Thứ Ba, 30 tháng 5, 2023

TRONG NGÀY "TIỂU ĐĂNG KHOA" CỦA BẢO MINH


30052019

TRONG NGÀY "TIỂU ĐĂNG KHOA" CỦA BẢO MINH CẬU MỢ CHÚC HAI CHÁU MỘT ĐỜI ẤM ÊM HẠNH PHÚC.


TRỌN TÌNH ĐÔI LỨA

Cậu mừng hai Cháu đã thành đôi.
Chồng Vợ yêu nhau suốt trọn đời
Giữ lửa tình yêu cùng thoải mái
Chung đôi trọn kiếp nhớ y lời
Mợ mừng hạnh phúc cùng đôi trẻ
Gian khổ vào đời cũng đã vơi
Kết quả "Tâm Lòng" nay thấu rõ
Giờ đây vui cảnh "một thành đôi"

Chỉ một chữ "YÊU" lẽ sống còn
Đong đầy "niềm ước" mộng tình son
Nếu xa, tìm lại, tim nồng ấm
Tình cảm cả hai ắt phải tròn...
Đức Hạnh vuông tròn giữ đạo hiếu
Cây luôn có "cội" nước từ nguồn
Cội nguồn, gốc nhánh, chung cùng mối
Trọn vẹn chan hoà tình cảm luôn

VẸN NGHĨA ĐÔI MÌNH

Tự hứa yêu nhau đến hết đời
Hai mình dẫu khó chẳng buông rơi
Tình thương giữ trọn lòng phơi phới
Trọn kiếp chung đôi chỉ một lời.!
Cùng bước song đôi lòng quyết chí
Vui mừng hạnh phúc lắm em ơi.!
An nhiên, tự tại, ta khoan khoái
Rảo bước vào đây, chốn thảnh thơi

Tình nghĩa có nhau vuông với tròn
Chung đôi vẹn nghĩa đẹp tình son
Vợ Chồng sau trước, phải ghi nhớ
Kính trọng, thương yêu, tha thứ luôn
Có vậy, gia đình được hạnh phúc.
Đong đầy mộng ước giữ lòng son
Tình chồng nghĩa vợ lòng chung thủy
Vẹn nghĩa "tào khang" (1) ắt sẽ tròn...

(1) Từ xa xưa, trong dân gian thường có câu: "Tào khang chi thê bất hạ đường, Bần tiện chi giao mạc khả vong", nghĩa là vợ chồng lấy nhau từ lúc khổ cực chẳng nên bỏ, bạn bè kết giao từ thuở nghèo hèn chẳng nên mất. "Tào Khang chi thê" trong câu này nghĩa là người vợ tào khang. Tào Khang trong nghĩa bóng nói về sự khổ cực, khó khăn, còn trong nghĩa đen thì "tào" hay còn gọi "tao" là cái máng, dùng đựng đồ ăn cho súc vật, còn "khang" là cám gạo. Chỉ những thức ăn khi con người ta nghèo khổ mới ăn mà thôi. Vì vậy, nghĩa chính của chữ "Tào Khang" được người xưa xử dụng để chỉ một cuộc sống phải đạo, lấy sự hy sinh, chung thủy làm đầu. Người vợ Tào Khang chính là người ở bên chồng lúc khó khăn hoạn nạn, cùng chồng vượt qua mọi thử thách để giữ gìn hạnh phúc gia đình.

30052019

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2023

CẢM ƠN BÁC THĂM HỎI


Chào Ông bạn già Ba Tri, Tớ bị "trục trặc" sức khỏe...nên phải vào BV làm một vài xét nghiệm trước khi đi Cali.

CẢM ƠN BÁC THĂM HỎI

Đã bấy lâu nay, bác ghé nhà
Chủ thời, tạm vấng, phải đi xa
Hai gian nhà trống, đã niêm chốt.
Chữ nghĩa xếp vào riêng với ta
Tưởng nghĩ an bình chẳng để ý
Sóng ngầm âm ĩ phải lo ra
Lung lay thân cột qua ngày tháng
Nêm chặt, yên tâm hưởng tuổi già.

29052019.

Dương Ánh Có bị gì nghiêm trọng ko bác Đông Lợi Long CẢM ƠN BÁC DƯƠNG. Bác Dương nay đã hỏi tôi? Cũng xin thưa lại dạ tôi vẫn còn. Cũng có lúc buồn vui đất khách; Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo. Bước đi từng bước cheo leo, Khi vui câu hát nương theo gió rừng Lúc đàm đạo, trà ngon cùng nhắp: Chốn văn thơ, ăm ắp bầu xuân. Đổi trao thời sự luận bàn Biết bao biến động muôn phần hiện nay. Giờ đi lại, tuổi già thêm nhác, Trước vài năm, tạm gác một bên, Vì rằng hiền mẫu lại thêm Tuổi già đơn chiếc còn bên quê nhà. Mẹ chẳng ở, dẩu van chẳng ở; Lòng xót thương, lấy nhớ làm thương, Tuổi già, hạt lệ như sương, Nên đành chấp nhận phải vương bệnh già Lúc hoạn nạn, "bảy lăm" chung số, Miếng đỉnh chung, kẻ khó than trời, "Bác, Tôi" nay đã già rồi: Thôi đành, biết thế cho đời bớt đau. Giac Bui Chúc mau ,,,,bình phục Đông Lợi Long BÙI NGÙI BÁC GIÁC.! Cảm ơn Bác Giác của tôi, Chúc mau bình phục đôi lời mến trao Bạch Tuyết Chúc anh sức khoẻ. Đông Lợi Long CẢM ƠN CHỊ BẠN GẦN NHÀ. Hôm nay nắng ấm tỏa ra, Trời quang mây tạnh thật là bình an, Mọi điều lãnh nhận Trời ban, Tạ ơn Thượng Đế lo toan mỗi ngày! Quỳnh Hương Phạm Chúc Anh mau bình phục Đông Lợi Long CẢM ƠN NGƯỜI CÙNG PHỐ NÚI Ngày tháng vừa qua, gió bão BÙNG, Bên trong sấm sét, nổi lung TUNG Ơn trên che chở, vượt qua hết Nguy hiểm xua tan đến tận CÙNG Hue Dieu Ông bạn già Ba Tri nào vậy anh , em không biết thiệt à nhen ! Hehheeeee 😍😍 Đông Lợi Long ông bạn già Ba Tri là Hoàng thế Hào con ông Trưởng ty tiểu học ở KT Hoàng thế Mỹ, lúc anh học đệ thất Ngô Quyền, Hue Dieu Đông Lợi Long 🍀 Ồ! Thì ra là vậy , em còn bé hen gì không biết là đúng rồi , anh Hào qua đây rồi, hay còn VN vậy anh !🌷🍀 Đông Lợi Long Ở Hoa Kỳ Kim Phượng Hay lắm Đông Lợi Long Cảm ơn Phương Kim

Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2023

THÁN NĂM NGÀY CỦA ME - 2023


THÁNG NĂM NGÀY CỦA MẸ

Tháng Năm Dương Lịch hằng năm là ngày của mẹ và năm nào cũng vậy, cứ đến ngày này là tôi nhớ đến lần thứ mấy kể từ ngày tôi mất Mạ. Tôi ôn lại quảng đời cơ cực của Ba Mạ mà tủi buồn...
Riêng tôi, đứa trai út, trong gia đình có bảy anh chị em, mất ba còn lại bốn, tuổi thơ ấu tôi sống với Mạ nhiều hơn cả nên cùng Mạ trải qua nhiều chặng đường gian nan vất vã lắm...Với lứa tuổi cấp tiểu học tôi nhớ như in trong trí của tuổi thơ, về mọi sinh hoạt của những giai đoạn khó khăn, khổ cực nhất mà Mạ cùng con đã trải qua, nhưng từ lâu không có dịp để ôn lại, Trong thời chiến tranh, loạn lạc bỏ của chạy lấy người. Bầy con năm đứa, Cuộc sống ở quê nhà gặp nhiều khó khăn, nên Ba phải đi làm ăn xa. Mạ tự mình gồng gánh hết trách nhiệm một đời, thay chồng nuôi con, đứa nào cũng được ăn học tới chốn, qua đôi tay trìu mến đùm bọc của mẹ hiền.

"Trong tim, ai cũng có những dòng sông…"

Tiếng ca và lời nhạc của ai đó nghe thật thảm buồn, đã đưa ta sống lại qua những ngày thơ ấu, cực khổ nhưng êm đềm với vô vàn kỷ niệm, theo con nước lớn ròng của dòng Hương giang và dòng Dakbla hiền hòa. Tôi được sinh và lớn lên ở bên bờ con sông quê hương đó, với tôi nó chẳng những là dòng sông tươi mát của tuổi thơ, mà còn là dòng sữa mẹ ngào ngọt nuôi con một thời khôn lớn.

Chiều buồn nắng tắt ngoài hiên,
Bâng khuâng nhớ mẹ buồn riêng chạnh lòng
Giờ nầy tựa cữa đứng trông
Đợi thằng con út tha phương mỏi mòn

Con đi vào lúc tuổi đời
Ngày về thăm thẳm bước thời mù khơi
Cao nguyên còn đó, mẹ ơi !
Nhớ thương Cha Mẹ rả rời tâm can

Mẹ hiền nổi nhớ không nguôi ,
Giờ con lạc chốn tuổi đời hoa niên
Mẹ là dòng suối mát hiền
Ðã giúp con tẩy lụy phiền đời con

Mẹ là trăng sáng giữa trời
Dẫn đường chỉ lối cho con bước vào
Con thèm nghe tiếng mẹ trao
Vẫn cần có mẹ lúc nào đơn côi

Mẹ ơi, giờ mẹ phương nào?
Nhiều đêm con khóc nghẹn ngào canh thâu
Mẹ già đơn chiết quanh năm
Héo mòn, trông đợi bước chân con về ...

Giờ đây Mạ đã ngủ yên trên quê hương yêu dấu mặc cho dòng đời và dòng sông ròng lớn đổi thay. Nhưng với tôi con sông cũng như lòng mẹ, một đời đã hy sinh tần tảo vì con, làm sao con quên được.
Tại quê người, tháng năm Dương Lịch vẫn còn mùa xuân, nên vẫn còn rơi rớt những giọt mưa phùn lất phất, dù trời chỉ thoáng một chút heo mây nhè nhẹ. để chuẩn bị bước vào mùa hè...
“Người Việt Nam chúng ta không có Ngày Lễ Mẹ (Mother's Day) hay Ngày Lễ Cha (Father's Day) như người Mỹ ở đây. Nhưng lòng hiếu thảo của người Việt Nam thì từ xưa vẫn rất được coi trọng. Mọi người trong xã hội mình, dù trai hay gái, đều phải lấy hai chữ "Trung Hiếu" làm đầu. Nhất là chữ hiếu, bởi công ơn của cha mẹ lớn lao như trời biển. "Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra", không ai không thuộc lòng những câu ca dao đó. Nhưng ở nước mình, ngày xưa việc “thờ mẹ kính cha” của người làm con, để “cho tròn chữ hiếu” thì ai cũng phải làm, và làm được dễ dàng. Tuy nhiên khi chúng ta sang định cư trên đất Mỹ này, điều kiện sinh sống ở đây không cho phép chúng ta làm tròn bổn phận chữ hiếu theo đúng như luân lý nước mình mong muốn và đặt để.
Ba tôi mất năm 1994, năm 1999 lần đầu tôi về thăm nội ngoại, năm 2005 vợ chồng tôi cùng về thăm, tháng 9 mẹ vợ mất, mạ tôi ra đi năm 2012. Trong 18 năm trời, từ giữa lúc ba tôi mất đến ngày mạ tôi vĩnh viễn lìa đời, tôi và em gái phải lo lắng cho mạ tôi trong hoàn cảnh hết sức khó khăn. Vì anh em tôi ở cách xa nữa vòng trái đất, còn phải đi làm, mạ tôi thì già yếu lắm, phải ngồi xe lăng. Anh em tôi thay phiên nhau về thăm. Các con còn nhỏ, vợ chồng tôi phải chia nhau công việc, mỗi năm tôi xin phép bốn tuần cọng thêm hai tuần vacation về Việt Nam thăm. Giữa hai sức ép từ phía mạ tuổi già, và vợ con cần sự lo lắng của mình, thật là tình cảnh vô cùng khó khăn. Chữ hiếu do đó khó làm tròn được như luân lý đã đặt để.


NHỚ VỀ MẸ

Chiều nhung nhớ, đêm buồn về giăng mắc
Thương quê nghèo nên ruột thắt từng cơn
Lòng hướng về hình bóng mẹ cô đơn
Chiều tựa cửa mong chờ con mòn mỏi

Ngày xưa ấy, lúc con còn nhỏ bé
Chưa bao giờ phải xa mẹ tấc gang
Mà giờ nầy lại cách trở quan san
Vọng về mẹ với đôi hàng rơi lệ

Con xa mẹ, suốt một đời thương nhớ
Bóng mẹ già, tựa mình hạc xương mai
Ngày chóng qua với tháng rộng, năm dài
Mẹ mòn mõi, nỗi u hoài mong đợi

Quê hương đợi, ngày về sao chưa thấy
Để mẹ buồn bên lau sậy xót xa
Mẹ yêu ơi.! Nước mắt lại chan hòa
Nhớ về mẹ, ru đong đưa con ngủ

Nay dâng mẹ mấy vần thơ sầu muộn
Mẹ đi rồi… kỷ niệm vẫn trong con
Trên thiên đàng con biết chắc mẹ luôn
Theo từng bước, chân con nơi trần thế

Ngoại trừ đất đá và kẻ vô tri, còn vạn vật từ con người, muôn thú cho tới cỏ cây, đều do MẸ cưu mang và sanh thành. Cho nên trong tâm tư của tất cả mọi người, trong tiềm thức sâu thẳm, mơ hồ hay hiện thực, hình ảnh Mẹ luôn vẫn diễm tuyệt, đáng để ta tôn thờ và trìu mến, dù rằng công cha như núi Thái Sơn còn mẹ hiền thì ngọt ngào như chuối ba hương, như xôi nếp một và như đường mía lau, mía lau vừa ngọt vừa mềm không dao mà tiện không tiền mà mua.
Nên người đời ai cũng luôn cần có mẹ, dù là trẻ thơ hay người trưởng thành. Những đứa trẻ mồ côi, cho dù có được người thân còn lại nuông chiều, thương yêu, nuôi dưỡng, dạy dỗ tử tế đến mấy, lớn lên cũng cảm thấy tâm hồn héo mòn, khô cằn bởi mặc càm cô đơn bên cạnh người thân. Bởi vậy, người đời đã viết: "Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi me lót lá mà nằm".
Riêng người lớn tuổi, khi mất mẹ, cảm thấy chơi vơi như mất điểm tựa, nên cũng cô đơn lạc lõng như trẻ mồ côi. Tóm lại mẹ là nguồn gốc của mọi tình cảm yêu thương trên đời, cho ta biết thế nào là ngọt bùi ấm lạnh và nguồn thương yêu cao cả của kiếp nhân sinh. Trong kho tàng văn chương bình dân Việt Nam có khá nhiều câu ca nói về tình cảm của người con đối với cha mẹ; Bổn phận và lòng biết ơn đối với những đấng sinh thành; Mối quan hệ thiêng liêng của tình ruột thịt… Điều này biểu lộ rõ ràng rằng, người dân Việt luôn coi trọng chữ "hiếu", chữ "nghĩa", là những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc."Từ mẫu". Người mẹ hiền vẫn luôn còn đó... Trong mọi sinh hoạt vui buồn thường nhật của cuộc sống ở bên cạnh chúng ta, theo từng bước chân trọn đời, từng cơn say nồng giấc ngủ, vẫn ru ta ngủ bằng những tiếng à ơ muôn thuở và luôn còn mãi trong "ký ức" của mỗi một người con...

Giờ đây cách trở xa xôi
Con đây mãi nhớ những lời mẹ khuyên

Tim con nhói, lòng đau quặn thắt
Nhớ mẹ hiền nước mắt trào dâng
Nỗi buồn mất mẹ thâm sâu
Tình yêu về mẹ vẫn đầy như xưa.

Đối với thế hệ trẻ ngày nay. Trên đất Mỹ, họ phải thích nghi với văn minh Mỹ. Họ khó có thể thờ cha kính mẹ theo cách hành xử của người Việt trước đây. Nhiều lắm thì theo lối Mỹ, làm ngày Mother's Day, hay Father's Day, mua cái card, ghi mấy chữ Happy Mother's Day, hay Happy Father's Day, đưa đi nhà hàng ăn uống một bữa, hoặc mua quà tặng cho cha, mẹ. Ngày Mother's Day xảy ra trước, trong tháng năm, trong khi Father's Day xảy ra một tháng sau, trong tháng sáu. Thông thường ngày Father's Day không được nhớ đến một cách thật sự quan trọng như ngày Mother's Day, và dường như con cái cũng thường nghiêng về phía mẹ nhiều hơn, thành ra trên cán cân tình thương và ân nghĩa đối với mẹ cha, phần người cha phải chịu thiệt thòi. Để cho cán cân tình thương của con cái đối với cha mẹ được công bằng, để điều chỉnh lại sự thiên lệch trong sự đền trả ơn cha nghĩa mẹ, và cũng dễ phần nào duy trì truyền thống văn hóa hiếu đễ của người Việt Nam trên đất khách. Chúng ta gọi "Parents' Day" chung cho cả Cha lẫn Mẹ thay vì Mother's Day và Father's Day riêng biệt cho mỗi người.Ngày của cha mẹ "Parents' Day" được tổ chức tại Nam Hàn vào ngày 8 tháng 5 và tại Hoa Kỳ vào Chủ nhật thứ tư của tháng Bảy.
Chúng ta sẽ ra sao nếu không có cha mẹ, những người yêu thương chúng ta từ trước khi chúng ta được sinh ra? Họ làm rất nhiều điều cho chúng ta mỗi ngày trong cuộc đời trẻ thơ của chúng ta và tình yêu thương sẽ không dừng lại khi chúng ta trưởng thành. Đó là lý do thật tốt để tôn vinh vào ngày đặc biệt của đấng sinh thành, Ngày của Cha mẹ 23 tháng 7, được tổ chức vào Chủ nhật thứ tư của tháng Bảy.
Nếu cả cha lẫn mẹ đều đã khuất bóng thì ngày Nhớ Ơn Cha Mẹ là ngày để mình nhớ lại, ôn lại bao nhiêu kỷ niệm xưa, nhắc nhở công lao của cha mẹ sinh mình, nuôi dưỡng mình, lo lắng cho mình trở nên người, đề con cái mình cùng tưởng niệm ông bà, cùng bảo tồn một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam.
Nếu chỉ còn mẹ, hay chỉ còn cha, thì trong ngày Nhớ Ơn Cha Mẹ, mình có thể mừng người còn sống với mình, đồng thời cùng người còn sống tưởng nhớ người đã qua đời.
Và nếu cả cha mẹ đều còn đủ, thì ngày Nhớ Ơn Cha Mẹ là ngày mình mừng tuổi thọ của mẹ cha, vinh danh cha mẹ đã nhiều công lao khó nhọc dựng nên đời mình, để con cháu cùng nhớ ơn tổ tiên, cùng duy trì truyền thống hiếu thảo tốt đẹp của người Việt.

PHẬN CON CHÁU

Công cha nghĩa mẹ sinh thành
Làm con phải nhớ ngọn ngành chớ quên.

Tình mẫu tử, phụ tử là thứ tình cảm đáng qúy nhất, mà suốt cuộc đời này những người con sẽ mãi trân trọng. Dù “ tung cánh muôn phương”, con vẫn mãi mang theo tình cảm cao đẹp mà cha mẹ dành cho con. Chúng ta đã và đang nhận được tình cảm thiêng liêng ấy, hãy cố gắng trân trọng và giữ gìn vì nếu như một ngày nào đó, tình thân ấy không còn thi` cuộc sống sẽ trở nên tẻ nhạt.
Ôi.! Tình Cha con mẹ con thật cao đẹp biết bao...Với nhiều "tiếc nuối". Chúng ta luôn yêu thương, tôn kính cha mẹ để những ngày sống bên con cháu, cha mẹ chúng ta được vui vẻ, bình an, nhất là được thỏa nguyện, biết mình có phước vì được con cái hiếu kính, các con có đời sống đạo đức tốt đẹp, cư xử yêu thương, hiếu thảo với cha mẹ.
Không chỉ trong ngày Hiền Mẫu hay ngày Từ Phụ chúng ta mới nghĩ đến cha mẹ, nhưng chúng ta cần nắm lấy mọi cơ hội trong đời sống hằng ngày để tỏ lòng hiếu kính và biết ơn cha mẹ, Đừng bao giờ vì bận rộn với công ăn việc làm, với sinh hoạt của gia đình riêng mà quên cha mẹ, không có thì giờ cho cha mẹ; nhất là khi cha mẹ đã cao tuổi, đau ốm, không giúp đỡ con cháu được mà phải nương nhờ vào sự chăm sóc của con cháu mỗi ngày.
Trong văn hóa của người Á Đông, chúng ta ít khi bày tỏ tình yêu thương bằng lời nói, ít khi nào chúng ta nói với Mẹ với cha rằng “con yêu thương cha mẹ,” nhưng đó là lời cha mẹ chúng ta mong được nghe. Vì vậy, Ngày Mẫu Thân năm nay, nếu Mẹ còn sống, dù ở gần hay ở xa, chúng ta hãy tìm cơ hội, phương tiện để nói với Mẹ:

“Mẹ ơi, Con thương Mẹ nhiều lắm,”

Người Mẹ yêu dấu của chúng ta sẽ vui, thấy ấm lòng và được an ủi nhiều qua lời nói đó.
Ngày Hiền Mẫu nhắc chúng ta những vấn đề tri ân, hiếu thảo và tình thương, chẳng những cho các bậc hiền mẫu nhưng cũng cho mọi người trong gia đình.
Ngày Hiền Mẫu đã nhắc nhở những người trong gia đình, đặc biệt là những người con, những người chồng, những người cha hãy bày tỏ lòng biết ơn với mẹ, với vợ của mình cách cụ thể. Người vợ, người mẹ làm nhiều việc nhưng âm thầm và thường bị lãng quên. Vậy chúng ta phải luôn ghi nhận những công ơn đó.

NHỚ MẸ

Thơ con viết, kính dâng lên mẹ
Chữ nghĩa nầy, vừa đủ mấy câu,
Với cuộc sống, vơi đầy lận đận
Mẹ đi rồi, dạ khó mờ phai.!

Con muốn nghe, lời ru của mẹ
Tiếng à ơi, thuở mới nằm nôi
Và sau đó chẳng còn nghe hát.!
Vì Mẹ già, như chuối chín cây…!

NGÀY 14 THÁNG 5 NĂM 2023


Người Việt Nam chúng ta không có Ngày Lễ Mẹ (Mother's Day) hay Ngày Lễ Cha (Father's Day) như người Mỹ ở đây. Nhưng lòng hiếu thảo của người Việt Nam thì từ xưa vẫn rất được coi trọng. Mọi người trong xã hội mình, dù trai hay gái, đều phải lấy hai chữ "Trung Hiếu" làm đầu. Nhất là chữ hiếu, bởi công ơn của cha mẹ lớn lao như trời biển. "Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra", không ai không thuộc lòng những câu ca dao đó. Nhưng ở nước mình, ngày xưa việc “thờ mẹ kính cha” của người làm con, để “cho tròn chữ hiếu” thì ai cũng phải làm, và làm được dễ dàng. Tuy nhiên khi chúng ta sang định cư trên đất Mỹ này, điều kiện sinh sống ở đây không cho phép chúng ta làm tròn bổn phận chữ hiếu theo đúng như luân lý nước mình mong muốn và đặt để.

Ba tôi mất năm 1994, năm 1999 lần đầu tôi về thăm nội ngoại, năm 2005 vợ chồng tôi cùng về thăm, tháng 9 mẹ vợ mất, mạ tôi ra đi năm 2012. Trong 18 năm trời, từ giữa lúc ba tôi mất đến ngày mạ tôi vĩnh viễn lìa đời, tôi và em gái phải lo lắng cho mạ tôi trong hoàn cảnh hết sức khó khăn. Vì anh em tôi ở cách xa nữa vòng trái đất, còn phải đi làm, mạ tôi thì già yếu lắm, phải ngồi xe lăng. Anh em tôi thay phiên nhau về thăm. Các con còn nhỏ, vợ chồng tôi phải chia nhau công việc, mỗi năm tôi xin phép bốn tuần cọng thêm hai tuần vacation về Việt Nam thăm. Giữa hai sức ép từ phía mạ tuổi già, và vợ con cần sự lo lắng của mình, thật là tình cảnh vô cùng khó khăn. Chữ hiếu do đó khó làm tròn được như luân lý đã đặt để.

NHỚ VỀ MẸ

Chiều nhung nhớ, đêm buồn về giăng mắc
Thương quê nghèo nên ruột thắt từng cơn
Lòng hướng về hình bóng mẹ cô đơn
Chiều tựa cửa mong chờ con mòn mỏi

Ngày xưa ấy, lúc con còn nhỏ bé
Chưa bao giờ phải xa mẹ tấc gang
Mà giờ nầy lại cách trở quan san
Vọng về mẹ với đôi hàng rơi lệ

Con xa mẹ, suốt một đời thương nhớ
Bóng mẹ già, tựa mình hạc xương mai
Ngày chóng qua với tháng rộng, năm dài
Mẹ mòn mõi, nỗi u hoài mong đợi

Quê hương đợi, ngày về sao chưa thấy
Để mẹ buồn bên lau sậy xót xa
Mẹ yêu ơi.! Nước mắt lại chan hòa
Nhớ về mẹ, ru đong đưa con ngủ

Nay dâng mẹ mấy vần thơ sầu muộn
Mẹ đi rồi… kỷ niệm vẫn trong con
Trên thiên đàng con biết chắc mẹ luôn
Theo từng bước, chân con nơi trần thế

Ngoại trừ đất đá và kẻ vô tri, còn vạn vật từ con người, muôn thú cho tới cỏ cây, đều do MẸ cưu mang và sanh thành. Cho nên trong tâm tư của tất cả mọi người, trong tiềm thức sâu thẳm, mơ hồ hay hiện thực, hình ảnh Mẹ luôn vẫn diễm tuyệt, đáng để ta tôn thờ và trìu mến, dù rằng công cha như núi Thái Sơn còn mẹ hiền thì ngọt ngào như chuối ba hương, như xôi nếp một và như đường mía lau, mía lau vừa ngọt vừa mềm không dao mà tiện không tiền mà mua.

Nên người đời ai cũng luôn cần có mẹ, dù là trẻ thơ hay người trưởng thành. Những đứa trẻ mồ côi, cho dù có được người thân còn lại nuông chiều, thương yêu, nuôi dưỡng, dạy dỗ tử tế đến mấy, lớn lên cũng cảm thấy tâm hồn héo mòn, khô cằn bởi mặc càm cô đơn bên cạnh người thân. Bởi vậy, người đời đã viết: "Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi me lót lá mà nằm".

Riêng người lớn tuổi, khi mất mẹ, cảm thấy chơi vơi như mất điểm tựa, nên cũng cô đơn lạc lõng như trẻ mồ côi. Tóm lại mẹ là nguồn gốc của mọi tình cảm yêu thương trên đời, cho ta biết thế nào là ngọt bùi ấm lạnh và nguồn thương yêu cao cả của kiếp nhân sinh. Trong kho tàng văn chương bình dân Việt Nam có khá nhiều câu ca nói về tình cảm của người con đối với cha mẹ; Bổn phận và lòng biết ơn đối với những đấng sinh thành; Mối quan hệ thiêng liêng của tình ruột thịt… Điều này biểu lộ rõ ràng rằng, người dân Việt luôn coi trọng chữ "hiếu", chữ "nghĩa", là những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc."Từ mẫu". Người mẹ hiền vẫn luôn còn đó... Trong mọi sinh hoạt vui buồn thường nhật của cuộc sống ở bên cạnh chúng ta, theo từng bước chân trọn đời, từng cơn say nồng giấc ngủ, vẫn ru ta ngủ bằng những tiếng à ơ muôn thuở và luôn còn mãi trong "ký ức" của mỗi một người con...

Giờ đây cách trở xa xôi
Con đây mãi nhớ những lời mẹ khuyên

Tim con nhói, lòng đau quặn thắt
Nhớ mẹ hiền nước mắt trào dâng
Nỗi buồn mất mẹ thâm sâu
Tình yêu về mẹ vẫn đầy như xưa.

Đối với thế hệ trẻ ngày nay. Trên đất Mỹ, họ phải thích nghi với văn minh Mỹ. Họ khó có thể thờ cha kính mẹ theo cách hành xử của người Việt trước đây. Nhiều lắm thì theo lối Mỹ, làm ngày Mother's Day, hay Father's Day, mua cái card, ghi mấy chữ Happy Mother's Day, hay Happy Father's Day, đưa đi nhà hàng ăn uống một bữa, hoặc mua quà tặng cho cha, mẹ. Ngày Mother's Day xảy ra trước, trong tháng năm, trong khi Father's Day xảy ra một tháng sau, trong tháng sáu. Thông thường ngày Father's Day không được nhớ đến một cách thật sự quan trọng như ngày Mother's Day, và dường như con cái cũng thường nghiêng về phía mẹ nhiều hơn, thành ra trên cán cân tình thương và ân nghĩa đối với mẹ cha, phần người cha phải chịu thiệt thòi. Để cho cán cân tình thương của con cái đối với cha mẹ được công bằng, để điều chỉnh lại sự thiên lệch trong sự đền trả ơn cha nghĩa mẹ, và cũng dễ phần nào duy trì truyền thống văn hóa hiếu đễ của người Việt Nam trên đất khách. Chúng ta gọi "Parents' Day" chung cho cả Cha lẫn Mẹ thay vì Mother's Day và Father's Day riêng biệt cho mỗi người.Ngày của cha mẹ "Parents' Day" được tổ chức tại Nam Hàn vào ngày 8 tháng 5 và tại Hoa Kỳ vào Chủ nhật thứ tư của tháng Bảy.

Chúng ta sẽ ra sao nếu không có cha mẹ, những người yêu thương chúng ta từ trước khi chúng ta được sinh ra? Họ làm rất nhiều điều cho chúng ta mỗi ngày trong cuộc đời trẻ thơ của chúng ta và tình yêu thương sẽ không dừng lại khi chúng ta trưởng thành. Đó là lý do thật tốt để tôn vinh vào ngày đặc biệt của đấng sinh thành, Ngày của Cha mẹ 23 tháng 7, được tổ chức vào Chủ nhật thứ tư của tháng Bảy.

Nếu cả cha lẫn mẹ đều đã khuất bóng thì ngày Nhớ Ơn Cha Mẹ là ngày để mình nhớ lại, ôn lại bao nhiêu kỷ niệm xưa, nhắc nhở công lao của cha mẹ sinh mình, nuôi dưỡng mình, lo lắng cho mình trở nên người, đề con cái mình cùng tưởng niệm ông bà, cùng bảo tồn một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam.

Nếu chỉ còn mẹ, hay chỉ còn cha, thì trong ngày Nhớ Ơn Cha Mẹ, mình có thể mừng người còn sống với mình, đồng thời cùng người còn sống tưởng nhớ người đã qua đời.

Và nếu cả cha mẹ đều còn đủ, thì ngày Nhớ Ơn Cha Mẹ là ngày mình mừng tuổi thọ của mẹ cha, vinh danh cha mẹ đã nhiều công lao khó nhọc dựng nên đời mình, để con cháu cùng nhớ ơn tổ tiên, cùng duy trì truyền thống hiếu thảo tốt đẹp của người Việt.


PHẬN CON CHÁU

Công cha nghĩa mẹ sinh thành
Làm con phải nhớ ngọn ngành chớ quên.

Tình mẫu tử, phụ tử là thứ tình cảm đáng qúy nhất, mà suốt cuộc đời này những người con sẽ mãi trân trọng. Dù “ tung cánh muôn phương”, con vẫn mãi mang theo tình cảm cao đẹp mà cha mẹ dành cho con. Chúng ta đã và đang nhận được tình cảm thiêng liêng ấy, hãy cố gắng trân trọng và giữ gìn vì nếu như một ngày nào đó, tình thân ấy không còn thi` cuộc sống sẽ trở nên tẻ nhạt.

Ôi.! Tình Cha con mẹ con thật cao đẹp biết bao... Với nhiều "tiếc nuối". Chúng ta luôn yêu thương, tôn kính cha mẹ để những ngày sống bên con cháu, cha mẹ chúng ta được vui vẻ, bình an, nhất là được thỏa nguyện, biết mình có phước vì được con cái hiếu kính, các con có đời sống đạo đức tốt đẹp, cư xử yêu thương, hiếu thảo với cha mẹ.

Không chỉ trong ngày Hiền Mẫu hay ngày Từ Phụ chúng ta mới nghĩ đến cha mẹ, nhưng chúng ta cần nắm lấy mọi cơ hội trong đời sống hằng ngày để tỏ lòng hiếu kính và biết ơn cha mẹ, Đừng bao giờ vì bận rộn với công ăn việc làm, với sinh hoạt của gia đình riêng mà quên cha mẹ, không có thì giờ cho cha mẹ; nhất là khi cha mẹ đã cao tuổi, đau ốm, không giúp đỡ con cháu được mà phải nương nhờ vào sự chăm sóc của con cháu mỗi ngày.

Trong văn hóa của người Á Đông, chúng ta ít khi bày tỏ tình yêu thương bằng lời nói, ít khi nào chúng ta nói với Mẹ với cha rằng “con yêu thương cha mẹ,” nhưng đó là lời cha mẹ chúng ta mong được nghe. Vì vậy, Ngày Mẫu Thân năm nay, nếu Mẹ còn sống, dù ở gần hay ở xa, chúng ta hãy tìm cơ hội, phương tiện để nói với Mẹ:

“Mẹ ơi, Con thương Mẹ nhiều lắm,”

Người Mẹ yêu dấu của chúng ta sẽ vui, thấy ấm lòng và được an ủi nhiều qua lời nói đó.

Ngày Hiền Mẫu nhắc chúng ta những vấn đề tri ân, hiếu thảo và tình thương, chẳng những cho các bậc hiền mẫu nhưng cũng cho mọi người trong gia đình.

Ngày Hiền Mẫu đã nhắc nhở những người trong gia đình, đặc biệt là những người con, những người chồng, những người cha hãy bày tỏ lòng biết ơn với mẹ, với vợ của mình cách cụ thể. Người vợ, người mẹ làm nhiều việc nhưng âm thầm và thường bị lãng quên. Vậy chúng ta phải luôn ghi nhận những công ơn đó.

NHỚ MẸ

Thơ con viết, kính dâng lên mẹ
Chữ nghĩa nầy, vừa đủ mấy câu,
Với cuộc sống, vơi đầy lận đận
Mẹ đi rồi, dạ khó mờ phai.!

Con muốn nghe, lời ru của mẹ
Tiếng à ơi, thuở mới nằm nôi
Và sau đó chẳng còn nghe hát.!
Vì Mẹ già, như chuối chín cây…!


Minh Loan Hay và ý nghĩa...cảm động và ngưỡng mộ lắm ạ! Xin kính chúc anh luôn dồi dào sức khỏe mỗi ngày ạ! Đông Lợi Long Cảm ơn Minh Loan với sự đồng cảm... Chúc Minh Loan mọi sự cát tường.

Thứ Ba, 16 tháng 5, 2023

VIẾT CHO CON NGÀY RA TRƯỜNG "TIẾN SĨ Y KHOA"

 THỨ BẢY 16 THÁNG 5 NĂM 2015


 

TÂM TÌNH VỚI CON

Hôm nay là một ngày đáng nhớ vì đó là ngày đánh dấu một sự “thay đổi về chất” của con sau bao năm tích lũy sự “thay đổi về lượng”. Con bắt đầu được trao cho quyền được sờ chạm vào tinh thần và thể xác vốn bất khả xâm phạm của người khác để thực hiện công việc khám chữa bệnh của một người thầy thuốc. Con được trao cho cái quyền quyết định trên cơ thể của người khác với kỳ vọng sẽ mang lại cho họ “một sự thoải mái về tinh thần và thể chất” ở mức độ tốt nhất có thể được. Sự kỳ vọng của người bệnh là sự thử thách vô cùng lớn lao đối với người thầy thuốc, nhất là đối với con, người thầy thuốc trẻ mới bắt đầu thực hiện chức năng và trách nhiệm nghề nghiệp của mình. Nhưng con đừng quá lo! vì Ba Mẹ luôn tin tưởng vào khả năng và sự chịu khó học hỏi, mà con sẽ vượt qua mọi khó khăn gặp phải trong thời gian tới.

Ngày hôm nay cũng là ngày khởi đầu cho một quá trình tự hoàn thiện mới dưới những hình thức khác. Con có nhiều lựa chọn hơn cho hướng đi, cách làm việc và sự rèn luyện của mình. Con không còn dựa vào những áp lực nặng nề của chương trình y khoa có sẵn để quyết tâm phấn đấu cho việc học. Mà ngay từ bây giờ, con phải tự vạch ra cho mình một chương trình và áp lực mới để tiếp tục học tập dựa trên năng lực, sở thích, nền tảng gia đình và bản chất đạo đức sẵn có của con. Vì tất cả đó là những hành trang mà suốt 26 năm con đã trải qua, với 21 năm miệt mài ở ghế nhà trường từ mẫu giáo đến hậu đại học. Kế đến là 3 năm nội trú ở Bệnh viện:
A resident physician của (Residency Program).

SỰ THẬT TRONG HIỆN TẠI
Trong suốt 8 năm đại học (4 năm Pre-medical + 4 năm medical school), Con chờ đợi một ngày ra trường để dấn thân vào nghề nghiệp mà con yêu thích và lựa chọn. Đó là ngày hôm nay. Kể từ ngày hôm nay, con phải làm việc bằng hiện tại chứ không phải bằng sự chờ đợi về một ngày trong tương lai như con đã chờ đợi suốt tám năm qua. Con không còn là sinh viên Y Khoa đối với những vị giáo sư dày dạn tuổi đời và kinh nghiệm. Con đã thực sự bước vào đời sống xã hội như những bác sĩ trẻ với những kiến thức, kỹ năng, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp mà xã hội kỳ vọng và mong đợi. Con phải giao tiếp với xã hội bằng tác phong mới đó. Cái tương lai mà con chờ đợi đã trở thành hiện thực và con phải sống và bắt đầu với cái hiện tại này.

VỚI NHỮNG THỬ THÁCH MỚI
Giờ đây, Con đã là người trưởng thành về mặt xã hội và nghề nghiệp. Con sẽ phải tự quyết định trong rất nhiều tình huống khó khăn. Con phải bắt đầu một cuộc đấu tranh sinh tồn thật sự giữa một bên là những lý tưởng nghề y cao đẹp mà con muốn theo đuổi, một bên là hoàn cảnh thực tế. Điều không may mắn cho con là hoàn cảnh hiện nay gây nhiều khó khăn hơn là tạo thuận lợi, khi con muốn thực hiện những ý tưởng cao đẹp của ngành y. Sự khó khăn đó con có thể thấy, có thể “thập diện mai phục” làm cho con nhiều lúc cảm thấy đơn độc “giữa muôn trùng vây”. Nhưng đó là một sự khó khăn mà nhiều thế hệ thầy thuốc trước con đã trải qua. Ba nhìn thấy rõ những Bác Sĩ, họ đã và đang trải qua một cái nghiệp mà họ phải chấp nhận khi lựa chọn ngành y, để góp phần nhỏ bé trong công cuộc chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Những tưởng đó là một sự đơn giản, bình thường khi chúng ta chỉ mong có một cuộc sống trung thực, thoải mái với lương tâm đế chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Rất tiếc, hoàn cảnh kinh tế hiện nay, không tạo điều kiện thuận lợi cho chúng ta thực hiện cuộc sống giản dị và lành mạnh. Mặc dù chúng ta đang sống tại đất nước Hợp Chủng Quốc nầy. (tệ nạn kỳ thị, mối lo tiền nợ ngất ngưỡng, thực phẩm thiếu lành mạnh với những mặt hàng của Trung Quốc v.v...)

Tất cả những nguyên tắc đạo đức nào cũng tập trung vào các mối quan hệ chính của một người thầy thuốc. Đó là quan hệ với chính bản thân mình,với người bệnh, với đồng nghiệp và với xã hội. Để thực hiện tốt các mối quan hệ này, người thấy thuốc phải vừa có tài vừa có tâm chứ không thể lấy cái này bù cho cái kia hoặc mãn nguyện vì có nhiều một trong hai cái đó. Vì có tài mà không có đức (tâm) dễ thành kẻ sát nhân; ngược lại người có đức mà thiếu tài chỉ là ông Bụt. Vậy.! Với nghề nghiệp hiện tại con cần phải có cả hai.

Trong quá trình tự hoàn thiện bản thân, con sẽ phải tự phát triển một con đường đi riêng cho mình mà không ai có thể hướng dẫn cho con một cách cụ thể. Vì xuất phát từ những hoàn cảnh khác nhau nên kinh nghiệm của người này cũng không thể áp dụng rập khuôn cho người khác. Dù không giống với những người đáng kính đi trước nhưng không có nghĩa là con đường con đi không thể tốt hơn. Con đường đó hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí tự hoàn thiện của con, khả năng rút ra những bài học cho cá nhân từ kinh nghiệm của những người đi trước, cũng như một chút may mắn trong cuộc sống, cũng như nghề nghiệp.

Con sẽ là mục tiêu của những phê phán về y đức. Ba không thể tránh né bằng cách không đề cập đến vấn đề này nhưng Ba cũng không muốn con rơi vào vào cuộc tranh luận không có hồi kết thúc. Ba có thể chia xẻ với con một điều khi cùng con hứng chịu những búa rìu chỉ trích: Y đức cũng là một phần của đạo đức xã hội, gắn bó mật thiết, phản ảnh và thăng trầm theo đạo đức xã hội. Khi phê phán chúng ta thì xã hội cũng nên trung thực nhìn lại mình để xem xã hội đang ở đâu trong các bậc thang đạo đức xã hội. Dĩ nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng vững vàng trước những cám dỗ, vì “tinh thần thì ham muốn mà thể xác lại yếu đuối”.

Điều quan trọng là rút ra những bài học kinh nghiệm và đứng lên được sau những lần vấp ngã. Thật sự, có những lúc Ba thấy y đức đẹp như một cánh buồm xa thấp thoáng, nơi xung quanh chỉ có biển xanh sóng vỗ. Nhưng có hề gì, vì các con vẫn biết là mình đang hướng về những lý tưởng cao đẹp của ngành y bằng tất cả trái tim mình, để phục vụ cho con người.

Kể từ giờ trở đi, con sẽ được gọi là bác sĩ, dù thời gian trôi qua, dù vật đổi sao dời, dù thế thời thay đổi. Danh hiệu bác sĩ mang lại cho con và gia đình sự hãnh diện nhưng đồng thời nó cũng là một áp lực mà con phải gánh vác suốt cuộc đời. Dù muốn dù không, con không còn thể nào cất ra khỏi cái gánh nặng của thập tự giá nghề y mà con đã mang lên vai, dù trong một phút giây mệt mỏi. Kể từ đây, sự thành công nào đó của con có thể sẽ được xem là đương nhiên, nhưng một sai lầm nhỏ nào của con sẽ được khuếch đại lên nhiều lần.! Vì con là bác sĩ. Danh hiệu bác sĩ mà con hãnh diện làm cho danh dự người bác sĩ có thể bị chôn vùi nhanh hơn vì một sai lầm nhỏ. Với tuổi đời trên bảy mươi như Ba, đã thấy rất nhiều cảnh "thân bại danh liệt" ngay tại quê nhà,và nay trên đất tạm dung Ba cũng biết trong cộng đồng người Việt tỵ nan, đã có nhiều ngành nghề mà người phạm sai lầm đã chôn vùi danh dự bản thân, gia đình và cả dân tộc nữa. Trong đó không ngoại trừ kỹ sư, luật sư, bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ.v.v...rơi vào cảnh tù tội.
Chúng ta không bao giờ nghĩ rằng bác sĩ là một nghề cao quý hơn những nghề khác. Thật sự, nghề nghiệp chưa quan trọng bằng cách hành nghề. Theo dòng thời gian, con sẽ được đánh giá khác nhau tùy vào cách thức mà con hành nghề, hơn là bằng nghề nghiệp của con hiện có. Một khi đã cân nhắc và chọn hướng đi đúng cho mình rồi, chúng ta không thể trở lại được nữa, chúng ta chỉ còn một cách duy nhất là phải hành nghề, với bằng lương tâm và danh dự của người thầy thuốc và không ngừng hoàn thiện bản thân mình.

Mỗi công việc đều có một kim chỉ nam cho đạo đức nghề nghiệp. Đối với ngành y, đó là lời thề nghề nghiệp mà chúng ta thường gọi là lời thề Hippocrates. Lời thề Hippocrates được viết ra từ thế kỷ thứ tư trước Công nguyên và được nhiều lần chỉnh sửa cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội mới. Lời thề Hippocrates cũng có khi được thêm vào những quan điểm chính trị cho phù hợp của mỗi chế độ. Nhưng tựu trung, lời thề Hippocrates luôn hàm chứa những lý tưởng cao đẹp nhất để một người thầy thuốc hiện đại noi theo.

Những ngày tháng kế tiếp, con sẽ phải chọn thành phố của tiểu bang nào...mà con đã được các Bệnh viện phỏng vấn, để bắt đầu thực tập trong ba năm sắp tới. Nơi đó kỳ vọng vào sự cống hiến của con bằng tất cả lương tâm và trách nhiệm của mình.

Ba Mẹ chúc con có nhiều niềm vui trong cuộc sống và công việc mới. Khi vào đời, cuộc sống cần có niềm vui nhưng cũng sẽ có lúc không tránh được những nỗi buồn, lo âu từ công việc, nhưng với tinh thần trách nhiệm cùng khả năng cầu tiến của con, Ba Mẹ chắc chắn con sẽ sớm thẳng đứng và vương lên, vì bên cạnh con luôn có Ba Mẹ cùng song hành để nâng đở, khích lệ, an ủi trong những lúc con gặp khó khăn và mệt mỏi vì công việc.

Hôm nay, Ba Mẹ và những gia đình thân quen cũng như bạn bè các con vô cùng xúc động khi chung vui niềm hân hoan của con "Tân Bác Sĩ", Với những thành công bước đầu của con trên một con đường vẫn còn rất dài và rất xa...

Cầu xin ơn trên cho con nhiều sức khỏe, luôn được "Tinh Mắt - Thính Tai - Tay Mát - Chân Bền".

Ba Mẹ của con,
DIÊU ĐỨC KÍNH & ĐẶNG THỊ LOAN

Thứ Năm, 11 tháng 5, 2023

MƯA CUỐI XUÂN

 


MƯA CUỐI XUÂN

Tháng 5 mang theo những cơn mưa bất chợt đôi lúc thật buồn và cũng thật là lãng mạn.

Cơn bão nhiệt đới đầu tiên của mùa bão năm 2021 hình thành ở phía đông Thái Bình Dương, ngoài khơi bờ biển phía tây nam Mexico hôm 9-5-21. Bão nhiệt đới Andres cũng có điểm nổi bật là phát triển trước khi chính thức bắt đầu mùa bão phía đông Thái Bình Dương, vốn bắt đầu ngày 15-5-21

Bị ảnh hướng bão nên mưa tháng năm kéo dài cả tuần nay, trời âm u buồn thảm, mưa gió sấm chớp; cảnh vật bị vuì dập, tội quá hơn chục "homeless cats" mà vợ chồng tôi cho ăn ở vườn sau suốt năm năm qua, trong những ngày mưa bão, tuyết rơi lạnh lẽo như thế nó không thể đến ăn; Nhà tôi nói "Ba" chịu khó mặc áo đội mũ ra mở hai cánh cửa kho, để thức ăn trong đó.

Hai vợ chồng uống trà và cà phê nói chuyện, tính đổ bánh xèo, nhưng coi lại thì hết bột, nhà tôi chuyển qua làm cuốn rau bún tôm thịt chấm mắm.

Vừa uống cà phê vừa lặt rau giúp vợ, xem chừng bầy mèo có con nào về không trong buổi sáng mưa nặng hạt... Cứ thế mà lan man đưa đẩy làm sống dậy trong tiềm thức những cơn mưa dầm của xứ Huế quê hương tôi... Khoảnh khắc tuổi thờ ùa về...Sau tan học bọn trẻ nít chúng tôi "ở lỗ ở trần" chạy nhảy đùa giởn, vui chơi thỏa thích, lớn lên một chút thì thèm những lần đạp xe cùng các bạn nghêu ngao dưới cơn mưa bất chợt của cái thời xa xưa ấy…

Là cảm xúc thoáng qua thế thôi, khi nghiên mình nhìn lại mới nhận ra trước hiện tại với thất thập niên giao cảm, mệt nhoài của một đời ngươi có nhiều khúc quanh, lắm ngã rẻ của lối đi…
Thế rồi.!

Mưa, trôi đi hết, những gì không đáng nhớ
Mưa, thèm ngủ vùi, giây phút nhớ chuyện xưa

CƠN MƯA BUỒN,

Tháng năm về giọt nắng cũng đi hoang
Bên hiên đổ cơn mưa choàng xóm ngõ
Chùm hoa dại rơi đầy trên mặt cỏ
Chim lạc đàn nức nở gõ vào tim

PHỐ BUỒN,

Mưa xuân về làm ngày tháng buồn hơn
Từng giọt tủi và giọt hờn lổ chỗ
Ta đứng lặng bâng khuâng nhìn góc phố
Tường rêu buồn vết loang lổ thời gian

PHỐ VẮNG,

Phố im lìm, đứng dưới cạnh cơn mưa
Ướt loang lổ in hình chưa rõ nét,
Trời bỗng chốc lóe sáng luồng sấm sét
Xé tan đi, rách nát hết nguồn cơn

BẾN VẮNG,

Mưa nặng hạt, "bóng" nước đầy bến vắng,
Đò biếng lười vẫn nằm mặc sông trôi
Cạnh lùm xoan hoa tím rụng tả tơi
Quán tranh vắng gió từng cơn dập mạnh

XÓM VẮNG LÀNG QUÊ

Con đường đê, trải thảm cỏ màu xanh,
Đàn chim sáo từ trên cành sà xuống,
Cùng nhau mổ vu vơ trên từng luống
Trâu cúi ăn, bên lúa ruộng đông xuân

Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng
Lũ cò con lâu ngày chán bay ra
Làm giật mình nàng yếm thắm thôn ta
Cúi cào cuốc, cỏ ruộng mùa lúa trổ


Dangtam Ho Cùng chung một đất nước anh em mình đang ở mà quá khác biệt anh Đông Lợi hỉ ? ĐTâm bên ni mới hưởng thụ được 3 ngày nắng ấm liên tiếp, trông chờ mấy tháng nay mới nắng đẹp thì bên nớ than mưa bão rồi... Em chúc anh chị và các cháu an lành vui vẻ hạnh phúc bên nhau để đón chào hè sắp đến.💖 Dangtam Ho Bài thơ hay và cũng làm em nhớ quê hương mình quá anh ạ ! 👍💖🍀 Đông Lợi Long Gởi đến Dangtam Ho lời cảm ơn, Ai cũng có những luyến lưu trong quá khứ, đong đầy những kỷ niệm. Chỉ cần một chút xúc tác, hay nét nhỏ giao thoa nào đó của thiên tạo hay nhân tạo, cũng làm cho mình vỡ òa những dấu cũ lối xưa về một con đường làng, bờ dậu, lũy tre hay một nơi chốn phồn vinh, mang dáng dấp của một thời "hưng thịnh"; Mà bây chừ sau những "cơn mưa tầm tả" hinh ảnh loang lỗ không còn rõ nét…Mất hay còn trong hiện tại, của một quá khứ "bị đổi đời" và "được đổi đời" tùy đối tượng. Sự bi thương tan tóc cũng khiến ta gợi nhớ một điều gì đó ở quá khứ mà khi nghĩ lại ta gật đầu: “Chì còn là kỷ niệm vui buồn lẫn lộn”./. Phạm Hồng Thát Thơ hay ảnh minh hoạ sống động Chúc tác giả ngày mới vui khỏe an lành Đông Lợi Long Gởi bạn già Phạm Hồng Thát lời cảm ơn. Mong bạn an bình, tình thắm thiết Xuân huyền tươi tốt thọ càng cao Việc nhà sau trước do bầy trẻ Lão đáo bây chừ nghĩ xả hơi Phạm Hồng Thát Cám ơn bạn với những lời chúc tốt đẹp Chúc tình bạn nhé Tố Nữ Thơ ngắn gọn hay làm xao lòng người tác giả ơi! Từng câu từ đều lắng đọng ... Chúc anh thật nhiều sức khỏe! Hạnh phúc đong đầy luôn vui vẻ và có nhiều kỉ niệm đẹp ... Đông Lợi Long Gởi đến Tố Nữ Lời cảm ơn; Thân chúc mọi sự an lành, sức khỏe và hạnh phúc... BỐN NÀNG TỐ NỮ Nhà ai sáo ngọc, tiếng mơ màng Theo gió xuân vào khắp Lại giang Tố Nữ mỗi người riêng một vẻ Bốn nàng ghép họa, đẹp nên trăng Quạt hồng dồn phách én ngàn phương Tỏa khói theo mây đến họa đường Hát múa đàn ca, hòa trẫy nhịp Ai ngờ.! Hay đó, chốn Tiêu Tương Môi son chớm hé nụ anh đào Hàm ngọc men tình nhả điệu cao Trước gió nghìn cành hoa nhún nhảy Gót sen lần nhịp đến sông Lô Trước song ngồi ngắm, nguyệt đầu canh Ôm chiếc cầm trăng dạo khúc tình Đàn tả hợp âm thi nhã phú Tương giao ngọc luật tựa âm thanh