Thứ Ba, 19 tháng 12, 2017

SONG HỶ LÂM MÔN


           

Mùa hè 2017, ông A vừa dự lễ tốt nghiệp (Đại Đăng Khoa) của con trai. Bây giờ lại tổ chức lễ cưới (Tiểu Đăng Khoa), Thật đúng là "Song Hỷ lâm môn". Trong thánh đường, một hôn lễ đang diễn ra. Mục sư  xuất hiện với bài giảng về hôn nhân, đồng thời xác định được chân giá trị đích thực của đời sống vợ chồng. Xuyên qua bản thân cũng như kinh nghiệm sống từng trải Vị Mục sư chững chạc rút trong ví tờ 100 đôla còn mới toanh, ngửi thơm mủi giấy mực, cầm trong tay và đưa lên cao nói với Cộng đoàn.
Có ai muốn nhận tiền này không?.
Không có tiếng trả lời…cũng như hưởng ứng.
Mục sư nói:
Không e ngại, xấu hổ gì cả, ai thích cứ mạnh dạn giơ tay lên.
Khoản một phần ba số người giơ tay.
Sau lời Cảm ơn, Mục sư lại vo tròn tiền giấy lại rồi hỏi:
Bây giờ có còn ai thích sở hữu nó nữa không?
Vẫn còn người giơ tay, nhưng đã ít đi một nửa.
Mục sư vứt tiền xuống đất, giẫm chân lên rồi nhặt lại.
Tờ tiền vừa bẩn vừa nhàu.
Ông lại cất tiếng hỏi:
Còn ai can đảm thích đồng hành nữa hay không.?
Chỉ còn một người thanh niên giơ tay…
Vị Mục sư cố mời anh ta lên phía trên, trao cho anh đồng tiền giấy và nói anh ta là người duy nhất đã giơ tay cả ba lần. Lập tức mọi người trong Thánh đường đều cười to nhưng Mục sư xin cộng đoàn yên lặng.
Ông hướng về phía chú rể và dõng dạc nói.
Trong năm nay con được hai ngày vui (Song Hỷ) đầu năm đỗ đạt (Đại Đăng Khoa) cuối năm thành hôn (Tiểu Đăng Khoa) Hôm nay con cưới một cô gái mà con yêu nhất đời.
Nhưng qua ẩn dụ giống như đồng tiền giấy này, năm tháng trôi qua cộng thêm vất vả với gia đình, con cái… cô ấy sẽ không còn xinh đẹp như bây giờ. Nhưng thực tế, tiền vẫn là tiền, giá trị của nó chẳng hề thay đổi. Hy vọng con giống như chàng trai này, luôn hiểu được giá trị và ý nghĩa đích thực, đừng vì vẻ bề ngoài mà đánh mất mọi thứ. Xin các Con hãy nhận biết, hình thức bên ngoài của mỗi người sẽ biến đổi theo thời gian, con người có thể già hơn và xấu đi, nhưng tâm hồn đẹp thì sẽ vĩnh viễn không hề thay đổi.
 


Song Hỷ Lâm Môn
Một Mối duyên Tình thật đắm SAY
Ông Tơ bà Nguyệt thật Là HAY
Xe Duyên mộng Ước mùa Xuân thắm
Để Tuổi thần Tiên được Mộng ĐẦY
Trôi Mãi thời Gian cứ Vẫn thế
Cùng Trường chung Lớp ngày Vui LÂY
Bên Nhau nguyện Ước chuyện Ngày ấy
Thề Hẹn sắc Son đến Bạc ĐẦU

Dùi Mài kinh Sử vẫn Hoài MONG
Dồn Vén vun Bồi với Ước MONG
Khoa Cử đề Danh lưu Hậu thế
Tổ Tông rạng Rỡ, với Gia PHONG
Hiển Vinh bù Đắp sự Mong ước
Đèn Sách miệt Mài đã Gắng CÔNG
Duyên Nợ ân Tình luôn Thắm thiết
Vui Vầy hạnh Phúc mãi Chờ TRÔNG

"Song Hỷ lâm Môn" nhà Kết HOA
Công Thành, danh Toại "đại Đăng KHOA"
Sách Đèn bút Mực dày Công khó
Xếp Lại bút Nghiên giờ Bỏ QUA
Xem Chuyện tình Duyên nên Phải tính
Lứa Đôi trọn Vẹn "tiểu Đăng KHOA" 
Vợ Chồng danh Phận đôi Điều tốt
Mong Được sớm Ngày nhụy Nở Hoa

VƯƠNG AN THẠCH SONG HỶ LÂM MÔN

Vương an Thạch đến kinh Đô ứng THÍ
Đi qua Nhà mã viên CHỈ thấy ĐÈN
"Đèn kéo Quân" nối tiếp "Kéo quân ĐÈN"
Khi "đèn Tắt quân ngừng LIỀN " không CHẠY
Thấy câu Đối đọc qua Tuy áy NÁY
Vẫn lên Đường ứng thí HÃY tính SAU
Bài làm Xong gọn nhẹ Nộp thật MAU
Quan trường Chấm tấm tắc CÂU thật ĐẠT

Chánh chủ Khảo bảo qua Khâu vấn ĐÁP
"Hổ bay Cờ", câu hỏi ĐÁP phân MINH
"Cờ hổ Bay, cờ cuộn Hổ ẩn MÌNH"
Vương an Thạch đọc qua MÌNH còn NHỚ
Câu đối Đáp khít khao Nhà viên ĐÓ
Nên đỗ Đầu trạng Nguyên CÓ khắc TÊN
"Đại đăng Khoa" tên tuổi Đã xướng LÊN
Khi trở Lại đi ngang BÊN viên NGOẠI

Mời được Khách vào nhà Cùng mã NGOẠI
Vương đáp Liền câu đối TẠI khoa TRƯỜNG
Vừa nghe Qua viên ngoại Bảo phi THƯỜNG
Nên sai Gọi tiểu thư THƯỜNG kén CHỌN
Cho giáp Mặt hai bên Duyên đã TRỌN
"Tiểu đăng Khoa" cử hành TRỌN song KHOA
"Đại đăng Khoa" song hỷ "Tiểu đăng KHOA"
HỌ VƯƠNG MÃ HƯỞNG TRỌN KHOA SONG HỶ

Thứ Bảy, 2 tháng 12, 2017

CÁCH TỰ SÁT CỦA MỘT SIÊU CƯỜNG

Image result for trung quốc lấn chiếm biển đông

Trong chuyến công du chính thức đầu tiên của tổng thống Donald Trump tại châu Á, sự giảm sút nhanh chóng quyền bá chủ kéo dài nhiều thập niên của Hoa Kỳ ở khu vực này đã trở nên rõ ràng một cách đau đớn.
Đây có phần là một sản phẩm phụ mang tính cơ cấu từ sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Cộng, quốc gia đã công khai kêu gọi một trật tự khu vực mới của thế kỷ 21 “châu Á của người châu Á”. Từ năm 2013, cường quốc châu Á này đã đưa ra một số sáng kiến phát triển hấp dẫn, có tiềm năng sẽ vẽ lại tình hình kinh tế của khu vực và xa hơn nữa. Khi Trung Cộng nổi lên thành một cỗ máy kinh tế của thế giới, nước này cũng chủ động đòi lại vị trí lịch sử của nó dưới ánh mặt trời.
Nhưng đây cũng là một sự việc của tác động có tính chất phá hoại vị thế của Hoa Kỳ ở châu Á trong nhiệm kỳ tổng thống đầy giông bão của ông Trump. Cả các đồng minh và đối thủ trong khu vực đều bị xáo động bởi chính sách đối ngoại “tân-biệt lập” (neo-isolationist), gọi là “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump. Hàng loạt những lời đả kích lúc nửa đêm trên mạng Twitter, những cuộc tấn công thường trực vào trật tự tự do quốc tế và sự hấp tấp rút khỏi hiệp định thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), gộp chung lại đã làm cho Hoa Kỳ bị cô lập ngay cả với các đồng minh gần gũi nhất.
Hồi đầu năm nay, một số quan chức Mỹ đã lên tiếng ”Liệu có phải đây là cách một siêu cường tự sát hay không?” Câu trả lời dường như là “Phải”.
Trong khi Hoa Kỳ vẫn tiếp tục duy trì một lợi thế quân sự đáng kể so với các đối thủ "bằng vai phải lứa" của mình, nước Mỹ đang dần thất bại trong trận đánh chủ yếu xác định nên thế kỷ này: thương mại và đầu tư. Trong khi đó, Trung Cộng đang bận rộn định hình lại thế giới theo hình ảnh của chính họ, với sức mạnh và sự hăng hái. Trong một vòng xoáy siêu thực các biến cố, giờ đây đã xảy ra điều tưởng là không thể: một chế độ cộng sản lại nổi lên thành người bảo vệ công cuộc toàn cầu hóa và ngoại giao đa phương.
Thảm họa quyền lực mềm
Từ ngày ông Trump lên nắm quyền, vị thế của Hoa Kỳ trên thế giới đã trải qua một tiến trình sụp đổ. Theo trung tâm nghiên cứu Pew, niềm tin quốc tế vào sự lãnh đạo của Hoa Kỳ đã giảm sút đáng kể trong năm qua. Điều này được cảm nhận rõ ràng nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trọng tâm địa hình chính trị toàn cầu.
Trong số các đồng minh châu Á của Hoa Kỳ, chẳng hạn như Nam Hàn và Nhật Bản, niềm tin vào khả năng của tổng thống Mỹ trong việc đưa ra các phán đoán đúng đắn đã bị giảm 71% và 54%. Ở Indonesia, quốc gia Hồi giáo lớn nhất, nó đã giảm tới 41%. Đây quả là một thảm họa cho quyền lực mềm của Mỹ.
Bất chấp những lời lẽ cứng rắn, ông Trump vẫn không giành được sự nhượng bộ quan trọng nào trong chuyến công du Trung Cộng; Bắc Kinh vẫn không mảy may lay động trong những lĩnh vực chủ yếu về kinh tế và địa lý chính trị mà hai bên có sự bất đồng, đặc biệt là về Bắc Hàn và Biển Đông. Thất bại trong nỗ lực áp đặt ý định của mình lên nước chủ nhà, ông Trump thậm chí còn kết thúc bằng việc trao cho Bắc Kinh “niềm tin sâu sắc” vào khả năng của nước này trong việc “lợi dụng một quốc gia khác vì lợi ích của các công dân của mình”. Ông Trump đã đổ cho các chính phủ trước ông trách nhiệm gây ra mất cân bằng thương mại đang tăng lên với Trung Cộng!

     Related image
Hoa Kỳ rõ ràng bị cô lập tại hội nghị Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở Việt Nam. Nước chủ nhà là một trong 11 quốc gia, gồm cả Nhật Bản, Australia và Singapore, cảm thấy bị phản bội bởi quyết định của ông Trump rút ra khỏi TPP. Các nước nhỏ ở Đông Nam Á xem hiệp định thương mại này là cơ hội để có được quyền đến gần tốt hơn với thị trường Hoa Kỳ, trong khi Nhật Bản và Australia coi nó là đối trọng hết sức thiết yếu để cân bằng ảnh hưởng đang gia tăng của Trung Cộng ở khu vực.
Các đồng minh của Hoa Kỳ đã điều chỉnh và đặt tên lại cho hiệp định thương mại này với hy vọng sẽ làm cho nó hồi sinh. Dù sao, nhiều chính phủ châu Á đã chi tiêu rất nhiều vốn liếng chính trị để tán thành thỏa thuận TPP nguyên thủy, bất chấp sự phản đối của cánh bảo hộ thị trường trong nước. Tuy vậy, sự kiện này về cơ bản lại khiến cho Washington không còn sáng kiến kinh tế nào để đem ra bàn thảo.
Nói ngắn gọn, các đồng minh đã thể hiện sự sẵn sàng vượt qua mặt Hoa Kỳ và tích cực xây dựng một trật tự thế giới thời hậu Hoa Kỳ (post-America), một phần để mở rộng thương mại khu vực cũng như để giữ cho ảnh hưởng đang lên của Trung Cộng trong tầm kiểm soát. Một nhà đàm phán thương mại lão làng của Hoa Kỳ và người này cho rằng có rất ít khả năng nước Mỹ thời hậu ông Trump (post-Trump America) sẽ đồng ý gia nhập hiệp định TPP với phiên bản đã được điều chỉnh nhằm thay đổi căn bản cấu trúc kinh tế của các nước thành viên. Quốc hội Hoa Kỳ, theo luật và theo truyền thống chính trị, sẽ không bao giờ đồng ý phê chuẩn một hiệp định thương mại mà các nhà đàm phán Hoa Kỳ không giữ vai trò có tính chất bước ngoặt và liên tục trong việc hình thành hiệp định ấy. Điều đó có nghĩa là, các đồng minh hoặc sẽ phải quên đi sự tham gia của Hoa Kỳ vào cái gọi là “TPP 11” hoặc đóng băng tất cả các cuộc đàm phán cho đến khi Washington thay đổi quyết định. Thật là phí phạm thời gian và cơ hội chiến lược.
Nền hòa bình Trung Cộng (Pax Sinica)
Trái ngược với Hoa Kỳ, chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình trong bài phát biểu tại APEC đã miêu tả toàn cầu hóa như “một tình thế lịch sử không thể đảo ngược”. Ông ta khuyến khích một “cơ chế và thực tiễn thương mại đa phương” nhằm giúp cho “các thành viên đang phát triển hưởng lợi nhiều hơn từ thương mại và đầu tư quốc tế”. Những lời phát biểu này là tiếng vọng của bài diễn văn nổi tiếng mà ông Tập đọc tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sĩ hồi đầu năm nay, trong đó ông chính thức đề cao Trung Cộnh như là người đi tiên phong của trật tự kinh tế toàn cầu.
Hồi đó, ông Tập phê phán tất cả những ai “đổ trách nhiệm cho toàn cầu hóa kinh tế về những vấn đề của thế giới”. Nhà lãnh đạo Trung Cộng còn coi toàn cầu hóa là “một đại dương lớn mà bạn không thể thoát ra khỏi được”, đồng thời phê phán chủ nghĩa bảo hộ như là “tự soi gương trong phòng tối”.
Đây không phải là những từ ngữ rỗng tuếch. Trung Cộng đang tiến về phía trước, lôi kéo về phía mình cả khu vực và thế giới với một ý thức sâu sắc về mục tiêu. Ông Tập đã giúp thành lập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) có trụ sở tại Bắc Kinh và Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) đặt trụ sở tại Thượng Hải như là những định chế thay thế cho Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) do Mỹ cầm trịch, lẫn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) do Nhật Bản điều hành.
Với hiệp định TPP trong trạng thái đình trệ, khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang đặt cược vào hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership – RCEP) do Trung Quốc hậu thuẫn. Hiệp định RCEP được cho là một sự thay thế linh hoạt hơn, bao trùm hơn, không đặt ra nhiều yêu cầu gay gắt cho các nước thành viên tương lai mà tập trung chủ yếu vào việc giảm các rào cản thương mại giữa các nền kinh tế chủ chốt trong khu vực.

Nói cho công bằng, còn lâu mới khẳng định được số phận của những sáng kiến kinh tế do Trung Cộng dẫn dắt, cũng như số phận của hiệp định RCEP. Cho đến nay, hồ sơ của Trung Cộng về đầu tư khắp khu vực gây ra những kết quả lẫn lộn. Hơn thế nữa, công cuộc quảng bá một mô hình chuyên chế về phát triển, cộng với sự can thiệp ngày càng trắng trợn vào công việc của các quốc gia láng giềng, có thể đe dọa các nền dân chủ mới đâm chồi nẩy lộc trong khu vực, chưa kể tới việc Trung Cộng trực tiếp thách thức luật pháp quốc tế và an ninh khu vực bằng hành động hung hăng chiếm đóng các vùng lãnh thổ tranh chấp trên Biển Đông, đường hàng hải quan trọng nhất của thế giới. Rõ ràng, Bắc Kinh tìm cách mua chuộc sự phục tùng của các nước láng giềng nhỏ hơn thông qua việc phân bổ mang tính chiến lược các khoản hỗ trợ tài chính.
Nhưng, do Hoa Kỳ và các đồng minh không đưa ra được một phương án kinh tế cụ thể để thay thế, ngày càng nhiều chính phủ trong khu vực sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận cuộc tấn công kinh tế của Bắc Kinh. Không chỉ quyền bá chủ của Mỹ mà cả quyền tự chủ của các nước nhỏ hơn cũng như sự sống còn của một trật tự dựa trên luật pháp ở châu Á đang rơi vào tình thế đầy may rủi!

Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2017

NƯỚC MỸ ĐỔI GIỜ VÀO THÁNG 3 VÀ THÁNG 11 MỖI NĂM.


Vào đúng 2:00 am chủ nhật ngày 5-11-2017 ở Hoa Kỳ đổi giờ (đã qua ngày thứ hai 6-11 theo giờ Việt Nam), hầu hết các tiểu bang nước Mỹ sẽ phải vặn ngược đồng hồ lui lại 1 tiếng đồng hồ, thành 1g sáng.

Nov 5, 2017 - Daylight Saving Time Ended (Back 1 hour)

When local daylight time was about to reach

Sunday, November 5, 2017, 2:00:00 am clocks were turned backward 1 hour to 
Sunday, November 5, 2017, 1:00:00 am local standard time instead.
Sunrise and sunset were about 1 hour earlier on Nov 5, 2017 than the day before. There was more light in the morning.
Also called Fall Back and Winter Time.
More info:
Tới hẹn lại lên theo chu kỳ hằng năm, người Mỹ lại trở về với giờ chuẩn Standard Time - ST (hay còn gọi nôm na là giờ mùa đông). Từ thời điểm đó, người Mỹ sẽ ngủ muộn hơn 1 tiếng và thức trễ hơn 1 tiếng đồng hồ so với nhiều tháng qua.
Vậy là thời gian áp dụng giờ tiết kiệm ánh nắng Daylight Saving Time - DST (hay gọi là giờ mùa hè) của năm 2017 ở Mỹ đã kết thúc. Trước đó, vào lúc 2g sáng chủ nhật 12-3-2017, hầu hết nước Mỹ đã phải vặn đồng hồ nhanh hơn 1 tiếng, trở thành 3 giờ sáng.

Mar 12, 2017-Daylight Saving Time Started (Forward 1 hour)

When local standard time was about to reach

Sunday, March 12, 2017, 2:00:00 am clocks were turned forward 1 hour to 
Sunday, March 12, 2017, 3:00:00 am local daylight time instead.
Sunrise and sunset were about 1 hour later on Mar 12, 2017 than the day before. There was more light in the evening.
Also called Spring ForwardSummer Time, and Daylight Savings Time.
Tại hầu hết tiểu bang của Mỹ (cũng như ở một số nước trên thế giới), một năm chia thành 2 thời gian có cách tính giờ khác nhau:
– DST kéo dài 8 tháng (từ tháng 4 đến thang 8)
– ST trong 4 tháng (từ tháng 12 đến tháng 3)
Việc thay đổi thời gian này là để khai thác thực tế thời gian trái đất được “chiếu sáng” trước Mặt trời, chủ yếu nhằm tiết kiệm điện thắp sáng.
Ở Việt Nam có câu tục ngữ dân gian “Tháng năm chưa nằm đã sáng, tháng mười chưa cười đã tối” để chỉ hiện tượng thiên nhiên “ngày dài đêm ngắn” và “ngày ngắn đêm dài” này.
Trong mùa hè ở Mỹ, có những nơi 8:00 pm hoặc 9:00 pm vẫn còn nắng.
Như tên gọi, "Daylight Saving Time" được áp dụng chủ yếu để tiết kiệm chi phí năng lượng thắp sáng. Các nghiên cứu do Bộ Giao thông Mỹ thực hiện hồi thập niên 1970 cho biết với DST, mỗi ngày nước Mỹ tiết kiệm được khoảng 1% mức xử dụng điện năng. Trong thời kỳ Washington cấm vận dầu lửa năm 1973, nhờ có DST mà nước Mỹ đã tiết kiệm được số năng lượng tương đương 10.000 thùng dầu lửa mỗi ngày.
Tài liệu lịch sử ghi rằng: khi đại diện nước Mỹ đi họp ở Paris (Pháp) năm 1784, ông Benjamin Franklin đã đề xuất vụ Daylight Saving Time. Nhưng ý tưởng này không được quan tâm ngay ở Mỹ cho tới khi xảy ra Chiến tranh thế giới thứ nhất, lúc đó nó được coi như một nỗ lực để tiết kiệm chi phí thắp sáng nhân tạo. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, DST lại được áp dụng.
Sau thời chiến đó, mỗi tiểu bang muốn chọn thời điểm nào để áp dụng DST trong năm thì tùy. Chuyện này gây nhiều lúng túng, nhất là đối với những người thường phải đi lại giữa các tiểu bang, cũng như với giới báo chí thời sự. Năm 1966, Mỹ ban hành đạo luật Thời gian đồng nhất (Uniform Time Act) đưa ra những căn bản cho hai tiêu chuẩn thời gian DST và ST. Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ thỉnh thoảng lại “xía vô” thay đổi nó theo tình hình năng lượng lúc đó. Chẳng hạn như năm 1973, DST được áp dụng trọn năm.
Nó được kéo dài tới 10 tháng vào năm 1974 và 8 tháng năm 1975, rồi trở lại 7 tháng bình thường vào năm 1976 khi cuộc khủng hoảng năng lượng kết thúc. Tới năm 1986, Quốc hội công bố DST sẽ được bắt đầu từ 2 giờ sáng chủ nhật đầu tiên của tháng 4 và kết thúc vào 2 giờ sáng chủ nhật cuối cùng của tháng 10. Ngày 8-8-2005, Tổng thống George W. Bush (Bush con) đã ký ban hành Luật Chính sách năng lượng do Quốc hội thông qua kéo dài thời gian áp dụng DST thêm 4 tuần kể từ năm 2007. Tới năm 2007, Quốc hội lại bỏ phiếu thông qua quy định kết thúc DST vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 11 mà Mỹ áp dụng cho tới nay.
Sở dĩ nói hầu hết nước Mỹ phải chỉnh lại đồng hồ vì có một số ít tiểu bang và vùng lãnh thổ thuộc Mỹ không áp dụng DST gồm các hải đảo Hawaii, American Samoa, Guam, Puerto Rico, quần đảo Virgin Islands, quần đảo Commonwealth of Northern Mariana Islands và tiểu bang sa mạc Arizona. Có một điều cũng vui là trong khi tiểu bang Arizona không áp dụng DST, khu vực Navajo Nation của tiểu bang này lại áp dụng DST và khu bảo tồn người da đỏ Hopi Reservation nằm lọt thỏm trong Navajo Nation thì không dùng giờ DST này. Người ta hóm hỉnh gọi đây là “cái lỗ bánh rán” (doughnut hole) về thời gian ngay giữa bang Arizona bao la nắng và mênh mông cát sa mạc.
– Còn ở Liên minh châu Âu (EU), giờ mùa hè (Summer Time) bắt đầu từ lúc 1g sáng (theo giờ GMT - Greenwich Mean Time) vào ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 3 và kết thúc vào giờ đó ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 10. Dân Âu thể hiện sự thống nhất cao độ là tất cả các múi giờ đều thay đổi cùng một lúc với nhau, không kẻ trước người sau với lý lẽ dựa theo múi giờ của địa phương mình.
– Ở Nam bán cầu, trong đó có nước Úc, do mùa hè và mùa đông đảo ngược với ở Bắc bán cầu, các nước chuyển sang giờ DST trong khi Mỹ và châu Âu xài giờ ST. Mỹ đang mùa đông thì Úc là mùa hè. Năm 2017 này, giờ ST bắt đầu từ ngày chủ nhật 2 tháng 4 và giờ DST đã được áp dụng từ chủ nhật 1 tháng 10.
Gần đây có một số nghiên cứu mới ở Mỹ cho rằng DST thực tế không còn có giá trị tiết kiệm năng lượng như hồi ban đầu. Thay vào đó, chúng cho thấy càng đi ngủ sớm chừng nào càng tiết kiệm được nhiều điện bấy nhiêu. Có nghĩa là càng dụ người ta đi ngủ sớm và dậy trễ chừng nào, càng tiết kiệm điện nhiều chừng nấy. Bởi lẽ, chỉ khi đi ngủ người ta mới chịu tắt đèn, tắt tivi và những thiết bị gia dụng khác. Theo tính toán, trong một ngôi nhà trung bình có tới 25% năng lượng điện được xử dụng cho việc thắp sáng và xài những loại thiết bị nhỏ như TV, đầu máy…
Do thay đổi khác bình thường (sớm hơn hay trễ hơn) 1 giờ, người ta khó tránh khỏi "trở ngại" trong thời gian đầu.

Trong năm 2018:
– Giờ DST sẽ bắt đầu từ 2g sáng ngày chủ nhật 11-3-2018 – Giờ ST sẽ quay lại vào 2g sáng ngày chủ nhật 4-11-2018.
Trong năm 2019: (10-3-19 & 3-11-19)
Trong năm 2020: (8-3-20 & 1-11-20)

Related image

Các múi giờ của Mỹ

Nước Mỹ rộng lớn với nhiều múi giờ trải dài từ đông sang tây. Dưới đây là các múi giờ của 50 tiểu bang Hoa Kỳ :
Giờ Phối hợp Quốc tế (UTCUniversal Time Coordinated)

UTC/ GMT - 10 Khu vực Hawaii-Aleut (Hawaii-Aleutian Standard Time) - Chậm hơn Việt Nam 7h


UTC/ GMT - 9 Khu vực Alaska (Alaska Standard Time) - Chậm hơn Việt Nam 8h
UTC/ GMT - 8 Khu vực Thái Bình Dương (Pacific Standard Time) - Chậm hơn Việt Nam 9h
UTC/ GMT - 7 Khu vực miền núi (Mountain Standard Time) - Chậm hơn Việt Nam 10h
UTC/ GMT - 6 Khu vực miền Trung (Central Standard Time) - Chậm hơn Việt Nam 11h
UTC/ GMT - 5 Khu vực miền Đông (Eastern Standard Time) - Chậm hơn Việt Nam 12h

File:US-Timezones.svg

Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

ĐỔI ĐỜI, GIẢI PHÓNG, CÁCH MẠNG

Inline image 2

1. ĐỔI ĐỜI  (to change)
  
Nhân tình cờ lướt qua Trong chương trình “The Kim Nhung Show”vào tháng 9 - 2010, của một đài truyền hình Việt ngữ Saigon Broadcasting Television Network (SBTN) ở nam California. Giáo sư Lê Mạnh Hùng có buối nói chuyện về lịch sử. Qua phần giới thiệu là “tiến sĩ sử học”, tốt nghiệp tại Anh Quốc, đã từng làm việc cho đài BBC. 

Giáo Sư nói " Trước năm 1975, tôi là giảng viên trường Kỹ Thuật Phú Thọ, sau năm 1975, tôi ĐỔI ĐỜI, đi học tập cải tạo 5 năm …"
 
Qua câu nói trên của một bậc "Thầy" mà còn bị nhầm lẫn như vậy, thì tôi thiết nghĩ sẽ có nhiều người cũng trang lứa và nhất là những thành phần tuổi trẻ, thế hệ con cháu sẽ không tránh vấp phải sai lầm tệ hại nầy. Bằng chứng là sau đó không những cô Kim Nhung, mà hầu như các xướng ngôn viên khác cũng "bị" lập lại sai lầm khi nói đến:

-  Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày ĐỔI ĐỜI đối với toàn dân miền Nam. 
-  Những biến cố ĐỔI ĐỜI trong lịch sử … 

Từ những sai lầm của giới truyền thông... đã ảnh hưởng sai lạc cho quần chúng (độc giả và thính giả). Mặc dù, đã rất nhiều lần góp ý, nhưng hậu quả thật đáng buồn, vẫn cứ tiếp diễn đến mãi hôm nay. 
Chỉ một tấm ảnh, một bài báo trong thời chiến, cũng có thể làm cho nhóm phản chiến châm ngòi, góp phần đưa đến sụp đổ của một chế độ.

Sau ngày mất nước 30-4-1975.
– Miền Nam: Nạn nhân là toàn thể khoảng trên 20 triệu người dân của 44 tỉnh, thị xả và đô thành Saigon, nước Việt Nam Cộng Hoà "Bị Đổi Đời"
– Miền Bắc: Toàn dân với trên 27 triệu người của 25 tỉnh của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà "Được Đổi Đời" 

                   Inline image 1

Ví dụ khi chúng ta nghe nói: - Ông A vừa mới ĐỔI ĐỜI, gia đình bà B đã ĐỔI ĐỜI…thì chúng ta có ý nghĩ gì trong đầu? 

Trong tiếng Việt, có những "luật bất thành văn", khi ta dùng hai chữ “đổi đời”, có nghĩa là một sự thay đổi cuộc đời, đi từ xấu lên tốt, từ nghèo hèn lên sang giàu, từ cơ cực đến thoải mái. Không có ai hiểu hai chữ “đổi đời” theo hướng ngược lại, nghĩa là đang từ sang giàu bỗng trở nên nghèo mạt rệp. 

Nếu diễn tả câu nói rõ ràng hơn thì người ta nói: 
- Ông A vừa mới “ĐƯỢC” đổi đời … 

Chữ “Được” là một Trạng từ sẽ xác định thêm nghĩa của câu văn, làm người nghe chắc chắn hiểu đó là một sự may mắn, đi từ trạng thái nghèo hèn lên đến sang giàu. Và nếu cụ thể hơn thì có thêm một mệnh đề phụ tiếp theo để làm rõ nghĩa hơn cho câu văn: 
Hai trạng từ “bị” và “được” có nhiệm vụ rất rõ ràng, một bên diễn tả sự xui xẻo và một bên diễn tả sự may mắn. 
  
- Gia đình bà B vừa mới ĐƯỢC đổi đời vì ông B bảo lãnh sang Mỹ theo diện di dân ODP. (Orderly Departure Program)
– Gia đình ông A Đổi Đời khi định cư tại Mỹ theo diện tị nạn HO (Humanitarian Operation, đọc là "hát ô") là các cựu tù nhân trại cải tạo, có tên chính thức là 
Special Release Reeducation Center Detainee Resettlement Program (Chương trình tái định cư đặc biệt tù nhân phóng thích từ trung tâm cải tạo).
  
Như vậy, hai chữ “ĐỔI ĐỜI” được dùng để diễn tả một trạng thái đi từ XẤU LÊN TỐT. 
  
Còn nếu muốn diễn tả sự xui xẻo, lên voi xuống chó thì ngôn ngữ tiếng Việt thường nói như thế nào? Chúng ta thường nói: 
  
-  Ông A bị mạt vận, bị phá sản, bị sao quả tạ chiếu, bị lãnh búa, bị xui tận mạng ... 
-  Sau năm 1975, gia đình bà B tan nát, thật thảm hại, bi đát vô cùng.v.v...   
  
-  Một  đảng viên cộng sản có thể nói: Sau năm 1975, tôi ĐỔI ĐỜI! (Trong thời chiến, họ sống trong bưng biền, núi rừng, nhưng sau năm 1975, có được tài sản của người dân miền Nam, trở nên giàu có thì chính là “đổi đời”! và bây giờ sau hơn 42 năm họ trở thành những đại tư bản đỏ, những đại gia, đúng là như vậy !) 
– Trái lại, đối với gia đình bà B là “ngụy quân”, ông A là "ngụy quyền"sau năm 1975, toàn bộ tài sản, nhà cửa bị tịch thu, chồng đi ở tù, con cái vượt biên bị chết trên biển cả, hay trong rừng sâu, thì chúng ta không thể dùng hai chữ “đổi đời”. Chúng ta nói là gia đình bà B bị tan nát, bị mạt vận. cuộc sống bế tắc, quả thật khốn nạn và đầy bi thương.v.v... 

Nếu xét về phương diện lịch sử, chúng ta có thể nói ngày dành được độc lập 11-3-1945 là BIẾN CỐ ĐỔI ĐỜI đối với toàn dân Việt. Điều này đúng, vì toàn dân Việt được "giải phóng", thoát khỏi ách thống trị của giặc Pháp và Nhật. Đây là sự may mắn, đang từ người dân nô lệ, được trở thành người tự do. Và chúng ta cần nhớ rằng sự dành lại độc lập là công lao của toàn thể dân Việt, với sự đóng góp 95% của các đảng phái quốc gia thời bấy giờ

2.GIẢI PHÓNG  (to liberate, to release, to free)
Giải phóng lãnh thổ ra khỏi sự chiếm đóng của kẻ thù

Nhiều người Việt sau 1975 còn giữ thói quen dùng từ “giải phóng” trong các nhóm chữ “giải phóng Sài Gòn”, “ngày giải phóng”, “trước giải phóng”, “sau giải phóng”, “quân giải phóng”, v.v…đó cũng là cách gọi có chủ đích tuyên truyền của chế độ hiện tại, sau khi Bắc Việt thôn tính toàn bộ miền Nam Việt Nam.
Từ trước đến nay, chính quyền cộng sản vẫn luôn lập luận rằng nước Việt Nam là một dải thống nhất từ Bắc chí Nam, tạm thời bị chia cắt tại vĩ tuyến 17 do kết quả hội nghị Geneva 1954, đồng bào miền Nam gánh chịu ách nô lệ và áp bức của “Đế quốc Mỹ xâm lược” và “ngụy quyền tay sai”; do vậy, quân dân miền Bắc có nhiệm vụ “giải phóng” miền Nam, thống nhất đất nước.
Tuy nhiên, lập luận nêu trên tự mâu thuẫn và hiển nhiên bị bác bỏ bởi các sự kiện lịch sử hiện đại mà mọi người đều đã biết. Dưới đây là một số nhận định xung quanh cái gọi là “giải phóng” nhân dịp chính quyền Cộng Sản đang khơi lại quá khứ, mà chính họ luôn hô hào gác lại quá khứ tiến về tương lai, hoà hợp hoà giải dân tộc, nhưng lại tổ chức các buổi lễ kỷ niệm ăn mừng và diễn binh chướng mắt trên các đường phố Sài Gòn..

Kẻ “được giải phóng” lẽ ra phải mang ơn người "giải phóng", nhưng ngoại trừ những gia đình sống bám hoặc kiếm tiền nhờ vào chế độ cộng sản, khó tìm thấy  dân miền Nam đang chật vật mấy bữa cơm hàng ngày cảm thấy mang ơn đoàn quân “giải phóng” mỗi khi có dịp nhắc lại biến cố bi thảm đó. Đấy là chưa nói, những năm sau 1975 hàng triệu kẻ “được giải phóng” đã phải tự giải phóng mình một lần nữa bằng cách vượt biên, gây nên thảm cảnh thuyền nhân nhức nhối trong lòng dân tộc. Vậy sự ly tán của các gia đình Việt Nam tưởng đã chấm dứt khi chiến tranh kết thúc, nhưng lại vẫn tiếp diễn một cách đáng buồn vì "giải phóng". Vậy anh giải phóng tôi.! hay tôi giải phóng anh.! 
Giải phóng người dân thoát khỏi sự áp bức, nô lệ, chế độ độc tài... 
Giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ, giải phóng giới lao độnh... 
Nói tóm lại, Giải phóng cái cũ nô lệ, độc tài, đói rách, bất hạnh để đem lại cuộc sống mới tự do, dân chủ, no ấm, hạnh phúc.

Cách mạng  (Revolution)
– Cách mạng là sự thay đổi căn bản trong quyền lực chính trị hoặc cơ cấu tổ chức diễn ra trong một khoảng thời gian tương đối ngắn khi người dân nổi dậy chống lại chính quyền hiện tại.
– Cách mạng là xóa bỏ cái cũ để thay thế bằng cái mới tiến bộ hơn, là một sự thay đổi sâu sắc, thường là xảy ra trong một thời gian ngắn. Các cuộc cách mạng có thể dẫn đến thay đổi trong các thể chế chính trịxã hội, hoặc thay đổi lớn trong một nền kinh tế hay văn hóa. Cách mạng đã từng xảy ra trong nhiều lĩnh vực như xã hộichính trịvăn hoákinh tếcông nghiệp...
– Cách mạng Tân Hợi (1911) là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, do những người trí thức cấp tiến trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á khác.
– Cuộc cách mạng Mỹ là cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ chống lại đế quốc Anh. Cuộc chiến diễn ra từ 1775 đến năm 1783, khởi đầu chỉ là cuộc giao tranh nhỏ giữa quân đội Anh và nhân dân thuộc địa có vũ trang ngày 19-4-1775.
– Nguyễn Thái Học (1902 – 1930) là một nhà cách mạng Việt Nam chủ trương dùng vũ lực lật đổ chính quyền thực dân Pháp, giành độc lập cho Việt Nam. Ông là một trong số những người sáng lập Việt Nam Quốc dân đảng và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930. Cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị thực dân Pháp bắt và chém đầu ngày 17-6-1930 tại Yên Bái.
– Phan Bội Châu (Sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 – mất ngày 29 tháng 10 năm 1940) là một nhà cách mạng Việt Nam trong phong trào chống Pháp. Ông đã thành lập phong trào Duy Tân Hội và khởi xướng phong trào Đông Du.