Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2019

CẢI TIẾN CHỮ QUỐC NGỮ


 

Bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan viết bằng chữ cải tiến:
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Bưs tới Dèo Wag, bóg xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Cỏ cây chen dá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lom kom zứj núi, tìw vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Lac dac bên sôg, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Nhớ nưs dau lòg, con qôc qôc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Thưz nhà mỏi mịz, cái ja ja.
Dừng chân đứng lại trời, non, nước,
Zừg chân dứg lại trời, non, nưs,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Một mảh tìh riz, ta với ta.



Một đề xuất về cải cách tiếng Việt hiện nay gây tranh cãi ở Việt Nam vì đã 'đi quá xa' với hiện trạng của chữ quốc ngữ. Người đưa ra sự thay đổi bảng chữ cái và chính tả tiếng Việt là một chuyên gia, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nội dung & Phương pháp dạy - học phổ thông, trong một hội thảo ngữ học ở Việt Nam trước đây.
Những đề xuất như vậy, quả thật đi quá xa, đã làm thay đổi và xáo trộn tình hình của chữ Quốc ngữ, mà chữ Quốc ngữ đã là một hệ thống chữ viết ký âm, tức là cố gắng lột tả được cách nói của người Việt, mặc dù nó là một hệ thống không thật sự hoàn chỉnh! nhưng tương đối ở thế kỷ 16 và 17, cũng như phát triển mạnh vào cuối thế kỷ 19 cho đến thế kỷ 20, nó là một kết quả sáng tạo rất cao của những người sáng chế ra chữ Quốc ngữ.

Chúng ta thử tìm hiểu các đề nghị thay đổi từ trên xuống dưới vì chúng có quan hệ nối tiếp, móc xích. Cũng như nhận định qua các ví dụ về việc cải tiến chữ Quốc Ngữ:

1. Bỏ bớt dấu sắc ở mọi từ có chữ cái cuối là: c, p, t, ch (1 đề xuất)

• Bỏ bớt dấu sắc ở mọi từ có chữ cái cuối là: c, p, t, ch. …… Vd: bực tưc = bực tức, nup = núp, trot lọt = trót lọt, trich = trích

2. Y và Uy (3 đề xuất)

I thay Y …… Vd: i tá = y tá.
Y thay UY …… Vd: thý = thúy, byt = buýt.
Ngoại lệ: vần AY, ÂY giữ nguyên AY, ÂY …… Vd: mây bay = mây bay.

3. Phụ âm đầu chữ [9 đề xuất]

F thay PH …… Vd: fải = phải.
Q thay QU ……Vd: qay = quay, qân = quân, qôc = quốc,

qi = qui, qy = quy.
C thay K …… Vd: cín = kín, cê = kê, cẻ = kẻ.
K thay KH …..Vd: ki kó kăn = khi khó khăn.
Z thay D …… Vd: zì = dì, zo zự = do dự.
D thay Đ …… Vd: di dâu dó = đi đâu đó.
J thay GI ……Vd: já jì = giá gì, jữ jìn = giữ gìn, jặt jịa = giặt giỵa (vì i thay y).
G thay GH …… Vd: gì = ghì, gê = ghê, ge = ghe.
W thay NG-NGH …… Vd: wa = nga, wĩ = nghĩ, wề = nghề, we = nghe.

4. Phụ âm cuối chữ (3 đề xuất)

G thay NG......Vd: mag = mang, xoog = xoong.
H thay NH……Vd: bah = banh, hoàh = hoành,

huêh = huênh.
K thay CH.......Vd: tak bạk = tách bạch, hoạk = hoạch,

wuệk = nguệch.

5. Năm mươi hai vần “Nguyên âm ghép và chữ cái cuối” (18 đề xuất)

Hãy xem 52 vần “Nguyên âm ghép và chữ cái cuối” sau:
- uyêt, uyên.
- iêt, iêp, iêc, iên, iêm, iêng, iêu.
- yêt, yên, yêm, yêng, yêu.
- uôt, uôc, uôn, uôm, uông, uôi.
- ươt, ươp, ươc, ươn, ươm, ương, ươu, ươi.
- uât, uân, uâng, uây.
- uơt, uơn.
- oăt, oăc, oăn, oăm, oăng.
- oet, oen, oem, oeo.
- oat, oap, oac, oan, oam, oang, oao, oai, oay.

52 vần này có
- Các nguyên âm ghép là: UYÊ, IÊ, YÊ, UÔ, ƯƠ, UÂ, UƠ, OĂ, OE, OA.
- Và các chữ cái cuối là: T, P, C, N, M, NG, O, U, I, Y.

52 vần nầy được ký âm cải tiến còn 2 chữ cái mỗi vần, theo qui tắc cùng lúc sau đây:
- Rút gọn nguyên âm ghép còn một nguyên âm.
- Đồng thời, thay chữ cái cuối bằng chữ cái khác.

Rút gọn nguyên âm ghép còn một nguyên âm. Có 9 đề xuất và 1 ngoại lệ:

  • UYÊ rút còn Y.
  • IÊ-YÊ ……… I.
  • UÔ ………… U.
  • ƯƠ …………Ư.
  • UÂ ………… Â.
  • UƠ …………Ơ
  • OĂ ………… Ă.
  • OE ………… E.
  • OA ………… O (ngoại lệ: rút còn A ở vần “oay”).

Đồng thời, thay chữ cái cuối bằng chữ cái khác. Có 8 đề xuất:

  • T thay bằng D.
  • P …………. F.
  • C …………. S.
  • N …………. L.
  • M …………. V.
  • NG ……….. Z.
  • O-U ………. W.
  • I-Y ………... J.

Ráp 9 nguyên âm rút gọn vào 8 chữ cái cuối khác, ta ghi được 52 vần trên mỗi vần chỉ còn 2 chữ cái, như sau:
(Như vậy, chỉ cần nhớ 18 đề xuất trên, ta dễ dàng nhớ được 52 vần cải tiến nầy)

- uyêt, uyên = yd, yl.
- iêt, iêp, iêc, iên, iêm, iêng, iêu = id, if, is, il, iv, iz, iw.
- yêt, yên, yêm, yêng, yêu = id, il, iv, iz, iw.
- uôt, uôc, uôn, uôm, uông, uôi = ud, us, ul, uv, uz, uj.
- ươt, ươp, ươc, ươn, ươm, ương, ươu, ươi = ưd, ưf, ưs, ưl, ưv, ưz, ưw, ưj.
- uât, uân, uâng, uây = âd, âl, âz, âj.
- uơt, uơn = ơd, ơl.
- oăt, oăc, oăn, oăm, oăng = ăd, ăs, ăl, ăv, ăz.
- oet, oen, oem, oeo = ed, el, ev, ew.
- oat, oap, oac, oan, oam, oang, oao, oai, oay = od, of, os, ol, ov, oz, ow, oj, aj (ngoại lệ: vần oay).

Lưu ý: Tuy cách viết vần cải tiến khác với vần Quốc ngữ nhưng khi đọc thì ta vẫn đọc như nhau.
Ví dụ: YL (đọc đầy đủ vần là uyên), THỲL (đọc là thuyền, hoặc ráp vần là thờ-uyên-thuyên-huyền-thuyền).

Sau đây là các ví dụ cho 52 vần cải tiến. Các ví dụ bao gồm tất cả đề xuất ở các phần trên để cho thấy nhiều chữ Việt được ký âm rất gọn:

  • yd = uyêt ...... kyd = khuyết, qyd = quyết.
  • yl = uyên ...... wỹl = nguyễn, qỳl = quyền. (2 vần)
  • id = iêt, yêt .....vid = viết, id = yết.
  • if = iêp ............wịf = nghiệp.
  • is = iêc ........... tis vịs = tiếc việc.
  • il = iên, yên .....fil = phiên, íl = yến.
  • iv = iêm, yêm ...fív = phiếm, ỉv = yểm.
  • iz = iêng, yêng ..jíz = giếng, wiz = nghiêng, iz = yêng.
  • iw = iêu, yêu .....fíw = phiếu, iw = yêu. (2+12=14)
  • ud = uôt ...... nud = nuốt, rụd = ruột.
  • us = uôc ...... cus = cuốc.
  • ul = uôn ......   lul = luôn.
  • uv = uôm ...... lụv thụv = luộm thuộm.
  • uz = uông ...... úz = uống.
  • uj = uôi ...... cúj = cuối. (20)
  • ưd = ươt ...... Vd: lưd = lướt.
  • ưf = ươp ...... Vd: cưf = cướp.
  • ưs = ươc ......Vd: dựs = được, fưs = phước.
  • ưl = ươn .......Vd: lựl = lượn.
  • ưv = ươm ......Vd: bưv bứv = bươm bướm.
  • ưz = ương ......Vd: fưz = phương, gưz = gương.
  • ưw = ươu ...... Vd: rựw = rượu.
  • ưj = ươi ...... Vd: tưj cừj = tươi cười. (28)
  • âd = uât ...... Vd: kâd = khuất, lậd = luật.
  • âd = uât ...... Vd: kâl = khuân, tầl = tuần.
  • âz = uâng .....Vd: bâg kâz = bâng khuâng.
  • âj = uây ....... Vd: kâj kỏa = khuây khỏa. (32)
  • ơd = uơt ...... Vd: hợd = huợt.
  • ơl = uơn ...... Vd: hỡl = huỡn. (34)
  • ăd = oăt ...... Vd: chăd = choắt, wặd = ngoặt.
  • ăs = oăc ...... Vd: hặs = hoặc, wăs = ngoắc.
  • ăl = oăl ........ Vd: xăl = xoăn.
  • ăv = oăm ......Vd: kăv = khoăm.
  • ăz = oăng ......Vd: hẵz = hoẵng, kắz = khoắng. (39)
  • ed = oet ...... Vd: ked = khoét, lòe lẹd = lòe loẹt.
  • el = oen ...... Vd: hel = hoen.
  • ev = oem ......Vd: wev wév = ngoem ngoém.
  • ew = oeo ...... Vd: wẻw = ngoẻo. (43)
  • od = oat ...... Vd: kod = khoát, lọd = loạt.
  • of = oap ...... Vd: wof = ngoáp.
  • os = oac ......Vd: kos = khoác, tọs = toạc.
  • ol = oan .......Vd: hòl tòl = hoàn toàn.
  • ov = oam ......Vd: wọv = ngoạm.
  • oz = oang ...... Vd: hòz = hoàng, kỏz = khoảng.
  • ow = oao ...... Vd: wow = ngoao.
  • oj = oai ...... Vd: kój = khoái, wòj = ngoài.
  • aj = oay ...... Ngoại lệ: Vd: laj haj = loay hoay. (52)

6. Cách đọc chữ cải tiến
Chữ cải tiến tuy khác với chữ Quốc ngữ nhưng khi đọc và ráp vần thì ta vẫn đọc và ráp vần như ở chữ Quốc ngữ theo hướng sư phạm mới.

Theo sư phạm mới trong việc dạy đọc và ráp vần, có 2 phương pháp phổ biến là:

- Phương pháp ráp vần xuôi: dạy học sinh phát âm được cả VẦN, rồi chỉ việc ráp phụ âm đầu vào để đọc thành tiếng.
Ví dụ: THUYỀN. Học sinh được dạy cách phát âm cả vần “uyên” là “uyên” (không đánh vần kiểu cổ điển: u-y-ê-nờ-uyên hay u-i-cờ rếch-ê-nờ-uyên).
Và rồi bất cứ chữ nào có vần này, học sinh nhận diện được và đánh vần như sau: “Thờ-uyên-thuyên-huyền-thuyền”



Phương pháp này tốt nhất, nhưng giáo viên phải dạy học sinh phát âm được cả VẦN trước khi chính thức ráp vần.
- Phương pháp tập đọc tự nhiên: Cho học sinh các bài tập đọc với những chữ thông dụng hợp trình độ. Đọc trước cho các em vừa đọc theo vừa nhận mặt chữ. Sau đó cho các em tự đọc một mình.

Sau đây là vài ví dụ cách đọc và ráp vần chữ cải tiến Chữ Việt Nhanh:
- AG (đọc là ang), MAG (đọc là mang, hoặc ráp vần là mờ-ang-mang).
- AK (đọc là ách) SẠK (đọc là sạch, hoặc ráp vần là sờ-ach-sach-nặng-sạch).
- YL (đọc là uyên) THỲL (đọc là thuyền, hoặc ráp vần là thờ-uyên-thuyên-huyền-thuyền).
- IZ (đọc là iêng) WIZ (đọc là nghiêng, hoặc ráp vần là ngờ-iêng-nghiêng).


Kiểu chữ Việt cải tiến này được đặt tên là Chữ Việt Nhanh vì người sáng chế cho đây là cách ghi rất gọn, hợp lý và khoa học.
Vậy khi đọc qua phần sưu tầm nầy, các bạn thấy sự thay đổi trên có phù hợp với hiện tình đất nước hay không?


Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định Chính phủ và Bộ GD&ĐT chưa có chủ trương cải tiến chữ quốc ngữ.
Bộ GD&ĐT sẽ không xử dụng đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền nguyên Phó hiệu trưởng ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội đưa ra vào tháng 9-2017 trước đây tại hội thảo "Ngôn ngữ ở Việt Nam: Hội nhập và Phát triển".
Đây là khẳng định của Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ theo yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng 1-12-2017.
Cũng theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, trước đây, một số nhà khoa học đề xuất cải tiến tiếng Việt. Tuy nhiên, việc này là không thể vì rất tốn kém, trong khi không có tác động lớn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét