Cao 2 mét và Nặng 75 kg !
Amorphophallus titanum ( Araceae )
Hoa lớn nhất thế giới nở ở Mexico.
Cao 2 mét và nặng 75 kg, nó tăng trưởng rất đặc biệt, và trải qua 40 năm mới nở một lần duy nhất !
Nhà thực vật học người Ý Odoardo Beccari (1843-1920), phát hiện lần đầu tiên ở Sumatra vào năm 1878 .
Hoa nở lần đầu tiên tại Vườn Bách thảo Hoàng gia, Kew, Vương quốc Anh.
Trong những năm gần đây, số lượng các trường hợp đã tăng lên rất nhiều hoa và rất phổ biến, mà hiện nay có hơn 5 hoa nở, được công bố cùng năm trên toàn thế giới.
Kích thước kỷ lục thuộc về một arum titan đã ra hoa tháng 5 năm 2003, các vườn thực vật của lâu đài Poppelsdorf Bonn với chiều cao của cây hoa 2,74 m. Vào cuối tháng Giêng, phần củ của nó khi thay chậu nặng 78 kg .
Ngày 07/10/ 2004 tại Sydney, Australia , một arum titan với đường kính 1,33 mét đã được nở lần đầu tiên kể từ khi hạt giống của ông đã được trồng vào năm 1993.
Không có từ ngữ nào khác hơn để khen ”đẹp"
Cây cho 40 loại quả khác nhau
The tree of 40 different types of fruit.
***
Một khoa học gia người Mỹ, giáo sư Van Aken thuộc trường đại học Syracuse University, US, vừa thành công trong việc ghép trồng một loại cây ăn trái cho ra 40 loại trái khác nhau.
nectarine, apricot, và các loại trái lấy hột như : walnut, chestnut,… Ngoài số lương trái cây khác nhau trên cùng một cây, cây giống này cũng cho ra nhiều màu sắc (technicolor) vàng, xanh, đỏ, tím , trên cùng một cây.
Trong tương lai gần , các cây giống loại này sẽ phát triển rộng lớn hơn , khi đó chúng ta lại có dịp ngắm cảnh lạ, của các vườn trái cây đủ màu, xanh, đỏ, nâu, tím, vàng, cũng như xanh lè và tím ngắt…trên cùng một cây...thật lý thú !!!
o.0.o
Hàng nghìn người xếp hàng xem hoa khổng lồ nở ở Pháp
Trong ba ngày 29, 30-6 và 1-7 đã có hơn 2.000 người dân Pháp tới xếp hàng tại vườn Jardin des Plantes ở thành phố Nantes để tận mắt chiêm ngưỡng đóa hoa khổng lồ chỉ nở 10 năm một lần.
Theo AFP, loại hoa Amorphophallus titanum bắt đầu nở ở vườn Jardin des Plantes từ hôm 29-6. Đây là loài hoa lớn nhất thế giới với chiều dài tối đa có thể lên đến 3m. Tuy nhiên cây hoa ở Nantes mới chỉ đạt độ cao 1,6m. Hoa Amorphophallus titanum có biệt danh là "Dương vật của Titan" (Titan là các vị thần khổng lồ trong thần thoại Hi Lạp). Hoa chỉ nở 10 năm một lần và trong vỏn vẹn 72 giờ. Hoa Amorphophallus titanum mọc nhiều ở phía tây đảo Sumatra (Indonesia).
Vườn Jardin des Plantes mua cây hoa này vào năm 2012. " Đây là một cây hoa rất đẹp , có cấu trúc tuyệt vời "- AFP dẫn lời một người tham quan, anh Christian Hamon, đã đánh giá như trên .
o0o
Cây Thiên tuế 40 năm tuổi ở Hoài Nhơn - Bình Định vừa nở hoa, thu hút nhiều người dân địa phương đến xem, vì giống cây này rất hiếm khi có hoa .
Cây thiên tuế nói trên được trồng tại sân trường tiểu học số 1, thôn Tài Lương, xã Hoài Thanh Tây, quận Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
.
Theo ông Dương Văn Giỏi - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Hoài Thanh Tây - cây thiên tuế “cổ thụ” này được trồng trước năm 1975, đến nay đã hơn 40 năm tuổi, cây cao khoảng 1,5m, ít lá. 4 nụ hoa mới trổ giống như những trái dứa, mỗi bông có đường kính khoảng hơn 10cm, vươn thẳng lên trời.
|
*<0>*
Cọ Talipot, cây Melocanna Baccifera, tre Việt Nam... là những loài cây phải đến cả chục năm, thậm chí tới cả trăm năm mới nở hoa một lần.
Không phải loài cây nào cũng may mắn được Mẹ Thiên nhiên cho nở hoa hàng năm, bên cạnh đó cũng có những loài cây có khoảng thời gian cho hoa chậm đến kỳ lạ. Một số loài phải tốn đến vài năm, 30 năm nhưng cũng có loài phải cả thế kỷ mới nở hoa một lần.
1. Cọ Talipot: 30 - 80 năm/lần
Cọ Talipot được coi là cây quốc gia tại Sri Lanka. Đây cũng là một loài cọ khổng lồ, có chiều cao lên tới 25m, đường kính thân cây là 1- 1,5m. Cọ Talipot cũng là loài đạt kỷ lục về cụm hoa lớn nhất, dài từ 6 - 8 m với hàng triệu bông hoa.
2. Cây Melocanna Baccifera: 44 - 48năm/lần
Melocanna baccifera là cây thuộc họ tre, trúc, chiếm phần lớn số lượng các loài cây cùng họ tại Ấn Độ. Cây chỉ cho hoa mỗi 44 - 48 năm/lần, thậm chí là lâu hơn.
3. Tre Việt Nam: 60 - 100 năm/lần
Tre thuộc nhóm thực vật sống nhiều năm nhưng chỉ nở hoa duy nhất một lần. Sau khi tre nở hoa một lần duy nhất rồi ra quả, cây sẽ bị lụi tàn và sau đó chết ngay.
4. Cọ Madagascar: 100 năm/lần
Loài cọ Tahina có kích thước khổng lồ tại Madagascar với chiều cao khoảng 20m. Chúng cũng là loài cọ lớn nhất tại đây. nhưng điều khiến cọ Tahina trở nên đặc biệt, đó là chúng chỉ ra hoa, kết quả một lần trong đời và điều này chỉ xảy ra sau… 100 năm.
Nhưng điểm đặc biệt ở cọ Tahina không chỉ có vậy, loài cọ này có vòng đời vô cùng kỳ lạ. Các chùm hoa chỉ xuất hiện sau khi thân đạt tới chiều cao tối đa, và sắp xếp theo kiểu cột đèn. Chúng thường nở hoa sau 30 - 50 năm, một số cây nở hoa sau 100 năm.
Hoa của cọ Tahina nở thành chùm, ngay sau khi nở, chim chóc cùng các loài côn trùng sẽ đến lấy mật, góp phần đẩy nhanh quá trình thụ phấn. Hoa sau khi được thụ phấn có thể phát triển thành quả.
Cọ Tahina dồn toàn bộ chất dinh dưỡng dự trữ cho quá trình nở hoa. Vì thế mà sau khi hoa biến thành quả, chúng sẽ gục ngã vì cạn kiệt dưỡng chất rồi chết. Bởi vậy mà cọ Tahina còn có tên gọi khác là "cọ tự sát". Hiện nay tại Madagascar, số lượng Cọ Tahina chưa đến 100 cây, nên loại cọ này được đưa vào danh sách thuộc cây khan hiếm .
5. " Nữ hoàng của Andes ": 80 - 150 năm/lần
Loài cây được mệnh danh “nữ hoàng của dãy Andes” này chỉ được tìm thấy ở Peru và Bolivia. “Nữ hoàng” là cây thuộc họ Dứa, có tên gọi là Puya raimondii, cao khoảng 3-4m. Nhưng khi ra hoa, chiều cao của “nữ hoàng” lên đến 12m, cho ra cụm hoa cả ngàn bông, chứa đến 10 triệu hạt giống. Sau khi phát tán hết hạt giống, "nữ hoàng"… sẽ từ biệt cuộc đời.
Điểm danh những "kỳ hoa, dị thảo" trên thế giới
1. Nấm bạch tuộc
Loài nấm lạ lùng này có tên khoa học là Clathrus archeri. Giống như tên gọi, nó chẳng khác gì một con bạch tuộc đỏ sống trên cạn, được tìm thấy trong những đồng cỏ ẩm ướt hay rừng rụng lá ở Australia và Tasmania.
Loài nấm này “phun trào” từ một quả trứng rồi hình thành 4 - 7 “cánh tay” dài thon thả “đính kèm” một thứ chất nhờn màu đen. Khi “trưởng thành” nó bắt đầu tỏa ra mùi thịt thối rữa.
2. Nấm Hải Qùy
Nó có “cấu trúc” hình một ngôi sao màu đỏ với chất nhờn màu nâu bao phủ bên trên. Và cũng giống như nấm bạch tuộc, nó tỏa ra mùi thịt thối kinh dị thu hút ruồi để “rải rác” bào tử của nó.
Cỏ móng quỷ là một loại cây sống lâu năm, dạng thân bò có xuất xứ từ miền Nam và miền Đông châu Phi. Cái tên "kinh dị" của loài cây châu Phi này có nguồn gốc từ hình dáng quả có gai dài.
Những vỏ hạt giống này được “thiết kế” để bám chắc vào chân của các loài động vật đi qua. Sau đó chúng sẽ được “ mang đến ” đến một vị trí khác và được “ rải ra ” khắp mọi nơi.
4. Cà chua nhím
Chúng cũng được coi là loài cây nguy hiểm đối với con người do chứa nhiều chất độc trong lá, thân và trái cây.
5. Nấm Cedar-Apple Rust
Nấm Cedar-Apple Rust thực chất là một bệnh thực vật bị gây ra bởi Gymnosporangium juniperi-virginianae - một loại nấm sống trên cây tuyết tùng đỏ và nhiều loại táo.
KỲ HOA DỊ THẢO
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét