Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2018

NƯỚC LỚN CHIA NHAU QUYỀN LỢI, NƯỚC NHỎ CHỊU THIỆT THÒI

   Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời
Phân tích về quan hệ của ba nước Mỹ, Trung Cộng và Việt Cộng cho thấy trong khi quan hệ của Hà Nội với Hoa Kỳ ngày càng cải thiện, đặc biệt là trên khía cạnh niềm tin chiến lược, trong lúc đó quan hệ Việt-Trung vẫn đang căng thẳng, niềm tin giảm sút, chủ yếu do vấn đề tranh chấp Biển Đông. Tuy xu hướng là như vậy, nhưng thực tế diễn tiến các quan hệ đó không mang tính bình lặng, mà có sự thăng trầm theo thời gian, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Do sự cạnh tranh chiến lược ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Cộng nên nhìn chung ở đây có sự tương tác qua lại giữa quan hệ. Mỹ – Trung như hai cực trái dấu, Việt Nam nằm ở giữa.
Dù Việt Nam muốn giữ cân bằng giữa hai bên, nhưng rõ ràng việc dịch lại gần một bên sẽ ảnh hưởng không tốt tới quan hệ với bên còn lại. Vì vậy, muốn duy trì sự cân bằng giữa Mỹ và Trung Cộng là một trong những thách thức lớn nhất về chính sách đối ngoại mà Việt Nam phải giải quyết trong thời gian tới.
- Ba dấu ấn quan trọng nhất về chính sách đối ngoại của Việt Cộng thời Đổi Mới là gì và có gì khác biệt so với trước thời điểm đó?
Chính sách Đổi Mới của Việt Cộng không chỉ dẫn tới những chuyển biến về kinh tế – xã hội, mà cả những thay đổi về chính sách đối ngoại, nhất là khi Việt Nam cần tận dụng các nguồn lực bên ngoài như thị trường, nguồn vốn, công nghệ… để phát triển kinh tế trong nước, qua đó đặt ra vấn đề phải cải thiện quan hệ đối ngoại nhằm thu hút tốt hơn các nguồn lực này.

* Ba điểm quan trọng nhất trong các thay đổi này gồm có:
- Thứ nhất, chính sách đối ngoại Việt Nam hiện tại thực dụng và ít dựa vào ý thức hệ hơn so với trước Đổi Mới. Điều này thể hiện rõ nhất qua lập trường cứng rắn hơn của Việt Cộng trong vấn đề Biển Đông và trong quan hệ với Trung Cộng, quốc gia có chung ý thức hệ, cũng như việc Việt Nam xích lại gần hơn với Hoa Kỳ bất chấp khác biệt chính trị.
- Thứ hai, Việt Nam giờ đây coi trọng ngoại giao kinh tế, chứ không chỉ tập trung vào khía cạnh chính trị, chiến lược như trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Điều này thể hiện qua quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu năng động của Việt Cộng 30 năm qua. Nó cũng phản ánh một quy luật là ưu tiên đối nội sẽ tác động tới chính sách đối ngoại, một điều chúng ta vẫn thấy rất phổ biến ở mọi nơi, kể cả trong chính sách đối ngoại của chính quyền Trump hiện nay.
- Thứ ba, ngoại giao Việt Nam ngày càng chuyển dịch mục tiêu trọng tâm từ bảo đảm môi trường hòa bình ổn định nhằm phục vụ mục đích phát triển kinh tế trong nước sang nâng cao vị thế, tạo ảnh hưởng quốc tế của Việt Nam trên trường quốc tế. Điều này thể hiện qua sự tham gia tích cực của VC trong các diễn đàn, tổ chức quốc tế, hay việc VC đang nỗ lực đóng góp vào các chương trình gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Điều này sẽ đóng góp vào việc định vị tư cách Việt Nam như một cường quốc hạng trung quan trọng của khu vực.

* Vấn đề chính trong chính sách đối ngoại hiện nay của VC, giải quyết tranh chấp Biển Đông, Hà Nội đã làm được gì và chưa làm hoặc không thể làm được gì? Lý do?
Giải quyết tranh chấp Biển Đông là một thách thức khác trong chính sách đối ngoại hiện nay của VC. Phải thừa nhận rằng đây là một vấn đề vô cùng khó khăn vì VC phải đối đầu với một TC mạnh hơn nhiều lần về mọi mặt, lại đang trong thế đi lên, đặc biệt lại có chiều hướng thách thức trật tự khu vực hiện tại và muốn diễn dịch luật pháp quốc tế theo hướng có lợi cho mình.
Cho đến lúc này thì chính sách của VC đối với vấn đề Biển Đông đang đi đúng hướng. Có thể có người chỉ trích chính sách của Việt Nam quá mềm mỏng với Trung Cộng, như trong vụ Cá Rồng Đỏ. Lần thứ hai chỉ trong vòng một năm, Việt Nam phải hủy bỏ một dự án dầu khí quan trọng ở Biển Đông do áp lực từ Trung Cộng.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) yêu cầu hãng năng lượng của Tây Ban Nha, Repsol, ngưng một dự án ở khu vực ngoài khơi phía đông nam.
Điều này đồng nghĩa với việc Repsol và các đối tác có thể sẽ thiệt hại khoảng 200 triệu đô la đã đầu tư vào dự án.
Đây là tin không ai ngờ, bởi vì các công tác chuẩn bị cuối cùng cho việc khoan thương mại đã diễn ra.
Quyết định của Việt Nam dường như cho thấy sự phô trương sức mạnh của Hoa Kỳ tại Biển Đông trong thời gian gần đây đã không làm thay đổi các tính toán chiến lược của Việt Nam.
Hơn nữa, VC có thể làm được gì, khi phải đối đầu với một Trung Cộng vừa mạnh vừa hung hăng như thế? Xung đột vũ trang sẽ là một lựa chọn không khả thi.
Việt Nam đang cố gắng kiên trì, lúc cương lúc nhu tùy tình thế. Có những trường hợp Việt Nam mềm mỏng như trong vụ Cá Rồng Đỏ, nhưng có lúc cương quyết, cứng rắn, như trong vụ HD981.
Mục tiêu của Việt Nam là vừa bảo vệ lợi ích trên Biển Đông, vừa giữ được hòa bình, ổn định để phát triển, nên có lúc phải lùi một bước để tiến hai bước. Trong những bước tiến đó thời gian qua cũng là điểm nhấn quan trọng về vấn đề Việt Nam không ngừng tăng cường năng lực quân sự và chấp hành pháp luật đường biển, và gia tăng quan hệ quốc phòng, chiến lược với các cường quốc chủ chốt là với đối thủ cạnh tranh của Trung Cộng như Mỹ, Nhật, Ấn Độ.
Những kiểu đu dây hay đi hàng hai hoặc kéo co như của VC hiện tại được cho là đánh giá cao, nhưng thử hỏi kéo dài được bao lâu, so với quyền lợi mà các siêu cường đã tính toán, chia phần trên những nước nhược tiểu. Vả lại, VNCS và TC lại cùng ý thức hệ, lại là "anh em" môi hở răng lạnh, chuyện trong nhà thằng em không nghe lời, thằng anh dạy cho bài học là yên.
- Nhìn lại TC chiếm Hoàng Sa năm 1974, Mỹ bỏ rơi VNCH.
- Năm 1979 đàn anh TC dạy cho đàn em VC một bài học nhớ đời.
- Năm 1988, đàn em tuyệt đối không chống cự, giao đảo Gạc ma cho đàn anh
- Tháng 2 năm 1995, Trung Quốc điều bảy tàu đến đá Vành Khăn, bắt giữ và trục xuất các ngư dân Philippines tại đây. Sau đó nước này cho xây dựng trên những cột thép, đĩa vệ tinh và cắm cờ Trung Quốc. Mỹ cũng ngó lơ luôn...
- Malaysia, Brunei và Philippines đang bị áp lực từ phía Trung Quốc trong việc phải chấp nhận "khai thác chung" trong các khu vực mà theo Công ước Luật Biển của Liên hiệp quốc (UNCLOS) là hoàn toàn thuộc quyền của các nước đó.
Cho đến nay, toàn bộ các quốc gia Đông Nam Á đều chống lại áp lực này.
Việt Nam đã chọn phát triển các mỏ khí một mình, và kết quả là đã bị Trung Quốc đe dọa về quân sự.
Nay, với việc lần thứ hai Hà Nội phải xuống thang, người ta đang đặt câu hỏi về khả năng khai thác ngoài khơi của Việt Nam.
Giờ đây người ta sẽ đồn đoán về số phận của dự án khí Cá Voi Xanh của Exxon Mobil ở ngoài khơi miền Trung Việt Nam.
Tuy nhiên, dự án này nằm gần bờ hơn và do đó có thể sẽ không khiến cho Trung Quốc tức giận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét