NỖI ĐAU LỚN NHẤT CỦA NGÀY 30-4-1975
Thấm thoát đã 47 năm trôi qua… Một thời gian quá dài mà dân tộc Việt nam chịu đựng… Nhưng nó cũng quá ngắn để chúng ta những người còn sống phải nhìn lại và suy gẫm, cùng tưởng nhớ thời khắc đau thương của một dân tộc.
Quả thực là những ngày tháng Tư của năm 1975 là một dấu ấn quan trọng trong lịch sử hiện đại của dân tộc Việt, nhưng vết đau trong lịch sử còn gắn liền với nhiều biến động khác với mỗi cá nhân và vùng miền.
Cuộc chiến những năm 1954-1975 nói chung, và sự kiện tháng Tư năm 1975 nói riêng, đã làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực của những người làm nghiên cứu, những người từng tham chiến, và cả những người trải nghiệm chính cuộc chiến ấy.
Ở nhiều góc độ khác nhau, có người nhớ về những khoảnh khắc khóc lặng người hay vui mừng khôn tả của giây phút hoà bình, dù ở "bên này" hay "bên kia," ít nhất, cuộc chiến đã đi tới hồi kết.
Nhân sắp đến ngày tang tóc của Miền Nam Việt Nam (30-4-1975 / 30-4-2022), xin được một lần nhắc lại trong nghẹn ngào bị hận về những ngày đau thương tang tóc đó bắt đầu từ những ngày đầu tháng 3̣-1975 tại chiến trường Quân đoàn II (QK 2) , mà cụ thể là Ban mê Thuột … Dẫn đến kết quả là chúng ta mất Ban Mê Thuột vào ngày 10/3/1975 mở đầu cho những tháng ngày cuối cùng đem đến tang thương thống khổ cho VNCH. Chúng ta mất NƯỚC.
Cũng với ý trên xin được kính tưởng niệm đến 300.000 Tử sĩ VNCH đã đền nợ nước, 500.000 Thương phế binh đã hy sinh một phần thân thể cho Quê hương dân tộc. và hàng trăm ngàn người dân đã mất đi trong cuộc chiến kéo dài 20 năm… đặc biệt trong 52 ngày cuối cùng chúng ta đã mất đi một cách vô cùng đau đơn và phi lý cả hằng chục ngàn chiến sĩ trong những cuộc triệt thoái đầy máu và nước mắt… cuối cùng sau ngày đen tối đó chúng ta lại mất thêm 100.000 Sĩ Quan, binh sĩ bị thủ tiêu, 100.000 quân cán chính bị trả thù bắt đi học tập cải tạo và chết rũ trong ngục tù cũng như tại rừng thiêng nước độc và 100.000 ngàn đồng bào vợ con và thân nhân của Quân dân Cán Chính VNCH bị đày ải trên vùng kinh tế mới và chết tại những nơi nầy và cuối cùng trên 500.000 người mất tích trên biển đông …
Xin một lần nữa được thắp lên những nén hương lòng để nguyện cầu cho tất cả những người đã mất đi trong cuộc chiến Chính Nghĩa nầy được yên nghĩ, hưởng phúc lành trên Thiên Đàng cũng như trên cõi Vĩnh hằng.
Với những tháng ngày đau thương tang tóc của VNCH trong suốt chặng đường chiến đấu đầy máu và nước mắt , những sự bi hùng hy sinh gian khổ và mất mát , để rồi ... cuối cùng chúng ta "mất quê hương, mất tự do, mất tất cả".
“Mười sáu giờ ngày thứ hai 10 tháng 3 năm 1975, Cộng quân hoàn toàn làm chủ tình hình tại thị xã Ban Mê Thuột, ngoại trừ khu vực Bộ tư lệnh sư đoàn 23 bộ binh còn được trấn giữ. Trong thị xã, cho đến 6 giờ chiều ngày 11 tháng 3 năm 1975, trận chiến được coi như kết thúc. Thành phố bây giờ như một bãi tha ma, chứa đầy tử khí. Những đống đổ nát tro tàn vì đạn pháo của Việt Cộng, nhiều khu phố bị cháy rụi, bụi khói và gạch vụn gợi cho người ta cái cảm xúc của một bãi chiến trường tàn cuộc lạnh lẽo rợn người.
– Trận chiến BMT - 10-3-1975.
** BAN MÊ THUỘT HOÀN TOÀN THẤT THỦ - 11-3-1975. QUẢNG ĐỨC BỎ TRỐNG.
– Quân đoàn 2 chuẩn bị tái chiếm BMT – 12-3-1975
– Dân miền Trung di tản – 13-3-1975.
** Di tản cao nguyên – 14-3-1875. KONTUM BỎ TRỐNG
(Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút khỏi Kontum và Pleiku)
– Tử chiến ở Quảng Nam – 15-3-1975.
– Quân đoàn 2 triệt thoái – 16-3-1975.
PLEIKU, PHÚ BỔN BỎ NGỎ
– Trận chiến Quảng Tín – 17-3-1975.
** Quân đội rút khỏi, QUẢNG TRỊ BỎ TRỐNG – 19-3-1975.
** TAM KỲ, QUẢNG NGÃI THẤT THỦ– 24-3-1975.
– Quân đoàn 1 triệt thoái - 25-3-1975.
– Trận chiến tại các tỉnh duyên hải vùng hai – 25-3-1975.
** THÀNH PHỐ HUẾ VÀ TỈNH THỪA THIÊN THẤT THỦ– 26-3-1975.
– Trận chiến tại Phú Thứ vùng 2 – 26-3-1975.
– Trận chiến ở Bình Định – 27-3-1975.
** TUYÊN ĐỨC - LÂM ĐỒNG – THẤT THỦ - 29-3-1975.
** QUẢNG NAM ĐÀ NẴNG – THẤT THỦ - 29-3-1975.
– Trận chiến tại Quy Nhơn – 30-3-1975.
** BÌNH ĐỊNH THẤT THỦ - 31-3-1975.
** PHÚ YÊN TUY HÒA THẤT THỦ – 1-4-1975.
– Trận chiến quận Khánh Dương (Khánh Hòa Nha Trang) Quân khu hai – 1-4-1975.
** NHA TRANG THẤT THỦ - 2-4-1975.
– Phan Rang hổn loạn – 3-4-1975.
– Trận chiến Ninh Thuận (Phan Rang) – 4-4-1975.
– Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm từ chức – 5-4-1975.
– Trận chiến tại Bình Thuận (Phan Thiết) – 6-4-1975.
– Trận chiến miền Đông (Nam Phần) – 7-4-1975.
– Trận chiến Quốc lộ 20 – 8-4-1975.
– Chiến trận Long Khánh - 9-4-1975.
– Trận chiến tại Thị xã Tân An – 9-4-1975.
– Trận chiến tại Thị xã Xuân Lộc – 10-4-1975.
– Trận chiến tại Dầu Giây – 11-4-1975.
– Trận chiến tại Xuân Lộc – 12-4-1975.
– Trận chiến tại Bảo Định – 13-4-1975.
– Nội các mới của chính phủ – TẠI SÀI GÒN – 14-4-1975.
** XUÂN LỘC – DẦU GIÂY THẤT THỦ - 15-4-1975.
** PHAN RANG THẤT THỦ - 16-4-1975.
** CUỘC DI TẢN CỦA TIỂU KHU BÌNH THUẬN - 19-4-1975. BÌNH THUẬN BỎ NGỎ
– Trận chiến tại Định Quán – 19-4-1975.
** QL / VNCH RÚT KHỎI XUÂN LỘC – 20-4-1975. (ngày 20/4, lực lượng Việt Nam Cộng Hòa rút khỏi Xuân Lộc về Biên Hòa).
– T T / NGUYỄN VĂN THIỆU TỪ CHỨC – 21-4-1975. (Phó Tổng thống Trần Văn Hương lên nhậm chức).
– Trận chiến tại Tây Ninh – 22-4-1975.
– Trận chiến tại Trảng Bom – 22-4-1975.
– Dàn xếp tình hình VNCH – 23-4-1975.
– Thủ Tướng NGUYỄN BÁ CẦN từ chức – 23-4-1975.
– Trận chiến tại BÌNH DƯƠNG – 25-4-1975.
– Trận chiến tại BÀ RỊA – 26-3-1975.
– Sư Đoàn 3 BB giữ BÀ RỊA – 27-4-1975.
– Trận chiến tại TÂN CẢNG CẦU SÀI GÒN – 27-4-1975.
– NGÀY 28-4-1975: Tổng thống Trần Văn Hương từ chức, trao quyền nguyên thủ quốc gia cho ông Dương Văn Minh.
– Thứ hai ngày 28-4-1975 - DƯƠNG VĂN MINH NHẬM CHỨC TỔNG THỐNG.
– Ngày 28-4-1975 – SƯ ĐOÀN 5BB TỬ CHIẾN.
** TỔNG THỐNG DƯƠNG VĂN MINH ĐẦU HÀNG – 30-4-1975.
– Thứ tư ngày 30-4-1975 TIẾNG KHÓC NGHẸN NGÀO AI OÁN CỦA QUÂN DÂN VNCH.
Cuộc chiến 20 năm (1955- 1975) cùng những giai đoạn lịch sử vào giờ phút đau thương thống khổ của một DÂN TỘC. Chiến tranh và ngục tù là bi kịch đau thương nhất trong lịch sử loài người, nó là kinh nghiệm không được rút tỉa để học hỏi và ngăn chặn, cứ thế lặp đi lặp lại khắp nơi trên thế giới, đánh động mãi ký ức con người nên có thể nói rằng không có cuộc chiến và nhà tù nào trở thành quá khứ, nó luôn hiện hữu với dấu lệ và máu không ngừng chảy. Kinh nghiệm chiến tranh, nhà tù, cùng hệ lụy tang thương của nó như vết cắt hằn sâu trong tâm tư tình cảm con dân Việt nam. Vết thương không bao giờ lành, nó sừng sững ở đó, trên đất đá, trên thân thể, trong tâm hồn, trong lịch sử, mà trái tim và lương tâm con người mãi khắc ghi.
Người ta đã nói nhiều tới nỗi đau của người dân miền Nam sau biến cố 30/4/1975 này, và đó là những sự thật hiển nhiên. Một quốc gia (Việt Nam Cộng Hòa), với chính nghĩa sáng ngời, tinh thần nhân bản đã bị cưỡng chiếm một cách đau đớn, tức tưởi. Từ sự kiện này, hàng triệu quân, dân, cán, chính của Việt Nam Cộng Hòa đã phải vào các trại cải tạo, lao tù. Hàng chục vạn người đã phải bỏ nước ra đi, vượt biên vì không thể sống nổi trên quê hương. Hàng chục ngàn người đã nằm trong bụng cá và dưới đáy biển sâu…đó là số phận, là nỗi đau của bên thua cuộc.
Bây giờ là tháng tư, tháng của vết thương chưa kéo da non ấy, giở lại những ký ức của những người tù Việt Nam Cộng Hòa, như thể chúng ta đang mở băng dán vết thương, hẳn là sẽ rỉ máu, nhưng đồng thời cũng khơi chút hoài mong, qua thời gian sẽ có tác dụng như một thứ thuốc sát trùng làm vết thương nguôi ngoai. nỗi bi thương, những cõi mơ nương tựa, với những oan khúc của tù ngục bằng thứ khí giới mơ mộng hồn nhiên, nhân ái, để tồn tại và sống sót.
Con người rồi sẽ ra đi, nhưng dấu hằn trên thân xác quê hương vẫn mãi tồn tại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét