Chúng tôi đã chắt lọc một vài trong số những bức ảnh không gian đẹp và ấn tượng nhất được đưa vào bình chọn “Ảnh chụp Thiên văn học trong Ngày” của NASA trong những tháng gần đây. Với việc sử dụng tàu không gian như Cassini để ghi lại những quang cảnh chưa từng được thấy trước đây và sự cải tiến trong khả năng chụp ảnh không gian qua kính viễn vọng, việc thưởng ngoạn không gian chưa bao giờ vô cùng sống động và đầy cảm thán như vậy.
Dành chút thời gian để tưởng tượng bạn đang ở trong một tàu vũ trụ đang du hành qua nhiều năm ánh sáng để quan sát những kỳ quan vũ trụ một cách trực tiếp.
Không một tấm ảnh nào dưới đây được dựng lại bởi các nghệ sĩ nhiếp ảnh, chúng đều là những bức ảnh chụp bởi tàu không gian hay bằng những kính viễn vọng không gian. Những lời miêu tả cho các bức ảnh được lấy từ những ghi chép của các phi hành gia gửi cho NASA và được biên tập lại cho ngắn hơn.
Tinh vân hành tinh hình bướm M2-9 cách chúng ta 2.100 năm ánh sáng cho thấy vẻ đẹp của một ngôi sao đang chết. Ở chính giữa, hai ngôi sao bên trong một đĩa khí ga có quỹ đạo gấp 10 lần quỹ đạo sao Diêm Vương (Pluto). Lớp vỏ vật chất xuất ra khỏi ngôi sao đang chết và phụt ra ngoài đĩa khí tạo nên hình lưỡng cực. Vẫn còn nhiều điều chưa biết về quá trình vật lý hình thành tinh vân hành tinh.
Tinh vân Bong bóng, đường kính 7 năm ánh sáng, cung cấp những chứng cứ về các quá trình dữ dội đang hoạt động. Nằm phía trên, bên trái trong lòng tinh vân Bong bóng này là một ngôi sao nóng týp O, sáng gấp vài trăm nghìn lần và nặng gấp 45 lần mặt trời. Một cơn gió dữ dội và bức xạ mãnh liệt phát xuất ra từ ngôi sao này đã thổi tung kết cấu của đám khí phát sáng, đập vào vật chất cô đặc hơn trong một đám mây phân tử bao bọc xung quanh. Tinh vân Bong bóng đầy hấp dẫn này cách chúng ta khoảng 7.100 năm ánh sáng.
Trong khi trôi dạt qua vũ trụ, một đám mây bụi liên tinh cầu tráng lệ được định hình bởi các cơn gió và bức xạ từ các ngôi sao thành hình dáng đầu ngựa. Tinh vân Đầu ngựa này được bao bọc bên trong tinh vân Orion hùng vĩ và phức tạp. Đám mây phân tử màu thẫm có độ dài khoảng 1.500 năm ánh sáng. Tinh vân Đầu ngựa sẽ thay đổi hình dáng một cách chầm chậm trong vài triệu năm tới và cuối cùng sẽ bị phá hủy bởi ánh sáng cao năng lượng từ các ngôi sao.
Sao Mộc xuất hiện cực quang. Giống như Trái đất, từ trường của những phễu khí khổng lồ đã tích điện cho các hạt phát xuất ra từ Mặt trời phía đến các cực (của sao Mộc). Khi những hạt này đi vào khí quyển, các hạt điện tử sẽ bị đẩy ra khỏi các phân tử khí một cách tạm thời. Lực điện sẽ hút các hạt điện tử này trở lại. Khi các hạt điện tử tái kết hợp để tạo thành phân tử trung hòa, ánh sáng cực quang sẽ phát ra.
Những đám mây trên sao Mộc được nhìn thấy từ các bức ảnh chụp bởi tàu không gian New Horizons trên đường tiến tới sao Diêm Vương. Nổi tiếng với Vết Đỏ lớn (Great Red Spot), sao Mộc còn được biết đến với vành đai mây cân đối quanh xích đạo, có thể thấy được từ một kính viễn vọng bình thường nhất.
Mặt trăng Io của sao Mộc lớn cỡ nào? Tinh thể sục sôi nhất Thái dương hệ, đó chính là Io với đường kính 3.600 kilômét, bằng kích thước với mặt trăng của Trái đất. Lướt qua sao Mộc vào thời điểm chuyển giao của thiên niên kỷ, tàu không gian Cassini đã chụp được góc nhìn đầy cảm hứng giữa mặt trăng Io với tinh cầu khí khổng lồ (sao Mộc) ở phía sau, mang đến một minh họa đầy ấn tượng về mối tương quan kích thước giữa hai hành tinh.
Các cơn gió đã tác động đến cát trên sao Hỏa như thế nào? Để giúp thấy được sự khác biệt rõ rệt với Trái đất, rô-bốt thăm dò Curiosity trên sao Hỏa đã đi đến đụn cát Namib thuộc cánh đồng cát Bagnold ở vùng trũng Gale để khảo sát. Namib là đụn cát biến đổi đầu tiên được khảo sát một cách chi tiết bên ngoài Trái đất. Các gợn sóng do gió tạo ra trên các đụn cát của Trái đất cũng tương tự như những gợn sóng trên sao Hỏa, chỉ có một ngoại lệ. Những chóp gợn sóng lớn có thể thấy được trên đụn cát Namib sẫm màu, trung bình cách nhau khoảng 3 mét, là loại gợn sóng chỉ có thể thấy dưới đáy biển của Trái đất. Chúng dường như xuất hiện trên sao Hỏa bởi cách thức mà những cơn gió thưa thớt của sao Hỏa đã kéo theo những hạt cát sẫm màu.
Một thiên hà xoáy ốc lộng lẫy cách chúng ta khoảng 100 triệu năm ánh sáng, tên NGC 1309 nằm trong các nhánh của chòm sao Ba Giang (Eridanus). Thiên hà NGC 1309 trải dài khoảng 33.000 năm ánh sáng, bằng một phần ba kích thước của hệ Ngân hà của chúng ta. Các cụm sao trẻ màu xanh xanh và các dải bụi phác họa nên những cánh tay xoắn ốc khi chúng uốn lượn quanh quần thể sao màu vàng lớn tuổi hơn nằm ở trung tâm.
Bức ảnh hồng ngoại sâu thẳm nhất của tinh vân Orion (hay tinh vân Lạp Hộ) đã hé mở ra sự phong phú của những vì sao nhẹ ký (khối lượng nhỏ hơn một nửa của Mặt trời) chưa từng được biết tới và các hành tinh trôi nổi tự do. Tinh vân Orion cách Trái đất 1.300 năm ánh sáng, là khu vực chủ yếu định hình các vì sao nằm gần Trái đất nhất.
Tinh vân sẫm màu và đầy bụi Keyhole (lỗ khóa) có cái tên này từ hình dạng bất thường của nó. Giống như cái móc, Keyhole, trong bức ảnh kinh điển xuất chúng chụp bởi kính thiên văn không gian Hubble,là một khu vực nhỏ hơn nằm trong Tinh vân lớn Thuyền Đế (Carina) Các nhóm bụi sẫm màu rực rỡ và những nét đặc trưng phức tạp được tạo nên bởi các cơn gió và bức xạ từ các ngôi sao khổng lồ và đầy năng lượng của tinh vân Thuyền Đế. Khu vực này cách Trái đất 7.500 năm ánh sáng. Tinh vân Keyhole, nằm độc lập, có khuynh hướng bộc phát mạnh mẽ trong những thế kỷ cuối cùng của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét