Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2023

THÁN NĂM NGÀY CỦA ME - 2023


THÁNG NĂM NGÀY CỦA MẸ

Tháng Năm Dương Lịch hằng năm là ngày của mẹ và năm nào cũng vậy, cứ đến ngày này là tôi nhớ đến lần thứ mấy kể từ ngày tôi mất Mạ. Tôi ôn lại quảng đời cơ cực của Ba Mạ mà tủi buồn...
Riêng tôi, đứa trai út, trong gia đình có bảy anh chị em, mất ba còn lại bốn, tuổi thơ ấu tôi sống với Mạ nhiều hơn cả nên cùng Mạ trải qua nhiều chặng đường gian nan vất vã lắm...Với lứa tuổi cấp tiểu học tôi nhớ như in trong trí của tuổi thơ, về mọi sinh hoạt của những giai đoạn khó khăn, khổ cực nhất mà Mạ cùng con đã trải qua, nhưng từ lâu không có dịp để ôn lại, Trong thời chiến tranh, loạn lạc bỏ của chạy lấy người. Bầy con năm đứa, Cuộc sống ở quê nhà gặp nhiều khó khăn, nên Ba phải đi làm ăn xa. Mạ tự mình gồng gánh hết trách nhiệm một đời, thay chồng nuôi con, đứa nào cũng được ăn học tới chốn, qua đôi tay trìu mến đùm bọc của mẹ hiền.

"Trong tim, ai cũng có những dòng sông…"

Tiếng ca và lời nhạc của ai đó nghe thật thảm buồn, đã đưa ta sống lại qua những ngày thơ ấu, cực khổ nhưng êm đềm với vô vàn kỷ niệm, theo con nước lớn ròng của dòng Hương giang và dòng Dakbla hiền hòa. Tôi được sinh và lớn lên ở bên bờ con sông quê hương đó, với tôi nó chẳng những là dòng sông tươi mát của tuổi thơ, mà còn là dòng sữa mẹ ngào ngọt nuôi con một thời khôn lớn.

Chiều buồn nắng tắt ngoài hiên,
Bâng khuâng nhớ mẹ buồn riêng chạnh lòng
Giờ nầy tựa cữa đứng trông
Đợi thằng con út tha phương mỏi mòn

Con đi vào lúc tuổi đời
Ngày về thăm thẳm bước thời mù khơi
Cao nguyên còn đó, mẹ ơi !
Nhớ thương Cha Mẹ rả rời tâm can

Mẹ hiền nổi nhớ không nguôi ,
Giờ con lạc chốn tuổi đời hoa niên
Mẹ là dòng suối mát hiền
Ðã giúp con tẩy lụy phiền đời con

Mẹ là trăng sáng giữa trời
Dẫn đường chỉ lối cho con bước vào
Con thèm nghe tiếng mẹ trao
Vẫn cần có mẹ lúc nào đơn côi

Mẹ ơi, giờ mẹ phương nào?
Nhiều đêm con khóc nghẹn ngào canh thâu
Mẹ già đơn chiết quanh năm
Héo mòn, trông đợi bước chân con về ...

Giờ đây Mạ đã ngủ yên trên quê hương yêu dấu mặc cho dòng đời và dòng sông ròng lớn đổi thay. Nhưng với tôi con sông cũng như lòng mẹ, một đời đã hy sinh tần tảo vì con, làm sao con quên được.
Tại quê người, tháng năm Dương Lịch vẫn còn mùa xuân, nên vẫn còn rơi rớt những giọt mưa phùn lất phất, dù trời chỉ thoáng một chút heo mây nhè nhẹ. để chuẩn bị bước vào mùa hè...
“Người Việt Nam chúng ta không có Ngày Lễ Mẹ (Mother's Day) hay Ngày Lễ Cha (Father's Day) như người Mỹ ở đây. Nhưng lòng hiếu thảo của người Việt Nam thì từ xưa vẫn rất được coi trọng. Mọi người trong xã hội mình, dù trai hay gái, đều phải lấy hai chữ "Trung Hiếu" làm đầu. Nhất là chữ hiếu, bởi công ơn của cha mẹ lớn lao như trời biển. "Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra", không ai không thuộc lòng những câu ca dao đó. Nhưng ở nước mình, ngày xưa việc “thờ mẹ kính cha” của người làm con, để “cho tròn chữ hiếu” thì ai cũng phải làm, và làm được dễ dàng. Tuy nhiên khi chúng ta sang định cư trên đất Mỹ này, điều kiện sinh sống ở đây không cho phép chúng ta làm tròn bổn phận chữ hiếu theo đúng như luân lý nước mình mong muốn và đặt để.
Ba tôi mất năm 1994, năm 1999 lần đầu tôi về thăm nội ngoại, năm 2005 vợ chồng tôi cùng về thăm, tháng 9 mẹ vợ mất, mạ tôi ra đi năm 2012. Trong 18 năm trời, từ giữa lúc ba tôi mất đến ngày mạ tôi vĩnh viễn lìa đời, tôi và em gái phải lo lắng cho mạ tôi trong hoàn cảnh hết sức khó khăn. Vì anh em tôi ở cách xa nữa vòng trái đất, còn phải đi làm, mạ tôi thì già yếu lắm, phải ngồi xe lăng. Anh em tôi thay phiên nhau về thăm. Các con còn nhỏ, vợ chồng tôi phải chia nhau công việc, mỗi năm tôi xin phép bốn tuần cọng thêm hai tuần vacation về Việt Nam thăm. Giữa hai sức ép từ phía mạ tuổi già, và vợ con cần sự lo lắng của mình, thật là tình cảnh vô cùng khó khăn. Chữ hiếu do đó khó làm tròn được như luân lý đã đặt để.


NHỚ VỀ MẸ

Chiều nhung nhớ, đêm buồn về giăng mắc
Thương quê nghèo nên ruột thắt từng cơn
Lòng hướng về hình bóng mẹ cô đơn
Chiều tựa cửa mong chờ con mòn mỏi

Ngày xưa ấy, lúc con còn nhỏ bé
Chưa bao giờ phải xa mẹ tấc gang
Mà giờ nầy lại cách trở quan san
Vọng về mẹ với đôi hàng rơi lệ

Con xa mẹ, suốt một đời thương nhớ
Bóng mẹ già, tựa mình hạc xương mai
Ngày chóng qua với tháng rộng, năm dài
Mẹ mòn mõi, nỗi u hoài mong đợi

Quê hương đợi, ngày về sao chưa thấy
Để mẹ buồn bên lau sậy xót xa
Mẹ yêu ơi.! Nước mắt lại chan hòa
Nhớ về mẹ, ru đong đưa con ngủ

Nay dâng mẹ mấy vần thơ sầu muộn
Mẹ đi rồi… kỷ niệm vẫn trong con
Trên thiên đàng con biết chắc mẹ luôn
Theo từng bước, chân con nơi trần thế

Ngoại trừ đất đá và kẻ vô tri, còn vạn vật từ con người, muôn thú cho tới cỏ cây, đều do MẸ cưu mang và sanh thành. Cho nên trong tâm tư của tất cả mọi người, trong tiềm thức sâu thẳm, mơ hồ hay hiện thực, hình ảnh Mẹ luôn vẫn diễm tuyệt, đáng để ta tôn thờ và trìu mến, dù rằng công cha như núi Thái Sơn còn mẹ hiền thì ngọt ngào như chuối ba hương, như xôi nếp một và như đường mía lau, mía lau vừa ngọt vừa mềm không dao mà tiện không tiền mà mua.
Nên người đời ai cũng luôn cần có mẹ, dù là trẻ thơ hay người trưởng thành. Những đứa trẻ mồ côi, cho dù có được người thân còn lại nuông chiều, thương yêu, nuôi dưỡng, dạy dỗ tử tế đến mấy, lớn lên cũng cảm thấy tâm hồn héo mòn, khô cằn bởi mặc càm cô đơn bên cạnh người thân. Bởi vậy, người đời đã viết: "Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi me lót lá mà nằm".
Riêng người lớn tuổi, khi mất mẹ, cảm thấy chơi vơi như mất điểm tựa, nên cũng cô đơn lạc lõng như trẻ mồ côi. Tóm lại mẹ là nguồn gốc của mọi tình cảm yêu thương trên đời, cho ta biết thế nào là ngọt bùi ấm lạnh và nguồn thương yêu cao cả của kiếp nhân sinh. Trong kho tàng văn chương bình dân Việt Nam có khá nhiều câu ca nói về tình cảm của người con đối với cha mẹ; Bổn phận và lòng biết ơn đối với những đấng sinh thành; Mối quan hệ thiêng liêng của tình ruột thịt… Điều này biểu lộ rõ ràng rằng, người dân Việt luôn coi trọng chữ "hiếu", chữ "nghĩa", là những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc."Từ mẫu". Người mẹ hiền vẫn luôn còn đó... Trong mọi sinh hoạt vui buồn thường nhật của cuộc sống ở bên cạnh chúng ta, theo từng bước chân trọn đời, từng cơn say nồng giấc ngủ, vẫn ru ta ngủ bằng những tiếng à ơ muôn thuở và luôn còn mãi trong "ký ức" của mỗi một người con...

Giờ đây cách trở xa xôi
Con đây mãi nhớ những lời mẹ khuyên

Tim con nhói, lòng đau quặn thắt
Nhớ mẹ hiền nước mắt trào dâng
Nỗi buồn mất mẹ thâm sâu
Tình yêu về mẹ vẫn đầy như xưa.

Đối với thế hệ trẻ ngày nay. Trên đất Mỹ, họ phải thích nghi với văn minh Mỹ. Họ khó có thể thờ cha kính mẹ theo cách hành xử của người Việt trước đây. Nhiều lắm thì theo lối Mỹ, làm ngày Mother's Day, hay Father's Day, mua cái card, ghi mấy chữ Happy Mother's Day, hay Happy Father's Day, đưa đi nhà hàng ăn uống một bữa, hoặc mua quà tặng cho cha, mẹ. Ngày Mother's Day xảy ra trước, trong tháng năm, trong khi Father's Day xảy ra một tháng sau, trong tháng sáu. Thông thường ngày Father's Day không được nhớ đến một cách thật sự quan trọng như ngày Mother's Day, và dường như con cái cũng thường nghiêng về phía mẹ nhiều hơn, thành ra trên cán cân tình thương và ân nghĩa đối với mẹ cha, phần người cha phải chịu thiệt thòi. Để cho cán cân tình thương của con cái đối với cha mẹ được công bằng, để điều chỉnh lại sự thiên lệch trong sự đền trả ơn cha nghĩa mẹ, và cũng dễ phần nào duy trì truyền thống văn hóa hiếu đễ của người Việt Nam trên đất khách. Chúng ta gọi "Parents' Day" chung cho cả Cha lẫn Mẹ thay vì Mother's Day và Father's Day riêng biệt cho mỗi người.Ngày của cha mẹ "Parents' Day" được tổ chức tại Nam Hàn vào ngày 8 tháng 5 và tại Hoa Kỳ vào Chủ nhật thứ tư của tháng Bảy.
Chúng ta sẽ ra sao nếu không có cha mẹ, những người yêu thương chúng ta từ trước khi chúng ta được sinh ra? Họ làm rất nhiều điều cho chúng ta mỗi ngày trong cuộc đời trẻ thơ của chúng ta và tình yêu thương sẽ không dừng lại khi chúng ta trưởng thành. Đó là lý do thật tốt để tôn vinh vào ngày đặc biệt của đấng sinh thành, Ngày của Cha mẹ 23 tháng 7, được tổ chức vào Chủ nhật thứ tư của tháng Bảy.
Nếu cả cha lẫn mẹ đều đã khuất bóng thì ngày Nhớ Ơn Cha Mẹ là ngày để mình nhớ lại, ôn lại bao nhiêu kỷ niệm xưa, nhắc nhở công lao của cha mẹ sinh mình, nuôi dưỡng mình, lo lắng cho mình trở nên người, đề con cái mình cùng tưởng niệm ông bà, cùng bảo tồn một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam.
Nếu chỉ còn mẹ, hay chỉ còn cha, thì trong ngày Nhớ Ơn Cha Mẹ, mình có thể mừng người còn sống với mình, đồng thời cùng người còn sống tưởng nhớ người đã qua đời.
Và nếu cả cha mẹ đều còn đủ, thì ngày Nhớ Ơn Cha Mẹ là ngày mình mừng tuổi thọ của mẹ cha, vinh danh cha mẹ đã nhiều công lao khó nhọc dựng nên đời mình, để con cháu cùng nhớ ơn tổ tiên, cùng duy trì truyền thống hiếu thảo tốt đẹp của người Việt.

PHẬN CON CHÁU

Công cha nghĩa mẹ sinh thành
Làm con phải nhớ ngọn ngành chớ quên.

Tình mẫu tử, phụ tử là thứ tình cảm đáng qúy nhất, mà suốt cuộc đời này những người con sẽ mãi trân trọng. Dù “ tung cánh muôn phương”, con vẫn mãi mang theo tình cảm cao đẹp mà cha mẹ dành cho con. Chúng ta đã và đang nhận được tình cảm thiêng liêng ấy, hãy cố gắng trân trọng và giữ gìn vì nếu như một ngày nào đó, tình thân ấy không còn thi` cuộc sống sẽ trở nên tẻ nhạt.
Ôi.! Tình Cha con mẹ con thật cao đẹp biết bao...Với nhiều "tiếc nuối". Chúng ta luôn yêu thương, tôn kính cha mẹ để những ngày sống bên con cháu, cha mẹ chúng ta được vui vẻ, bình an, nhất là được thỏa nguyện, biết mình có phước vì được con cái hiếu kính, các con có đời sống đạo đức tốt đẹp, cư xử yêu thương, hiếu thảo với cha mẹ.
Không chỉ trong ngày Hiền Mẫu hay ngày Từ Phụ chúng ta mới nghĩ đến cha mẹ, nhưng chúng ta cần nắm lấy mọi cơ hội trong đời sống hằng ngày để tỏ lòng hiếu kính và biết ơn cha mẹ, Đừng bao giờ vì bận rộn với công ăn việc làm, với sinh hoạt của gia đình riêng mà quên cha mẹ, không có thì giờ cho cha mẹ; nhất là khi cha mẹ đã cao tuổi, đau ốm, không giúp đỡ con cháu được mà phải nương nhờ vào sự chăm sóc của con cháu mỗi ngày.
Trong văn hóa của người Á Đông, chúng ta ít khi bày tỏ tình yêu thương bằng lời nói, ít khi nào chúng ta nói với Mẹ với cha rằng “con yêu thương cha mẹ,” nhưng đó là lời cha mẹ chúng ta mong được nghe. Vì vậy, Ngày Mẫu Thân năm nay, nếu Mẹ còn sống, dù ở gần hay ở xa, chúng ta hãy tìm cơ hội, phương tiện để nói với Mẹ:

“Mẹ ơi, Con thương Mẹ nhiều lắm,”

Người Mẹ yêu dấu của chúng ta sẽ vui, thấy ấm lòng và được an ủi nhiều qua lời nói đó.
Ngày Hiền Mẫu nhắc chúng ta những vấn đề tri ân, hiếu thảo và tình thương, chẳng những cho các bậc hiền mẫu nhưng cũng cho mọi người trong gia đình.
Ngày Hiền Mẫu đã nhắc nhở những người trong gia đình, đặc biệt là những người con, những người chồng, những người cha hãy bày tỏ lòng biết ơn với mẹ, với vợ của mình cách cụ thể. Người vợ, người mẹ làm nhiều việc nhưng âm thầm và thường bị lãng quên. Vậy chúng ta phải luôn ghi nhận những công ơn đó.

NHỚ MẸ

Thơ con viết, kính dâng lên mẹ
Chữ nghĩa nầy, vừa đủ mấy câu,
Với cuộc sống, vơi đầy lận đận
Mẹ đi rồi, dạ khó mờ phai.!

Con muốn nghe, lời ru của mẹ
Tiếng à ơi, thuở mới nằm nôi
Và sau đó chẳng còn nghe hát.!
Vì Mẹ già, như chuối chín cây…!

NGÀY 14 THÁNG 5 NĂM 2023


Người Việt Nam chúng ta không có Ngày Lễ Mẹ (Mother's Day) hay Ngày Lễ Cha (Father's Day) như người Mỹ ở đây. Nhưng lòng hiếu thảo của người Việt Nam thì từ xưa vẫn rất được coi trọng. Mọi người trong xã hội mình, dù trai hay gái, đều phải lấy hai chữ "Trung Hiếu" làm đầu. Nhất là chữ hiếu, bởi công ơn của cha mẹ lớn lao như trời biển. "Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra", không ai không thuộc lòng những câu ca dao đó. Nhưng ở nước mình, ngày xưa việc “thờ mẹ kính cha” của người làm con, để “cho tròn chữ hiếu” thì ai cũng phải làm, và làm được dễ dàng. Tuy nhiên khi chúng ta sang định cư trên đất Mỹ này, điều kiện sinh sống ở đây không cho phép chúng ta làm tròn bổn phận chữ hiếu theo đúng như luân lý nước mình mong muốn và đặt để.

Ba tôi mất năm 1994, năm 1999 lần đầu tôi về thăm nội ngoại, năm 2005 vợ chồng tôi cùng về thăm, tháng 9 mẹ vợ mất, mạ tôi ra đi năm 2012. Trong 18 năm trời, từ giữa lúc ba tôi mất đến ngày mạ tôi vĩnh viễn lìa đời, tôi và em gái phải lo lắng cho mạ tôi trong hoàn cảnh hết sức khó khăn. Vì anh em tôi ở cách xa nữa vòng trái đất, còn phải đi làm, mạ tôi thì già yếu lắm, phải ngồi xe lăng. Anh em tôi thay phiên nhau về thăm. Các con còn nhỏ, vợ chồng tôi phải chia nhau công việc, mỗi năm tôi xin phép bốn tuần cọng thêm hai tuần vacation về Việt Nam thăm. Giữa hai sức ép từ phía mạ tuổi già, và vợ con cần sự lo lắng của mình, thật là tình cảnh vô cùng khó khăn. Chữ hiếu do đó khó làm tròn được như luân lý đã đặt để.

NHỚ VỀ MẸ

Chiều nhung nhớ, đêm buồn về giăng mắc
Thương quê nghèo nên ruột thắt từng cơn
Lòng hướng về hình bóng mẹ cô đơn
Chiều tựa cửa mong chờ con mòn mỏi

Ngày xưa ấy, lúc con còn nhỏ bé
Chưa bao giờ phải xa mẹ tấc gang
Mà giờ nầy lại cách trở quan san
Vọng về mẹ với đôi hàng rơi lệ

Con xa mẹ, suốt một đời thương nhớ
Bóng mẹ già, tựa mình hạc xương mai
Ngày chóng qua với tháng rộng, năm dài
Mẹ mòn mõi, nỗi u hoài mong đợi

Quê hương đợi, ngày về sao chưa thấy
Để mẹ buồn bên lau sậy xót xa
Mẹ yêu ơi.! Nước mắt lại chan hòa
Nhớ về mẹ, ru đong đưa con ngủ

Nay dâng mẹ mấy vần thơ sầu muộn
Mẹ đi rồi… kỷ niệm vẫn trong con
Trên thiên đàng con biết chắc mẹ luôn
Theo từng bước, chân con nơi trần thế

Ngoại trừ đất đá và kẻ vô tri, còn vạn vật từ con người, muôn thú cho tới cỏ cây, đều do MẸ cưu mang và sanh thành. Cho nên trong tâm tư của tất cả mọi người, trong tiềm thức sâu thẳm, mơ hồ hay hiện thực, hình ảnh Mẹ luôn vẫn diễm tuyệt, đáng để ta tôn thờ và trìu mến, dù rằng công cha như núi Thái Sơn còn mẹ hiền thì ngọt ngào như chuối ba hương, như xôi nếp một và như đường mía lau, mía lau vừa ngọt vừa mềm không dao mà tiện không tiền mà mua.

Nên người đời ai cũng luôn cần có mẹ, dù là trẻ thơ hay người trưởng thành. Những đứa trẻ mồ côi, cho dù có được người thân còn lại nuông chiều, thương yêu, nuôi dưỡng, dạy dỗ tử tế đến mấy, lớn lên cũng cảm thấy tâm hồn héo mòn, khô cằn bởi mặc càm cô đơn bên cạnh người thân. Bởi vậy, người đời đã viết: "Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi me lót lá mà nằm".

Riêng người lớn tuổi, khi mất mẹ, cảm thấy chơi vơi như mất điểm tựa, nên cũng cô đơn lạc lõng như trẻ mồ côi. Tóm lại mẹ là nguồn gốc của mọi tình cảm yêu thương trên đời, cho ta biết thế nào là ngọt bùi ấm lạnh và nguồn thương yêu cao cả của kiếp nhân sinh. Trong kho tàng văn chương bình dân Việt Nam có khá nhiều câu ca nói về tình cảm của người con đối với cha mẹ; Bổn phận và lòng biết ơn đối với những đấng sinh thành; Mối quan hệ thiêng liêng của tình ruột thịt… Điều này biểu lộ rõ ràng rằng, người dân Việt luôn coi trọng chữ "hiếu", chữ "nghĩa", là những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc."Từ mẫu". Người mẹ hiền vẫn luôn còn đó... Trong mọi sinh hoạt vui buồn thường nhật của cuộc sống ở bên cạnh chúng ta, theo từng bước chân trọn đời, từng cơn say nồng giấc ngủ, vẫn ru ta ngủ bằng những tiếng à ơ muôn thuở và luôn còn mãi trong "ký ức" của mỗi một người con...

Giờ đây cách trở xa xôi
Con đây mãi nhớ những lời mẹ khuyên

Tim con nhói, lòng đau quặn thắt
Nhớ mẹ hiền nước mắt trào dâng
Nỗi buồn mất mẹ thâm sâu
Tình yêu về mẹ vẫn đầy như xưa.

Đối với thế hệ trẻ ngày nay. Trên đất Mỹ, họ phải thích nghi với văn minh Mỹ. Họ khó có thể thờ cha kính mẹ theo cách hành xử của người Việt trước đây. Nhiều lắm thì theo lối Mỹ, làm ngày Mother's Day, hay Father's Day, mua cái card, ghi mấy chữ Happy Mother's Day, hay Happy Father's Day, đưa đi nhà hàng ăn uống một bữa, hoặc mua quà tặng cho cha, mẹ. Ngày Mother's Day xảy ra trước, trong tháng năm, trong khi Father's Day xảy ra một tháng sau, trong tháng sáu. Thông thường ngày Father's Day không được nhớ đến một cách thật sự quan trọng như ngày Mother's Day, và dường như con cái cũng thường nghiêng về phía mẹ nhiều hơn, thành ra trên cán cân tình thương và ân nghĩa đối với mẹ cha, phần người cha phải chịu thiệt thòi. Để cho cán cân tình thương của con cái đối với cha mẹ được công bằng, để điều chỉnh lại sự thiên lệch trong sự đền trả ơn cha nghĩa mẹ, và cũng dễ phần nào duy trì truyền thống văn hóa hiếu đễ của người Việt Nam trên đất khách. Chúng ta gọi "Parents' Day" chung cho cả Cha lẫn Mẹ thay vì Mother's Day và Father's Day riêng biệt cho mỗi người.Ngày của cha mẹ "Parents' Day" được tổ chức tại Nam Hàn vào ngày 8 tháng 5 và tại Hoa Kỳ vào Chủ nhật thứ tư của tháng Bảy.

Chúng ta sẽ ra sao nếu không có cha mẹ, những người yêu thương chúng ta từ trước khi chúng ta được sinh ra? Họ làm rất nhiều điều cho chúng ta mỗi ngày trong cuộc đời trẻ thơ của chúng ta và tình yêu thương sẽ không dừng lại khi chúng ta trưởng thành. Đó là lý do thật tốt để tôn vinh vào ngày đặc biệt của đấng sinh thành, Ngày của Cha mẹ 23 tháng 7, được tổ chức vào Chủ nhật thứ tư của tháng Bảy.

Nếu cả cha lẫn mẹ đều đã khuất bóng thì ngày Nhớ Ơn Cha Mẹ là ngày để mình nhớ lại, ôn lại bao nhiêu kỷ niệm xưa, nhắc nhở công lao của cha mẹ sinh mình, nuôi dưỡng mình, lo lắng cho mình trở nên người, đề con cái mình cùng tưởng niệm ông bà, cùng bảo tồn một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam.

Nếu chỉ còn mẹ, hay chỉ còn cha, thì trong ngày Nhớ Ơn Cha Mẹ, mình có thể mừng người còn sống với mình, đồng thời cùng người còn sống tưởng nhớ người đã qua đời.

Và nếu cả cha mẹ đều còn đủ, thì ngày Nhớ Ơn Cha Mẹ là ngày mình mừng tuổi thọ của mẹ cha, vinh danh cha mẹ đã nhiều công lao khó nhọc dựng nên đời mình, để con cháu cùng nhớ ơn tổ tiên, cùng duy trì truyền thống hiếu thảo tốt đẹp của người Việt.


PHẬN CON CHÁU

Công cha nghĩa mẹ sinh thành
Làm con phải nhớ ngọn ngành chớ quên.

Tình mẫu tử, phụ tử là thứ tình cảm đáng qúy nhất, mà suốt cuộc đời này những người con sẽ mãi trân trọng. Dù “ tung cánh muôn phương”, con vẫn mãi mang theo tình cảm cao đẹp mà cha mẹ dành cho con. Chúng ta đã và đang nhận được tình cảm thiêng liêng ấy, hãy cố gắng trân trọng và giữ gìn vì nếu như một ngày nào đó, tình thân ấy không còn thi` cuộc sống sẽ trở nên tẻ nhạt.

Ôi.! Tình Cha con mẹ con thật cao đẹp biết bao... Với nhiều "tiếc nuối". Chúng ta luôn yêu thương, tôn kính cha mẹ để những ngày sống bên con cháu, cha mẹ chúng ta được vui vẻ, bình an, nhất là được thỏa nguyện, biết mình có phước vì được con cái hiếu kính, các con có đời sống đạo đức tốt đẹp, cư xử yêu thương, hiếu thảo với cha mẹ.

Không chỉ trong ngày Hiền Mẫu hay ngày Từ Phụ chúng ta mới nghĩ đến cha mẹ, nhưng chúng ta cần nắm lấy mọi cơ hội trong đời sống hằng ngày để tỏ lòng hiếu kính và biết ơn cha mẹ, Đừng bao giờ vì bận rộn với công ăn việc làm, với sinh hoạt của gia đình riêng mà quên cha mẹ, không có thì giờ cho cha mẹ; nhất là khi cha mẹ đã cao tuổi, đau ốm, không giúp đỡ con cháu được mà phải nương nhờ vào sự chăm sóc của con cháu mỗi ngày.

Trong văn hóa của người Á Đông, chúng ta ít khi bày tỏ tình yêu thương bằng lời nói, ít khi nào chúng ta nói với Mẹ với cha rằng “con yêu thương cha mẹ,” nhưng đó là lời cha mẹ chúng ta mong được nghe. Vì vậy, Ngày Mẫu Thân năm nay, nếu Mẹ còn sống, dù ở gần hay ở xa, chúng ta hãy tìm cơ hội, phương tiện để nói với Mẹ:

“Mẹ ơi, Con thương Mẹ nhiều lắm,”

Người Mẹ yêu dấu của chúng ta sẽ vui, thấy ấm lòng và được an ủi nhiều qua lời nói đó.

Ngày Hiền Mẫu nhắc chúng ta những vấn đề tri ân, hiếu thảo và tình thương, chẳng những cho các bậc hiền mẫu nhưng cũng cho mọi người trong gia đình.

Ngày Hiền Mẫu đã nhắc nhở những người trong gia đình, đặc biệt là những người con, những người chồng, những người cha hãy bày tỏ lòng biết ơn với mẹ, với vợ của mình cách cụ thể. Người vợ, người mẹ làm nhiều việc nhưng âm thầm và thường bị lãng quên. Vậy chúng ta phải luôn ghi nhận những công ơn đó.

NHỚ MẸ

Thơ con viết, kính dâng lên mẹ
Chữ nghĩa nầy, vừa đủ mấy câu,
Với cuộc sống, vơi đầy lận đận
Mẹ đi rồi, dạ khó mờ phai.!

Con muốn nghe, lời ru của mẹ
Tiếng à ơi, thuở mới nằm nôi
Và sau đó chẳng còn nghe hát.!
Vì Mẹ già, như chuối chín cây…!


Minh Loan Hay và ý nghĩa...cảm động và ngưỡng mộ lắm ạ! Xin kính chúc anh luôn dồi dào sức khỏe mỗi ngày ạ! Đông Lợi Long Cảm ơn Minh Loan với sự đồng cảm... Chúc Minh Loan mọi sự cát tường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét