Cơ Hội rất mỏng manh nhưng vẫn cứ Hy Vọng:
Hơn 2 triệu người Mỹ đã ký thỉnh nguyện thư kêu gọi đại cử tri bỏ phiếu cho bà Clinton thay vì ông Trump vào ngày 19-12-2016.Nhưng lịch sử Mỹ cho thấy việc "đảo ngược" lá phiếu đại cử tri rất hiếm xảy ra.
Theo Sputnik, thỉnh nguyện thư mang tựa đề "Cử tri đoàn: Hãy đưa bà Hillary Clinton thành Tổng thống vào ngày 19/12" được đưa lên trang Change.org từ hôm 10/11. "Chúng tôi kêu gọi các đại cử tri hãy bỏ qua kết quả bầu cử của các tiểu bang của chúng ta và bỏ phiếu cho cựu ngoại trưởng Clinton. Tại sao ư ? Đó là bởi vì ông Trump không phù hợp (với vai trò Tổng thống Mỹ). Sự bốc đồng, nhạo báng, lừa dối, sự thừa nhận chuyện tấn công tình dục và việc thiếu kinh nghiệm khiến cho ông ấy trở thành mối nguy hiểm cho nền cộng hòa. Ngoại trưởng Clinton đã giành chiến thắng về số lượng phiếu phổ thông và được trở thành Tổng thống", nội dung thỉnh nguyện thư cho biết. Ông Donald Trump đã được 306 phiếu đại cử tri trong cuộc bầu cử vừa qua, trong khi bà Clinton chỉ có 232 phiếu. Nhưng xét về phổ thông đầu phiếu, bà Clinton lại có nhiều hơn ông Trump trên 2.000.000 phiếu.
Bầu cử tổng thống ở Mỹ được tổ chức thành hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là bầu cử phổ thông. Sau cuộc bầu cử phổ thông, đại cử tri mỗi bang sẽ nhóm họp để bỏ phiếu quyết định ai làm tổng thống. Dự kiến, 538 đại cử tri sẽ tập trung tại thủ đô Washington DC vào ngày 19-12 tới để tiến hành bỏ phiếu. Theo New York Post, về mặt kỹ thuật, không có gì ngăn những đại cử tri bỏ phiếu theo nguyện vọng của mình và từ chối ủng hộ ứng viên mà họ cam kết bầu trước đó. Những đại cử tri từ chối ủng hộ ứng viên mà họ cam kết bầu trước đó được gọi bằng tên riêng: "cử tri bất trung". Ý tưởng về "đảo ngược" lá phiếu của các đại cử tri hiếm khi được mang ra thảo luận và lần gần đây nhất, người Mỹ bàn về khả năng này trong cuộc bầu cử gây tranh cãi năm 2000 khi ứng viên đảng Cộng hòa George Bush đánh bại đối thủ đảng Dân chủ Al Gore dù được ít phiếu phổ thông hơn. Và theo một phân tích của New York Times, trong lịch sử Mỹ, việc "thay đổi" lá phiếu đại cử tri là rất hiếm. Hơn 99% đại cử tri của nước này đã bỏ phiếu theo cam kết. Dẫu vậy, không phải trường hợp này chưa từng xảy ra. Đại cử tri "bất trung thành" gần đây nhất "đảo ngược lá phiếu" của mình vào năm 2004 một đại diện đến từ Minnesota. Người này bỏ phiếu cho John Edward thay vì ứng viên đảng Dân chủ John Kerry như đã cam kết, song điều này không đem lại thay đổi gì, vì ông Bush cuối cùng vẫn giành được 286 phiếu đại cử tri để tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai ở Nhà Trắng.
Việc bỏ phiếu trái cam kết của đại cử tri chỉ bị cấm ở 29 tiểu bang trên toàn nước Mỹ song chưa từng có đại cử tri "bất trung" nào thay đổi được kết quả của cuộc bầu cử.
Tuy nhiên, với sự bất mãn cao độ về Tổng thống tân cử Trump trong phe Cộng hòa, một số đại cử tri bất trung thuộc đảng này có khả năng sẽ lật ngược tình thế vào tháng tới. Đại cử tri Chris Suprun đến từ Texas, một lính cứu hỏa từng phát biểu với tờ Politico hồi tháng 8 rằng ông thấy việc để ông Trump làm tổng thống là không thể chấp nhận và sẽ cân nhắc bỏ phiếu cho Clinton vào ngày 19/12 tới. Doanh nhân Decatur Baoky Vu thừa nhận với trang tin AJC có trụ sở tại Atlanta hồi tháng 8 rằng ông không muốn bầu cho Trump nhưng bị các lãnh đạo đảng Cộng hòa ở địa phương thuyết phục ghi danh làm đại cử tri đại diện đảng này.
Bà Clinton có thể thay đổi tình thế, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử nếu có thêm hơn 30 phiếu đại cử tri nữa. Nhưng ngay cả khi điều đó xảy ra, Quốc hội mới do đảng Cộng hòa kiểm soát họp vào ngày 6-1-2016 vẫn có thể bỏ phiếu để ngăn cản bất cứ hành vi bất trung nhằm giữ nguyên vị trí chiến thắng cho ông Trump. Theo FactCheck, các nhà lập quốc của Mỹ tạo ra đại cử tri đoàn vì họ "lo ngại nền dân chủ trực tiếp". Nhưng Alexander Hamilton, một trong những nhà lập pháp Mỹ lại cho rằng đại cử tri đoàn được lập nên để bảo đảm "vị trí tổng thống sẽ không bao giờ thuộc về người không đủ tiêu chuẩn". Và để biết được ông Trump có chính thức trở thành tống thống thứ 45 của Mỹ hay không, nhất thiết phải chờ kết quả đại cử tri đoàn bỏ phiếu vào ngày 19-12-2016 tới đây sẽ rõ...!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét