Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2018

KINH TẾ TRUNG CỘNG BÊN BỜ VỰC THẲM

Kết quả hình ảnh cho chiến tranh thương mại
 
Bắt đầu trận chiến mậu dịch Mỹ đã đánh thuế trên $34 tỷ hàng nhập cảng từ Tàu, Trung Cộng trả đũa với số thuế quan tương tự. Hôm nay Mỹ đánh thuế thêm trên $16 tỷ nữa, Tàu tuyên bố sẽ đánh trả lại với con số bằng con số đó. Nhưng khi chính phủ Trump dự tính sẽ đánh thuế thêm trên $200 tỷ đô la vào hàng Trung Cộng, Tàu không đưa ra được con số sẽ đáp trả lại là bao nhiêu như hai lần trước. Lý do đơn giản là vì Mỹ chỉ xuất cảng sang Tàu khoảng $175 tỷ. Tàu chỉ có thể đánh thuế vào 175 tỷ nầy thôi. Trong khi đó Mỹ mua vào gần $500 tỷ. Mỹ, nếu muốn, sẽ đánh thuế lên 500 tỷ hàng hoá nhập cảng nầy và có thêm số tiền thuế khoảng 80 tỷ. Tàu hết đạn, bèn đưa ông Vương Thụ Văn, phó Bộ Trưởng thương mại sang Mỹ để thương thuyết.

TAI HỌA TIẾP THEO TAI NẠN:
- Thứ Tư tuần rồi 15/8 đại công ty kỹ thuật Tencent, một trong mười công ty lớn hàng đầu thế giới đã mất trắng gần 40% giá trị chứng khoáng, làm rúng động giới công nghệ Tàu. Hai công ty kỹ thuật khác cũng thuộc đẳng cấp quốc tế là Alibaba mất 16.5% và Baidu mất 18.5% cùng trong tháng Bảy rồi.
- Đầu tháng này, Tòa án thành phố Đông Doanh, tỉnh Sơn Đông đã công bố bản báo cáo thanh toán xin phá sản của Tập đoàn Vĩnh Thái,
- Tập đoàn Vĩnh Thái nằm trong top 10 công ty sản xuất vỏ xe lớn nhất Tàu với tổng số tài sản lên tới 3,5 tỷ USD và 5,000 công nhân, được tạp chí “Tire Business” của Mỹ xếp thứ 32 trong số 75 nhà sản xuất vỏ xe lớn nhất thế giới. Nhà máy có sản lượng 1,5 triệu vỏ xe mỗi năm phần lớn xuất cảng sang Mỹ. Tập đoàn Thần Hi được mệnh danh là “vua đậu tương Sơn Đông” cũng chịu cùng số phận.
- Bình luận gia Chen Zhao, hôm 21 tháng 8 nhận định rằng chiến thuật “ăn miếng trả miếng” của Tàu không hiệu quả trong chiến tranh thương mại với Mỹ và đề nghị giải pháp Bắc Kinh hãy chú trọng vào việc tăng cường tiêu thụ nội địa để giảm bớt hậu quả kinh tế từ Mỹ.
- Theo các phân tách gia tài chánh, để đối phó vấn nạn suy thoái kinh tế, Tàu đang hối thúc các ngân hàng cho vay nhiều thêm, đồng thời cho phép chánh quyền địa phương đầu tư vào các công trình hạ tầng lớn cho dù địa phương đang bị ngập trong những món nợ chưa trả được. Tàu đang giải khát bằng thuốc độc.
- Theo ông Hao Hong, giám đốc nghiên cứu của ngân hàng Communications trụ sở ở Thượng Hải, chánh quyền Tàu đang đứng trước lằn ranh chết sống.
- Tàu đang đối diện nhiều khó khăn cùng lúc. Họ đang đối phó nạn suy thoái kinh tế, kìm chế nợ quốc gia không để trầm trọng thêm. Đồng thời phải chống đở lạm phát, ngăn chặn sự mất giá nhanh của đồng Quan. Vì vậy Tàu muốn thắng trận chiến mậu dịch với Mỹ phải mời “đỉnh cao trí tuệ Vẹm” sang mới làm được.
- Theo Bloomberg ngày 19/8 trong bài “Doors Slam Shut for China Deals Around the World” thì tuần qua Tổng Thống Trump đã ký đạo luật điều chỉnh lại việc bán cho Tàu ba bộ phận (1) kỹ thuật chuyên ngành, (2) kỹ thuật căn bản và (3) kỹ thuật điều hành lý lịch cá nhân, nhân viên. Cùng khuynh hướng đó, các nước Canada, Úc và Âu châu cũng siết chặt việc bán kỹ thuật cho Tàu.
- Tương tự, trong tháng qua bà Thủ Tướng Đức Angela Merkel đã cấm bán công ty sản xuất dụng cụ máy móc Leifeld Metal Spinning AG cho Tàu. Theo Bloomberg, tính từ đầu năm đến nay, các cộng ty kỹ thuật lớn của Tàu đang trong tình trạng lợi nhuận âm và giá trị đang xuống thấp so với những công ty cùng dạng của Mỹ.
- Giới đầu tư chứng khoán về kỹ thuật hiện đang hoang mang trước những qui định mới, những động thái chính trị đầy rủi ro của nhà cầm quyền Tàu, cùng với những lo âu lớn về thị trường, kinh tế. Bên cạnh những việc đang xảy ra trước mắt như những ngân hàng lớn, kinh doanh địa ốc đang trì trệ, đặc biệt giá chứng khoán kỹ thuật vẫn cao, vì vậy có nhiều nguy cơ mất giá tiếp trong những tháng tới với tầm cỡ lớn hơn, xa hơn.
- Chưa hết, vài tháng qua bọn “phản động”, cựu quân nhân Tàu tụ họp đông đảo để đòi hỏi tiền bồi thường và phúc lợi mà họ chưa nhận được, dù nhà cầm quyền Tàu từ tháng Ba đã thành lập Bộ Cựu Chiến Binh mới, nhưng họ vẫn không hài lòng. Cuộc tụ tập đông đảo nầy không đe dọa đến đảng cộng sản Tàu, nhưng đặc biệt đe dọa đến vị trí lãnh đạo của Tập Cận Bình.
- Dù cuộc chiến thương mại đang tiếp diễn, đang tăng cường độ, như thế không có nghĩa là Mỹ và Tàu không còn giao dịch thương mại, nhưng họ chỉ tiếp tục buôn bán với nhau khi thấy rằng những thuận lợi của họ to hơn việc bị áp thuế 25% và không cảm thấy có rủi ro, cho dù họ vẫn thấy sự bế tắc sẽ kéo dài vì hai nước có lập trường rất khác biệt về kinh tế và thương mại. Nhất là cả hai chưa sẵn sàng thương thảo, hoặc chưa chân thành thảo luận những dị biệt.
- Trong tuần nầy sẽ có cuộc thảo luận giữa ông Vương Thụ Văn và vị phụ tá Bộ Trưởng bộ Tài Chánh Malpass trong cố gắng làm dịu sự căng thẳng, nhưng những chuyên gia kinh tế nghĩ rằng sẽ không đạt được tiến bộ nào. Cuộc thảo luận nầy chỉ dọn đường cho cuộc gặp gỡ giữa Tổng Thống Trump và ông Tập trong tháng Mười Một tới, lúc đó hai vị nguyên thủ có thể “nặn ra” giải pháp cho cuộc khủng hoảng. Có phải chăng ông Trump chọn tháng Mười Một để “trình làng” sự thành công về kinh tế của chánh phủ nhằm mục đích lấy phiếu cho ứng cử viên Cộng Hoà trong cuộc bầu cử giữa kỳ?

TỔNG THỐNG TRUMP DỦNG CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI PHỤC VỤ CHO BẦU CỬ?
Như trình bày trên đây, những trở ngại khó khắc phục đang chờ đón Tập. Trong nhiều trường hợp trở ngại của Tập trở thành lợi thế của Trump trong chiến tranh thương mại. Có thể Trump dùng lợi thế nầy như một thành công thương mại để lấy phiếu cho ứng cử viên đảng Cộng Hoà trong cuộc bầu cử bán kỳ tháng 11 năm nay. Sau cuộc bầu cử tháng 11, ông Trump có thể nhân nhượng, tìm lối thoát cho Tàu, “vỗ béo” Tàu để chờ cuộc tranh cử tổng thống nhiệm kỳ 2 năm 2020, Trump lại khởi động chiến tranh thương mại tiếp và cũng lại tạo thế thượng phong mậu dịch để làm cho quần chúng Mỹ thấy tài lãnh đạo kinh tế và do đó nhiệm kỳ hai có thể trong tầm với của ông Trump.

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

CỘNG HÒA MIỀN NAM VIỆT NAM CHỈ TỒN TẠI 15 THÁNG

 http://luatkhoa.info/wp-content/uploads/2017/04/The-Fall-of-Saigon-1975-29.jpgCách đây hơn 40 năm, có một quốc gia từng tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam trong chưa đầy 15 tháng và ít được sử sách sau này nhắc tới.

Đúng 13:30 phút ngày 30/4/1975, Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hoà (VNCH), Dương Văn Minh, tuyên bố đầu hàng "quân giải phóng miền Nam Việt Nam" và kêu gọi binh sĩ của quân lực Việt Nam Cộng hoà buông vũ khí.
Lực lượng quân giải phóng miền Nam Việt Nam trong tuyên bố đầu hàng này chính là Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam (Mặt trận). Tên tiếng Anh của lực lượng này là National Liberation Front, thường được gọi tắt là NFL trong các văn bản quốc tế.
Mặt trận còn được xem là lực lượng nòng cốt của một chính thể thứ ba tại Việt Nam trong chiến tranh, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (CPCM).
Trong khi quốc tế đã công nhận hai nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) và VNCH trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, thì vai trò cũng như sự nhìn nhận quốc tế đối với chính thể thứ 3 trong giai đoạn này phức tạp hơn.
Ngoài ra, đối với người Việt Nam, thì cả Mặt trận lẫn CPCM hầu như đều bị cả hai phe Quốc gia và Cộng sản xem như là một phần của quân đội và nhà nước Bắc Việt trong và sau cuộc chiến.
Tuy nhiên, chính sự hiện diện của Mặt trận và CPCM trong lịch sử Việt Nam đã giúp khẳng định rõ hơn việc lãnh thổ Việt Nam đã từng hiện diện hai quốc gia trong vòng trên dưới 22 năm, từ 7/1954 – 7/1976.
 
  http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/04/fall_of_saigon_1-1024x701.jpeg
        
Những chiếc xe tăng tiến vào Sài Gòn và chiếm dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 mang cờ nửa xanh nửa đỏ của Mặt trận. Ảnh: Francoise De Mulder—Roger Viollet/Getty Images.

Cánh tay nối dài của miền Bắc
Sau khi Hiệp định Geneva 1954 tạm thời chia đôi Việt Nam tại vĩ tuyến 17, quyền quản lý miền Nam Việt Nam được thế giới công nhận thuộc về thể chế VNCH.
- Mặt Trận được thành lập ngày 20/12/1960. Họ tự tuyên bố là một liên minh chính trị của những người đối lập với chính quyền VNCH tại miền Nam Việt Nam, bao gồm những người Cộng sản tại miền Nam (chiếm đa số) và những người thuộc các đảng phái chính trị khác. Ngoài ra, Mặt trận còn kêu gọi tất cả những ai có tư tưởng chống Mỹ tham gia.
Mục tiêu của Mặt trận là lật đổ chế độ VNCH, không chấp nhận sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Việt Nam, và tiến hành thống nhất hai miền Nam-Bắc. Đối với quốc tế, Mặt trận luôn luôn đề cao tính trung lập của mình đối với cả VNCH lẫn VNDCCH trong vai trò hòa giải và thống nhất quốc gia.
Mặc dù vậy, sau khi chiến tranh kết thúc, các văn kiện của đảng Lao động (tức đảng Cộng sản) Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 cho thấy sự chỉ đạo toàn diện của đảng Cộng sản đối với Mặt trận. Bà Nguyễn Thị Bình, cựu Bộ trưởng Ngoại giao của CPCM, được kết nạp vào đảng Cộng sản năm 1948, từng ra Bắc làm việc sau năm 1954 và được phái trở lại miền Nam năm 1962, sau này làm tới chức Phó Chủ tịch nước của Việt Nam thống nhất.

- Đến 8/6/1969, Mặt trận cùng với Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, tiến hành thành lập chính phủ riêng, lấy tên là Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam, và công khai đối lập với chế độ VNCH.
 
    http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/04/prg_1.jpg

Đại hội thành lập Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ngày 6-8/6/1969 tại Tây Ninh. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Cần phải nói thêm, do cần thu hút những thành phần bất đồng chính kiến và các tổ chức chính trị phi cộng sản tại miền Nam tham gia vào Mặt trận mà Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam đã được thành lập. Lực lượng quần chúng này bao gồm rất nhiều thành phần trong xã hội, ví dụ như sinh viên, học sinh, trí thức, nhà văn, nhà báo, lãnh đạo các tôn giáo, v.v.
Qua đó, Mặt trận đã mở rộng cả mục tiêu hoạt động của mình lẫn thành phần tham gia, và điều này đã giúp cho họ thoát khỏi những cáo buộc là tổ chức vũ trang của đảng Cộng sản, cũng như tái khẳng định tính trung lập và vị thế của một liên minh chính trị đối lập với chính phủ VNCH tại miền Nam.

Tìm kiếm sự công nhận và tính chính danh đối với cộng đồng quốc tế
Sau khi thành lập chính phủ lâm thời vào năm 1969, Mặt trận và CPCM tăng cường vận động quốc tế để khẳng định tính chính danh của mình. Vào thời điểm tháng 11/1969, CPCM đã được 28 nước công nhận. Nhưng đa số các nước đó thuộc về khối cộng sản trong thời kỳ chiến tranh Lạnh.
Trong giai đoạn 1969-1975, CPCM luôn luôn công nhận sự độc lập và tự chủ về lãnh thổ quốc gia tại miền Nam Việt Nam, ngay cả đối với VNDCCH.
Khi tham gia vào hòa đàm Paris và tuy là một trong 4 bên của Hiệp định Paris 1973, nhưng CPCM chỉ được công nhận là một trong hai phe của miền Nam Việt Nam.
Hiệp định Paris 1973 công nhận có hai chính quyền (two governments) song song tồn tại và đối lập với nhau tại miền Nam Việt Nam: chính quyền Sài Gòn của VNCH và CPCM.

 http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/04/1973_news_vietnam_nguyen_thi_binh-1024x683.jpg 
 Bà Nguyễn Thị Bình, đại diện Chính phủ Cách mạng Lâm thời CHMNVN ký Hiệp định Paris, ngày 27/1/1973.

Cả hai chính quyền đều có cơ quan hành chính và quân đội riêng, kiểm soát các phần lãnh thổ khác nhau tại miền Nam. Cả hai đều có các nghĩa vụ quốc tế riêng. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn được xem là chỉ có hai quốc gia (two states), Bắc Việt và Nam Việt.
Quan điểm chung của thế giới vào thời điểm ấy có thể được tóm tắt trong tuyên bố sau đây của Bộ Ngoại giao Úc năm 1974:

“Khi Việt Nam được chia đôi vào năm 1954, hai quốc gia đã được thành lập và hai nhà nước được hình thành. Nhà nước Úc đã công nhận từ rất lâu việc hiện hữu của hai quốc gia và vẫn đang có mối quan hệ với cả hai nhà nước, nhà nước VNDCCH ở miền Bắc Việt Nam và nhà nước VNCH ở miền Nam Việt Nam. Cả hai nhà nước là thành viên của Hiệp định Paris (1973) cùng với CPCM. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nhà nước Úc ủng hộ việc công nhận một quốc gia thứ ba với nhà nước riêng (tức là CPCM).”
Vì vậy, CHMNVN đã bị từ chối khi họ nộp đơn xin tham gia vào các hiệp nghị của Công ước Geneva 1949 tháng 12/1973 do gặp sự phản đối từ một số nước không công nhận tư cách “quốc gia” của họ.
Thế nhưng, nỗ lực tìm kiếm sự công nhận của quốc tế của CPCM vẫn được tiếp tục. Bộ Ngoại giao của CPCM đã thành lập phái đoàn thường trực với trụ sở tại Paris, Pháp.
Tài liệu lưu trữ của Liên Hiệp Quốc cho thấy vào tháng 1/1975, chính phái đoàn thường trực này đã gửi thư lên LHQ và lên án chính quyền VNCH vi phạm Hiệp định Paris 1973. Họ cũng tái khẳng định nỗ lực của CPCM trong việc giải quyết những xung đột nội bộ (internal affairs) của miền Nam Việt Nam với chính quyền Sài Gòn-VNCH bằng phương pháp hòa bình nhưng bất thành, cũng như lên án VNCH đã phá vỡ Hiệp định 1973 bằng vũ lực.

Quốc gia Cộng hòa Miền Nam Việt Nam: riêng biệt và độc lập trong 15 tháng
Ngay khi VNCH thua trận vào ngày 30/4/1975, CPCM đã lập tức khẳng định tư cách quản lý lãnh thổ miền Nam Việt Nam trước quốc tế bằng việc nêu rõ tính độc lập và quyền tự chủ của mình.
Đơn cử một ví dụ là vào ngày 4/5/1975, bà Nguyễn Thị Bình, với tư cách Bộ trưởng Bộ ngoại giao của chính phủ Cộng hoà Miền Nam Việt Nam (Republic of South Vietnam) – là tên gọi chính thức tại LHQ – đã gửi thư đến LHQ và nêu rõ tính độc lập và quyền tự chủ của CHMNVN, đồng thời tuyên bố tư cách thừa kế chính quyền VNCH tại LHQ và tại các tổ chức quốc tế, cũng như các định chế tài chính quốc tế.
Ngay tại Việt Nam, ngày 4/5/1975, báo Nhân Dân đã đăng thông báo về việc CPCM thành lập Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn-Gia Định để tiếp quản thành phố này.

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/04/The-Fall-of-Saigon-1975-29.jpg
Tướng Trần Văn Trà, Chủ tịch Uỷ ban Quân quản Sài Gòn – Gia Định tổ chức họp báo quốc tế ngày 8/5/1975. Nguồn: Herve GLOAGUEN/Gamma-Rapho via Getty Images.

Ngày 15/7/1975, ông Huỳnh Tấn Phát, Chủ tịch nước CHMNVN, đã gửi điện tín đến Tổng thư ký LHQ kèm theo đơn xin gia nhập LHQ. Cùng thời điểm đó, VNDCCH cũng nộp một đơn riêng xin gia nhập LHQ.
Rất rõ ràng là ngay sau ngày 30/4/1975, cả VNDCCH ở miền Bắc và CHMNVN ở miền Nam đã khẳng định một lần nữa trước quốc tế rằng họ là hai quốc gia độc lập.
Phản ứng quốc tế trước sự kiện 30/4/1975 cũng ủng hộ lập luận trên. Đó là hầu hết các quốc gia đều cho rằng CPCM đã thay thế  VNCH để quản lý quốc gia Nam Việt Nam, tức là một sự thay đổi chế độ (change of government) tại miền Nam.
Tính chính danh của hai quốc gia Nam-Bắc Việt Nam trên phương diện công pháp quốc tế trong giai đoạn 4/1975-7/1976 được thể hiện qua tuyên bố của chính phủ Úc vào tháng 10/1975:

“Việc thống nhất giữa Bắc và Nam Việt Nam hiện tại vẫn chưa xảy ra, và như thế vẫn có hai nhà nước tiếp tục vận hành riêng biệt với nhau. Sự hiện diện của hai nhà nước riêng biệt (tại Việt Nam) đã được ít nhất 75 quốc gia công nhận. Việc vận hành riêng biệt cũng như sự chấp nhận bởi cộng đồng quốc tế đối với hai quốc gia này, VNDCCH và CHMNVN, được thể hiện rõ qua việc họ tham gia vào tổ chức WHO và WMO với tư cách là hai quốc gia thành viên khác nhau tại thời điểm này.”

Quốc gia CHMNVN chính thức chấm dứt tồn tại vào ngày 2/7/1976 khi họ hợp nhất với VNDCCH thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2018

LÒNG "HIẾU ĐẠO" THUỞ XƯA CỦA CON CÁI LÀ PHẢI ĐỂ TANG 3 NĂM SAU KHI CHA MẸ MẤT.!

(Tìm hiểu thêm...nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu 15-7 âm lịch ) - Trong dân gian, tháng 7 Âm lịch luôn được coi là “tháng cô hồn” với một loạt những điều kiêng kỵ tránh xui xẻo.
- Riêng đối với Phật giáo, 15-7 âm lịch là Đại lễ Vu Lan báo hiếu, một ngày lễ mang đậm tính hiếu đạo của con cái đối với cha mẹ hiện tiền cũng như quá vãng, trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam.

Lấy “Hiếu” để cai trị thiên hạ là một trong những tư tưởng cốt lõi của các bậc Hiền Vương thời xưa. Từ ngàn xưa đến nay, người ta đều coi gia đình là nền tảng cấu tạo nên xã hội. Gia đình là một nhân tố của quốc gia. Gia đình hòa thuận thì đất nước ắt sẽ thanh bình. Gia đình hưng thịnh thì đất nước sẽ giàu mạnh. Gia đình yên ổn vững vàng góp phần tiến bộ cho đất nước đi đến văn minh, phú cường.
"Dân chi sở hiếu, hiếu chi; Dân chi sở ố, ố chi. Thứ chi vị dân chi phụ mẫu"(thương buồn vui ghét cùng với dân, ấy là cha mẹ dân)
Cho nên, từ xưa đến nay khi giáo hóa dân chúng thì việc đầu tiên là “TU THÂN, TỀ GIA". Có nghĩa là tu chính bản thân mình, rồi mới giữ gia đình chỉnh tề, sau đó "TRỊ QUỐC, BÌNH THIÊN HẠ", quản trị đất nước, rồi mới bình định thiên hạ. Tu thân là cái gốc, mà việc tu thân là nhất định không thể thiếu “hiếu đạo”.
Câu: “Bách thiện hiếu vi tiên”, đối với cổ nhân mà nói thì trăm cái đức, ngàn cái hạnh cũng không có cái nào có thể sánh bì với việc thủ hiếu giữ đạo làm con.
Người xưa đề cao lòng hiếu thảo của con người. Những người hiếu thảo với cha mẹ đều được mọi người tôn sùng, kính trọng. Trong lịch sử cũng có rất nhiều vị vua đã làm tròn được bổn phận hiếu thảo của người con đối với cha mẹ mình.
Ngay cả các bậc vua chúa cũng luôn thủ đạo hiếu con, lấy thân làm mẫu cho vạn dân noi theo. Ở đây có thể kể đến những bậc hiền nhân xưa như vua Trần Anh Tông. Vua Trần Anh Tông vốn dĩ ham mê uống rượu, nhưng vì một lần say rượu làm lỡ mất dự chầu, khi đó bị thái thượng hoàng Trần Nhân Tông trách phạt. Vua Trần Anh Tông phải quỳ gối và dâng biểu tạ tội kiểm điểm bản thân mới được tha lỗi. Và cũng kể từ đó, vua Trần Anh Tông quyết tâm không uống rượu nữa. Mặc dù ở ngôi cao, vua Trần Anh Tông vẫn tôn trọng đạo hiếu, tuân theo lời dạy bảo của cha.

Hay như vua Tự Đức, đây có lẽ là ông vua duy nhất bị mẹ đánh đòn trong lịch sử nước ta. Năm đó, vua Tự Đức đi săn, chẳng may gặp phải trận lụt bất ngờ, không thể về kịp lo liệu ngày kỵ của tiên hoàng Thiệu Trị. Sau khi về đến cung điện, nhà vua vội vàng đội mưa đến quỳ tạ tội với mẹ là thái hậu Từ Dũ. Ông còn chủ động dâng roi mây, nằm xuống chịu đòn.
Nói đến chữ hiếu, chúng ta cũng không thể không nhắc tới Nguyễn Trãi, ông là tấm gương trung hiếu vẹn toàn trong lịch sử. Khi cha là Nguyễn Phi Khanh bị giặc Minh bắt, Nguyễn Trãi đi theo cha đến ải Nam Quan, muốn cùng cha sang tận Trung Quốc hầu hạ nhưng cha ông khuyên ông trở về lo mưu nghiệp lớn chống Minh. Nghe lời cha dặn, Nguyễn Trãi nếm mật nằm gai 16 năm ròng, sau này ông đã bày mưu tính kế, góp phần quan trọng giúp nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi.
Đối với người xưa, việc bất hiếu là một đại tội không thể dung thứ, việc hiếu kính cha mẹ không chỉ là việc chăm sóc cha mẹ chu đáo về tinh thần và vật chất khi còn sống mà bao gồm cả việc lo tang hậu sự cho cha mẹ khi đã mất.
Trong cuộc sống phong kiến, khi cha mẹ qua đời con cái phải thủ hiếu 3 năm, trong khoảng thời gian này tuyệt đối không được kết hôn. Các quan viên cũng phải từ quan về nhà thủ hiếu cha mẹ ba năm, gọi là “Đinh hiếu”.
Theo tục xưa, trong khoảng ba năm này con cái không thể lên kinh ứng thí, thậm chí còn không được ở trong nhà mà phải làm lều cỏ bên mộ phần cha mẹ để trông nom, chăm sóc. Đối với chúng ta ngày nay, điều nầy là việc ngoài sức tưởng tượng…và không còn tồn tại.
Tuy nhiên ngày xưa nó thậm chí còn được ghi vào pháp chế. Khi xưa, vua Chu Nguyên Chương khi đăng cơ đã quy định: “Trong ba năm tang chế, con cái không được ra ngoài gặp gỡ bằng hữu, phải mặc áo vải bố, mép vải thừa không được cắt tỉa, không được cắt tóc”.

Vì sao người xưa phải thủ tang giữ đạo ba năm sau khi cha mẹ khuất núi và ý nghĩa sâu xa của việc thủ tang này ra sao?
Việc "thủ hiếu" ba năm của cổ nhân chủ yếu là hàm ý hoàn ơn cha mẹ nuôi nấng sinh thành. Khi con cái sinh ra ba năm đầu, cha mẹ mới yên tâm để con cái rời xa vòng tay của mình mà chạy nhảy, đặc biệt thời xưa không có sữa để ăn ngoài, người mẹ phải nuôi con bằng sữa mẹ, hoặc chắt nước cơm sôi cho con uống thêm trong suốt ba năm. Vậy nên trong khoảng thời gian này cha mẹ phải vất vả bội phần, thức khuya dậy sớm chăm sóc, cho ăn, ngủ, đêm hôm chăm coi tã quần, thậm chí khi con tè dầm, đái dắt cha mẹ đã phải nhường con chỗ khô, mình nằm chỗ ướt.
Vì ơn sinh dưỡng của cha mẹ là không gì sánh nổi, thế nên sau khi cha mẹ mất, con cái phải thủ tang ba năm, đây cũng là ba năm hoàn nghĩa sinh thành chăm sóc khi xưa. Nếu như không thủ được lễ ba năm này thì sao có thể gọi là hiếu tử? Tuy nhiên theo sự thay đổi của xã hội, con người cũng ngày càng trở thành khác biệt, chữ hiếu ngày nay nó đã phần nào trở thành hình thức.
Kỳ thực, ba năm thủ hiếu này không chỉ là việc hoàn ân trả nghĩa cho cha mẹ mà còn là thời gian để con người cảnh tỉnh, chiêm nghiệm chính mình, có thời gian tĩnh tâm suy nghĩ về đường đời. Nó cũng như một lời nhắc nhở chúng ta rằng: Nhân sinh tại thế, sinh tử vô thường, đến đi vô định.
Khi một người có thể hiểu ra đời người sống tại thế gian, mọi thứ thật vô thường ngắn ngủi, họ sẽ suy nghĩ chín chắn hơn nữa về đường đời của mình, suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, suy nghĩ về những bon chen, được mất, hơn thua trong cuộc đời, và từ đó thay đổi bản thân. Đua tranh danh lợi dẫu có được thì cũng lợi bất cập hại, khi nhắm mắt xuôi tay, tiền của danh vọng chẳng thể mang theo. Tuy nhiên việc làm ác, gây nghiệp thì phải hoàn trả, đó là điều không thể tránh, dẫu đời này không trả thì đời sau vẫn phải đền.
Vậy ý nghĩa sâu xa của việc thủ tang này ra sao?
Kỳ thực, ba năm thủ hiếu này không chỉ là việc hoàn ân trả nghĩa cho cha mẹ mà còn là thời gian để con người suy xét chính mình…

Tăng Quốc Phiên là một danh thần nổi tiếng nhà Thanh, cả cuộc đời ông đã có vô số thành tựu, ông cũng đã viết rất nhiều sách gia huấn khuyên dạy thế nhân. Ông xứng đáng là bậc thánh nhân thời kỳ cận đại. Trước lúc cha ông mất, ông vốn dĩ cũng là bậc nho gia từ nhỏ đọc sách thánh hiền, hiểu được đạo lý nhân sinh. Tuy nhiên trong cuộc sống hàng ngày có nhiều lúc vẫn có hình bóng của một người mang đầy kiêu khí, dẫn tới ông đã đắc tội với nhiều người.
Sau khi cha ông mất, ông từ quan về quê thủ hiếu ba năm, trong khoảng thời gian này ông đã thay đổi quan niệm sống của mình một cách nhanh chóng. Đối với việc đối nhân xử thế, ông luôn lấy nhẫn làm đầu, bao dung độ lượng cho người, trước khi ra quyết định một vấn đề nào đó ông luôn biết đứng từ góc độ của người khác mà quyết định. Không chỉ đối với người trên mà ngay cả kẻ dưới ông cũng hết mực tôn kính. Có thể nói ba năm thủ hiếu cha đã giúp ông thành tựu, thay đổi cách sống, trở thành bậc thánh nhân được tôn kính thiên cổ.
Việc "thủ hiếu" ân cha, nghĩa mẹ, không chỉ là việc đền ơn đáp nghĩa hai đấng sinh thành, mà còn là việc dạy bảo con cháu đời sau, giúp cho con cái hiểu được sâu sắc chữ hiếu là thế nào. Khi một người có thể thấm nhuần đạo hiếu thì đường đời ắt cũng sẽ thành công. Người có đạo hiếu chắc chắn sẽ là một người lương thiện, mà người lương thiện ắt sẽ ở lành gặp hiền, được trời đất chiếu cố, sẽ đường đường chính chính có chỗ đứng trong nhật nguyệt bao la này.

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2018

KÍNH DÂNG MẸ MỘT GIẤC NGỦ YÊN TRONG THẾ GIỚI KHÔNG HẬN THÙ

   
       CHIA XẺ NIỀM ĐAU MẤT MẸ
KÍNH DÂNG MẸ
XIN MẸ MỘT GIẤC NGỦ YÊN TRONG THẾ GIỚI KHÔNG HẬN THÙ 
QUÊ MẸ THƯƠNG NHỚ
Quê tôi Đó, bên sông, Chiều trở LẠNH
Gió đông Về, rét buốt MẢNH thân CÔI
Chiều chợt Buồn khi còn Mãi xa XÔI
Hình bóng Mẹ giờ đây TÔI hồi TƯỞNG
Ra đi Lúc, gió còn, đang chuyển HƯỚNG
Lòng thẩn Thờ mãi mê VƯỚNG gót CHÂN
Mái tranh Xưa xiêu vẹo Đó thật GẦN
Chén cơm Hẩm, nuôi con, THÂN khôn lớn

                 Image
Mẹ tôi Đó, tháng ngày, Đơn chiếc LẮM
Bếp lửa Chiều vương khói XÁM thôn CAO
Canh ruột Bầu râu tôm Mắm ruốc CHAO
Sống đạm Bạc, qua ngày BAO gian KHÓ
Để dành Dụm thăm nuôi Con lao KHỔ
Ngày trở Về cao nguyên PHỐ mù SƯƠNG
Tin Mẹ Hiền từ biệt Quá đau THƯƠNG
Chân vẫn Bước nghiên xiêu NƯƠNG tựa cửa

                
Nhà mở Cửa, sao bốn Bề, im VẮNG
Mà nơi Đây giờ đã VẮNG bóng NGƯỜI
Tấm liếp Thưa ngăn cản Gió, che NGƯỜI
Con chó Mực nhìn chăm NGƯỜI, chủ CŨ
Mẹ tôi Đó! nằm im Lìm như NGŨ
Trên mắt Còn, giọt lệ CŨ nhớ THƯƠNG
Lời ru Con qua năm Tháng vấn VƯƠNG
Lòng mãi Nhớ, niềm tiếc THƯƠNG quá khứ

                 Image
Quê hương Mẹ! nỗi buồn Đau, lìa BỎ…
Mãnh đất Nghèo đã che CHỞ chúng TA
Biết bao Điều khi nhung Nhớ lìa XA
Sống xứ Lạ nổi lòng TA trống VẮNG
Nhớ về Mẹ với tình Yêu lai LÁNG
Sữa Mẹ Hiền những ngày THÁNG nuôi CON
Ngày ra Đi lòng tíếc Nuối cô ĐƠN
Thương nhớ Mẹ vọng đầu NON nguồn nước

        Image
Nhớ hình Ảnh, buổi quây Quần, cơm TỐI
Bếp lửa Hồng đùa gió THỔI nhá NHEM
Gia đình Ơi! nơi nuôi Lớn tôi THÊM
Mẹ vẫn Mãi, tạo con THÊM sức MẠNH
Lời Mẹ Dạy luôn bên Con sát CÁNH
Giúp cho Con trong hoàn CẢNH xa NHÀ
Nơi quê Người vùng đất Khách đường XA
Sống xứ Lạ.! suốt đời TA nhớ mãi...

KÍNH LOAN

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2018

NHỮNG SAI PHẠM CỦA ĐẠI HỌC Y KHOA TOKYO LÀM MẤT NIỀM TIN CỦA DÂN.


 

Ban lãnh đạo Đại học Y Tokyo nhận lỗi trong cuộc họp báo ngày 7-8 -2018   Nguồn: Japan Times

Lãnh đạo của Đại học Y Tokyo đã cúi đầu xin lỗi trong cuộc họp báo ngày 7-8-2018 về bê bối sửa điểm thi vào trường Y, nhất là khi vụ việc nghiêm trọng này kéo dài trong hơn một thập niên qua nhưng nay mới bị phanh phui.
Thao túng trắng trợn
Trong cuộc họp báo được tổ chức ngày 7-8-2018, ông Tetsuo Yukioka, Giám đốc điều hành Đại học Y Tokyo đã cúi đầu nhận lỗi về vụ bê bối sửa điểm thi: 
Ông Yukioka nhấn mạnh"Chúng tôi chân thành xin lỗi vì những sai phạm nghiêm trọng liên quan tới kỳ thi vào trường Y đã gây ra nỗi lo ngại và sự rắc rối cho nhiều người, đồng thời phản bội niềm tin của công chúng". "Xã hội đang thay đổi nhanh chóng và chúng tôi cần thích ứng với điều đó. Bất kỳ tổ chức nào không coi trọng phụ nữ đều sẽ bị yếu kém".
Lời xin lỗi được đưa ra sau khi Ủy ban Điều tra nội bộ của Đại học Y Tokyo hôm 7-8-2018 công bố kết quả điều tra được tiến hành trong suốt một tháng qua cho thấy, bắt đầu từ năm 2006 thậm chí có thể sớm hơn, Đại học Y Tokyo:
- Đã điều chỉnh điểm thi (hạ điểm thí sinh nữ, nâng điểm thí sinh nam) nhằm giữ tỷ lệ nữ sinh viên tại trường không vượt quá 30%. “Truyền thống” hạ điểm thí sinh nữ đã được áp dụng vì nhà trường muốn tránh tình trạng thiếu bác sĩ ở những bệnh viện có liên kết với trường khi tốt nghiệp. Ban lãnh đạo trường cho rằng, các nữ sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có xu hướng bỏ nghề y nhiều hơn so với nam sinh viên do họ phải thực hiện nghĩa vụ làm mẹ và nuôi dưỡng con cái, dẫn đến thiếu hụt nhân lực ở các bệnh viện. Trong khi bác sĩ nam được cho là bám nghề, chịu đựng được áp lực thời gian cũng như áp lực công việc.
- Cụ thể tại vòng một của kỳ thi tuyển đại học hồi tháng 2, Đại học Y Tokyo đã giảm điểm thi của tất cả các thí sinh nữ xuống 10-20%, sau đó cộng thêm 20 điểm cho các thí sinh nam thi lần đầu và thi lại lần 2. Thậm chí, một số thí sinh nam từng thi trượt hai lần và đăng ký thi lại lần 3 cũng được nâng lên 10 điểm. Số điểm được nâng vào khoảng từ 10-49 điểm. Các luật sự điều tra vụ bê bối cũng cho biết cựu chủ tịch và giám đốc Đại học Y Tokyo đã nhận tiền từ cha mẹ của các học sinh được nâng điểm đậu vào trường Y.
Lãnh đạo nhà trường cho biết sẽ tiến hành bồi thường song cho đến nay, chưa thể nào thống kê được toàn bộ những trường hợp đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng thao túng điểm kéo dài trong suốt 12 năm qua.
Theo thống kê, vào thời điểm trước khi biện pháp sửa điểm được áp dụng, nữ giới chiếm 40% tổng số sinh viên đậu vào Đại học Y Tokyo. Sau quá trình tuyển sinh gồm 2 vòng diễn ra đầu năm nay, chỉ có 30 thí sinh nữ trúng tuyển, trong khi con số này ở nam giới là 141 người.
Vụ việc đã gây phẫn nộ trong dư luận Nhật Bản, nhất là khi Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe cam kết thúc đẩy tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của phụ nữ. Số lượng nữ giới chiếm tỷ lệ thấp trong lực lượng lao động tại Nhật Bản, đặc biệt là ở cách ngành nghiên cứu chuyên môn cao. Thống kê cho thấy, chỉ có 12,4% nghị sĩ, quan chức cấp cao và nhà quản lý tại Nhật Bản là nữ giới.
Bê bối nối tiếp bê bối
Cuộc điều tra tại Đại học Y Tokyo chỉ bị phanh phui sau khi ông Futoshi Sano, 58 tuổi, cựu Cục trưởng Cục Chính sách Khoa học và Công nghệ của Bộ Giáo dục - Văn hóa - Thể thao - Khoa học và Công nghệ Nhật Bản bị bắt với cáo buộc lạm dụng chức quyền. Ông này bị cho là đã thiên vị để Đại học Y Tokyo được nhận tiền trợ cấp chính phủ cho một dự án nghiên cứu cấp bộ trong năm tài chính 2017, đổi lấy việc trường này bảo đảm một vị trí cho con trai ông Sano trong kỳ thi tuyển vào đại học Y.
Theo một chương trình được đưa ra vào năm 2016 để hỗ trợ cải cách quản lý của các trường đại học tư, nhiều tổ chức trên khắp Nhật Bản nộp đơn xin trợ cấp của Chính phủ cho các dự án nghiên cứu của họ và Bộ sẽ cung cấp trợ cấp cho các trường đại học sau khi các dự án được kiểm tra bởi một nhóm chuyên gia. Chương trình “xây dựng thương hiệu nghiên cứu” nhằm mục đích giúp đỡ các trường đại học bằng cách thúc đẩy nghiên cứu khoa học có khả năng phát triển thành các dự án tiêu chuẩn.
Khoảng 5,5 tỷ yên đã được dành cho chương trình vào năm 2017, và 60/188 trường đại học nộp đơn xin trợ cấp đã được lựa chọn, bao gồm cả Đại học Y khoa Tokyo, vốn được cấp 35 triệu yên. Trường này từng bị “trượt” dự án một năm trước đó.
Theo thông tin điều tra, cựu Hiệu trưởng Mamoru Suzuki và Chủ tịch Hội đồng quản trị trường là ông Masahiko Usui đã “thỏa thuận” với ông Sano. Hiện cả ông Futoshi Sano, Mamoru Suzuki và Masahiko Usui đều đã bị truy tố vì hành vi của mình. Chính trong cuộc điều tra liên quan đến vụ việc này, Cơ quan thanh tra đặc biệt của Tokyo đã phân tích hệ thống dữ liệu máy tính của trường và phát hiện ra những bê bối nghiêm trọng trong kỳ thi tuyển đại học lần thứ nhất diễn ra vào tháng 2 vừa qua, với kết quả thi của nhiều học sinh đã được điều chỉnh (nâng, hạ điểm số).
Vụ việc trên đang gióng lên hồi chuông về việc giám sát các kỳ thi tuyển của các trường đại học tư thục ở Nhật Bản. Khác với Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Nhật Bản không tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, mà chỉ căn cứ vào kết quả học tập để xét tốt nghiệp. 
Để bước vào ngưỡng cửa đại học, trước hết học sinh phải tham gia một kỳ thi quốc gia có tên “senta shiken” (kỳ thi trung tâm). Tuy nhiên, senta shiken không phải kỳ thi duy nhất để xét tuyển vào đại học. Thí sinh còn phải thi thêm kỳ thi riêng của các trường. Kỳ thi riêng này thường được tổ chức vào đầu tháng 2 đối với các trường tư thục và cuối tháng 2 đối với các trường công lập. Thi môn gì nội dung đề thi và hoạt động chấm thi ra sao đều do các trường tự chủ động. Chính vì vậy, việc phát hiện gian lận thi tuyển đại học của Nhật Bản là vô cùng khó khăn, khi các trường đại học tư tại nước này tự tổ chức thi và không công khai kết quả thi cử cho công chúng biết.

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2018

QUA CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI: DONALD TRUMP ĐÁNH MẠNH VÀO "ĐIỂM YẾU" CỦA TRUNG CỘNG.

 
Không có văn bản thay thế tự động nào.
  THAM VỌNG TRÊN BIỂN VÀ ĐẤT LIỀN CỦA HÁN CỘNG


Hàng loạt điểm yếu chết người lộ diện khiến giới đầu tư lo ngại Trung Cộng sẽ không thể kiểm soát được tình hình trong bối cảnh tổng thống Mỹ Donald Trump luôn cứng rắn và bất thường.

CÚ SỐC CHẾT NGƯỜI.
Thị trường chứng khoán (TTCK) Trung Cộng vừa trải qua một cú sốc không thua kém cơn hoảng loạn hồi năm 2015. Vốn hóa của thị trường bốc hơi HÀNG CHỤC NGÀN TỶ USD xuống chỉ còn 6,09 NGÀN TỶ USD và đánh mất vị trí số 2 vào tay người Nhật.
Giảm rất mạnh 17-20% trong một thời gian ngắn nhưng giới đầu tư sợ không dám bắt đáy cổ phiếu trên thị trường Trung Quốc. Tất cả đều lo ngại không biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai với nền kinh tế TC, với thị trường tài chính TC khi mà cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung chưa biết sẽ có kết cục như thế nào.
Tới thời điểm này, chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp thuế 25% lên 34 tỷ USD hàng hóa TC nhập cảng (kích hoạt cuộc chiến thương mại từ 6/7) và theo kế hoạch sẽ áp mức thuế cao này lên 16 tỷ USD nữa, chưa kể tới những toan tính đánh thuế rất nặng như 25% lên 200 tỷ USD, hay 10% lên 500 tỷ USD hàng hóa Trung Cộng.
Nỗi lo sợ dâng cao khiến các thị trường tài chính TC chao đảo. Trong khi đó, giới đầu cơ tại TC và trên thế giới đang tung những đòn chí mạng vào TTCK nước này. Giá cổ phiếu TC tiếp tục giảm. Điều đáng ngại là nhiều công ty quản lý quỹ gần đây mới tuyên bố bán khống cổ phiếu TC. Nó khiến áp lực lên các thị trường ngày một tăng lên cùng với những tuyên bố và hành động khó lường từ phía ông Donald Trump.
Đồng Nhân dân tệ (NDT) cũng bị bán khống. Đồng NDT của TC gần đây rơi vào vòng xoáy giảm giá cũng tệ hại hơn cả cú sốc tỷ giá hồi tháng 8/2015, cú sốc từng ảnh hưởng tiêu cực lên toàn bộ thị trường tài chính toàn cầu. NDT đã giảm khoảng 8% trong vài tháng qua, và giảm khoảng hơn 5% tính từ đầu năm.
Nền kinh tế TC trong khi đó giảm tốc trong quý 2. Sản lượng công nghiệp tháng 6/2018 của Trung Quốc chỉ tăng 6%, thấp nhất 2 năm và thấp hơn nhiều so với mức dự báo tăng 6,5%. Xuất cảng vẫn tăng trưởng nhưng có thể do các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thuế cao của Mỹ và nhiều khả năng sẽ giảm mạnh trong thời gian tới.
Tình hình xấu khiến giới chuyên gia nhiều người thúc giục cơ quan quản lý TC đẩy mạnh kích cầu thông qua chính sách tài khóa và tiền tệ – những biện pháp mà Bắc Kinh đã làm mạnh trong cả chục năm qua – nhằm duy trì tăng trưởng ở mức cao, tránh những bất ổn xã hội.

LO NGẠI GIA TĂNG, THỊ TRƯỜNG KHÓ KIỂM SOÁT.
Trong cơn hoảng loạn của TTCK hồi 2015, chính quyền TC đã phải bỏ ra một khoản tiền khổng lồ để giữ thị trường tài chính khỏi sụp đổ. Trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung 2018, việc đồng NDT giảm giá được xem là cách mà TC lựa chọn để chống lại hành động leo thang tăng thuế thương mại của Mỹ. Đó có thể coi là một cuộc chiến tiền tệ.
Tuy nhiên, đồng NDT giảm giá quá mạnh lại là con dao hai lưỡi. TC có thể phải trả giá bằng niềm tin của giới đầu tư trong và ngoài nước. Một đồng NDT suy yếu mạnh có thể khiến dòng vốn tháo chạy khỏi TC, cả trên TTCK lẫn ở các dự án đầu tư nước ngoài.
Điều nhiều người còn lo sợ hơn cả một đồng NDT mất giá hay TTCK giảm giá là các mũi dùi đang đồng loạt chĩa về nền kinh tế TC. Những quyết định cứng rắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump và làn sóng tẩy chay dòng vốn, dòng hàng hóa từ Trung Cộng.
Trong vài năm gần đây, truyền thông TC đã vẽ ra một tương lai sáng lạng cho nền kinh tế TC, nhất là ở vào thời kỳ ông Barrack Obama còn là tổng thống Mỹ, rằng TC đang thắng Mỹ trong cuộc chiến kinh tế.
Theo đó, nền kinh tế TC chỉ cần vài năm nữa là vượt Mỹ về GDP. Tính dựa trên phương pháp ngang giá sức mua (PPP), thì GDP / TC ở thời điểm 2015 đã vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Từ tháng 9/2018, GDP Trung Cộng tính theo PPP và theo tỷ giá khi đó vào khoảng 18,9 ngàn tỷ USD, nhiều hơn mức 18,1 ngàn tỷ USD của Mỹ.
TC cũng đã đặt ra những mục tiêu rất tham vọng như: “Made in China 2025”, chiến lược xây dựng một nền kinh tế ứng dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo, một chương trình đầy tham vọng của Trung Cộng về sự thống trị về công nghệ.
Bên cạnh đó là sáng kiến “Một vành đai, một con đường” – một tham vọng nhằm kết nối và gây ảnh hưởng của TC ở khu vực châu Á, châu Phí và cả châu Âu.
Với sức mạnh kinh tế tăng lên đáng kể vươn lên vị thế số hai thế giới, TC đã nhiều lần xử dụng tầm ảnh hưởng kinh doanh và tài chính để đạt được những gì họ muốn. Đó là cuộc tẩy chay hàng hóa Nhật hồi 2011-2012 nhằm mạnh vào hãng xe Toyota sau tranh chấp vấn đề chủ quyền biển đảo; vụ tẩy chay và nhấn chìm Lotte và Huyndai Motor của Nam Hàn vì vấn đề phòng thủ Triều Tiên; vùi dập hàng hóa Philippines…
Trong các cuộc tranh chấp, thiệt hại lớn chắc chắn nghiêng về các nước nhỏ. Nhưng với Mỹ, kết quả có thể sẽ hoàn toàn khác. Ông Trump gần đây có cú đánh mạnh vào tham vọng công nghệ của Mỹ qua vụ ngăn doanh nghiệp nào có từ 25% cổ phần do TC nắm giữ trở lên thâu tóm các công ty công nghệ Mỹ hay vụ cấm vận hãng thiết bị viễn thông lớn thứ hai Trung Quốc ZTE khiến tập đoàn này thiệt hại khoảng 3 tỷ USD.
Đòn thuế cao áp diện rộng vào hàng hóa TC cũng gây ra lo lắng cho các thị trường tại TC. Trong một tuyên bố mới nhất, theo Bloomberg, ông Trump tự tin cho rằng mình cao tay hơn Trung Cộng về thương mại. Theo ông Trump, TTCK Trung Cộng đang sụt giảm mạnh và điều này làm suy yếu sức mạnh đàm phán của Bắc Kinh trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Trong khi đó, thị trường tài chính Mỹ đang “mạnh hơn bao giờ hết”.
Cuộc chiến Mỹ – Trung có thể còn kéo dài ở vào thời kỳ có dấu hiệu thế 2 cực đang hình thành, thay thế cho thế đa cực sau Chiến tranh Lạnh. TC có nhiều con bài như kiểm soát chặt chẽ tỷ giá NDT, thanh toán khoản nợ và các biện pháp kiểm soát dòng vốn ngặt nghèo,… Nhưng sự hoảng sợ về khả năng mất kiểm soát đã bắt đầu xuất hiện dưới thời ông Donald Trump.

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2018

CHÍNH QUYỀN MỸ BỐ RÁP NƠI CHUYÊN DÀNH CHO DU KHÁCH TÀU CỘNG SINH CON LẤY QUỐC TỊCH MỸ.


Đầu tháng 8-2018 nhà chức trách liên bang Mỹ đã đột kích một loạt khu chung cư tại miền Nam California được cho là những khách sạn dành cho các bà bầu người Trung Cộng mong muốn sinh con mang quốc tịch Mỹ.
Nhân viên Bộ Nội an ập vào chung cư hạng sang Carlyle ở Irvine, nơi có nhiều người phụ nữ mang bầu, và những sản phụ mới sinh con đang cư trú. Những người này đã trả từ 40.000 đến 80.000 USD để được sinh con tại Mỹ. “Tôi làm điều này vì tương lai giáo dục cho con,” một phụ nữ cho biết.
Trong thời gian nhà chức trách bố ráp, xe cứu thương túc trực sẵn, phòng trường hợp có ai lâm bồn. Những người phụ nữ này không bị bắt giữ, và họ sẽ được xem là những nhân chứng vật chất.
Cuộc điều tra tập trung vào những người chủ mưu, những kẻ đã bỏ túi hàng trăm ngàn Mỹ kim, không đóng thuế, để giúp phụ nữ TC có được chiếu khán vào Mỹ, rồi chăm sóc họ cho đến khi sinh con tại một bệnh viện Mỹ mà chỉ trả chi phí y tế rẻ mạt dành cho bệnh nhân có thu nhập thấp.

Bà Claude Arnold phụ trách các cuộc điều tra của Bộ Nội an tại Los Angeles cho hay.
“Có chiếu khán sang đây rồi sinh con không phải là việc làm bất hợp pháp, nhưng khai man về lý do đến đây thì đó là gian lận chiếu khán”.

Tổng cộng, nhà chức trách đã đột kích 20 địa điểm trên quận Los Angeles, quận Cam và San Bernardino, nhắm vào 3 đường dây du lịch sinh con cạnh tranh lẫn nhau. Những người quản trị đường dây bị thẩm vấn, chưa bị cáo buộc.
Chao Chen và Dong Li quản trị cơ sở Carlyle đã xử dụng một trang mạng để đẩy mạnh công việc kinh doanh, trên đó quảng cáo những lợi ích của một đứa trẻ có quốc tịch Mỹ:

- 13 năm học miễn phí.
- Hỗ trợ tài chính học đại học cho các gia đình có thu nhập thấp, - không khí it bị ô nhiễm.
- Cả gia đình sẽ được bảo lãnh sang Mỹ khi đứa trẻ trưởng thành.

Khách hàng của họ được dặn dò khai gian khi xin chiếu khán du lịch, bay qua Hawaii, Las Vegas hoặc Nam Hàn để tránh bị nhân viên di trú tại phi trường quốc tế Los Angeles tình nghi, và làm cách nào che giấu bụng bầu, trát khám xét cho hay.
Những phụ nữ này sau đó được đưa về trú tại Carlyle với giá 3.000 USD/tháng cho chung cư 2 phòng ngủ đầy đủ tiện nghi, có ban công riêng, hồ bơi và truyền hình phẳng. Họ được người đưa đón đi thăm khám bác sĩ, đi nhà hàng và đi mua sắm. Một nhân viên liên bang đã bám theo một trong những nghi can, theo họ đến chợ Target và Babies R US.
Đến kỳ sinh nở, những sản phụ này được đưa vào một số bệnh viện ở quận Cam để sinh con, nhưng họ không phải trả toàn bộ chi phí y tế khoảng 25.000 USD. Thay vào đó, họ được hưởng mức giảm giá cho người có thu nhập thấp, có khi không phải trả đồng nào, cao nhất là 4.000 USD.
Điều này có nghĩa bệnh viện bị mất tiền. Hơn 400 trẻ sơ sinh liên quan đến đường dây này được sinh tại một bệnh viện trong khoảng thời gian 2 năm. Các nhà điều tra còn phát giác ra bố mẹ của một đứa trẻ được sinh vào tháng 4.2014 chỉ trả cho bệnh viện 4.000 USD nhưng lại tiêu tiền tại khách sạn hạng sang Wynn Las Vegas Hotel, mua đồng hồ Rolex và giỏ xách Louis Vuitton. Họ xử dụng một tài khoản với gần 1/4 triệu USD trong đó.

Gian lận vượt xa khỏi chiếu khán, nhà chức trách cho hay.
Tên Li không khai thuế và Chen không khai hàng trăm ngàn USD thu nhập, chứng thư hữu thệ ghi. Thêm vào đó, Chen và vợ là Jie Zhu phạm tội gian lận hôn nhân, giả ly dị để có thể kết hôn với người khác và có thẻ xanh ở Mỹ.
Hiện tượng người từ các nước khác sang Mỹ sinh con không mới nhưng càng ngày càng trở nên phổ biến. Một nghiên cứu chỉ ra, mỗi năm có 40.000 trẻ em được sinh ra từ những bà mẹ đến Mỹ bằng chiếu khán du lịch.
Đợt đột kích vào hôm thứ ba đánh dấu cuộc điều tra quy mô lớn của liên bang vào đế chế du lịch sinh con tại lục địa Mỹ.

Ngoài đường dây ở Carlyle, Bộ Nội an còn truy quét hai đường dây khác.
Wen Rui Deng, Li Yan Lang và Wen Shan Sun bị tố cáo đã tính phí 10.000 đến 25.000 USD mỗi phụ nữ, rồi đưa họ vào trú tại chung cư Pheasant Ridge ở Rowland Heights, nơi có cả dịch vụ y tá chăm sóc trẻ sơ sinh.
Một đường dây khác liên quan đến công ty USA Happy Baby do Michael Wei Yueh Liu và Jing Dong đặt tại khu chung cư Reserves tại Rancho Cucamonga.
Cuộc điều tra vào cơ sở ở Carlyle được khởi sự vào tháng 6.2014 khi Ty Cảnh sát Irvine nhận được tin tố cáo nặc danh, và hồ sơ được chuyển sang cho Bộ Nội an. Bên cạnh đó, Cơ quan Quan thuế và Di trú cũng nhận được tin báo tương tự.
Một điệp viên chìm đã đóng giả khách hàng đến gặp Chen nhờ sắp xếp để người chị em họ được sang Mỹ sinh con. Chen mắc bẫy, phun ra chi tiết đường đi nước bước, nhân viên của ông ta tại Trung Cộng sẽ “chuẩn bị” cho khách hàng như thế nào khi đi phỏng vấn xin chiếu khán, trả lời tại sao cô ta không bay thẳng vào Los Angeles.
Nhân viên điều tra lục tìm tài liệu trong đống rác của Li, xem xét hồ sơ bệnh viện, bám theo nghi can và khách của họ đến nhà hàng, kiểm tra hồ sơ ngân hàng.
Có lần, Chen bị ghi âm đã tiết lộ với nhân viên chìm rằng chính phủ Mỹ có thể phát giác ra ông ta không đóng thuế đối với số tiền được thu tại Trung Cộng. “Tôi khai thuế nhưng có những điều tôi không thể giải thích rõ ràng,” anh ta bảo.


Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang ngồi, mọi người đang đứng và ngoài trời

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2018

ĐẢNG CSVN MÃI QUỐC CẦU VINH


Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng

VIỆT CỘNG BÁN NƯỚC

Non nước đi dần tới diệt VONG
Ngậm ngùi mây cuộn cỏi trời ĐÔNG
Lòn trôn TRỌNG LÚ đã dâng sớ
Ải Bắc Trường Hoàng chẳng đợi TRÔNG
HÀNH CHÍNH ĐẶC KHU KINH TẾ bán
Thành NAM kêu gọi hãy ĐÌNH CÔNG
Bán buôn BẢI THỊ cùng lên tiếng
Tất cả toàn dân ắt thành CÔNG


Hai miền Nam Bắc thấy gì KHÔNG.?
Một gánh CƯƠNG THƯỜNG há phải GÔNG
Oằn oại đấu tranh vì Chế Độ
Tự do đòi hỏi được truyền THÔNG
Hiên ngang tranh đấu An Ninh mạng
Há lẻ.! trên đời "Tiếng" bỏ KHÔNG
Thành bại Nhân Tâm Trời đã định
Phản dân hại nước Đảng cười ÔNG


- Người dân lên tiếng 10062018

ĐẢNG NẰM VÙNG BÁN NƯỚC.

Lính Tầu xâm nhập khắp ba MIỀN
Đội lốt công nhân, chúng vượt BIÊN
Phục kích nằm vùng nơi yếu điểm,
Chờ thời chiếm lĩnh đất cao NGUYÊN!
"Người anh" nước lớn "chơi" đồng chí!
Cộng sản Việt Nam phản tổ TIÊN!
Tham nhũng độc tài vô trách nhiệm,
Tập đoàn bán nước Vẹm thờ TIỀN!


AI OÁN NGÀN NĂM.

Hỏi xem uẩn khúc bởi vì ĐÂU?
Đảng cấm không cho chống giặc TÀU!
Ải Bắc, Nam Quan luôn mở ngỏ
Biển Đông quần đảo giặc gom THÂU!
Công an khủng bố người yêu nước,
Thành ủy bao che lũ hoạt ĐẦU
Nước mất âm thầm không tiếng súng
Ngàn năm ai oán phận chư HẦU!


VỌNG HÀO KIỆT.

Truy Lùng, Yêu Nước giết người SAO.?
Mở Cửa thông Thương rước Giặc VÀO
Thế Nước chênh Vênh… cơn Quốc Biến!
Lòng Dân ly Tán… nạn Binh ĐAO!
Độc Tài ác Đảng thêm Nanh Vuốt
Tham Nhũng bạo Quyền quyết Phóng LAO!
Bọ Nước, sâu Dân đua Đục Khoét
Anh Hùng hào Kiệt biệt Phương NAO?


CHẤP NHẬN TÙ ĐÀY.

Dân chủ, tự do, đất nước TÔI
Đấu tranh bạo động, chịu đành THÔI
Tù đày chấp nhận đòn tra tấn,
Chết chóc cầm bằng phận nổi TRÔI
Đối diện bạo quyền, đâu khiếp nhược
Đồng tâm lương giáo, há đơn CÔI
Niềm tin bất diệt ngày tươi sáng
Lớp lớp phế hưng nhịp đắp BỒI


ÁCH ĐỌA ĐÀY.

Gọi dạ bảo vâng… dám phản THẦY?
Dầu sôi lửa bỏng.. khó đu DÂY!
Biển Đông tầu "lạ" vào hùng cứ;
Ải Bắc đảng "ta" lại mắc LẦY!
Tham nhũng độc tài đang giãy chết;
Bá quyền xâm thực đã bao VÂY!
Giang sơn gấm vóc giờ tan tác,
Dân tộc điêu linh… ách đọa ĐÀY!


GIỜ QUẬT KHỞI.

Muôn lòng như một đòi công lý
Vạn triệu dân oan đổ xuống ĐƯỜNG
Phẫn uất bùng lên cơn bão tố
Hờn căm sôi sục sóng trùng DƯƠNG
Bạo quyền giãy chết chờ đền tội
Ác đảng tham tàn nợ máu XƯƠNG
Hộ̣i nghị Diên Hồng… giờ Lịch Sử
Đồng tâm hiệp lực cứu quê HƯƠNG!


DIỆT CỘNG CỨU QUỐC.

Cộng Sản giết người vô tội vạ
Đánh dân chết bỏ chẳng dung THA
Đúng theo sách lược “công-an-trị”
Phản ảnh chủ trương “vẹm ngụy TÀ”
Áp bức bất công sinh bạo loạn,
Độc tài tham nhũng khổ dân TA!
Bắc Giang, Hà Nội, Sài Gòn, Huế,…
Diệt Cộng, vùng lên cứu nước NHÀ!


ĐẢNG CSVN MÃI QUỐC CẦU VINH.

Rừng biển cho thuê, Đảng cuổm TIỀN
Quan thầy Tàu Cộng hưởng tài NGUYÊN
“Tịch thu sổ đỏ”, phải dâng đất
“Giải tỏa mặt bằng”, Đảng tiến LÊN
Bắt tội ép cung người mất đất
Bịt mồm-tai-mắt Đảng bình YÊN
Rừng vàng, biển bạc, bao châu báu
Nỡ bán chia nhau hỡi Bạo QUYỀN.!


VẸM BỎ TÙ NGƯỜI YÊU NƯỚC.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị án TÙ
Mười năm bóc lịch thật là LÂU
Chỉ vì đòi hỏi cho công lý
Trọng Lú sợ dân chống đối TÀU
Ác đảng điên cuồng còn thách thức
Nhân dân cương quyết diệt Tàu PHÙ
Bất công dồn nén bao năm tháng
Chẳng đội trời chung với kẻ THÙ.!