Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP VÀO NGÀY 11-3-1945.


Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Pháp đã mất quyền kiểm soát tại Đông Dương là thuộc địa của Pháp và quyền này rơi vào tay người Nhật vào năm 1941. Tuy nhiên, người Nhật vẫn giữ lại những quan chức Pháp và chỉ điều khiển sau hậu trường.
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, khi tình hình chiến tranh Thái Bình Dương thay đổi bất lợi, Nhật đổi chính sách và đảo chính Pháp, bắt giam các tướng lãnh và tước khí giới của quân đội Pháp ở Đông Dương. Đại sứ Nhật ở Đông Dương là Matsumoto Shunichi, giao cho đại diện Pháp là Toàn quyền Đông Dương, Đô đốc Jean Decoux tối hậu thư đòi người Pháp phải chấp nhận vô điều kiện, quyền chỉ huy của Nhật trên mọi phương diện. Ở Huế đại úy Kanebo Noburu vào báo cáo với vua Bảo Đại quyền lực của Pháp đã chấm dứt.
Sau cuộc đột kích bất ngờ vào quân Pháp đêm 9-3-1945, vấn đề quan trọng nhất đối với quân Nhật là duy trì bằng được "trật tự và ổn định" nhằm tìm nguồn cung ứng vật chất tại chỗ cho gần 100.000 lính Nhật, cũng như để cung cấp cho việc phòng thủ nước Nhật trước đà tấn công của quân Đồng Minh. Tuy nhiên, đúng lúc đó, bộ máy hành chính thực dân mà Nhật kế thừa từ Pháp đã tan rã, vì thế việc thành lập bộ máy cai trị bản xứ đặt ra như một đòi hỏi cấp bách và Quốc gia Việt Nam ra đời trong bối cảnh đó.
Sáng 10-3-1945, trên đường đi săn, Bảo Đại bị một toán quân Nhật giữ lại và hôm sau đưa về kinh thành, Ngày 11-3-1945, vua Bảo Đại gặp mặt cố vấn tối cao của Nhật là đại sứ Yokoyama Masayuki tại điện Kiến Trung để ký bản Tuyên cáo Việt Nam độc lập. Cùng đi với Yokoyama Masayukilà tổng lãnhsự Konagaya Akira và lãnh sự Watanabe TaizoBản tuyên ngôn đó có chữ ký của sáu vị thượng thư trong Cơ mật Viện là Phạm QuỳnhHồ Đắc KhảiƯng ÚyBùi Bằng ĐoànTrần Thanh Đạt, và Trương Như Đính, nguyên văn chiếu chỉ đề ngày 27 Tháng Giêng âm lịch, năm thứ 20 niên hiệu Bảo Đại:
Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp. Qua sự hưởng ứng của người Việt, cùng các dân tộc Á châu khác đang bị Nhật chiếm đóng, Nhật quyết định trao trả độc lập cho Việt Nam.

Hoàng đế Bảo Đại vào ngày 11-3-1945 đã ký đạo dụ "Tuyên bố Việt Nam độc lập", khôi phục nền độc lập của đất nước, thống nhất ba miền Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ

Image captionHoàng đế Bảo Đại vào ngày 11-3-1945  đã ký đạo dụ "Tuyên bố Việt Nam độc lập", khôi phục nền độc lập của đất nước, thống nhất ba miền Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ.Ngay sau đó, vào ngày 11-3-1945, vua Bảo Đại ký đạo dụ "Tuyên Bố Việt Nam độc lập", đồng thời hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884 cùng các hiệp ước nhận bảo hộ và từ bỏ chủ quyền khác, khôi phục nền độc lập của đất nước, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Đây là thời điểm đáng lưu ý.Ngày 7-4-1945, vua Bảo Đại chuẩn y thành phần nội các mới, trong đó học giả Trần Trọng Kim trở thành Thủ tướng đầu tiên của một nước Việt Nam độc lập. Tháng 6/1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Quốc gia Việt Nam.
Ngay sau đó, vào ngày 11-3-1945, vua Bảo Đại ký đạo dụ "Tuyên Bố Việt Nam độc lập", đồng thời hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884 cùng các hiệp ước nhận bảo hộ và từ bỏ chủ quyền khác, khôi phục nền độc lập của đất nước, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Đây là thời điểm đáng lưu ý.Ngày 7-4-1945, vua Bảo Đại chuẩn y thành phần nội các mới, trong đó học giả Trần Trọng Kim trở thành Thủ tướng đầu tiên của một nước Việt Nam độc lập. Tháng 6/1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Quốc gia Việt Nam.
Đến khi Nhật đầu hàng phe Đồng minh, Thủ tướng Trần Trọng Kim vào ngày 16/8/1945 khẳng định bảo vệ nền độc lập vừa giành được. Sau đó, vào ngày 18/8/1945, vua Bảo Đại tái xác nhận nền độc lập của Việt Nam đã công bố vào ngày 11/3/1945.
Cần lưu ý, tuy là một chính quyền thực tế và chính danh từ tháng 3/1945, nhưng Quốc Gia Việt Nam không đủ lực lượng quân sự để kiểm soát tình hình. Đất nước rơi vào tình trạng hỗn loạn về chính trị.


Nội các Trần Trọng Kim (báo Trung Bắc Chủ Nhật 20/5/1945, Thư viện Quốc gia Pháp)

Lợi dụng thời cơ Cướp Chính Quyền:
Nhiều tổ chức và đảng phái hình thành trước đó đã tranh thủ thế đứng chính trị riêng trước vận hội mới của Việt Nam, trong đó Việt Minh dường như là lực lượng được tổ chức hoàn bị hơn, khả dĩ tranh giành quyền lực vượt trội, so với các đảng phái Yêu nước khác trong thời bấy giờ.
Từ ngày 19-8-1945 tại các địa phương trên cả nước, Việt Minh tiến hành đảo chính cướp chính quyền, buộc nhà nước Quốc gia Việt Nam chuyển giao quyền lực, một sự kiện mà sau đó được gọi là “Cách mạng tháng Tám”.
Trước tình thế đó, vua Bảo Đại quyết định thoái vị và giải tán chính phủ Trần Trọng Kim. Dù tồn tại không bao lâu và phải dung hòa ảnh hưởng của các thế lực quốc tế cùng chủ thuyết Đại Đông Á của Nhật, nội các Trần Trọng Kim đã cố gắng đặt nền móng xây dựng một thể chế chính trị độc lập và mang đến niềm hy vọng về nền tự chủ đầu tiên cho Việt Nam sau thời gian dài bị Pháp đô hộ.
Ngày 2/9/1945, chớp thời cơ về một khoảng trống quyền lực và sự yếu kém của các đảng phái chính trị khác tại Việt Nam khi ấy như:
– Việt Nam Quốc Dân Đảng của Nguyễn thái Học.
Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội của Nguyễn hải Thần.
– Đại Việt Phục hưng Hội của Ngô đình Diệm.
– Đại Việt Duy dân Cách mệnh Đảng của Lý đông A.
– Việt Nam Quốc gia Độc lập Đảng của Hồ văn Ngà.
– Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng của Huỳnh phú Sổ. 
Sau khi cướp chính quyền Quốc Gia Việt Nam, đại diện Việt Minh là ông Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trong một buổi lễ long trọng tại Hà Nội, và sau đó tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sơ lược lại một giai đoạn lịch sử đầy biến động như trên để thấy rằng, nhiều điều bấy lâu nay bộ máy tuyên truyền và giới sử gia nô, mặc định là đương nhiên đúng.! rất cần xem xét lại một cách công tâm, chẳng hạn nội các Trần Trọng Kim có thật là “bù nhìn” không? và ngày 2-9-1945 phải chăng là ngày độc lập trên phương diện thực tế và pháp lý?
Như đã nói trên, sau khi bị quân đội Nhật đảo chính tại Đông Dương, nước Pháp trên thực tế đã đánh mất quyền kiểm soát về chính trị và quân sự ở các nước này, dù họ chưa bao giờ muốn từ bỏ thuộc địa béo bở như thế.
Chân lý thuộc kẻ mạnh:
Xét về phương diện thực tế và pháp lý, Việt Nam đã thực sự độc lập từ ngày 11/3/1945
Với tư cách là một đại diện chính danh và hợp pháp của một chính quyền đã và đang cai trị đất nước liên tục từ năm 1802, vua Bảo Đại ngay lập tức tuyên cáo Việt Nam độc lập.
Ông đã thủ giữ vai trò đại diện đương nhiên của quốc dân và quốc gia trong sự chuyển tiếp từ thể chế chính trị cũ sang thể chế mới, mà không một nhân vật chính trị nào đương thời hội đủ tư cách thay thế được. Do đó, xét về phương diện thực tế và pháp lý, Việt Nam đã thực sự độc lập từ ngày 11-3-1945.
Vậy không lý gì đến ngày 2-9-1945 người ta lại cần tuyên bố độc lập một lần nữa, mà người tuyên bố đơn thuần chỉ là thủ lĩnh của một phong trào chính trị, dù là mạnh nhất trong số nhiều tổ chức và đảng phái khác nhau cùng tồn tại khi ấy, và người đó cũng chưa bao giờ được quốc dân lựa chọn hoặc công nhận, dù mặc nhiên hay bằng một thủ tục hợp pháp, là đại diện chính danh của quốc gia tính đến thời điểm ấy.
Cần lưu ý, trước thời điểm 2-9-1945 danh tính Hồ Chí Minh chưa từng được biết đến rộng rãi như một nhân vật chính trị có uy tín, còn Nguyễn Ái Quốc chỉ nổi danh như một trong các nhà cách mạng đương thời tranh đấu cho nền độc lập của Việt Nam mà thôi.
Hai tên ấy của một con người vốn luôn thích bí ẩn, dù về sau có nổi tiếng, vẫn chưa đủ mang đến cho ông tư cách chính danh và hợp pháp vào lúc đó để có thể đứng ra đại diện tuyên bố độc lập cho quốc gia.
Tất nhiên, chân lý thuộc về kẻ mạnh, nên khi thắng cuộc người ta có thể diễn giải mọi sự kiện lịch sử theo ý riêng của mình, rằng ngày 2-9-1945, chứ không phải ngày 11-3-1945, trở thành ngày độc lập của nước Việt Nam.
Tuy nhiên, với người con dân Việt Nam đã học và tìm hiểu lịch sử của đất nước qua hai chế độ; nếu đọc sử một cách khách quan, không lệ thuộc vào ý thức hệ, chúng ta sẽ so sánh, phân tích và nhận định thực chất của vấn đề, đúng sai thật hư như thế nào.! "Bác bỏ" hay "Chấp nhận" lối tường thuật và nhận định lịch sử theo hướng "Bóp Méo" vì "Mục đích Chính trị" như vậy.
Cho nên, nếu gọi 2-9-1945 là ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, còn có thể đồng ý, nhưng nếu áp đặt đấy là ngày độc lập thì dứt khoát không đúng, bởi vì chúng ta đã nhận định qua nhiều tài liệu, nên chỉ có ngày 11-3-1945 khi vua Bảo Đại tuyên bố "Việt Nam Độc Lập" mà thôi.

Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

TUỔI XẾ CHIỀU CỦA VỢ CHỒNG GIÀ



Vợ Chồng nay đã về già !
Lưng còng gối mỏi, làn da đồi mồi
Khó khăn lúc đứng khi ngồi
Mắt mờ, tai điếc, răng rồi lung lay.
Về hưu rảnh rỗi cả ngày
Vợ nay đổi tính nên hay nói nhiều
Chồng nghe Vợ nói đủ điều
Trời mưa trời nắng, từ chiều tới khuya...

MUỐN THƯƠNG PHẢI HIỂU.
“Trong đạo Phật, từ bi gắn liền với trí tuệ. Không hiểu, không thể thương yêu sâu sắc. Không hiểu, không thể thương yêu đích thực. Hiểu chính là nền tảng của tình thương yêu.
Mỗi người có những nỗi niềm, những khổ đau, bực tức riêng, nếu không hiểu, sẽ không thương mà giận hờn, trách móc. Không hiểu, tình thương của mình sẽ làm người khác ngột ngạt, khổ đau. Không hiểu, sẽ làm người mình thương đau khổ suốt đời.

SỰ THÔNG SÁNG & THẤU HIỂU
Người Ki Tô hữu có được Sự thông sáng và thấu hiểu, thật sự có liên kết với hôn nhân và đời sống gia đình. Nguồn tốt nhất của sự thấu hiểu và khôn ngoan nói rằng Đức Chúa Trời tạo ra người nữ là người giúp đỡ, hay hổ trợ, cho người nam chứ không phải là bản sao của người đàn ông. Đó là lý do tại sao cách nói chuyện của phụ nữ khác với đàn ông. Dĩ nhiên là không ai giống ai nhưng thường thì phụ nữ thích nói về cảm xúc, người ta và những mối quan hệ. Họ trân trọng cuộc trò chuyện nồng ấm, cởi mở vì điều đó khiến họ cảm thấy được yêu thương. Mặt khác, nhiều người đàn ông lại ít khi nói về cảm xúc của họ mà thường hay nói về những hoạt động, tính lo xa của vấn đề và giải pháp. Ngoài ra, đàn ông mong muốn được tôn trọng...Nếu thông suốt và hiểu thấu điều đó, thì vợ chồng sẽ tìm thấy ở nhau cái đẹp đáng yêu, những điều hay dễ mến. Thưa vâng.! Đó chính là Hạnh phúc ấm êm của tuổi già.
Vì vậy, trong gia đình “…Ai còn vợ, còn chồng sống đầm ấm với nhau là đang hưởng phước. Ngẫm lại, người quan trọng nhất đời của mình chính là người phối ngẫu. Cha mẹ đến lúc... cũng sẽ ra đi, con cái rồi sẽ có gia đình riêng và rời tổ ấm, bạn bè dù thân tình đến mấy, cũng có đời sống riêng tư của bạn.
Vậy.! Ở đây Chính người Vợ hay Chồng là bạn đường đồng hành mà cũng là bạn đời, có phước cùng hưởng, có họa cùng chịu….
Khi chúng ta thấy.! Vợ chồng thường hay tránh mặt nhau, hoặc gặp mặt mở miệng ra là cãi lẫy.v.v... khi đó ta cần phải đặt vấn đề.! Cần phải làm gì và làm như thế nào, để cùng nhau sửa đổi những sai sót của nhau trong cuộc sống, đồng thời phải hâm nóng lại TÌNH NGHĨA VỢ CHỒNG...không quá trể trước khi một trong hai người hấp hối, lúc đó hối hận thì đã muộn.
Hơn thế nữa, khi cha mẹ sống vui vẻ, hòa thuận, hạnh phúc thì đó là niềm vui rất lớn cho các con.

HÂM NÓNG TÌNH YÊU
– Cũng vậy, muốn chiếc xe chạy tốt, bảo đảm thì cần bảo trì (tune up) hằng năm.
– Do đó "T.U.N.E.U.P". cho guồng máy gia đình được tốt đẹp, bền vững là việc nên làm.

* T: Time – Thời gian bên nhau để tâm tình, để trò chuyện, ôn lại những ký ức đẹp của ngày nào... đây là thời gian vô cùng quí báu để cận kề và lo lắng cho nhau, không nên bỏ bê, lơ là, thiếu sót ở tuổi già.

Tôi thương vợ lắm mình ơi.
Mấy mươi năm đã cùng tôi nhọc nhằn
Tôi còn nhịp đập tim căng
Muốn mình giữ mãi tình thâm còn hoài

Tuy rằng mình đã về già
Nhưng còn trẻ lắm để mà nói yêu
Giờ đây bóng ngả sang chiều
Bên Mình tôi chẳng còn nhiều thời gian.

* U: Unmask – Ung nhọt cần mổ xẻ, không che dấu, phơi bày
* N: New ear & tongue – Tập nghe, tập nói ngôn ngữ tình yêu của tuổi già.
* E: Erase – Xóa, Xóa bàn làm lại, giai đoạn cuối của hôn nhân là lúc cả hai người cùng quyết tâm viết trang mới trong quyển sách chuyện tình đôi ta, từ ngày mới quen nhau lúc trẻ, đến buổi xế chiều của hoàng hôn sắp tắt.
* U: Understand – Ưng ý, hiểu rõ nhau, "vợ với chồng tuy hai mà một, chồng cùng vợ một lại thành đôi".
* P: Passion – Kích thích, tình yêu như hơi nóng của lửa, để lâu sẽ tàn và nguội dần, vậy nên cần thêm củi để luôn giữ lửa và hâm nóng tình già...

Chú Ý: Chúng ta nên tránh 3 điều dễ làm mất hạnh phúc gia đình là 3C.
 
– Criticizing ( Chỉ trích ) 
– Complaining ( Phàn nàn ) 
– Comparing ( So bì )

Tháng Tám với những YÊU & THƯƠNG
06082017


1989 EAST GERMANY AND HUNGARY MOVE TOWARD DEMOCRACY


 Trong hình ảnh có thể có: bầu trời, cầu và ngoài trời
18-10-1989: Đông Đức và Hungary tiến tới dân chủ
Vào ngày này năm 1989, các quốc gia nằm dọc Bức màn Sắt, Đông Đức và Hungary, đã có những thay đổi quan trọng trong việc chấm dứt sự thống trị của chủ nghĩa Cộng sản ở nước họ, thay thế nó bằng nền chính trị dân chủ hơn và kinh tế thị trường tự do.
Tại Hungary, Đảng Cộng sản đã tan rã vào ngày 07/10, theo sau đó là việc dỡ bỏ hàng rào thép gai vốn đã chia cắt Hungary và Áo bấy lâu nay. Hành động này đã chính thức đánh dấu sự kết thúc của Bức tường Berlin như là một chướng ngại vật ngăn cản di chuyển giữa Đông và Tây Đức. Giờ đây, người Đông Đức chỉ bình thường đi đến Hungary, từ đó qua Áo và tiếp tục đi đến Tây Đức. Cũng chẳng ngạc nhiên gì khi Bức tường Berlin sụp đổ không lâu sau đó.
Vào ngày 18/10, hiến pháp Hungary được sửa đổi để cho phép một hệ thống chính trị đa đảng và bầu cử tự do (diễn ra vào năm 1990). Nhiều biện pháp kiểm soát của nhà nước đối với nền kinh tế đã được loại bỏ và Hungary tiến tới một hệ thống thị trường tự do có giới hạn. Các cuộc biểu tình của công nhân, sinh viên, và nhiều nhóm người khác trên khắp cả nước đã đưa ra tuyên bố tố cáo “TỘI ÁC” TRONG QUÁ KHỨ CỦA CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN.
– Sự thay đổi thậm chí còn kịch tính hơn ở Đông Đức, nơi mà vào ngày 18/10, sự cai trị kéo dài gần 20 năm của trùm cộng sản Erich Honecker đi đến hồi kết. Honecker giữ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Đức từ năm 1971, và trở thành người đứng đầu nhà nước từ năm 1976. Không còn sự ủng hộ từ Liên Xô, Bức tường Berlin thì sụp đổ (thông qua hành động của Hungary) và chính phủ của ông phải hứng chịu sự chỉ trích rất lớn từ người dân Đông Đức, Honecker đã trốn sang Liên Xô và bị thay thế bằng một chế độ cải cách hơn. Sau này, ông quay trở lại Đông Đức, và đã bị xét xử và kết tội giết người hàng loạt vì cái chết của những người tị nạn Đông Đức cố gắng vượt qua Bức Tường Berlin kể từ khi nó được dựng lên vào năm 1961. Tuy nhiên, ông đã được giảm án vì tình trạng sức khoẻ yếu.
– Egon Krenz đã lên thay thế Honecker làm lãnh đạo Đảng Cộng sản. Krenz nhận được nhiều sự ủng hộ nhờ vai trò làm trung gian hòa giải trong các cuộc biểu tình hồi đầu tháng 10. Vào ngày 07/10, chỉ bốn tháng sau vụ thảm sát Quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, Honecker đã ra lệnh cho quân đội bắn súng vào cuộc biểu tình ở Leipzig. May mắn thay, Krenz, khi đó đang phụ trách an ninh, đã đến Leipzig hai ngày sau để hủy bỏ mệnh lệnh của Honecker. Nỗ lực của Krenz để cứu hình ảnh của đảng bằng cách ngăn chặn bạo lực đã giúp cuộc cách mạng dân chủ được tiến hành một cách không bạo lực.
Các hành động ở Đông Đức và Hungary không chỉ phản ánh sự bất mãn ngày càng tăng của người dân đối với hơn 40 năm cai trị của chế độ cộng sản, mà còn cho thấy sự kiểm soát ngày càng suy yếu của Liên Xô đối với các nước chư hầu Đông Âu của mình.

* 9/11/1989 - Bức tường Berlin sụp đổ, nước Đức thống nhất
* Đông và Tây Đức chính thức thống nhất vào ngày 3/10/1990, gần một năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, trở thành nước Cộng hòa Liên bang Đức ngày nay.
* Kỷ niệm buổi tiệc mừng ngày CỘNG SẢN ĐÔNG ÂU sụp đổ, tại nhà anh Hùng, tất cả đều hy vọng sẽ có ngày đó cho VN, nhưng đã hơn 42 năm trôi qua Quê Mẹ vẫn còn một màu ĐỎ tan tóc bao phủ...
XẺO LƯỠI BÒ 
Sân si chi rứa hỡi bầy bò
Một lũ cướp ăn kêu lại to
Hải đảo nhà Ông bây cứ liếm
Biển Đông của Cụ, xía nhào vô
Chó Ngao, Tây Tạng chẳng cò̀n sợ
Bò cái, Bắc Kinh há phải lo?
Ông quyết phen nầy ra đất Bắc 
Vào lăng hỏi Bác tính làm sao ?

Thôi Ông ! tôi đã tìm ra cách...
Mượn kiếm Kim Quy xẻo lưỡi bò

           Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng và bộ vét

 Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng, đám đông và ngoài trời

 Trong hình ảnh có thể có: 4 người, đám đông và ngoài trời

Thứ Tư, 25 tháng 10, 2017

CHỐNG TÀU CỘNG, CỨU NƯỚC VIỆT, GIỮ NHÀ TA.

Không có văn bản thay thế tự động nào.

Hiểm họa Bắc thuộc không chỉ là bài học lịch sử xa xưa từ thời Hai Bà Trưng, Bà Triệu, thời các vua Lý, Trần, Lê, nhưng một lần nữa đã và đang xảy ra với người Việt, trên quê hương Việt Nam của chúng ta hôm nay. 
Trước sự sụp đổ giây chuyền của các nước CS trên toàn thế giới vào đầu thập niên 1980, nước đàn anh Nga sô lúc bấy giờ không còn sức để viện trợ cho chư hầu CS Việt Nam khi đó đang giãy chết vì những thất bại kinh tế, nạn đói đang hoành hành trên toàn cõi Việt Nam và cuộc xâm lăng quá tốn kém tại Căm Bốt đi kèm với trận đánh năm 1979, do đàn anh Trung Cộng dạy cho VNCS một bài học tại biên giới Bắc Việt. 
– Tổn thất Việt Nam tuyên bố là 26.000 chết, 37.000 bị thương, 280 xe tăng bị phá hủy.
– Trung Quốc tuyên bố 6.954 chết, 14.800 bị thương)
(nguồn khác của Trung Quốc thống kê có 8.531 chết, 21.000 bị thương). 
Mọi người nói đến hiệp định “Thành đô” của tập đoàn bán nước cộng sản Việt Nam ký kết với Tàu Cộng năm 1990
Cầm đầu là Nguyễn văn Linh và hàng ngũ chóp bu của đảng CSVN lúc đó đã sang Tàu triều cống và cứu viện, để đánh đổi sự tồn tại của Đảng CSVN bằng sự tồn vong của đất nước. Từ đó, biên giới VN bị cắt, biển bị vây hãm, đất đai trong nước bị chiếm đóng từng mảnh qua các hình thức thuê mướn dài hạn, xây nhà cửa lập thành phố biệt lập vây kín không có người Việt nào đựơc phép đặt chân vào bên trong theo kiểu thành phố trong một thành phố, quốc gia trong một quốc gia mà đảng và nhà nước CSVN không có quyền xúc phạm. Nhìn vào bản đồ Việt Nam hôm nay với những phần đất, phần biển đã mất, người Việt Nam trong và ngoài nước không khỏi giật mình mà thấy rõ rằng: nguồn tin hiệp định Thành Đô bán nước Việt Nam thành một tỉnh của Trung Cộng là sự thật, nó đã và đang xảy ra trước mắt. Mọi người Việt trong cũng như ngoài nước không khỏi đau lòng khi nghĩ đến ngày mất nước đang cận kề. Thảm họa Bắc thuộc một lần nữa đang từng bước đến gần với chúng ta và con cháu chúng ta. Câu hỏi đến với mọi người: Chúng ta phải làm gì trước tình thế cấp bách này?
– Miến Điện khi biết được âm mưu xâm chiếm của Tàu Cộng, họ đã thay đổi chính phủ và ngày nay chính phủ Miến Điện rất thân với chính phủ Hoa Kỳ và Tây phương để có cơ hội bảo vệ đất nước. Tại Việt Nam thì điều này đã quá trễ, chỉ còn khoảng 2 năm nữa, nước VN sẽ trở thành một phần của Trung Cộng.
Cộng sản Việt Nam đã thực sự bán nước cho Tàu Cộng. 
– Đầu tháng 11 năm 2015, hai sự kiện lịch sử đáng kể đã xảy ra ở hai nước láng giềng lớn ở Á Châu, Trung Cộng và Miến Điện. * Ngày 7-11-2015, Tập Cận Bình đi xuống các nước miền Nam, tái xác nhận chính sách bá quyền Trung Quốc trên vùng biển Nam Thái Bình Dương, Trường Sa và Hoàng Sa là của Tàu. Đế quốc Trung Cộng không thay đổi ý kiến về Đài Loan. Nền dân chủ Tây phương không có chỗ đứng ở các quốc gia chư hầu theo mô hình Trung Quốc như Việt Nam hiện nay. 
* Ngày 8-11-2015, tại Miến Điện, một quốc gia với 52 triệu dân cạnh Trung Hoa và Thái lan, cuộc tổng tuyển cử kể từ năm 2011 khi chính quyền bán dân sự được thành lập sau 49 năm dưới chế độ độc tài quân phiệt, đã thành công với hơn 32 triệu dân thực hiện quyền công dân. Những tiếng nói của người dân “thấp cổ bé miệng” đã được thực hiện qua lá phiếu. Người dân được làm chủ vận mệnh của chính mình. Những bộ mặt trang nghiêm, vui mừng và hạnh phúc của người dân Miến Điện đã cho thấy ánh sáng của dân chủ trong ngày bầu cử. Tổng tuyển cử Miến Điện thành công là kết quả tranh đấu của người dân Miến Điện dưới sự lãnh đạo của bà Aung San Suu Ky, và sự cộng tác của chính quyền quân nhân qua những thập niên máu lửa của lịch sử hiện đại trong khung cảnh kinh tế chính trị toàn cầu của thế giới trong cuối thế kỷ hai mươi và đầu thế kỷ hai mươi mốt. Miến Điện trên đường đi lên loại bỏ quá khứ lạc hậu khác với Viêt Nam.
Toàn dân Việt mong rằng các nhà lãnh đạo CS tại VN còn chút LƯƠNG TRI, với NHẬN ĐỊNH SÁNG SUỐT để theo gương các ông tướng Miến Điện hầu thay đổi vận mệnh đất nước, thoát khỏi ách thống trị và kềm kẹp của Tàu Cộng.
Những năm từ 2010 đến 2013 đúng vào ngày Tạ Ơn tôi phải về thăm mẹ. Trong ba tháng ở VN tôi có dịp chuyện trò với nhiều người; từ tài xế taxi, nhân viên nhà hàng, bà con, bạn bè, đôi khi cả những người bạn gặp ngoài đường, hoặc những công nhân quét rác thành phố trong đêm 30 Tết, tôi nói chuyện với họ, tất cả mọi người Việt Nam ai cũng phẫn nộ khi biết được CSVN đã bán đất nước cho Tàu Cộng, nhưng tất cả họ đều nói vì cô thế, vả lại muốn được yên thân để lo cho gia đì̀nh.v.v... không thể làm gì khác hơn là im lặng "nín thở qua sông". Chúng tôi có đi thăm Nha Trang, Đà Nẵng, Huế; nơi lớn lên ở lứa tuổi ấu thơ với nhiều ký ức thương đau vì tai ương, chiến tranh, chết chóc...Sau mấy mươi năm xa xứ, ngày về thăm với những cảm giác bàn hoàn như xa lạ vì đi đâu cũng gặp người Tàu, họ nghênh ngang đi giữa phố, họ có thái độ rất đáng ghét như họ đã làm chủ đất nước của chúng ta vậy.! Tôi được biết mỗi ngày có rất nhiều người Tàu đi qua biên giới của mình và định cư tại VN. Đó là hình thức xâm lược VN và đồng hóa dân Việt . Thực sự Tàu Cộng đã âm mưu chiếm đoạt đất nước mình mà không phải tốn một phát súng.(bất chiến tự nhiên thành) 
Hiện tại nước Lào gần như là một chư hầu của Tàu Cộng, phần lớn Cao Mên đã thuộc về Tàu và kế đến là VN và Thái Lan.
Nhân dân chẵng có bất cứ một thứ vũ khí nào trong tay nên phải sợ sự tàn bạo của kẻ bất nhân. Nhân dân càng sợ hãi càng nung thêm chí căm thù ! Với duyên của thời đại, toàn cầu hóa, bức màn sắt đã bị xé toang. Nhân dân đã dần thấy sức mạnh của chính mình, đã dần dà vượt qua sự sợ hãi. Những hiện tượng nhân dân xử dụng bạo lực để trả thù, đã và đang diễn ra, Nông Dân đang Nổi Dậy…Chánh luôn thắng tà. Thiện luôn thắng ác. Gieo nhân nào sẽ gặt quả ấy. Với lòng nhân, tình yêu nước nồng nàn, trên tư thế là người chủ đất nước, nhân dân ngày càng ý thức về sức mạnh, quyền dân chủ của mình. Sức mạnh của dân là sức mạnh của nước. “Tức nước, vỡ bờ”, không “thuyền” nào có thể chống đỡ được trước cơn sóng cả.!
Với lòng dân không còn "vô cảm", vượt lên nỗi sợ hãi... Cùng nhau đoàn kết thành một khối dân tộc bền vững và đồng một lòng cất lên tiếng nói như "sấm dậy". Cuối cùng, chúng ta sẽ đuổi Tàu ra khỏi đất nước VN như tổ tiên cha ông chúng ta đã làm qua nhiều lần như:
– Hai Bà Trưng năm 40
– Bà Triệu năm 248
– Lý Bôn năm 144
– Mai Phúc Loan năm 722
– Khúc Thừa Dụ năm 905
– Ngô Quyền năm 939
– Lý Thường Kiệt năm 1075. 
– Chúng ta cần noi gương Trần Hưng Đạo 3 lần đuổi Mông Cổ, đoàn quân xâm lăng bách chiến bách thắng trước khi đến VN chưa hề bị thua, chúng đã chiếm phân nửa châu Âu, gần như hết cả châu Á nhưng bước chân xâm lược phải dừng lại khi đến VN…
Công cuộc đuổi Tàu cứu nước không dễ nhưng người Việt chúng ta cần có hai tâm niệm để tiến tới. Đó là:
– Cụ Nguyễn Bá Học từng nói
“ Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”, và:
– Bài hát do linh mục Nguyễn Văn Thích sáng tác
Cái nhà, là nhà của ta,
Công khó ông cha lập ra
Chúng ta phải gìn giữ lấy
Muôn năn cho nước non nhà
Xóm làng là làng của ta
Xương máu ông cha làm ra
Chúng ta phải gìn giữ lấy
Muôn năm với nước non nhà
Cánh đồng đơm đầy hương hoa
Công khó dân ta làm ra
Quyết tâm ta gìn giữ lấy
Nuôi nhau chung sống một nhà
Xóm giềng là tình quê hương
Chung sống vui bên ruộng nương
Có nhau để cùng chung sức
Vươn lên non nước hùng cường
Cõi đời là đời của ta
Nuôi dưỡng công lao mẹ cha
Lớn khôn để gìn giữ nước
Thay nhau xây đắp sơn hà

Những tiếng hát, câu ca vang lên bằng sức sống của tuổi trẻ, của mỗi người dân Việt hát lên từ khát vọng, yêu nước, yêu nhà. Nhà của Ta. Ta là chủ, tất cả mọi người Việt Nam, không phân biệt, đều là chủ. Chẳng có ai là tớ. Những ông chủ bình đẳng. Giữ đất là giữ nước. Giữ nước là giữ nhà mà “nước mất nhà tan”. Đó là lẽ sống của tuổi trẻ, lẽ sống của mỗi người con dân Việt.
“Đất cho ta sống quê hương ta bồng. 
Đất cho ta chết quê hương ta về”!

Một sự tự tại, tự do, tự nhiên như hít thở khí trời. Không có khí trời thì làm sao có sự sống. Sự sống từ khí trời ấy không bao giờ chết ! Mỗi người dân Việt sống với lẽ sống ấy vì “cái nhà là nhà của ta” Một chân lý cuộc sống rất đơn giản !
Cuộc sống dân tộc này hàng mấy nghìn năm nay vẫn luôn bất khuất và vẫn mãi vậy thôi ! Chúng ta tin 
“Rồi ngày mai quê hương xanh lên màu sông núi. 
Vì ngày nay dân ta quyết sống vì đất này”


Thành phố buồn với kẻ Lưu Vong 21102017

Thứ Bảy, 21 tháng 10, 2017

BỐN ĐỘNG TÁC PHÒNG CHỐNG ĐỘT QUỴ.


Người già dễ bị đột quỵ hơn khi trời lạnh và những lúc giao mùa.
Ngoài một lối sống và dinh dưỡng lành mạnh, các động tác tự mát-xa dưới đây sẽ giúp những người có nguy cơ cao phòng chống được chứng đột quỵ khó lường.
Nắm tay : Phòng tràn máu não
Nghiên cứu phát hiện, tràn máu não liên quan đến phương thức vận động, thói quen sinh hoạt của người bệnh, thiếu vận động thì thành mạch máu não phải rất yếu, dễ gây ra vỡ nứt, vì vậy người bệnh nên hoạt động tay trái nhiều, cách làm như sau : mỗi sáng, trưa, tối nắm tay không 3 lần, mỗi lần nắm từ 400 – 800 lượt.
 Nhún vai : Phòng chống tắc nghẽn mạch máu não
Nhún vai có thể làm cho thần kinh, huyết quản và cơ bắp phần vai thư giãn, hoạt huyết thông mạch, để cung cấp động lực cho lưu lượng máu ở động mạch cổ lưu thông vào não. Cách làm như sau : mỗi sáng tối nhún vai theo động tác lên xuống, mỗi lần thực hiện 4 – 8 phút.
Lắc đầu : Phòng chống đột quỵ
Chuyên gia phân tích từ thực tế là công nhân phun sơn rất ít phát sinh đột quỵ do khi làm việc, phần đầu và cổ chuyển động nhiều. Phần đầu chuyển động trước sau có thể gia tăng sức bền của mạch máu, có lợi trong việc phòng chống đột quỵ. Cách làm là : ngồi thẳng, thư giãn cơ bắp vùng cổ, sau đó chuyển động đầu theo hướng trước, sau, trái, phải, mỗi lần thực hiện 30 – 50 lần, tốc độ chậm, làm 3 lần mỗi ngày, người bị huyết áp thấp có thể nằm ngửa để tập.
Mát-xa phần cổ : Ít bị đột quỵ
Mát-xa phần cổ có thể thúc đẩy mạch máu, cơ vùng cổ thư giãn, giảm bớt cholesterol tích tụ, làm cho mạch máu hồi phục đồng thời cải thiện cung cấp máu cho não, phòng chống gây ra đột quỵ. Cách làm là : hai sau chà xát vào nhau cho nóng, mát xa hai bên trái phải của vùng cổ, tốc độ nhanh một chút, đến lúc da phần cổ đỏ lên là được.

Làm sao giúp các vị cao niên tránh bị té ngã

Té ngả là rủi ro đặc biệt đối với người cao tuổi vì thị giác của các cụ ngày một yếu kém và sư đi lại cũng ngày một khó khăn. Ngoài ra người cao tuổi còn phải chịu đựng những vấn đề về nhận thức chiều sâu và xét đoán, và những bước chân của các cụ có thể lộn xộn vì não và cơ thể bắt đẩu có khó khăn trong việc phối hợp các tín hiệu
Nhưng cũng còn ba tình huống khác nữa có thể làm ngưởi cao tuổi té ngã mà không mấy ai để ý tới

1- Giầy đi không hợp

Cũng giống như bánh xe hơi, giầy của các cụ cao niên cũng phải được kiểm tra sao cho hợp. Giầy an toàn nhất phải có đế nhám chứ không láng bóng như vậy để tránh bị trơn trượt trên những bề mặt như lớp linoleum trải sàn nhà. Nếu các cụ ựa thích một đôi giầy có đế trơn thì bạn cần yêu cầu người thợ giầy thêm những dải băng chống trượt vào gót giầy. Nên tránh mua loại giầy có đế cao, rộng, nặng giống như giầy đi bộ hay bốt đi bộ đường dài, vì các đường xẻ trên đế giầy quá rộng và sâu nên dễ vướng làm các cụ té ngã.

Điều đáng chú ý là vào năm ngoái các nhà nghiên cưu Ái nhĩ lan đã báo cáo trên tập san Age and Ageing là các cụ bà yếu đuối nếu đi giầy sẽ có ít rủi ro bị té ngã hơn các cụ bà đi chân đất

2- Vật cưng nuôi trong nhà

Những con vật này rất dễ thương và thân thiện, chúng thường hay luẩn quẩn bên chân chủ. Các con vật nhỏ bé này khó có thể nhỉn thấy bởi những người có thị lực kém. Các con vật năng động lại còn hay phóng ngang qua trước bước đi của các cụ, vì có phản ứng chậm nên người già sẽ dễ gặp tai nạn. Ngoài ra các vật cưng nuôi trong nhà hay đi theo chủ và đôi khi thích nằm ngủ lim dim dưới chân chủ

Các vật cưng nuôi trong nhà là những ngưởi bạn với tình cảm thật tuyệt vời, rất thích đáng để nuôi nếu ta có thễ kiểm soát chúng được. Cần phài giữ không cho chúng quanh quẩn nơi các cụ đang nghỉ vào những thởi điểm nào đó trong ngày hoặc để ý theo dõi tình hình và lên tiếng cảnh báo mỗi khi các cụ đứng dậy dời khỏi ghế ngồi. Ngoài ra, phải cẩn thận thu dọn các đồ chơi hay xương gậm của vật nuôi, đừng để vương vãi trên các lối đi trong nhà.

3- Thuốc men

Tất cà các thuốc uống đều có tác dụng phụ, nhưng có một số loại thuốc liên hệ tới té ngã nhiều hơn những loại thuốc khác. Thủ phạm thông thưởng đối với người cao tuổi là các thuốc an thần, benzodiazepines ( Activan, Xanax) và các thuốc chống trầm cảm. Các thuốc trợ ngủ bán tư do, các thuốc ho và cảm lạnh, các thuốc di ứng gây sự mất phương hướng và mất thăng bằng cũng làm tăng rủi ro té ngã. Uống từ bốn thứ thuốc khác nhau trở lên tự nó cũng là một yếu tố gây té ngả. Tốt nhất là nên lập môt danh sách toàn bộ các thuốc xử dụng đưa cho bác sĩ duyệt lại hàng năm, để xem có cần thay đổi hay loại bỏ  những thuốc không cần, hay nhưng thuốc có vấn đ

Image result for tập tai chi

Tuy nhiên, muốn giảm rủi ro té ngã thì nên khuyến khích các cụ tập thể dục. Theo hiệp hội Arthritis Foundation và nhiều tổ chức công đồng tập tai chi rất có lợi. Dây là một môn tập lâu đời cũa người Trung hoa nhẹ nhàng, uyễn chuyển, động tác chậm chạp. Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ là tai chi cải thiện sự thăng bằng và giảm rủi ro té ngả đối  với người cao tuổi, Trong một nghiên cứu 123 cụ tuổi t  70 đến 92 tập tai chi 3 lẩn một tuần trong 6 tháng có rủi ro té ngã giảm 55% so với các cụ không tập

§  Tìm hiểu về Thái cực quyền (tai chi)
§  Thái Cực Quyền: một phương pháp trị bệnh hữu hiệu
§  Lợi ích của Tai chi đối với người cao niên: tránh té ngã và tăng cường sức khoẻ tinh thẩn
Ngoài ra tại Hoa kỳ có nhiều tổ chức và trung tâm cao niên mở những lớp dạy giúp các cụ đứng vững hơn và bớt có rủi ro té ngả.
Theo huấn luyên viên Kathy Achmid thuộc Arthritis Foundation các lớp học lâu chừng nửa tiếng hay một tiếng . Có tổng công 72 bài tập gồm có những động tác làm ấm khớp xương, gia tăng sức chịu đựng, cải thiện thăng bằng và  củng cố xương cốt như đi bộ hay dậm chân tai chỗ.


                    
                      
       
·