào loại quốc gia mà
chúng ta đang nói tới.
Một loại quốc gia là chuỗi những nước chuyên chế đau khổ ở châu
Phi, dưới ách chính quyền quân sự, những tên sát nhân hàng loạt vô nhân tính,
hoặc các nhà lãnh đạo được coi là “dân chủ” nhờ những hòm phiếu bị đánh tráo
hoặc bỏ phiếu dưới họng súng. Các chế độ dân chủ giả mạo tại Angola, Sudan,
Zimbabwe luôn đứng đầu danh sách các quốc gia này.
Tại các nước này và các nước châu Phi và Mỹ Latin khác có đặc điểm
là nền dân chủ yếu hoặc các nhà độc tài quân đội nắm quyền lực, nguyên tắc của
thực dân Trung Quốc đưa ra dựa trên câu khẩu hiệu lạnh lùng được nói đầu tiên
bởi chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trước quốc hội Gabon: “ Chỉ kinh doanh,
không cần bất cứ điều kiện chính trị nào”.
Tuân thủ chuẩn mực phi đạo đức này, Trung Quốc làm ăn với bất kỳ
chính phủ nước ngoài nào, bất chấp nó có tàn nhẫn, đàn áp, hay tham nhũng ra
sao. Để làm điều đó, họ không nói một lời phê bình nào và không đưa một điều
kiện nào cho thương mại mà có động chạm tới những chi tiết “vặt vãnh” như nhân
quyền hay minh bạch tài chính.
Bây giờ, ngay lập tức bạn sẽ thấy cách tiếp cận phi đạo đức của
Bắc Kinh với chính sách ngoại giao đã mang lại ưu thế mạnh mẽ, vượt qua các
quốc gia văn minh thật sự của thế giới như Mỹ, Anh, Pháp và Nhật Bản, một cách
không thể tin được. Các quốc gia này, hoặc với tư cách cá nhân hoặc thông qua
các thể chế như Liên Hợp Quốc cố gắng sử dụng các phương tiện ngoại giao như
cấm vận thương mại và phong tỏa tài khoản ngân hàng và viện trợ để kiềm chế các
tên bạo chúa. Tuy nhiên, khi các quốc gia dân chủ văn minh cố gắng gây áp lực
như vậy, thì Trung Quốc tiếp cận các bạo chúa một cách bí mật qua cửa sau.
Thực vậy, khi Hoa Kỳ cắt đứt thương mại với Sudan vì chính quyền
quân đội Ả Rập tại đây đang giết chết nhiều người da đen châu Phi tại Darfur,
hoặc khi Liên Hợp Quốc áp lệnh cấm vận vũ khí đối với Bờ Biển Ngà hoặc Siera
Leone, hoặc khi châu Âu gây áp lực lên Eritrea hoặc Somalia, hay khi toàn thế
giới cố ép nhà độc tài Robert Mugabe của Zimbabwe phải chấp nhận kết quả bầu cử
và chia sẻ quyền lực, những kẻ cơ hội phi đạo đức ở Bắc Kinh đều tranh thủ nhảy
vào. Họ mời chào các thể chế độc đoán bất cứ điều gì chúng muốn – từ các vũ khí
hạng nhẹ và máy bay chiến đấu tiên tiến đến các máy tính và hệ thống viễn thông
hiện đại.
Đây là lời kể của người trực tiếp chứng kiến chiến dịch tàn sát
mang tên “đổi máu lấy dầu” diễn ra gần như hoàn toàn với vũ khí Trung Quốc tại
Darfur, theo phóng sự của BBC “The New Killing Fields”:
Hàng ngàn phụ nữ và trẻ em đã bị cưỡng bức có hệ thống tại Darfur
trong khi những người chồng, anh em, các con trai của họ bị tàn sát không ghê
tay …. Máy bay chính phủ ném bom những ngôi làng châu Phi và sau đó gửi lực
lượng vũ trang đến trên những con lạc đà, ngựa và xe tải … các ngôi làng bị tấn
công hơn năm lần. Một phụ nữ tên là Kalima … đã cố gắng gọi chồng mình khi ngôi
làng bị tấn công. Nhưng những kẻ vũ trang đã giết chết ông ta và cướp đứa
con đang bám vào người cô ta trong sự sợ hãi tột cùng, và họ đã thiêu sống đứa
bé trai chỉ mới 3 tuổi. Kalima sau đó bị hãm hiếp bởi chính những tên đồ tể
này.
Theo những cách này, trong khi chúng ta sống trong những quốc gia
dân chủ và tự do của thế giới, mang những nền tảng đạo đức cao nhất của con
người, một nước Trung Quốc cơ hội đang cày xới các cánh đồng thương mại. Thông
qua quá trình đào bới này, con Rồng Trung Quốc đã giúp vũ trang cho hàng ngàn
tay súng trẻ em châu Phi với những khẩu AK-47 tại những nơi như Liberia,
Nigeria, và Sierra Leone – trong khi đó các thiết bị máy móc xây dựng đang giúp
cày lấp hàng trăm ngàn xác chết dưới những cánh đồng chết xa xôi như Darfur.
Kế đến là Australia? Và sau đó là sự sụp đổ của thế giới
Công ty Điện hạt nhân Quảng Đông Trung Quốc ra giá 83,6 triệu đô
la Úc … cho việc kiểm soát công ty Energy Metals, bổ sung thêm cho làn sóng đầu
tư của Trung Quốc vào tài nguyên thiên nhiên của Australia. Doanh nghiệp nhà
nước CGNPH đề nghị mua 70% cổ phần của dự án Bigrlyi khai thác uranium vùng
lãnh thổ bắc Australia là những dấu hiệu của bước đi đáng kể đầu tiên của doanh
nghiệp Trung Quốc tiến vào một trong những quốc gia sản xuất uranium lớn nhất
thế giới. Đề nghị tham gia khai thác này xảy đến giữa lúc quan hệ hai nước
Trung – Úc không được mặn mà lắm theo sau vụ bắt giữ tháng trước đối với bốn
quan chức của tập đoàn khoáng sản Anh – Úc Rio Tinto, bao gồm một công dân Úc,
ông Stern Hu, với cáo buộc tội đưa hối lộ và làm lộ bí mật quốc gia. Điều này
cũng gây ra sự lo lắng trong các chính khách và các nhà bình luận về số lượng
các dự án đầu tư Trung Quốc vào lĩnh vực khai khoáng của Úc.
—The Wall Street Journal
Có lẽ, điều đang gây quan ngại sâu sắc nhất về chủ nghĩa thực dân
Trung Quốc là làm thế nào các quốc gia, thậm chí là các quốc gia phát triển
kinh tế và có nền dân chủ vững mạnh như Australia, Brazil, và Nam Phi vẫn có
thể bị quyến rũ bởi chính sách “dùng tiền mua chuộc” của Trung Quốc.
Khảo sát tình huống của Australia như một ví dụ. Đây là quốc gia
có dân số được hưởng nền giáo dục tốt, lực lượng lao động có kỹ năng cao, và
hầu như có tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết để trở thành một
đất nước công nghiệp mạnh. Tuy nhiên, thay cho việc phát triển các ngành công
nghiệp để xử lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và dùng nó để sản xuất hàng
hóa, các nhà lãnh đạo suy nghĩ ngắn hạn cho rằng cứ đơn giản hơn là để Trung
Quốc đến và mua các tài nguyên, đào bới các tài nguyên vô cùng quý giá đó và
chở về các nhà máy Trung Quốc với giá rẻ.
Chỉ trong ít năm vừa qua, các công ty như Yangzhou Coal Mining,
China Minmetals, Hunan Valin Steel & Iron, China Metallurgical, và Shanghai
Baosteel đã thâu tóm được các hợp đồng khổng lồ mua nguyên liệu thô. Trong khi
đây là mối lợi của hàng trăm gia đình quyền quý ở Úc, nó là công thức dẫn tới
đói nghèo dài hạn một khi Trung Quốc đã khoét rỗng các mỏ tại Úc.
Thậm chí, trong ngắn hạn hơn, nước Úc đang nắm phần lưỡi của con
dao thuộc địa. Đó là bởi vì Trung Quốc đang bán các hàng hóa thành phẩm với các
nguyên liệu đầu vào từ Úc trên chính thị trường này, nước Úc phải đối mặt với
thâm hụt thương mại lớn chưa từng có với Trung Quốc – dù rằng nó sở hữu nguồn
tài nguyên thiên nhiên vĩ đại.
Cả hai quốc gia Brazil và Nam Phi cũng đang ở trên con tàu thực
dân tương tự – thậm chí kém hơn. Hai quốc gia ngồi trên một chuỗi những tài sản
đa dạng phong phú không thể tưởng tượng nổi. Cả hai nước này đều có tầng lớp
trung lưu đang tăng tiến và có cơ hội rất lớn để gia nhập đội ngũ các quốc gia
công nghiệp hóa. Tuy nhiên, cả hai quốc gia này đang từ bỏ quá nhiều nguồn tài
nguyên thiên nhiên về tay Trung Quốc – và do đó đang thâm thủng mậu dịch nghiêm
trọng.
Ví dụ như Brazil, Trung Quốc rót hơn 7 tỉ USD vào riêng công
nghiệp dầu khí, trong khi công ty Sinopec hầu như có mặt khắp mọi nơi và đã tìm
cách mua được một phần lớn trữ lượng dầu khổng lồ của Brazil tại mỏ Santos
Basin. Đó không phải là thương vụ đầu tiên của Sinopec ở Rio: Họ đã cho công ty
dầu khí quốc gia Brazil là Petrobras vay 10 tỉ đô la, để đổi lại quyền mua 10 ngàn thùng dầu thô /ngày trong một thập kỷ tới – với giá gốc
khá hời. John Pomfret của tờ The Washington Post đã phác họa bức tranh “Chinamax” lớn hơn theo
nghĩa đen:
Dọc theo bãi cát vàng tô điểm vẻ đẹp kiều diễm của 175 dặm bờ biển
phía bắc Thủ đô Rio de Janneiro, Trung Quốc đang tạo ra một thực tại kinh tế
mới. Chỉ cần đi qua một hải cảng nơi các công nhân đang xây một cầu tầu dài hai
dặm để tiếp đón những con tàu khổng lồ được gọi là Chinamax vận chuyển quặng
sắt về cho ngành công nghiệp thép đang đói khát của Trung Quốc, băng qua các
bến neo cho những chiếc tàu dầu hướng về Bắc Kinh, một thành phố của những nhà
máy đang mọc lên trên một hòn đảo diện tích gấp đôi Manhattan. Nhiều công trình
sẽ được xây dựng bởi đầu tư của Trung Quốc: nhà máy thép, nhà máy đóng tàu, nhà
máy chế tạo ô tô, một nhà máy sản xuất thiết bị dầu và khí… Các đầu tư vào
Brazil phản ánh chiến lược “vươn ra ngoài” của Trung Quốc, và tìm kiếm sự đảm
bảo nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các mục tiêu phát triển và bảo vệ các
doanh nghiệp nhà nước khỏi sự tăng trưởng chậm hơn ở Đại Lục.
Tổng thống Nam Phi, ông Thabo Mbeki khá lo lắng về những nước cờ
thực dân tương tự đang diễn ra trên đất nước mình, “nếu châu Phi chỉ xuất khẩu nguyên
liệu thô tới Trung Quốc trong khi nhập khẩu các mặt hàng sản xuất bởi Trung
Quốc, Lục địa Đen có thể muôn đời nằm trong sự lạc hậu”.Dù cho một xã hội dân sự văn minh như nước Úc, một quốc gia bị
chiến tranh tàn phá như Congo, một quốc gia đang chuyển đổi như Nam Phi, hoặc
trường hợp một loạt các nhà nước độc tài kiểu như Zimbabwe, điều mà các quốc
gia này cùng chung số phận là: Trung Quốc đang bóc lột một cách có hệ thống các
nguồn tài nguyên của họ. Và một khi các tài nguyên này cạn kiệt, bị xúc mang đi
hết hay sử dụng hết, các thuộc địa này sẽ biến thành các những chiếc thùng rỗng
ruột, mất năng lực công nghiệp và khả năng tạo ra việc làm, những thứ mà đáng
ra họ được hưởng nếu không đi theo tương lai thuộc địa!
Đại bàng Mỹ đã biến thành con bồ câu to lớn nhất thế giới
Con rồng sản xuất Trung Quốc rất phàm ăn. Con rồng thực dân đang
tiến đánh không ngừng. Con đại bàng Mỹ đang ngủ quên trên tay lái.
– Ron Vara
Kết luận của tất cả những thứ trên là Trung Quốc đang có một chiến
lược thâu tóm tài nguyên để giữ cho các nhà máy của họ hoạt động hết công suất,
phần còn lại của thế giới thì không có gì. Trong khi đội quân hàng triệu người
của Trung Quốc hành quân khắp các châu lục từ châu Phi, châu Á, tới châu Mỹ
Latin và đang thực hiện chính sách thâu tóm mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên
đồng thời thao túng toàn bộ thị trường, và khóa chặt khỏi phần còn lại của thế
giới, thì con Đại bàng Mỹ vẫn đậu trên mặt đất, các nước châu Âu đang mắc kẹt
trong sự chối bỏ cố hữu, còn Nhật Bản đơn giản là tê liệt trong nỗi sợ hãi.
Điều này không phải luôn luôn như vậy – ít nhất là đối với Hoa Kỳ.
Thực ra, nước Mỹ đã từng là bậc thầy tiên phong mở lối với “quyền
lực mềm” trên toàn cầu thông qua các nhiệm vụ viện trợ, chính sách ngoại giao,
và hỗ trợ quân sự. Hiện tại, tuy nhiên, con Đại bàng Mỹ ngày nào đã trở thành
con Bồ câu to lớn nhất thế giới; và chúng ta hạ mình tài trợ cho các phái đoàn
tình nguyện viên hòa bình ở các nước có nợ quốc gia nhỏ hơn nợ của Mỹ và cúi
mình ẩn trong các đồn bốt quân sự tại các nước mà chúng ta không cần phải có
mặt. Đã đến lúc chúng ta phải cùng phần còn lại của thế giới thức dậy – và đứng
lên chống lại – đế chế thuộc địa đang nảy sinh giữa thế giới của chúng ta. Một
lần nữa, như Peter Finn hùng hồn đề nghị, thế giới văn minh cần mở toang cánh
cửa hướng về phương Đông và dõng dạc hét lên: “Ta điên lắm rồi và ta không thể
chịu đựng thêm nữa.”
Nếu chúng ta không làm như thế, sự cấm vận tài nguyên mà Trung
Quốc trong thực tế đang áp đặt đối với thế giới thông qua chiến lược thực dân
sẽ như sợi dây thòng lọng đang siết chặt dần quanh cổ của tất cả các nền kinh
tế trên thế giới. Theo thời gian, khi đế chế thực dân Trung Quốc gia tăng quyền
kiểm soát các nguồn tài nguyên quý giá nhất trái Đất trong khi cơn đói nguyên
liệu của Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng, sợi dây thòng lọng sẽ dần siết chặt
quanh những cái cổ mềm của Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia
khác .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét