Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2015

TIẾNG CHUÔNG TRẤN VŨ & TIẾNG CHUÔNG THIÊN MỤ .


                                                                                                                           
Phần  A :
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ” 
Hoàn toàn ta thấy đây là một bài tả cảnh Hà Nội với các địa danh: chùa Trấn Vũ, huyện Thọ Xương, làng Yên Thái (An Thái), và Tây Hồ. Tuy nhiên ngay bản văn này đã là vấn đề không rõ ràng rồi, các sách giáo khoa cũng như các sách lịch sử về văn học cũng chưa thấy ghi rõ. Vì vậy, việc xác định nguồn gốc của bài thơ này chủ yếu dựa vào những ghi chép của các thế hệ đi trước. Trong các sách về văn học được xuất bản thời Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975, qua ca dao, tục ngữ đều cho là văn hóa dân gian hoặc văn chương truyền khẩu, vì thế nên không rõ nguồn gốc cũng như xuất xứ của nó .!



                                    
Qua tìm hiểu tài liệu văn học miền Bắc về “ Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội ” của Hoàng Đạo Thúy có ghi chép khung cảnh Hà Nội :

Những buổi sớm tinh sương mùa đông, khách dầm sương đi trên đường Thanh Niên không thấy trời, không nhìn rõ mặt nước, trên đầu cành lá rũ nặng giọt sương mai, bên trái lung linh ánh trăng úa hạ huyền chưa lặng hẳn ; lúc ấy lòng lâng lâng, không ngâm mà cũng như ngâm câu thơ cổ : 

"Phất phơ ngọn trúc trăng tà... Gà xóm bên hồ đã gáy, chuông hồi đã đổ dồn, đồng bào làng Bưởi đã dậy giã dó từ lâu. Mặt trời mới hé trên đê Yên Phụ mở ra một tấm gương phẳng lặng rắc phấn hồng”

Qua mô tả của Hoàng Đạo Thúy, ta dễ dàng thấy được nội dung trùng khớp với bài thơ “Hà Nội tức cảnh” của Dương Khuê (1839 - 1902) với nội dung:

              image
                                                Chùa Trấn Vũ

Phần B :
“Phất phơ ngọn trúc trăng tà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày An Thái, mặt gương Tây Hồ”
Vì vậy, “canh gà” ở đây không nói đến món canh/súp gà. Qua một số giải thích của nhiều người là nghe kể ngày xưa ở Thọ Xương cũng có món canh gà nổi tiếng, nhưng hầu hết đều là tư suy diễn và không có căn cứ.
Bỏ qua chi tiết “canh gà”, ta đi vào tìm hiểu một chút diễn biến văn bản của bài thơ này.
Sách Tâm trạng Dương Khuê và Dương Lâm , Dương Thiệu Tống là cháu của Dương Khuê có ghi dòng nhận xét về câu lục mở đầu: "Có người đã sửa đổi câu thơ này là Gió đưa cành trúc la đà, nhưng có lẽ là sai vì làm mất đi ý nghĩa ẩn dụ của toàn câu mà chỉ có ý nghĩa tả cảnh mà thôi ".
Vấn đề nảy sinh ở đây là : Ai đã sửa câu lục trong bài thơ này thành “Gió đưa cành trúc la đà”?


                                        

Từ đó ta liên tưởng tới một bài thơ khác tả cảnh Huế khá giống bài thơ của Dương Khuê là:
                                                                                                                    Phần C :  
“Gió đưa cành trúc la đà,

Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương.

Thuyền về xuôi mái sông Hương,
Biết đâu tâm sự đôi đường đắng cay” 

              image

                                               Chùa Thiên Mụ

Bài thơ này cũng đã được phổ thành nhạc trong bài hát “Thương về cố đô” của nhạc sĩ Châu Kỳ, khi đó bài thơ này đã được công nhận như một bài ca dao trong kho tàng Văn học dân gian của ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên (1987) ; nhạc sĩ Châu Kỳ chỉ dùng nó như một chất liệu để sáng tác mà thôi. Ngoài ra còn thấy hai câu đầu xuất hiện trong cuốn hồi ký“ Mười ngày ở Huế ", nói về quãng thời gian ở Huế của học giả Phạm Quỳnh. Trong đó có viết một đoạn tả cảnh Huế như sau:




“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương 
Cả cái hồn thơ của xứ Huế như chan chứa trong hai câu ca ấy. Chùa Thiên Mụ là một chốn danh lam, có cái tháp bẩy từng, ở ngay trên bờ sông Hương, làng Thọ Xương thì ở bờ bên kia. Đêm khuya nghe tiếng chuông chùa với tiếng gà gáy xa đưa văng vẳng ở giữa khoảng trời nước long lanh hữu tình, gợi cảm khách tình hòa quyện thành câu ca cho con trẻ hát, ấy mới rõ cái tính tình của người dân xứ Huế.” 
Gợi cảnh sinh tình nên học giả Phạm Quỳnh đã dùng ý tứ của thơ Dương Khuê để viết lại cho hợp với cảnh và địa danh xứ Huế, có chùa Thiên Mụ và có làng chài Thọ Xương (còn có tên là Thọ Khương, Thọ Cương, Long Thọ). Chúng ta có thể đưa ra phán đoán:
-         
         - Hoặc là Phạm Quỳnh viết dựa trên thơ Dương Khuê
-        - Hoặc là sử dụng chất liệu, bản sắc văn hóa dân gian của địa phương , 

Nhưng dù là trường hợp nào đi nữa thì văn bản phần (C) cũng là một chi tiết rất quý giá.
Vì thế, bản phần (A) có thể được phán đoán bằng sự “lai tạo” giữa hai bản (B) và (C).
Cũng qua các chi tiết trên, mảy may không hề thấy chỗ nào đề cập đến món canh (súp) gà Thọ Xương. Hơn nữa, chúng ta cần hiểu rõ bài thơ tả cảnh, đang có gió, có cành trúc, có tiếng chuông, có nhịp chày giã giấy, có mặt nước hồ long lanh, mà có thêm món canh (súp) gà vào cũng thật là vô duyên và không hợp tình hợp lý chút nào .


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét