Phong tục thờ cúng tổ tiên hay còn gọi là Đạo Ông Bà là tục lệ thờ cúng những người đã chết, đặc biệt là tổ tiên, của nhiều dân tộc Châu Á và đặc biệt nhất là trong văn hóa Việt và văn hóa Tàu. Đối với người Việt, Phong tục thờ cúng tổ tiên
gần như trở thành một tín ngưỡng; đa phần gia đình nào cũng có bàn
thờ tổ tiên trong nhà, có đặt di ảnh một cách trang trọng.
Thuở xa xưa, các bậc tiền nhân đã răng dạy con cháu, "ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây" hay "uống nước thì phải nhớ nguồn", làm con, cháu thì phải có hiếu với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Vì vậy, hàng ngàn năm qua, người Việt luôn lập bàn thờ gia tiên để tỏ lòng tôn kính cũng như biết ơn với tổ tiên, những người đã khai sinh ra dòng họ. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vì thế dần trở thành một "Đạo Hiếu" mà mọi gia đình, dòng họ người Việt đều phải noi theo, vì đó, là một tập tục tốt của nét văn hóa riêng của Đông phương mà thôi.
Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay
còn gọi ông Vải). Tuỳ theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ
khác nhau. Biền, bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người
đã khuất. Bộ lư và hai chân đèn tượng trưng cho mặt Trời, mặt Trăng,
hương là tinh tú. Hai bát nhang để đối xứng, phía sau 2 cây đèn thường
có hai bình hoa. Nhiều gia đình đặt xen giữa đèn và lư hương là hai cái đĩa để
đặt hoa quả, gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có các
loại quả khác nhau, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó), phía trước bát
hương để hai bát nước trong, coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở hai
bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu, dẫn linh hồn tổ tiên
từ trên trời về hạ giới...
Bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng đặt tại nơi cao ráo, sạch sẽ và trang trọng nhất trong nhà (gian giữa đối với nhà một tầng, tầng trên cùng đối với nhà lầu). Trên bàn thờ thì bày biện vật thờ cúng như: bát nhang, chân đèn, bài vị hay hình ảnh người quá cố. Không thể thiếu trầm, hương, đèn, hoa quả, chén nước lạnh. Ngoài ra có thể có thêm mâm cỗ mặn. Sau khi tàn hai phần ba tuần nhang, thì có thể hạ lễ. Theo đạo Phật, con cháu nhớ tới ngày kỵ của người đã khuất mà cúng chay thì ông bà càng hưởng nhiều phước lộc, không bị đọa đày địa ngục, chóng được siêu thoát, ngược lại con cháu cậy có nhiều tiền của, giết nhiều súc vật cúng kèm với tiền vàng quần áo giả (đồ mã) thì ông bà càng đọa chìm trong địa ngục, mà con cháu không biết, cứ nghĩ là mình cúng ông bà mình nhiều quần áo, ô tô, tiền vàng là ông bà mình sung sướng lắm.
Theo quy định phẫm vật là trầm, hương, hoa, quả...Xưa kia, những nhà quyền quý có đủ thần chủ bốn đời để thờ, đó là cao, tằng, tổ, khảo. Thần chủ làm bằng gỗ táo, trên đó đề tên, họ, chức tước, ngày tháng sinh tử của tổ tiên. Nhà thường dân cũng có nhà dùng thần chủ, nhưng cũng có nhà dùng bộ ỷ ghi chép bằng tay để thờ. Vật dụng thờ tự được coi là những vật rất linh thiêng. Ngày nay, do nếp sống cũng như xã hội mới, những gia đình có bàn thờ cổ không còn nhiều. Bàn thờ nhiều khi chỉ gồm một bình hương nhỏ, khung ảnh thờ người quá cố và vài ba chén nước.
Trong tục thờ cúng tổ tiên, người Việt coi trọng việc cúng giỗ vào ngày mất (còn gọi là kỵ nhật) thường được tính theo âm lịch (hay còn gọi là ngày ta).
Họ tin rằng đó là ngày con người đi vào cõi vĩnh hằng. Không chỉ ngày
giỗ, việc cúng tổ tiên còn được thực hiện đều đặn vào các ngày mồng một
(còn gọi là ngày sóc), ngày rằm (còn gọi là ngày vọng), và các dịp lễ Tết khác trong một năm như: Tết Nguyên Đán, Tết Hàn thực, Tết Trung thu, Tết Trùng cửu, Tết Trùng thập...
Những khi trong nhà có việc quan trọng như dựng vợ gả chồng, sinh con,
làm nhà, đi xa, thi cử... người Việt cũng dâng hương, làm lễ cúng
tổ tiên để báo cáo và để cầu tổ tiên phù hộ, hay để tạ ơn khi công việc
thành công. Tính chất việc thờ cúng tổ tiên của người Việt là từ niềm
tin người sống cũng như người chết đều có sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ
nhau. Con cháu thì thăm hỏi, khấn cáo tiền nhân. Tổ tiên thì che chở,
dẫn dắt hậu thế, nên việc cúng giỗ là thực hiện mối liên hệ giữa cõi
dương và cõi âm.
Đây là một lễ vô cùng quan trọng, bởi nhớ đến ông bà tổ tiên là đã thể hiện lòng thành kính với vong linh người đã khuất, không phụ thuộc vào việc làm giỗ lớn hay nhỏ. Chỉ với chén nước, hoa quả, nhang đèn cũng giữ được đạo hiếu.
Trong việc thờ cúng tổ tiên thì ngày giỗ hay còn gọi là kỵ nhật rất quan trọng. Theo tục, con trai trưởng là người có trách nhiệm tổ chức, thường là ở nhà tổ, nơi đặt bàn thờ cúng tổ tiên. Đến ngày, con cháu trong dòng họ có trách nhiệm tề tựu về đây và cũng phải mang vật lễ cúng tới để giỗ. Trước ngày giỗ, trưởng nam làm lễ cáo với Thổ công để xin phép cho hương hồn người đã khuất được về chung hưởng bởi vì người ta cho rằng “đất có Thổ công, sông có Hà bá”, chỉ khi có phép của Thổ công thì hương hồn người đã khuất mới vào được trong nhà. Giỗ có thể làm lớn hay nhỏ tùy theo gia cảnh và nhiều khi cũng phụ thuộc vào quan hệ giữa người sống và người chết. Giỗ cha mẹ, ông bà thường làm lớn, giỗ anh em, chú bác cùng các vị cao tằng tổ khảo thường chỉ có cơm canh cúng đơn giản để thể hiện lòng thành kính.
Việc thắp hương trên bàn thờ bao giờ cũng phải thắp theo số lẻ: 1, 3,
5, 7, 9, 11,... mà tránh thắp số chẵn như 2, 4, 6, 8, 10,... Người ta
quan niệm rằng, số lẻ là dương nên nó phù hợp hơn với tổ tiên (người
dương thắp cho người âm). Loại nhang thẳng gồm 2 phần: chân hương màu
hồng đỏ, phần nhang có hương thơm. Có một loại hương vòng bao gồm nhiều vòng
hương, có buộc dây, được đặt trên que sắt trong bình hương. Khi thắp
hương, người ta phải để hương sao cho thật thẳng, tránh để hương bị
nghiêng, xiêu đổ khiến đốm lửa giữa các nén hương không đều
nhau, làm hương bị tắt lửa, hương tàn xuống có thể gây cháy những đồ lễ
vật trên bàn thờ hoặc gây hỏa hoạn.
Khi thắp hương, nếu thắp 3 nén thì sau khi cắm nén thứ nhất (gọi là nén tâm), thì cắm nén thứ 2 bên tay trái (tức bên phải từ trong nhà nhìn ra, rồi cắm tiếp nén thứ 3 bên tay phải.
Thuở xa xưa, các bậc tiền nhân đã răng dạy con cháu, "ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây" hay "uống nước thì phải nhớ nguồn", làm con, cháu thì phải có hiếu với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Vì vậy, hàng ngàn năm qua, người Việt luôn lập bàn thờ gia tiên để tỏ lòng tôn kính cũng như biết ơn với tổ tiên, những người đã khai sinh ra dòng họ. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vì thế dần trở thành một "Đạo Hiếu" mà mọi gia đình, dòng họ người Việt đều phải noi theo, vì đó, là một tập tục tốt của nét văn hóa riêng của Đông phương mà thôi.
THỜ CÚNG TRONG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ
Trên thực tế, thờ cúng tổ tiên không phải là điều bắt buộc,
song đó lại là thứ “luật bất thành văn” trong đời sống tâm linh tồn tại
qua bao thế hệ. Trong mỗi gia đình, bàn thờ tổ tiên được đặt ở vị trí
trang trọng nhất, là nơi con cháu khấn vái trong những ngày tuần,
ngày giỗ, ngày tết, hoặc khi gia đình có hỷ (như cưới hỏi, tân gia
hay khai trương, tạ ơn.v.v...), việc lớn, việc nhỏ với mong muốn được
tổ tiên phù hộ. Mọi việc xảy ra trong gia đình đều được con cháu báo
cáo
với tổ tiên.
Sự thể hiện rõ nét nhất của tinh thần coi trọng "Đạo Hiếu" có hai ý nghĩa lớn:
- Đó là quan niệm chữ hiếu đối với thế hệ đi trước qua
các nghi lễ thờ cúng, thể hiện mong muốn ông bà tổ tiên có cuộc sống tốt
ở thế giới bên kia, đồng thời con cháu mong muốn vong linh của tổ tiên
phù hộ con cháu nơi cuộc sống phàm trần. - Ý nghĩa thứ hai là muốn giáo
dục con cháu, những người đang sống thấm nhuần chữ hiếu với cha mẹ, ông bà, tố tiên yêu thương nhau trong tình máu mũ.
Bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng đặt tại nơi cao ráo, sạch sẽ và trang trọng nhất trong nhà (gian giữa đối với nhà một tầng, tầng trên cùng đối với nhà lầu). Trên bàn thờ thì bày biện vật thờ cúng như: bát nhang, chân đèn, bài vị hay hình ảnh người quá cố. Không thể thiếu trầm, hương, đèn, hoa quả, chén nước lạnh. Ngoài ra có thể có thêm mâm cỗ mặn. Sau khi tàn hai phần ba tuần nhang, thì có thể hạ lễ. Theo đạo Phật, con cháu nhớ tới ngày kỵ của người đã khuất mà cúng chay thì ông bà càng hưởng nhiều phước lộc, không bị đọa đày địa ngục, chóng được siêu thoát, ngược lại con cháu cậy có nhiều tiền của, giết nhiều súc vật cúng kèm với tiền vàng quần áo giả (đồ mã) thì ông bà càng đọa chìm trong địa ngục, mà con cháu không biết, cứ nghĩ là mình cúng ông bà mình nhiều quần áo, ô tô, tiền vàng là ông bà mình sung sướng lắm.
Theo quy định phẫm vật là trầm, hương, hoa, quả...Xưa kia, những nhà quyền quý có đủ thần chủ bốn đời để thờ, đó là cao, tằng, tổ, khảo. Thần chủ làm bằng gỗ táo, trên đó đề tên, họ, chức tước, ngày tháng sinh tử của tổ tiên. Nhà thường dân cũng có nhà dùng thần chủ, nhưng cũng có nhà dùng bộ ỷ ghi chép bằng tay để thờ. Vật dụng thờ tự được coi là những vật rất linh thiêng. Ngày nay, do nếp sống cũng như xã hội mới, những gia đình có bàn thờ cổ không còn nhiều. Bàn thờ nhiều khi chỉ gồm một bình hương nhỏ, khung ảnh thờ người quá cố và vài ba chén nước.
Với những gia đình có đạo, như đạo Phật, đạo Cao Đài, hay
thậm chí là đạo Thiên Chúa thì trong nhà vẫn có gian thờ gia tiên cùng
với gian thờ đấng tối cao của tôn giáo. Bàn thờ gia tiên được lập đầy
đủ theo tập tục của mỗi tôn giáo. Trên áng cao nhất là thờ đấng tối cao của
tôn giáo, phía dưới là ông bà, những người thân sinh trong dòng họ.
Đối với những người vừa mới mất thì không được thờ chung
với tổ tiên mà được lập một bàn thờ riêng tại gian thờ; được bài trí
theo điều kiện và lòng tôn kinh của gia chủ. Trong vòng 100 ngày (tính
từ ngày an táng xong), người ta đều thắp hương cơm canh trước khi gia
đình ăn cơm, mời người mới mất thụ hưởng. Sau 1 năm, bát nhang mới được rước lên bàn thờ tổ tiên, đặt ở hàng
dưới.
CÚNG GIỖ MỖI NĂM MỘT LẦN
Trong tục thờ cúng tổ tiên, người Việt coi trọng việc cúng giỗ vào ngày mất (còn gọi là kỵ nhật) thường được tính theo âm lịch (hay còn gọi là ngày ta).
Họ tin rằng đó là ngày con người đi vào cõi vĩnh hằng. Không chỉ ngày
giỗ, việc cúng tổ tiên còn được thực hiện đều đặn vào các ngày mồng một
(còn gọi là ngày sóc), ngày rằm (còn gọi là ngày vọng), và các dịp lễ Tết khác trong một năm như: Tết Nguyên Đán, Tết Hàn thực, Tết Trung thu, Tết Trùng cửu, Tết Trùng thập...
Những khi trong nhà có việc quan trọng như dựng vợ gả chồng, sinh con,
làm nhà, đi xa, thi cử... người Việt cũng dâng hương, làm lễ cúng
tổ tiên để báo cáo và để cầu tổ tiên phù hộ, hay để tạ ơn khi công việc
thành công. Tính chất việc thờ cúng tổ tiên của người Việt là từ niềm
tin người sống cũng như người chết đều có sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ
nhau. Con cháu thì thăm hỏi, khấn cáo tiền nhân. Tổ tiên thì che chở,
dẫn dắt hậu thế, nên việc cúng giỗ là thực hiện mối liên hệ giữa cõi
dương và cõi âm.Đây là một lễ vô cùng quan trọng, bởi nhớ đến ông bà tổ tiên là đã thể hiện lòng thành kính với vong linh người đã khuất, không phụ thuộc vào việc làm giỗ lớn hay nhỏ. Chỉ với chén nước, hoa quả, nhang đèn cũng giữ được đạo hiếu.
Trong việc thờ cúng tổ tiên thì ngày giỗ hay còn gọi là kỵ nhật rất quan trọng. Theo tục, con trai trưởng là người có trách nhiệm tổ chức, thường là ở nhà tổ, nơi đặt bàn thờ cúng tổ tiên. Đến ngày, con cháu trong dòng họ có trách nhiệm tề tựu về đây và cũng phải mang vật lễ cúng tới để giỗ. Trước ngày giỗ, trưởng nam làm lễ cáo với Thổ công để xin phép cho hương hồn người đã khuất được về chung hưởng bởi vì người ta cho rằng “đất có Thổ công, sông có Hà bá”, chỉ khi có phép của Thổ công thì hương hồn người đã khuất mới vào được trong nhà. Giỗ có thể làm lớn hay nhỏ tùy theo gia cảnh và nhiều khi cũng phụ thuộc vào quan hệ giữa người sống và người chết. Giỗ cha mẹ, ông bà thường làm lớn, giỗ anh em, chú bác cùng các vị cao tằng tổ khảo thường chỉ có cơm canh cúng đơn giản để thể hiện lòng thành kính.
Khi thắp hương, nếu thắp 3 nén thì sau khi cắm nén thứ nhất (gọi là nén tâm), thì cắm nén thứ 2 bên tay trái (tức bên phải từ trong nhà nhìn ra, rồi cắm tiếp nén thứ 3 bên tay phải.
THỜ CÚNG VÀO DỊP TẾT
Tết cũng là một trong những ngày lễ lớn của dân tộc, nó
mang ý nghĩa thiêng liêng, nhắc mọi người nhớ về nguồn cội. Ngày tết,
con cháu khấn mời tổ tiên ông bà về ăn tết với gia đình, tạo nên không
khí thiêng liêng, đầm ấm. Suốt 3 ngày tết, còn cháu đều dâng lễ, thờ
cúng tổ tiên rất chu đáo. Mâm cơm cúng ngày Tết được tổ chức nấu nướng
và bày biện công phu. Cúng lễ xong xuôi, mọi người trong gia đình, dòng
họ quay quần bên nhau thụ lộc của tổ tiên và chúc nhau một năm mới vạn
sự tốt lành.
Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt là nét văn hóa dân gian thể
hiện lòng tôn kính, là lời tri ân với những người đã khuất, là chữ hiếu
của người còn sống. Đã bao thế kỷ trôi qua, tập tục này vẫn tiếp tục
được duy trì và phát huy. Người Việt coi việc thờ phụng tổ tiên là một
trong những nguyên tắc đạo làm người. Đó là hình thức thể hiện sự hiếu
thuận và lòng biết ơn của con cháu đối với công ơn sinh thành dưỡng dục
của tiền nhân, nhớ đến cội nguồn.
cảm ơn bạn, bài viết của bạn thật bổ ích. bạn có thể tham khảo thêm tại đây
Trả lờiXóacách thờ cúng thần tài ông địa
bảo liên hoa
tháp văn xương