Thứ Ba, 14 tháng 4, 2020

"OPERATION BABYLIFT" NGÀY 14 THÁNG 4 NĂM 1975.


 

Quay ngược thời gian trở về 45 năm trước. Khi Thủ đô Sài Gòn đang trong cơn hoảng loạn...hấp hối...!

Lúc đó, Mỹ đang gấp rút thực hiện chiến dịch Babylift (Chiến dịch Không vận đưa trẻ em Việt qua Mỹ và các nước châu Âu làm con nuôi), từ ngày 4 đến 14 tháng 4 năm 1975. Trên 3.000 trẻ em, đa số là trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật và con của lính Mỹ được di tàn khỏi Việt Nam. Khoảng 2.700 trẻ em được đưa đến Mỹ và 1.300 em khác đến Úc, Canada và châu Âu.

Trong những ngày cuối cuộc chiến Việt Nam, chiến dịch di tản nhân đạo các trẻ em mồ côi sang Hoa Kỳ với tên gọi Operation Babylift đã được thực hiện theo sự chuẩn thuận của Tổng Thống Gerald Ford. Ông tuyên bố rằng, " Trong khi truy điệu những người đã mất, chúng ta không thể quên những người còn sống" để không chỉ có kế hoạch di tản hàng chục ngàn nhân viên người Việt, mà còn là chiến dịch dành riêng cho trẻ mồ côi sẽ được di tản bằng phi cơ quân sự, có ngân sách khoảng hai triệu đô la.

Trong những ngày cuối của cuộc chiến Quốc Cộng. Đảng Cộng Sản Bắc Việt đã và đang mưu đồ thôn tính nên từng bước cưỡng chiếm Miền Nam.

Ngày 14/4/1975, các chuyến không vận của Mỹ thực hiện nhằm đưa 2.700 trẻ mồ côi Việt Nam đến Mỹ đã kết thúc sau khi hạ cánh an toàn trên đất Mỹ.

    Babylift,Không vận trẻ em

Tai nạn thảm khốc trong chiến dịch xảy ra vào ngày 04/04/1975, khi một máy bay vận chuyển của Không Lực Mỹ C-5 mang ký hiệu 68-0218 cất cánh từ phi trường Tân Sơn Nhất sang căn cứ Clark Air Base tại Phi Luật Tân vào chiều thứ Sáu, là chuyến bay đầu tiên chở các trẻ em mồ côi VN được đưa sang Mỹ trong chiến dịch này. Theo kế hoạch dự tính, các em sẽ tiếp tục được chuyển sang máy bay dân sự từ Phi Luật Tân để bay tiếp đến San Diego với sự chờ đón của chính TT Ford ngay phi trường. Dù tai nạn thảm khốc xảy ra đã gây thiệt mạng gần một nửa trẻ em và các nhân viên trên phi cơ, chiến dịch vẫn được tiếp tục. Và cũng không vì điều này mà có thể cản chân hàng chục y tá trẻ người Mỹ, đang làm việc tại Hồng Kông đã quyết định tình nguyện bay sang Sài Gòn để giúp đưa các trẻ em VN về Mỹ.
Máy bay gặp trở ngại ngay sau khi cất cánh từ căn cứ không quân Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn, vào lúc 4 giờ 30 phút chiều ngày 4/4/1975, chuyến bay đầu tiên được khởi hành, vừa cất cánh thì gặp trục trặc. Phi công liền quay trở lại Tân Sơn Nhất nhưng không kịp nữa. Tiếng nổ lớn từ động cơ, viên phi công phải hạ cánh khẩn cấp ngay trên cánh đồng lúa thuộc quận 12.

Trong chuyến bay có 150 người (gồm có 138, trẻ mồ côi và nhân viên y tế cùng phi hành đoàn). Số thiệt mạng có 76 trẻ em Việt Nam, toàn bộ giấy tờ, vật dụng đã bị ngọn lửa thiêu đốt; Số em còn sống sót được tạo một hồ sơ mới, một cuộc đời mới.

Một thương gia Mỹ là ông Robert Macauley đã cầm nhà mình để lấy tiền thuê một chiếc Boeing 747 của hãng hàng không Pan Am, tiếp tục bốc dỡ những trẻ em sống sót, khi ông biết rằng các phi cơ quân đội phải mất hàng tuần để đưa các trẻ em này sang Mỹ. Trước những đổ nát, thương đau của buổi ly loạn trong giờ phút cuối cùng của miền Nam tự do. Không chỉ câu chuyện đầy tình người của Robert Macauley gây xúc động, mà cả chiến dịch nhân đạo Operation Babylift có lẽ sẽ mãi còn là câu chuyện đẹp trong chiến tranh Việt Nam cho những ai nhìn lại ở một góc nhỏ khác. Ông Robert biết tin máy bay rơi qua truyền hình đã lo lắng cho số phận các em nhỏ, xúc động trước hình ảnh nhìn thấy qua màn hình tivi, ông đã thuê máy bay thương mại của hãng Pan Am Airlines đến đón những đứa trẻ còn sống sót trong chuyến bay định mệnh ấy về Mỹ an toàn.

Chiến dịch “Không vận Trẻ em” (Baby Lift) được thực hiện nhằm đưa trẻ mồ côi ở Nam Việt Nam đến Mỹ và được sắp xếp để chúng được nhận nuôi bởi cha mẹ người Mỹ. Chiến dịch kéo dài 10 ngày và được thực hiện trong giai đoạn cuối cùng đầy tuyệt vọng của chiến tranh, khi lực lượng Cộng Sản Bắc Việt đang áp sát Sài Gòn.

 Babylift,Không vận trẻ em
Mặc dù chuyến bay đầu tiên kết thúc trong bi kịch, nhưng tất cả các chuyến bay còn lại đều diễn ra một cách tốt đẹp, các máy bay Không vận đã đưa trẻ mồ côi vượt Thái Bình Dương cho đến khi nhiệm vụ kết thúc vào ngày 14/04, chỉ 16 ngày trước khi Sài Gòn sụp đổ và cuộc chiến chính thức kết thúc vào ngày 30/4/75.

Ngày 30 tháng Tư năm 1975, cuộc chiến tranh VN kéo dài 21 năm đã kết thúc, hai triệu ngưới Việt Nam ở cả hai miền Nam Bắc thiệt mạng, bên cạnh đó là sự hy sinh của 58 ngàn quân nhân Hoa Kỳ, đồng minh chính yếu của quân đội Việt Nam Cộng Hòa.

14042020

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét