Heo hay Lợn là loài vật đã gắn bó lâu đời với con
người và có nhiều câu chuyện về con vật này. Trong văn hóa, con heo cũng
được gọi bằng các tên khác như chú ỉn, cậu hợi, lão trư. Trong văn hóa
Đông phương, Heo là con vật đứng cuối cùng trong 12 con giáp, và cũng
đứng cuối cùng trong lục súc, sáu loại gia súc nuôi ở nhà: Ngựa (mã),
Trâu/Bò (ngưu), Cừu/Dê (dương), Chó (cẩu), Heo (trư), và Gà (kê). Theo
sách Tam Tự Kinh, thứ tự của lục súc là Mã (ngựa), Ngưu (trâu), Dương
(dê), Kê (gà), Khuyển (chó), Thỉ (heo).
Con heo khác con lợn:
1) Điểm khác nhau thứ nhất:
- Con heo sinh ra ở Miền Nam.
- Con lợn sinh ra ở Miền Bắc.
2) Điểm khác nhau thứ hai:
- Con heo thì ăn bắp.
- Con lợn thì ăn ngô.
3) Điểm khác nhau thứ ba:
- Con heo thì không có bánh da heo.
- Con lợn thì có bánh da lợn.
4) Điểm khác nhau thứ tư:
- Con heo đóng phim người lớn (phim con heo).
- Con lợn đóng phim thiếu nhi (phim Hiệp sĩ lợn).
Một số điểm thú vị của con lợn và con heo:
- Miền Bắc không có con heo nhưng lại thích "nói toạc móng heo"
- Miền Nam không có con lợn nhưng có làm bánh da lợn.
- Miền Bắc có lợn sề, lợn nái, lợn giống, lợn cấn, lợn sữa, lợn choai,
lợn tháu, lợn ỷ, lợn rừng.
- Miền Nam có heo nhà, heo ruộng, heo bông,
heo lang, heo cỏ, heo bò, heo đen, heo nọc, heo hạch, heo nái, heo nưa,
heo lứa, heo mọi, heo sữa, heo rừng.
- Con lợn từ Miền Bắc xuống Miền Nam bị hóa kiếp thành con heo cũng có điển tích.
Paulus Huỳnh Tịnh Của là một học giả người Miền Nam, trong Đại Nam Quốc
Âm Tự Vị, ông đã giải nghĩa lợn là con heo, là giống lục súc béo hơn
hết. Đúng như con lợn tự khoe: “Nội trong hàng lục súc với nhau, ai sánh
đặng mình heo béo tốt?” (Lục súc tranh công).
Vịnh Lục Súc Tranh Công
- Con Gà buồn bởi lá chanh,
Vặt lông mổ bụng nấu canh với lòng
Rau răm tiêu muối chanh vàng
Gỏi gà ăn nhậu thỏa lòng chờ trông
Tiếng gà gáy sáng cầm canh.
Nông gia thức dậy dắt trâu ra đồng
- Lợn sề bụng ỏng lưng cong
Con Heo cắt tiết cạo lông sạch rồi.
Mập thây kết liễu một đời,
Đời ôi! như thế kêu hoài vậy thôi.
Trốn đâu chạy chẳng khỏi Trời,
Ơn trên, xin hãy đổi đời cho tôi
- Con Chó khóc đứng khóc ngồi,
Cớ sao lại gán cho tôi với riềng?
Để cho cẩu tặc triền miên,
Đêm đêm rình rập, ngày chiên với xào.
Bà con...ơi hỡi, đồng bào!
Kiếp sau làm ngựa thanh cao một đời
- Ngựa kia dở khóc, dở cười:
Thân tôi còn cực gấp mười tuổi dê.
Suốt ngày hùng hục kéo xe,
Phải đâu chỉ biết be be rỗi nghề.
Chẳng thèm làm ngựa làm dê yên bề.
- Dê bèn phản đối “be be”
Thân tôi ai bảo rỗi nghề thế kia?
Người ta món nọ, món kia,
Còn tôi ăn uống thứ gì cũng xong.
Trâu kia mới thực thong dong,
Đủng đà đủng đỉnh chơi rong trên đồi.
- Trâu rằng xin chớ lắm lời,
Vậy ai là kẻ thay người kéo xe
Cày bừa khắp chốn đồng quê,
Đêm về nhai lại đến trề miệng ra.
Mong sao trong lũ chúng ta,
Biết mình, biết bạn, ấy là niềm vui
Ai ai cũng giỏi, Người vui muôn phần.
Đọc Việt sử, ta thấy người Miền Nam phần lớn là những di dân từ
Miền Trung, tiếng nói của họ nặng, khi phải bẩm trình với quan lớn, họ
lại phát âm thành “quan lợn”. Quan cho là vô phép nên sai lính lấy hèo
phạt, ai bẩm “quan lợn” là phạt đòn 10 hèo. Nhiều người bị phạt hèo như
vậy, nên khi thấy con lợn họ hình dung ngay ra những cây hèo vút vào
mông họ, họ bèn mỉa mai gọi con lợn là “con hèo”. Rồi để khỏi lầm lẫn
con lợn với cây gậy quái ác ấy, họ bớt đi dấu huyền, còn lại là con heo.