Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2020
NGÀY TẠ ƠN THÀ SỐNG "SINH LY", CÒN HƠN GẦN " TỬ BIỆT"
Thứ Ba, 24 tháng 11, 2020
QUAN HỆ MỸ VỚI THẾ GIỚI SẼ RA SAO DƯỚI CHÍNH QUYỀN BIDEN?
Quan hệ Mỹ với thế giới sẽ ra sao khi Biden đắc cử?
Sau những ngày không chắc chắn, ông Joe Biden nay giành chiến thắng
trong cuộc đua Tổng thống Hoa Kỳ, theo các dự đoán kết quả kiểm phiếu mà
BBC có. Dưới đây, các phóng viên thường trú của BBC giải thích nhiệm
kỳ của ông Biden có ý nghĩa thế nào với thế giới.
Chiến thắng của ông Joe Biden đặt ra một thách thức mới cho Trung Cộng, phóng viên John Sudworth viết từ Bắc Kinh.
Bạn có thể cho rằng Bắc Kinh sẽ mừng khi không còn thấy Donald Trump. Như một người đả phá TC hàng đầu, ông gây chiến tranh thương mại, áp dụng các biện pháp trừng phạt nặng và lên án TC đã gây ra dịch virus corona.
Nhưng một số nhà phân tích cho rằng lãnh đạo TC có thể đang âm thầm thất vọng lúc này. Không phải bởi vì họ yêu mến ông Trump, mà vì viễn cảnh ông Trump trong Nhà Trắng thêm bốn năm nữa hứa hẹn một phần thưởng lớn hơn. Tạo "chia rẽ" trong nước, bị "cô lập" ở nước ngoài - ông Trump đối với Bắc Kinh dường như là hiện hình của quyền lực Mỹ suy giảm mà TC hy vọng và mong đợi lâu nay.
Tất nhiên, TC có thể tìm được lợi thế trong việc ông Joe Biden sẵn sàng tìm kiếm hợp tác trong những vấn đề lớn như biến đổi khí hậu. Nhưng ông cũng hứa hẹn sẽ làm việc để sửa chữa mối quan hệ với các đồng minh Mỹ, điều có thể chứng tỏ là hữu hiệu hơn nhiều trong việc kềm chế tham vọng quyền lực của TC so với cách làm một mình một kiểu của Trump.
ẤN ĐỘ
Gốc gác xuất thân của bà Kamala Harris sẽ khiến Ấn Độ tự hào, nhưng ông Narendra Modi có lẽ sẽ tiếp đón ông Biden lạnh nhạt hơn so với người tiền nhiệm, phóng viên Rajini Vaidyanathan tường thuật từ Dheli.
Ấn Độ từ lâu nay là một đối tác quan trọng của Hoa Kỳ - và điều này nhìn chung sẽ không thay đổi dưới thời ông Biden.
Quốc gia đông dân nhất Nam Á này sẽ tiếp tục là một đồng minh then chốt trong chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, nhằm kềm chế sự trỗi dậy của TC và chống chủ nghĩa khủng bố toàn cầu. Nói là như vậy, nhưng sự kết nối cá nhân giữa ông Biden và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi có lẽ sẽ có những điểm tế nhị cần phải vượt qua.
Ông Trump đã tránh việc chỉ trích các chính sách đối nội gây tranh cãi của ông Modi, điều mà nhiều người nói là sự phân biệt đối xử đối với người Hồi giáo ở Ấn Độ.
Ông Biden cho tới nay nói năng thẳng thừng hơn nhiều. Trang web của ông kêu gọi khôi phục lại quyền của mọi người tại Kashmir, chỉ trích Luật Đăng ký Công dân và Luật Sửa đổi Quốc tịch, hai luật đã làm dấy lên các cuộc biểu tình phản đối rộng khắp.
Phó tổng thống đắc cử Kamala Harris - người mang một nửa dòng máu Ấn Độ - cũng đã lớn tiếng nói về một số chính sách mang tính chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ của chính phủ.
Nhưng gốc rễ Ấn Độ của bà sẽ tạo tâm trạng hồ hởi ở hầu hết các nơi trên cả nước.
Việc con gái của một phụ nữ Ấn Độ, người sinh ra và lớn lên tại thành phố Chennai, sắp trở thành người đứng thứ hai tại Nhà Trắng là thời điểm làm dâng cao lòng niềm tự hào quốc gia của người dân Ấn Độ.
BẮC HÀN VÀ NAM HÀN
Bắc Hàn từng gọi ông Joe Biden là "chó điên", nhưng nay ông Kim Jong-un sẽ có những tính toán thận trọng trước khi tìm cách khiêu khích tân Tổng thống Hoa Kỳ, phóng viên Laura Bicker từ Seoul viết. Nhiều khả năng Chủ tịch Kim sẽ thích ông Donald Trump cầm quyền thêm 4 năm nữa.
Cuộc họp không tiền khoáng hậu giữa hai nhà lãnh đạo và những diễn tiến sau đó đã tạo nên những hình ảnh "vô tiền khoán hậu" trong sử sách. Tuy nhiên, về mặt nội dung, hai bên hầu như không đạt được gì, cũng không có gì được ký kết sau đó.
Chẳng có bên nào đạt được điều họ muốn từ các cuộc đàm phán này: Bắc Hàn vẫn tiếp tục xây dựng kho vũ khí hạt nhân, và Hoa Kỳ vẫn tiếp tục áp đặt các lệnh trừng phạt khắc nghiệt. Ngược lại, ông Joe Biden đã đòi Bắc Hàn phải chứng tỏ rằng họ sẵn lòng từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của mình trước khi ông có bất kỳ cuộc họp nào với ông Kim Jong-un. Nhiều nhà phân tích tin rằng trừ khi nhóm của ông Biden chủ động đưa ra sáng kiến thương thảo với Bình Nhưỡng trong thời gian rất sớm, những ngày cái "lửa giận" sẽ trở lại.
Ông Kim có lẽ sẽ muốn thu hút sự chú ý của Washington với việc quay trở lại thực hiện các vụ thử hạt nhân tầm xa, nhưng ông sẽ không muốn làm gia tăng căng thẳng tới mức quốc gia vốn đã rất đói nghèo này sẽ bị thêm các lệnh trừng phạt nữa. Nam Hàn đã cảnh báo Bắc Hàn chớ đi theo con đường khiêu khích.
Seoul có lẽ đã, lúc thế này, lúc thế khác gặp phải khó khăn với ông Trump, nhưng Tổng thống Moon rất muốn kết thúc cuộc chiến đã kéo dài 70 năm trên bán đảo Triều Tiên, và ông đã ca ngợi ông Trump về việc "can đảm" gặp gỡ với ông Kim. Miền Nam sẽ theo dõi chặt chẽ xem liệu có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy ông Biden có sẵn lòng thực hiện điều tương tự hay không.
ANH QUỐC
"Mối quan hệ đặc biệt" giữa Hoa Kỳ và Anh Quốc có thể sẽ phải đối diện với viễn cảnh bị hạ thấp đi chút ít khi ông Joe Biden lên nắm quyền, phóng viên chính trị Jessica Parker từ London viết. Họ sẽ không được coi là những đồng minh tự nhiên của nhau: Joe Biden, gương mặt Dân chủ, và Boris Johnson, người nhiệt thành theo chính sách Brexit.
Để xem mối quan hệ tương lai của họ sẽ ra sao, thì đáng để cân nhắc chuyện từng xảy ra trong quá khứ.
Đặc biệt là trong năm đó, 2016, khi ông Donald Trump thắng cuộc đua vào Nhà Trắng và nước Anh bỏ phiếu rời khỏi EU, cả ông Joe Biden và sếp của ông khi đó, Tổng thống Barack Obama, đều không giấu diếm gì về việc họ muốn có một kết quả khác đối với kỳ trưng cầu dân ý của Anh.
Những chính sách gần đây của chính phủ Anh trong vấn đề với Brexit đã không diễn ra như mong muốn của các gương mặt chủ chốt phe Dân chủ và giới vận động hành lang Ireland, trong đó có vị tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ.
Ông nói ông sẽ không cho phép hòa bình tại Bắc Ireland trở thành một "tai hoạ của Brexit" nếu như ông đắc cử - và tuyên bố bất kỳ thỏa thuận thương mại tương lai nào giữa Hoa Kỳ và Anh Quốc cũng đều sẽ được dựa trên cơ sở tôn trọng Thỏa thuận Thứ Sáu Tốt lành.
Chúng ta còn nhớ ông Donald Trump từng gọi ông Boris Johnson là "Trump của nước Anh" chứ?
Có vẻ như ông Biden đồng ý với điều đó. Tin tức từng tường thuật rằng ông miêu tả Thủ tướng Anh là phiên bản "clone về cả thể chất lẫn cảm xúc" của ông Trump.
Do vậy, có lẽ ông Joe Biden lúc đầu sẽ muốn thảo luận với Brussels, Berlin hoặc Paris hơn là với London.
Mối quan hệ đặc biệt này có lẽ sẽ phải đối diện với tình trạng giảm sút. Tuy nhiên, hai ông vẫn có với nhau một số điểm chung.
Hai quốc gia mà họ dẫn dắt rốt cuộc là có mối quan hệ dài hạn, sâu sắc trong lĩnh vực ngoại giao, chưa kể còn các mối quan hệ thân thiết trong những lĩnh vực khác như an ninh và tình báo.
NGA
Một chính quyền Mỹ dễ đoán hơn có thể là "điều may" cho Nga nếu Biden thắng, phóng viên Steven Rosenberg viết từ Moscow. Điện Kremlin có khả năng nghe ngóng rất nhạy. Vậy nên khi Joe Biden gần đây gọi Nga là "mối đe dọa lớn nhất" đối với Mỹ, họ nghe câu đó rất rõ ở Moscow.
Điện Kremlin cũng có trí nhớ rất tốt. Năm 2011, Phó tổng thống Joe Biden được cho là từng nói nếu ông là Putin, ông sẽ chẳng tranh cử tổng thống lần nữa. Điều đó sẽ rất tồi tệ cho cả ông [Putin] và nước Nga. Tổng thống Putin vẫn chưa quên vụ đó.
Moscow lo ngại một nhiệm kỳ của ông Biden có nghĩa sẽ có thêm áp lực và trừng phạt từ Washington. Với một người theo đảng Dân chủ trong Nhà Trắng, có thể sẽ đến lúc trả thù cho sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Mỹ 2016? Nhưng với điện Kremlin, cũng có thể có cái may. Các nhà quan sát tình hình Nga dự đoán chính quyền Biden cuối cùng sẽ dễ đoán được hơn đội của Trump. Điều đó có thể khiến việc đạt được thỏa thuận về những vấn đề cấp bách trở nên dễ dàng hơn, như hiệp ước New Start (Khởi đầu Mới) - một hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân Mỹ - Nga sắp hết hạn vào tháng Hai tới.
ĐỨC
Người Đức hy vọng có một sự trở lại suôn sẻ với đồng minh then chốt của mình, một khi ông Donald Trump ra đi, phóng viên Damien McGuinness từ Berlin viết. Đức sẽ thở phào nhẹ nhõm với kết quả này. Chỉ có 10% người Đức tin tưởng Tổng thống Trump trong chính sách đối ngoại, theo kết quả điều tra của Pew Research Centre.
Ông không được lòng dân ở Đức so với bất kỳ nước nào khác mà trung tâm này tiến hành khảo sát. Ngay cả Tổng thống Putin của Nga và Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Cộng cũng đạt được mức chấp nhận tốt hơn. Tổng thống Trump bị cáo buộc đã làm xói mòn thương mại tự do và phá hủy các định chế đa quốc gia mà Đức dựa vào về mặt kinh tế.
Việc ông Trump mạt sát TC đã khiến các nhà xuất cảng Đức bị ảnh hưởng, và ông khét tiếng là có mối quan hệ xấu với Thủ tướng Đức Angela Merkel - hai nhà lãnh đạo này quá khác biệt cả mặt đạo đức lẫn tính cách. Các chính trị gia và cử tri Đức đã sốc về cách ứng xử của ông, cách tiếp cận phá vỡ mọi quy ước chuẩn mực của ông trước thực tế, và những cuộc tấn công thường xuyên của ông vào ngành công nghệ xe hơi Đức.
Bất chấp những điều trên, Hoa Kỳ vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Đức, và mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương đóng vai trò thiết yếu cho an ninh châu Âu. Do vậy, nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump quả là một hành trình gai góc cho nước Đức. Các bộ trưởng Đức đã chỉ trích việc Tổng thống Trump đòi dừng việc kiểm phiếu và những tuyên bố vô căn cứ của ông về việc có gian lận trong bầu cử. Bộ trưởng Quốc phòng Annegret Kramp-Karrenbauer đã gọi tình huống đó là "bùng nổ". Ở đây có sự nhận thức rằng những khác biệt chính sách to lớn giữa Washington và Berlin sẽ không biến mất dưới thời ông Biden. Nhưng Berlin đang mong muốn hợp tác với một vị tổng thống biết trân trọng sự hợp tác đa phương.
Thứ Tư, 18 tháng 11, 2020
TRUMP ĂN KHÔNG ĐƯỢC THÌ PHÁ CHO HÔI
Trump 'dựng thành lũy' chặn Biden tiếp quản Nhà Trắng
Lần đầu tiên sau hơn nửa thế kỷ,
một chính quyền sắp mãn nhiệm cản trở chính quyền kế nhiệm ở mọi cấp độ
mà không có ý định từ bỏ.
Tổng thống Donald Trump chưa gọi điện cho Tổng thống đắc cử Joe Biden.
Chiến dịch của Trump chưa liên lạc với chiến dịch của Biden. Đệ nhất phu
nhân Melania chưa mời Jill Biden đến Nhà Trắng uống trà.
Đội ngũ chuyển giao quyền lực của Biden không nhận được báo cáo từ Nhà
Trắng và các cơ quan liên bang về Covid-19, rút quân ở Afghanistan và
Iraq, các hành động của Trung Quốc và Iran. Việc kiểm tra lý lịch hay
xúc tiến cấp quyền tiếp cận thông tin mật cho những người dự kiến được
bổ nhiệm cũng không được thực hiện. Chính quyền Trump đang "dựng thành
lũy" để chặn mọi nẻo đường tiếp quản quyền lực của Biden.
Sự im lặng có thể tiếp tục kéo dài đến tháng 12, khi các tiểu bang phải xác
nhận kết quả của họ trước quốc hội, theo một số đảng viên Cộng hòa am
hiểu kế hoạch. Họ cho rằng cho đến lúc đó, Trump và nhóm của ông vẫn sẽ
tiếp tục khẳng định cuộc bầu cử "bị đánh cắp". Họ cáo buộc đã có gian
lận, đâm đơn kiện và yêu cầu kiểm phiếu lại để thách thức kết quả.
Đây là tình huống chưa từng có, kể từ ít nhất là năm 1963, khi luật liên
bang đặt ra thủ tục chuyển giao quyền lực hiện đại, quy định về việc
chia xẻ không gian văn phòng và chi tiêu cho quá trình này.
Tình thế này có nguy cơ khiến đội ngũ của Biden rơi vào thế thiếu chuẩn
bị vào tháng 1/2021, khi họ tiếp quản lượng nhân sự liên bang hàng triệu
người. Điều này còn có thể gửi đi thông điệp đến thế giới rằng Mỹ, vốn
được coi là hình mẫu của toàn cầu, dễ bị tổn thương và không thể tiến
hành được quá trình chuyển đổi quyền lực một cách tốt đẹp như bình thường.
"Việc chuyển giao quyền lực, kể cả miễn cưỡng, là điều quan trọng vì cả
thế giới đều chứng kiến", Andy Card, cựu chánh văn phòng Nhà Trắng dưới
thời tổng thống George W. Bush, người đã tham gia vào ba cuộc chuyển
giao quyền lực, cho biết.
Ngay cả vào năm 2000, khi Mỹ không xác định được người chiến thắng cho
đến 5 tuần sau ngày bầu cử, đội ngũ của tổng thống Bill Clinton đã cho
phép Bush nhận báo cáo an ninh quốc gia. Đối thủ của Bush là phó Tổng
thống lúc bấy giờ Al Gore nên ông vốn đã nhận được chúng.
Năm nay, Biden được xác định là người chiến thắng vào ngày 7/11, bốn ngày
sau ngày bầu cử. Ông nhận được 306 phiếu đại cử tri. Tuy nhiên, Emily
Murphy, người đứng đầu Cơ quan Quản lý Dịch vụ Công Mỹ (GSA), quan chức
do Trump bổ nhiệm, không khẳng định rằng Biden đã đắc cử và từ chối kế hoạch trong quy trình cho phép đội ngũ của Biden tiếp cận các nguồn lực liên
bang.
Nhóm của Biden đã cố gắng giải quyết tình trạng bế tắc, thuê nhân viên,
chỉ định nhóm đánh giá cách hoạt động của các cơ quan và liên hệ với các
cựu nhân viên liên bang từng làm việc cho tổng thống Barack Obama. Họ
cũng liên hệ với các quan chức của tiểu bang và địa phương, dù nhiều quan chức
đảng Cộng hòa, bao gồm lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch
McConnell, không thừa nhận Biden đắc cử.
Trump, người nhận được 232
phiếu đại cử tri, chưa nhận thua và phản đối kết quả. Ông thường xuyên
tuyên bố trên Twitter rằng mình đã chiến thắng.
Nhà sử học chuyên về tổng thống, Ông Michael Beschloss cho biết từng có một số tổng
thống sắp mãn nhiệm "tức giận" về kết quả bầu cử. "Nhưng ngay cả trong
những giấc mơ điên rồ nhất, các nhà lập quốc cũng chưa bao giờ hình dung
ra một tổng thống từ chối nhận thua hoặc rời Nhà Trắng".
Cố vấn An ninh Quốc gia của Trump Robert O'Brien đã hứa sẽ chuyển giao
quyền lực một cách có trật tự nếu Biden được chứng nhận là người chiến
thắng, nhưng một số đồng minh đảng Cộng hòa của Tổng thống, bao gồm các
nhân viên cũ của Trump, nói rằng không rõ liệu Trump có tham dự lễ nhậm
chức của Biden hay không. Nếu không, Trump sẽ trở thành tổng thống thứ
tư trong lịch sử Mỹ cố tình không dự lễ nhậm chức của người kế nhiệm,
sau John Adams, John Quincy Adams và Andrew Johnson, theo Thomas
Balcerski, giáo sư tại Đại học của tiểu bang Eastern Connecticut. Hai tổng thống
khác không tham dự vì lý do khác.
"Điều này chưa từng có trong thời hiện đại", Bal Cancerki nói. "Tổng thống Trump một lần nữa chính trị hóa một khía cạnh của nền quản trị dân chủ vốn phải phi chính trị".
Đây là một kịch bản chưa
từng có.
Chính quyền Trump đã bắt đầu lên kế hoạch cho một quá trình chuyển đổi vào tháng 5, theo quy định của luật Mỹ. Họ thành lập các nhóm
để tư vấn cho các bộ và cơ quan về cách chuẩn bị. Nhóm của Biden cũng
bắt đầu chuẩn bị cho khả năng thành lập chính quyền từ vài tháng trước,
tập trung vào nhân sự và chính sách.
Cơ quan General Services Administration (GSA), một cơ quan độc lập, có
trách nhiệm cung cấp và tài trợ kinh phí cho các hoạt động hành chính
của chính phủ, thường công nhận một ứng cử viên tổng thống khi rõ ràng
đã thắng cuộc bầu cử để quá trình chuyển giao quyền lực có thể tiến
hành. Nhưng nhiều khả năng đến khi GSA xác nhận người chiến thắng, nhóm của
Biden mới được cấp quyền tiếp cận thông tin.
Bà Emily Murphy, giám đốc văn phòng GSA, người được Tổng Thống Donald Trump bổ nhiệm vào năm 2017, vẫn chưa xác định rằng “ai là người rõ ràng chiến thắng,” theo phát ngôn viên GSA cho biết.
Hệ thống truyền hình và tin tức của Hoa Kỳ tuyên bố ông Biden là người chiến thắng vào Thứ Bảy sau khi đạt đủ số phiếu đại cử tri bảo đảm chiến thắng chức tổng thống.
Ông Trump nhiều lần tuyên bố có gian lận trong cuộc bầu cử mặc dù không đưa ra bằng chứng.
Các giới chức bầu cử trên toàn quốc cho biết không có bằng chứng về gian lận và các chuyên gia pháp lý đều cho rằng nỗ lực kiện cáo của ông Trump khó có thể thành công.
Sự trì hoãn của văn phòng GSA khiến nhóm chuyển giao quyền lực ông Biden không nhận được hàng triệu đô la tài trợ liên bang và tiếp xúc các giới chức tại các cơ quan tình báo và nhiều cơ quan chính quyền khác trong giai đoạn chuyển giao quyền lực.
Nhóm chuyển giao quyền lực cần các nguồn tiền trả lương, chi phí cho các hoạt động, cũng như tiếp cận thông tin mật.
"Mỗi ngày trôi qua, sự việc càng đáng lo ngại hơn khi đội ngũ an ninh
quốc gia, tổng thống đắc cử và phó tổng thống đắc cử không được tiếp cận
các đánh giá về các mối đe dọa, báo cáo tình báo và thông tin thời gian
thực về các cam kết của chúng tôi trên khắp thế giới", Jen Psaki, một
cố vấn cho quá trình chuyển giao của Biden, nói. "Để chuẩn bị lãnh đạo
đất nước, họ phải được tiếp cận những thông tin đó".
Trước đây, tổng thống đắc cử sẽ điều các nhóm nhân viên đến các cơ quan
liên bang. Những nhóm này có không gian văn phòng để làm việc trong khi
xem xét tài liệu, nhận báo cáo và gặp gỡ các nhân viên hiện tại.
Trong những ngày gần đây, ngay cả một số thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa
cũng bắt đầu tranh luận rằng ít nhất Biden nên nhận được báo cáo tình
báo cấp cao hàng ngày.
"Điểm mấu chốt là các đối thủ của chúng ta có thể coi giai đoạn chuyển
giao quyền lực như một thời điểm chúng ta yếu ớt và họ sẽ khai thác nếu
có thể", Michael Chertoff, cựu bộ trưởng an ninh nội địa dưới thời Bush
nói. Ông thúc giục chính quyền Trump cho phép quá trình chuyển đổi diễn
ra.
Ủy ban 9/11 từng nói rằng việc thiếu thông tin trong quá trình chuyển
giao là một trong những yếu tố khiến Mỹ không thể ngăn cản vụ khủng bố
năm 2001, năm Bush trở thành tổng thống.
Trong một bài phát biểu hồi đầu tuần về khôi phục kinh tế, Biden kêu gọi
chính quyền Trump tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi để Mỹ có thể
thành công về nhiều mặt, đặc biệt là trong cuộc chiến chống Covid-19.
"Nhiều người hơn có thể chết nếu chúng ta không phối hợp", ông nói.
Chris Lu, người điều hành quá trình chuyển giao cho Obama, cho biết năm
2008 GSA đã xác nhận kết quả chỉ vài giờ sau ngày bầu cử và ông ngay lập
tức bắt đầu trò chuyện hai lần một ngày với quan chức phụ trách hỗ trợ
quá trình chuyển giao của Bush, phó chánh văn phòng Blake Gottesman. Hai
người đã thảo luận về rất nhiều vấn đề, từ việc cho phép phụ tá tiếp
cận thông tin mật cho đến nhân viên truy cập máy tính.
Quá trình diễn ra tốt đẹp đến mức khi Obama ký luật cải thiện quá trình
chuyển đổi hai năm sau đó, Lu đã lấy hai chiếc bút Tổng thống dùng để ký
làm quà tặng cho chánh văn phòng của Bush, Josh Bolten, và Gottesman.
Lu là cựu thứ trưởng lao động và hiện là người đứng đầu đội chuyển giao
quyền lực của Biden tại bộ này.
"Chúng ta đã thực hiện quy trình chuyển giao quyền lực trong 200 năm ở
đất nước này", Lu nói. "Chúng ta đã làm điều đó kể cả trong chiến tranh
và suy thoái, chúng ta đã làm điều đó khi cả lưỡng đảng đều có những ứng
viên rất cay đắng về thất bại của mình. Đây là truyền thống của đất
nước chúng ta".
Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2020
"TẠ ƠN" VÀ CHÚC "HAPPY THANKSGIVING".
Thứ Ba, 10 tháng 11, 2020
BIDEN THẪY TRƯỚC CHIẾN THẮNG TRONG CUỘC BẦU CỬ HOA KỲ
Wisconsin và Michigan đã trao cho Biden, cựu phó tổng thống đã dành 5 thập niên hoạt động công ích, một động lực quan trọng trong cuộc chạy đua tới 270 phiếu đại cử tri trong Cử tri đoàn từng tiểu bang cần thiết để giành được Nhà Trắng. Trump đã giành được cả hai bang trong chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2016 của mình. Mất chúng sẽ thu hẹp con đường của ông để bảo đảm thêm bốn năm tại vị.
"Và bây giờ sau một đêm dài kiểm phiếu, rõ ràng là chúng tôi đã giành được đủ tiểu bang để đạt (270) phiếu đại cử tri cần thiết để giành được chức tổng thống," Biden, xuất hiện với người bạn cùng liên danh là Kamala Harris, cho biết tại tiểu bang nhà của mình Delaware. “Tôi không ở đây để tuyên bố rằng chúng tôi đã thắng. Nhưng tôi ở đây để báo cáo rằng khi cuộc đếm kết thúc, chúng tôi tin rằng sẽ là người chiến thắng”.
Chiến dịch của Trump đã yêu cầu can thiệp vào một vụ kiện của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đang chờ xử lý về việc liệu Pennsylvania, một tiểu bang quan trọng khác vẫn đang làm việc với hàng trăm nghìn lá phiếu gửi qua thư, có được phép chấp nhận những lá phiếu đến muộn được gửi vào Ngày Bầu cử hay không.
Ban vận động của ông cũng cho biết họ sẽ yêu cầu kiểm phiếu lại ở Wisconsin và nói thêm rằng họ đã nộp đơn kiện ở Michigan và Pennsylvania để tìm cách ngừng kiểm phiếu, cho rằng các quan chức đã không cho phép truy cập công bằng vào các địa điểm kiểm phiếu.
Tổng hợp lại, các động thái pháp lý của Trump là một nỗ lực rộng rãi nhằm tranh luận kết quả của một cuộc bầu cử vẫn chưa được quyết định một ngày sau khi hàng triệu người Mỹ đi bỏ phiếu trong đại dịch coronavirus đã khiến cuộc sống hàng ngày của họ bị ảnh hưởng. Họ theo dõi các cuộc tấn công vào buổi sáng sớm của Trump về tính toàn vẹn của cuộc bỏ phiếu, khi tổng thống tuyên bố chiến thắng một cách gian dối và đề xuất mà không có cơ sở chứng minh rằng đảng Dân chủ sẽ cố gắng đánh cắp cuộc bầu cử.
Biden nói, “Mọi phiếu bầu đều phải được đếm. Không ai sẽ tước đi nền móng dân chủ của chúng ta, không phải bây giờ, không bao giờ. Nước Mỹ đã đi quá xa, nước Mỹ đã chiến đấu quá nhiều trận, nước Mỹ đã chịu đựng quá nhiều để có thể để điều đó xảy ra".
Trump đang cố gắng tránh để khỏi trở thành tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên thua cuộc tái tranh cử kể từ khi George H.W. Bush năm 1992. (Bush cha)
Biden đã thắng Michigan với 67.000 phiếu bầu, tương đương 1,2%, trong khi ông dẫn trước ở Wisconsin với hơn 20.000 phiếu bầu, tương đương 0,6%, theo số liệu từ Edison Research, dự đoán Biden là người chiến thắng ở Michigan. Một số hãng tin dự đoán Biden là người chiến thắng ở Wisconsin, mặc dù Edison thì không, trích dẫn việc kiểm phiếu lại đang chờ xử lý.
Luật Wisconsin cho phép một ứng cử viên yêu cầu kiểm phiếu lại nếu mức chênh lệch dưới 1%, điều mà chiến dịch Trump ngay lập tức cho biết họ sẽ làm.
Đáp lại vụ kiện ở Michigan, Ryan Jarvi, phát ngôn viên của tổng trưởng tư pháp tiểu bang, cho biết các cuộc bầu cử đã được "tiến hành minh bạch".
Việc bỏ phiếu kết thúc theo lịch trình vào tối thứ Ba, nhưng nhiều tiểu bang thường mất nhiều ngày để kiểm phiếu xong. Đã có một sự gia tăng trong các cuộc bỏ phiếu bằng thư trên toàn quốc trong bối cảnh đại dịch. Các TB tranh chấp chặt chẽ khác bao gồm Arizona, Nevada, Georgia và North Carolina vẫn đang kiểm phiếu, khiến kết quả bầu cử quốc gia không chắc chắn.
Hiện tại, không bao gồm Wisconsin, Biden dẫn Trump 243 đến 213 trong các phiếu bầu của Cử tri đoàn, phần lớn dựa trên dân số của một tiểu bang.
Hậu quả gây tranh cãi đã giới hạn một chiến dịch quan trọng diễn ra trong bối cảnh đại dịch đã giết chết hơn 233.000 người Mỹ và khiến hàng triệu người mất việc làm. Đất nước cũng đã phải vật lộn với nhiều tháng bất ổn liên quan đến các cuộc biểu tình về phân biệt chủng tộc và sự tàn bạo của cảnh sát.
Những người ủng hộ cả hai ứng cử viên đều bày tỏ sự tức giận, thất vọng và lo sợ mà không biết rõ khi nào cuộc bầu cử sẽ được giải quyết.
Trump dẫn đầu ở Georgia và North Carolina, trong khi vị trí dẫn đầu của ông giảm dần ở Pennsylvania. Nếu không có Wisconsin và Michigan, ông ta sẽ phải thắng cả ba cũng như Arizona hoặc Nevada, nơi Biden đang dẫn đầu trong các cuộc kiểm phiếu mới nhất.
Biden sẽ là ứng cử viên tổng thống thứ hai của đảng Dân chủ thắng Arizona trong 72 năm. Trump đã giành được tiểu bang vào năm 2016.
Ở Pennsylvania, tỷ lệ dẫn đầu của Trump giảm xuống còn khoảng 320.000 phiếu bầu khi các quan chức dần tìm cách thông qua hàng triệu lá phiếu gửi qua thư, được coi là có lợi cho Biden. Người quản lý chiến dịch tranh cử của Trump, Bill Stepien đã gọi tổng thống là người chiến thắng ở tiểu bang Pennsylvania, mặc dù các quan chức tiểu bang chưa hoàn thành việc kiểm phiếu. Biden cho biết, cảm thấy "rất tốt" về cơ hội của mình ở Pennsylvania.
Trong trường hợp chiến dịch Trump tìm cách can thiệp, Tòa án Tối cao trước đây đã cho phép Pennsylvania tiếp tục với kế hoạch đếm các phiếu bầu được gửi qua đường bưu điện vào Ngày bầu cử đến ba ngày sau đó.
Nhưng một số thẩm phán bảo thủ đề nghị họ sẵn sàng xem xét lại vấn đề và các quan chức nhà nước đã lên kế hoạch tách những lá phiếu đó ra để đề phòng.
Trước cuộc bầu cử, Trump đã nói rằng ông muốn người được bổ nhiệm tại Tòa án Tối cao Hoa Kỳ mới nhất của mình, Amy Coney Barrett, được Thượng viện xác nhận trong trường hợp tòa án phải xét xử bất kỳ tranh chấp bầu cử nào. Các đảng viên Đảng Dân chủ đã chỉ trích tổng thống vì đã xuất hiện để gợi ý rằng ông mong đợi Barrett sẽ quyết định có lợi cho mình.
Trump đã nhiều lần nói mà không có bằng chứng rằng bỏ phiếu bằng thư rộng rãi sẽ dẫn đến gian lận, mặc dù các chuyên gia bầu cử Hoa Kỳ nói rằng gian lận là rất hiếm.
Trump tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công không có cơ sở vào quá trình kiểm phiếu trên Twitter vào thứ Tư, vài giờ sau khi ông xuất hiện tại Nhà Trắng và tuyên bố chiến thắng trong một cuộc bầu cử còn lâu mới quyết định. Cả Facebook và Twitter đều gắn cờ nhiều bài đăng của tổng thống vì đã quảng bá những tuyên bố gây hiểu lầm.
“Chúng tôi đã sẵn sàng để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử này. Thành thật mà nói, chúng tôi đã thắng cuộc bầu cử này, ”Trump nói trước khi phát động một cuộc tấn công bất thường vào quá trình bầu cử của một tổng thống đang tại vị. “Đây là một vụ gian lận lớn đối với quốc gia của chúng ta. Chúng tôi muốn luật được xử dụng một cách hợp lý. Vì vậy, chúng tôi sẽ đến Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. Chúng tôi muốn tất cả các cuộc bỏ phiếu dừng lại ”.
Trump không cung cấp bằng chứng để chứng minh cho tuyên bố gian lận của mình và không giải thích cách ông sẽ đấu tranh với kết quả tại Tòa án Tối cao.
Cuộc bầu cử cũng sẽ quyết định đảng nào kiểm soát Quốc hội Hoa Kỳ trong hai năm tới và động lực của đảng Dân chủ để giành quyền kiểm soát Thượng viện dường như không còn nữa. Đảng Dân chủ đã lật hai ghế do Đảng Cộng hòa nắm giữ trong khi mất một ghế của chính họ, và năm cuộc đua khác vẫn chưa được quyết định - Alaska, Michigan, Bắc Carolina và hai ở Georgia.
Thứ Tư, 28 tháng 10, 2020
BATRỤ CỘT TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ DƯỚI TJỜI BIDEN.
Thế giới đang theo dõi cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ trong cảm giác kinh hoàng: đó là một quá trình mà người đương nhiệm dường như quyết tâm thuyết phục những người ủng hộ mình rằng bất kỳ kết quả nào khác ngoài chiến thắng cho ông ta đều có nghĩa là cuộc bầu cử đã bị gian lận. Một chiến thắng dành cho Joe Biden sẽ trấn an hầu hết các nhà lãnh đạo nước ngoài rằng sự hỗn loạn như vậy, ít nhất, đã kết thúc. Nhưng thực tế chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ sẽ thực sự thay đổi bao nhiêu? Về mặt phong cách sẽ đáng kể. Nhưng về hành động thực chất, có thay đổi nhưng không hoàn toàn.
Mỹ sẽ đón nhận lại chủ nghĩa đa phương và tiếp cận với các đồng minh và đối tác với một sức sống mới. Nhưng Mỹ vẫn sẽ tập trung vào các vấn đề trong nước hơn. Mỹ sẽ trở lại hợp tác toàn cầu dựa trên sự cần thiết của việc chống lại biến đổi khí hậu, đại dịch và các mối đe dọa toàn cầu khác. Nhưng Mỹ vẫn sẽ chấp nhận cạnh tranh quyền lực nước lớn và tập trung vào Trung Cộng như là đối thủ chính của mình. Hoa Kỳ sẽ áp dụng một chính sách đối ngoại dựa trên giá trị thay cho một cách tiếp cận dựa trên sức mạnh. Nhưng Hoa Kỳ sẽ không đưa quân trở lại Syria hoặc Afghanistan và sẽ vẫn hoài nghi về sự can thiệp vào nước ngoài.
Các bài viết của ông Biden và những người có khả năng nắm giữ các vị trí chính sách đối ngoại cấp cao trong chính quyền của ông cho thấy rằng các trụ cột trong chính sách đối ngoại của ông có thể gồm ba chữ D: Domestic (Đối nội), Deterrence (Răn đe) và Democracy (Dân chủ). Các đầu mục này chứa rất nhiều chính sách phụ, nhưng chúng là những nguyên tắc chung hướng dẫn việc đầu tư thời gian và nguồn lực của chính quyền Biden.
Các cố vấn chính sách đối ngoại của Biden sẽ không bao giờ xử dụng thuật ngữ “Nước Mỹ trên hết”, mà đối với họ có nghĩa là “Nước Mỹ đơn độc”, chĩa mũi dùi vào thế giới và xúc phạm các đồng minh. Nhưng họ sẽ tập trung vào đầu tư trong nước để đổi mới nước Mỹ. Jake Sullivan, một cựu cố vấn an ninh quốc gia của Biden, và Jennifer Harris, người từng làm việc tại bộ ngoại giao dưới thời Obama, gắn các khoản đầu tư này với sự cạnh tranh Mỹ – Trung, cho rằng kết quả phụ thuộc “vào mức độ hiệu quả của mỗi quốc gia trong việc phát triển nền kinh tế quốc gia và định hình nền kinh tế toàn cầu”.
Theo quan điểm này, Mỹ cần đầu tư lớn vào “cơ sở hạ tầng, công nghệ, đổi mới và giáo dục”. Tôi muốn bổ sung vào đây sự cần thiết phải thu hẹp một cách rõ ràng khoảng cách chủng tộc đang gia tăng trong hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế Hoa Kỳ. Chính sách công nghiệp cũng sẽ rất cần thiết, đặc biệt là nhằm trợ cấp cho các công ty Mỹ chuyển đổi sang năng lượng sạch và cạnh tranh trong một nền kinh tế xanh đang nổi lên. Và chính phủ liên bang sẽ cần đầu tư để bảo đảm Mỹ tự chủ hơn trong việc sản xuất mọi thứ, từ thiết bị y tế đến công nghệ quân sự.
Một khía cạnh khác của việc tăng cường sức mạnh trong nước của Mỹ là tập trung vào thuế để đảm bảo các tập đoàn đóng góp một phần công bằng cho đất nước. Các giao dịch thương mại cũng sẽ được nhìn nhận nhiều hơn thông qua lăng kính “thương mại công bằng” hơn là lăng kính “thương mại tự do” – một khía cạnh khác mà Biden khác Tổng thống Donald Trump chủ yếu về mặt phong cách thay vì thực chất.
Ngoài việc đổi mới trong nước, chính sách đối ngoại của Biden sẽ làm sống lại tầm quan trọng của khả năng răn đe như thời Chiến tranh Lạnh, nhưng với một điều chỉnh cho phù hợp với thế kỷ 21. Đối với Liên Xô, khả năng răn đe chủ yếu là việc đếm số lượng tên lửa. Tên lửa vẫn còn quan trọng, nhưng khả năng răn đe ngày nay phải được điều chỉnh để ứng phó với các chiến thuật ưa thích của các đối thủ, chủ yếu là TC và Nga cũng như Iran và Triều Tiên.
Michèle Flournoy, một ứng cử viên hàng đầu cho chức Bộ trưởng Quốc phòng trong chính quyền Biden, đã đưa ra các bước cần thiết để “thiết lập lại khả năng răn đe khả tín đối với TC” bằng cách thay đổi tính toán chi phí-lợi ích của Bắc Kinh khi nước này xem xét các hành động hiếu chiến. Bà đặc biệt tin tưởng vào sự cần thiết của Lầu Năm Góc trong việc đầu tư vào các công nghệ mới nhằm bảo vệ các mạng lưới thông tin liên lạc và quản lý khả năng chiến đấu của Hoa Kỳ trước những nỗ lực của Trung Quốc nhằm làm suy yếu chúng. Việc ngăn chặn chủ nghĩa phiêu lưu của Nga và những nỗ lực gây chia rẽ và bóp méo nền dân chủ ở Mỹ và châu Âu đòi hỏi các công cụ khác, nhiều trong số đó hướng đến việc thực thi pháp luật trong nước và toàn cầu hơn là chính sách đối ngoại.
Nguyên tắc thứ ba của chính sách đối ngoại Biden là lấy dân chủ làm cơ sở để lựa chọn đối tác. Ông đã thông báo rằng ông có kế hoạch triệu tập một hội nghị thượng đỉnh vì dân chủ trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống; Antony Blinken, một cố vấn chính sách đối ngoại lâu năm của Biden và là cựu Thứ trưởng Ngoại giao, đã đề xuất một Liên minh Dân chủ.
Nhà bình luận James Traub chỉ ra rằng những cụm từ như “thế giới tự do” được Biden đón nhận một cách tự nhiên, dù chúng có vẻ lỗi thời đối với nhóm cánh tả tiến bộ đến đâu. Trong công thức này, Biden “sẽ tái tạo lại ‘phương Tây’ để ứng phó với một thời đại mới của các vấn đề không biên giới”. Có lẽ Biden và các cố vấn của ông vẫn cảm thấy thoải mái hơn khi giải quyết các vấn đề đòi hỏi phải đánh bại hoặc gắn kết với các quốc gia khác hơn là những vấn đề vượt ra khỏi biên giới các quốc gia như biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, không giống như Trump, họ thừa nhận sự cần thiết phải quản lý cả hai loại vấn đề này.
ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA TRÊN THẾ GIỚI NẾU TRUMP THẮNG CỬ.?
Mọi khả năng vẫn đang chống lại Donald Trump nhưng ông vẫn có ý định giành thêm một nhiệm kỳ nữa. Ít nhất, về chính sách đối ngoại, nhiệm kỳ thứ hai có thể sẽ còn mang lại nhiều thay đổi và khác thường hơn so với nhiệm kỳ đầu tiên của ông.
Hầu hết các tổng thống nhiệm kỳ hai đều mong muốn tạo được dấu ấn trong chính sách đối ngoại. Điều này một phần là do ảnh hưởng chính trị của tổng thống ở trong nước giảm đi khi nhiệm kỳ thứ hai dần kết thúc, trong khi ở nước ngoài, tổng thống tương đối rảnh tay hành động ngay cả khi sắp kết thúc nhiệm kỳ hai. Vì vậy các vị tổng tư lệnh thường đi tìm những đột phá về ngoại giao. Bill Clinton và George W. Bush đều dành nhiều nỗ lực để đạt được một thỏa thuận giữa Israel và Palestine trong nhiệm kỳ thứ hai của mình. Barack Obama đã ký thỏa thuận Iran và Hiệp định Khí hậu Paris. Là một nhân vật khác thường, Trump có khả năng cũng sẽ tìm kiếm những di sản cho mình ở nước ngoài.
Các tổng thống nhiệm kỳ hai có một đặc điểm quan trọng khác: Họ có xu hướng tin tưởng vào bản năng của mình hơn. Được bầu một lần có thể có nghĩa là bạn may mắn; được bầu hai lần chắc chắn có nghĩa là bạn giỏi. Trump chưa bao giờ là một người ngần ngại khi nói đến sự tin tưởng vào bản năng của mình. Nếu ông gây sốc cho các chuyên gia bằng cách giữ lại Nhà Trắng, ông sẽ càng tin rằng phương pháp và niềm tin của mình là đúng đắn. Với sự tự tin đó và mong muốn ghi dấu ấn trong các hoạt động đối ngoại, Trump sẽ quay lại chương trình nghị sự cũ của mình với một năng lượng mới — và tiếp tục khinh miệt các quan chức và chuyên gia đối ngoại ở Mỹ cũng như nước ngoài nào coi thường ông.
Nhiệm kỳ thứ hai của Trump có thể sẽ được thúc đẩy bởi nhiệm vụ tìm kiếm “các thỏa thuận”, các giao dịch với các nhà lãnh đạo khác, thậm chí còn nhiều hơn so với nhiệm kỳ đầu tiên. Điều này có thể gây khó chịu cho những người xung quanh ông đang tìm cách tạo dựng một nền tảng thể chế cho một cách tiếp cận lâu dài đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc và an ninh ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Đối với Trump, tất cả chỉ là đòn bẩy, và để đạt được thỏa thuận mong muốn, ông sẽ đưa ra những nhượng bộ lớn và không theo quy luật nào. Trung Cộng, Nga, Iran, Triều Tiên, Venezuela: Chính sách của ông Trump có thể là tìm kiếm các thỏa thuận kịch tính nhưng không phải lúc nào cũng thực chất hoặc bền vững.
Điều này gây ra một số hậu quả. Nó củng cố sự thờ ơ tương đối của Trump đối với chính sách ngoại giao dựa trên nhân quyền. Nó củng cố sở thích của ông đối với ngoại giao giữa các quốc gia có chủ quyền thay vì dựa trên các quy tắc đa phương, đồng thời càng khiến ông thiếu kiên nhẫn đối với các thể chế quốc tế. Nó sẽ khiến Trump tiếp tục tìm kiếm các mối quan hệ cá nhân tốt với ngay cả những nhân vật gây tranh cãi và đối nghịch nhất trên đấu trường thế giới.
Nhiệm kỳ thứ hai ít nhất sẽ hỗn loạn như nhiệm kỳ đầu tiên. Điều này không chỉ đơn giản là vì tổng thống sẽ vô kỷ luật và thờ ơ đối với các tiến trình và đưa ra các quyết định dựa trên trực giác nhiều hơn là phân tích. Đối với Trump, sự hỗn loạn không chỉ là một sự lựa chọn hay thậm chí là một thói quen. Nó còn là một công cụ để giữ quyền kiểm soát tối cao trong tay mình. Việc một dòng tweet của tổng thống vào bất cứ lúc nào cũng có thể đảo ngược một chính sách mà các trợ lý đã nỗ lực trong nhiều tháng để đạt được sẽ khiến cấp dưới bẽ mặt, phẫn nộ, và xa lánh, nhưng Trump vẫn nắm quyền kiểm soát. Trong cẩm nang của Trump, khiến cho các cộng sự và đối thủ của bạn phải luôn suy đoán, mất phương hướng, chính là một chiến thuật để thành công. Các quan chức luôn có thể bị thay thế; quyền lực cần được bảo tồn.
Với việc hầu hết những người theo chủ nghĩa tân bảo thủ và những người theo chủ nghĩa quốc tế Cộng hòa truyền thống đã rời đi, thế giới chính sách đối ngoại của Đảng Cộng hòa sẽ chỉ còn bao gồm phần lớn những người kềm chế ôn hòa kiểu Rand Paul và những người theo chủ nghĩa đơn phương diều hâu như Tom Cotton. Các phe nhóm này bất đồng về việc chính sách đối ngoại “Nước Mỹ trên hết” nên như thế nào. Đối với một số người như Paul, ngay cả thách thức đến từ Trung Cộng cũng không đủ để biện minh cho một thế hệ mới các chính sách liên minh và quốc phòng toàn cầu. Nhật Bản có đủ plutonium để chế tạo hàng nghìn vũ khí hạt nhân. Tại sao Mỹ phải trả các hóa đơn quốc phòng cho châu Á khi Tokyo, Seoul và những nước khác có những gì họ cần để tự kềm chế Bắc Kinh?
Còn những người như Cotton tin rằng thách thức đến từ TC và mối đe dọa tiếp diễn của chủ nghĩa khủng bố, cùng với những mối lo ngại khác, đòi hỏi Mỹ phải giữ vị trí tối cao về công nghệ và quốc phòng. Họ cho rằng phòng thủ sớm là thông minh hơn so với chờ kẻ thù tấn công Hoa Kỳ trước.
Dù bản năng sâu xa nhất của ông ta là gì – có lẽ theo hướng của Paul hơn so với Cotton. Trump có thể coi việc giữ cân bằng giữa hai phe là một phần trong chiến lược kiểm soát môi trường chính trị Đảng Cộng hòa. Trump sẽ đôi khi nghiêng theo hướng này và đôi khi theo hướng khác, có lẽ với mục đích là khiến cho cả hai bên phải cạnh tranh để giành được sự ủng hộ của ông. Biện pháp này cho đến này đã mang lại hiệu quả cho Trump.