Cách
đây hơn 40 năm, có một quốc gia từng tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam
trong chưa đầy 15 tháng và ít được sử sách sau này nhắc tới.
Đúng 13:30
phút ngày 30/4/1975, Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hoà
(VNCH), Dương Văn Minh, tuyên bố đầu hàng "quân giải phóng miền Nam
Việt Nam" và kêu gọi binh sĩ của quân lực Việt Nam Cộng hoà buông vũ
khí.
Lực
lượng quân giải phóng miền Nam Việt Nam trong tuyên bố đầu hàng này
chính là Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam (Mặt trận). Tên
tiếng Anh của lực lượng này là National Liberation Front, thường được
gọi tắt là NFL trong các văn bản quốc tế.
Mặt
trận còn được xem là lực lượng nòng cốt của một chính thể thứ ba tại
Việt Nam trong chiến tranh, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền
Nam Việt Nam (CPCM).
Trong khi quốc tế đã công nhận hai nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) và VNCH trong thời kỳ chiến tranh Việt
Nam, thì vai trò cũng như sự nhìn nhận quốc tế đối với chính thể thứ 3
trong giai đoạn này phức tạp hơn.
Ngoài
ra, đối với người Việt Nam, thì cả Mặt trận lẫn CPCM hầu như đều bị cả
hai phe Quốc gia và Cộng sản xem như là một phần của quân đội và nhà
nước Bắc Việt trong và sau cuộc chiến.
Tuy
nhiên, chính sự hiện diện của Mặt trận và CPCM trong lịch sử Việt Nam
đã giúp khẳng định rõ hơn việc lãnh thổ Việt Nam đã từng hiện diện hai
quốc gia trong vòng trên dưới 22 năm, từ 7/1954 – 7/1976.
Những
chiếc xe tăng tiến vào Sài Gòn và chiếm dinh Độc Lập ngày 30/4/1975
mang cờ nửa xanh nửa đỏ của Mặt trận. Ảnh: Francoise De Mulder—Roger
Viollet/Getty Images.
Cánh tay nối dài của miền Bắc
Sau
khi Hiệp định Geneva 1954 tạm thời chia đôi Việt Nam tại vĩ tuyến 17,
quyền quản lý miền Nam Việt Nam được thế giới công nhận thuộc về thể
chế VNCH.
- Mặt Trận được thành lập ngày 20/12/1960. Họ tự tuyên bố là một liên minh
chính trị của những người đối lập với chính quyền VNCH tại miền Nam
Việt Nam, bao gồm những người Cộng sản tại miền Nam (chiếm đa số) và
những người thuộc các đảng phái chính trị khác. Ngoài ra, Mặt trận còn
kêu gọi tất cả những ai có tư tưởng chống Mỹ tham gia.
Mục
tiêu của Mặt trận là lật đổ chế độ VNCH, không chấp nhận sự hiện diện
quân sự của Mỹ tại Việt Nam, và tiến hành thống nhất hai miền Nam-Bắc.
Đối với quốc tế, Mặt trận luôn luôn đề cao tính trung lập của mình đối
với cả VNCH lẫn VNDCCH trong vai trò hòa giải và thống nhất quốc gia.
Mặc
dù vậy, sau khi chiến tranh kết thúc, các văn kiện của đảng Lao động
(tức đảng Cộng sản) Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 cho thấy sự chỉ
đạo toàn diện của đảng Cộng sản đối với Mặt trận. Bà Nguyễn Thị Bình,
cựu Bộ trưởng Ngoại giao của CPCM, được kết nạp vào
đảng Cộng sản năm 1948, từng ra Bắc làm việc sau năm 1954 và được phái
trở lại miền Nam năm 1962, sau này làm tới chức Phó Chủ tịch nước của
Việt Nam thống nhất.
- Đến
8/6/1969, Mặt trận cùng với Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ
và Hòa bình Việt Nam, tiến hành thành lập chính phủ riêng, lấy tên là
Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam, và công khai
đối lập với chế độ VNCH.
Đại
hội thành lập Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
ngày 6-8/6/1969 tại Tây Ninh. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Cần
phải nói thêm, do cần thu hút những thành phần bất đồng chính kiến và
các tổ chức chính trị phi cộng sản tại miền Nam tham gia vào Mặt trận
mà Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam đã
được thành lập. Lực lượng quần chúng này bao gồm rất nhiều thành phần
trong xã hội, ví dụ như sinh viên, học sinh, trí thức, nhà văn, nhà
báo, lãnh đạo các tôn giáo, v.v.
Qua
đó, Mặt trận đã mở rộng cả mục tiêu hoạt động của mình lẫn thành phần
tham gia, và điều này đã giúp cho họ thoát khỏi những cáo buộc là tổ
chức vũ trang của đảng Cộng sản, cũng như tái khẳng định tính trung lập
và vị thế của một liên minh chính trị đối lập với chính phủ VNCH tại
miền Nam.
Tìm kiếm sự công nhận và tính chính danh đối với cộng đồng quốc tế
Sau
khi thành lập chính phủ lâm thời vào năm 1969, Mặt trận và CPCM tăng
cường vận động quốc tế để khẳng định tính chính danh của mình. Vào thời
điểm tháng 11/1969, CPCM đã được 28 nước công nhận. Nhưng đa số các
nước đó thuộc về khối cộng sản trong thời kỳ chiến tranh Lạnh.
Trong
giai đoạn 1969-1975, CPCM luôn luôn công nhận sự độc lập và tự chủ về
lãnh thổ quốc gia tại miền Nam Việt Nam, ngay cả đối với VNDCCH.
Khi
tham gia vào hòa đàm Paris và tuy là một trong 4 bên của Hiệp định
Paris 1973, nhưng CPCM chỉ được công nhận là một trong hai phe của miền
Nam Việt Nam.
Hiệp
định Paris 1973 công nhận có hai chính quyền (two governments) song
song tồn tại và đối lập với nhau tại miền Nam Việt Nam: chính quyền Sài
Gòn của VNCH và CPCM.
Bà Nguyễn Thị Bình, đại diện Chính phủ Cách mạng Lâm thời CHMNVN ký Hiệp định Paris, ngày 27/1/1973.
Cả
hai chính quyền đều có cơ quan hành chính và quân đội riêng, kiểm soát
các phần lãnh thổ khác nhau tại miền Nam. Cả hai đều có các nghĩa vụ
quốc tế riêng. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn được xem là chỉ có hai quốc gia
(two states), Bắc Việt và Nam Việt.
Quan điểm chung của thế giới vào thời điểm ấy có thể được tóm tắt trong tuyên bố sau đây của Bộ Ngoại giao Úc năm 1974:
“Khi
Việt Nam được chia đôi vào năm 1954, hai quốc gia đã được thành lập và
hai nhà nước được hình thành. Nhà nước Úc đã công nhận từ rất lâu việc
hiện hữu của hai quốc gia và vẫn đang có mối quan hệ với cả hai nhà
nước, nhà nước VNDCCH ở miền Bắc Việt Nam và nhà nước VNCH ở miền Nam
Việt Nam. Cả hai nhà nước là thành viên của Hiệp định Paris (1973) cùng
với CPCM. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nhà nước Úc ủng hộ việc
công nhận một quốc gia thứ ba với nhà nước riêng (tức là CPCM).”
Vì
vậy, CHMNVN đã bị từ chối khi họ nộp đơn xin tham gia vào các hiệp
nghị của Công ước Geneva 1949 tháng 12/1973 do gặp sự phản đối từ một
số nước không công nhận tư cách “quốc gia” của họ.
Thế
nhưng, nỗ lực tìm kiếm sự công nhận của quốc tế của CPCM vẫn được tiếp
tục. Bộ Ngoại giao của CPCM đã thành lập phái đoàn thường trực với trụ
sở tại Paris, Pháp.
Tài
liệu lưu trữ của Liên Hiệp Quốc cho thấy vào tháng 1/1975, chính phái
đoàn thường trực này đã gửi thư lên LHQ và lên án chính quyền VNCH vi
phạm Hiệp định Paris 1973. Họ cũng tái khẳng định nỗ lực của CPCM trong
việc giải quyết những xung đột nội bộ (internal affairs) của
miền Nam Việt Nam với chính quyền Sài Gòn-VNCH bằng phương pháp hòa
bình nhưng bất thành, cũng như lên án VNCH đã phá vỡ Hiệp định 1973 bằng
vũ lực.
Quốc gia Cộng hòa Miền Nam Việt Nam: riêng biệt và độc lập trong 15 tháng
Ngay
khi VNCH thua trận vào ngày 30/4/1975, CPCM đã lập tức khẳng định tư
cách quản lý lãnh thổ miền Nam Việt Nam trước quốc tế bằng việc nêu rõ
tính độc lập và quyền tự chủ của mình.
Đơn
cử một ví dụ là vào ngày 4/5/1975, bà Nguyễn Thị Bình, với tư cách Bộ
trưởng Bộ ngoại giao của chính phủ Cộng hoà Miền Nam Việt Nam (Republic
of South Vietnam) – là tên gọi chính thức tại LHQ – đã gửi thư đến LHQ
và nêu rõ tính độc lập và quyền tự chủ của CHMNVN, đồng thời tuyên bố
tư cách thừa kế chính quyền VNCH tại LHQ và tại các tổ chức quốc tế,
cũng như các định chế tài chính quốc tế.
Ngay tại Việt Nam, ngày 4/5/1975, báo Nhân Dân đã đăng thông báo về việc CPCM thành lập Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn-Gia Định để tiếp quản thành phố này.
Tướng
Trần Văn Trà, Chủ tịch Uỷ ban Quân quản Sài Gòn – Gia Định tổ chức họp
báo quốc tế ngày 8/5/1975. Nguồn: Herve GLOAGUEN/Gamma-Rapho via Getty
Images.
Ngày
15/7/1975, ông Huỳnh Tấn Phát, Chủ tịch nước CHMNVN, đã gửi điện tín
đến Tổng thư ký LHQ kèm theo đơn xin gia nhập LHQ. Cùng thời điểm đó,
VNDCCH cũng nộp một đơn riêng xin gia nhập LHQ.
Rất
rõ ràng là ngay sau ngày 30/4/1975, cả VNDCCH ở miền Bắc và CHMNVN ở
miền Nam đã khẳng định một lần nữa trước quốc tế rằng họ là hai quốc
gia độc lập.
Phản ứng quốc tế trước sự kiện 30/4/1975 cũng ủng hộ lập luận trên. Đó là hầu hết các quốc gia đều cho rằng CPCM đã thay thế VNCH để quản lý quốc gia Nam Việt Nam, tức là một sự thay đổi chế độ (change of government) tại miền Nam.
Tính
chính danh của hai quốc gia Nam-Bắc Việt Nam trên phương diện công
pháp quốc tế trong giai đoạn 4/1975-7/1976 được thể hiện qua tuyên bố của chính phủ Úc vào tháng 10/1975:
“Việc
thống nhất giữa Bắc và Nam Việt Nam hiện tại vẫn chưa xảy ra, và như
thế vẫn có hai nhà nước tiếp tục vận hành riêng biệt với nhau. Sự hiện
diện của hai nhà nước riêng biệt (tại Việt Nam) đã được ít nhất 75 quốc
gia công nhận. Việc vận hành riêng biệt cũng như sự chấp nhận bởi cộng
đồng quốc tế đối với hai quốc gia này, VNDCCH và CHMNVN, được thể hiện
rõ qua việc họ tham gia vào tổ chức WHO và WMO với tư cách là hai quốc
gia thành viên khác nhau tại thời điểm này.”
Quốc
gia CHMNVN chính thức chấm dứt tồn tại vào ngày 2/7/1976 khi họ hợp
nhất với VNDCCH thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét