Cách xử dụng những đại danh từ trong tiếng Việt đưa đến cho người thích suy luận về ngôn ngữ những vấn đề nan giải. Cũng hai chữ "Anh" và "Em"này, người dùng có thể áp dụng vào nhiều trường hợp khác nhau. Mới gặp một cô gái trẻ đẹp xa lạ mà vội xưng hô "Anh"với "Em" thì có khi ăn bạt tai. Khi bà xã bạn gọi bạn là "Anh" và thay vì dùng chữ "Em" mà lại xưng "Tôi" thì trăm phần trăm là có chuyện lớn. Các cô bán cà phê ở Việt Nam bây giờ mà không gọi khách ở bất cứ lứa tuổi nào bằng"Anh" thì khỏi có "bo". Sau này, tại Việt Nam hay có lối dùng hai chữ "Anh và Em" này một cách bừa bãi, với vẻ nịnh nọt khi nói chuyện với một người lạ. Nói chuyện với một người quen lớn hơn vài tuổi thì gọi họ bằng Anh, nhiều thì gọi bằng Chú,già hơn bố mình thì gọi bằng Bác. Không quen thì gọi bằng Ông, người già thì gọi bằng Cụ. Gọi sai thì mang tiếng là vô giáo dục hay hỗn xược.Ngược lại, người được gọi bằng Anh, Chú,Bác có thể dùng lại chữ này vào ngôi thứ nhất để chỉ mình.
Người Việt còn có thói quen hay coi trọng chức tước: Vợ các ông bác sĩ, luật sư, kỹ sư, dược sư, giáo sư, giám đốc, bộ trưởng, sĩ quan cao cấp đều được gọi bằng chức tước của chồng; ngược lại các ông chồng mà vợ có các chức tước trên
thì không thấy gọi ăn theo.
Đây là những thí dụ điển hình cho sự bất ổn trong cách xưng hô trong tiếng Việt.
Trong đạo Công Giáo, du nhập từ phương Tây, có chữ CHA, theo tiếng Pháp là Père, tiếng Anh thì dùng chữ Father,tiếng Ý hay Tây Ban Nha là Padre. Ngoài tiếng CHA ra còn có môt chữ nữa là Linh Mục dùng để chỉ những người đã đi tu và tốt nghiệp chủng viện. Khi giáo dân nói chuyện với linh mục, chữ CHA thường được dùng như một đại danh từ ngôi thứ hai. Và khi dùng chữ này, mặc nhiên giáo dân đưa mình vào cái thế CON – ngôi thứ nhất, theo sự cân bằng trong tiếng Việt. Điều bất ổn trong việc sử dụng những chữ này là khi vị linh mục dùng chữ CHA để chỉ mình như ngôi thứ nhất.
Chẳng hạn như trong hai câu đối thoại sau:
-Thưa cha, con đã dọn cơm xong. Mời cha vào dùng bữa.
-Cám ơn con. Để cha đọc nốt trang thánh kinh này đã.
Những chữ này dùng trong câu nói giữa hai cha con trong gia đình (tuy có vẻ hơi “sáo” một chút) thì rất chỉnh. Nhưng nếu giữa một vị linh mục và một giáo dân thì có vấn đề. Thử dịch hai câu này sang tiếng Anh:
-Father, I have set the table. Please come and have your
dinner.
-Thank you my son (daughter). Let me finish this page in
the Bible.
Cái khác nhau của hai tiếng Việt và Anh ở đây là hai chữ I trong câu thứ nhất và ME trong câu thứ hai. Nếu đưa hai câu tiếng Việt cho một người dịch vụng về thì có lẽ người đó sẽ dịch như thế này:
-Father, son (daughter) has set the table. Father is
invited to come and have dinner.
--Thank you my son (daughter). Let Father finish this
page in the Bible.
Chỉ có người Việt Nam mới hiểu ý câu đối thoại này giữa linh mục và giáo dân khi đọc câu dịch sang tiếng Anh. Người Anh và Mỹ đọc đến đây thì chịu. Bởi vì các ngôi thứ nhất, hai và ba số ít được dùng một cách hỗn loạn, vô trật tự. Gần đây có một cuốn sách tựa đề “The Boat” do một thanh niên Việt Nam rất trẻ tên là Nam Lê ở bên Úc, viết đã gây nhiều tiếng vang trong làng văn thế giới, đoạt được nhiều giải thưởng văn chương, làm dân tộc và những người viết lách Việt Nam hãnh diện. Cậu Nam, có lẽ nói bập bẹ được ít câu tiếng Việt, cũng vấp phải lỗi lầm này khi dùng chữ “CHILD” thay cho ngôi thứ nhất (I và ME) chẳng hạn như khi cậu viết:
“Let child do this for mother.”
“Will mother give child some money?”
“Child love you.”
Tôi nghĩ cậu Nam khi viết những câu này nghĩ đến những lời thỏ thẻ với mẹ bằng tiếng Việt lúc còn bé :
“Để con làm cái này cho mẹ nhé.”
“Mẹ cho con mấy đồng được không?”
”Con thương mẹ lắm.”
Khi dịch nguyên con sang tiếng Anh. Nếu người viết những câu này là người Anh hay Mỹ chính hiệu thì câu này sai văn phạm hoàn toàn. Chỉ vì tính chất “ngoại lai” – exotic – của câu chuyện khiến người ngoại quốc hiểu được, chấp nhận được và còn khen ngợi tình cảm toát ra từ cách dùng chữ “CHILD” trong câu này. Nếu cậu Nam viết thêm chữ “Your” trước chữ “Child” thì chỉnh hơn nhưng lại không diễn tả được cái ý “Con – I / Me” bằng ngôi thứ nhất trong tiếng Việt.
Trở lại với hai chữ “Cha” và Con” trong câu thí dụ trên, vấn đề quan trọng không phải là một giáo dân phục dịch trong nhà thờ, dọn cơm xong, mời linh mục vào dùng cơm và dủng chữ Cha, xưng là Con, mà là vị linh mục dùng chữ “Cha” vào vai trò ngôi thứ nhất thay vì chữ “Tôi” thông dụng và “Con” vào ngôi thứ hai thay vì chữ “Anh/Chị”.
-Cám ơn anh/chị. Để tôi đọc nốt trang thánh kinh này đã.
Vị linh mục không phải là Bố của người giáo dân nên không nên xưng là “Cha” và gọi người kia là “Con”. Ngay cả trong kinh thánh cũng chỉ nhắc đến một người “Cha”, đó là Thượng Đế, là Đức Chúa Trời, là Đấng Tạo Hóa. Tôi không phải là người đọc và nghiên cứu về kinh thánh nên không biết nguyên thủy của chữ này bắt nguồn từ đâu. Chữ “Cha” trong đạo Công Giáo Việt Nam phản ảnh truyền thống Tây Phương đem vào nước ta do các nhà truyền giáo, nhưng có một điều rất rõ là các linh mục phương Tây không bao giờ xưng mình là Père - Father – Padre mà dùng các đại danh từ thông dụng là “Je” và “I”. Đức Giáo Hoàng thì sử dụng chữ “WE”, đại diện cho Hội Thánh Công Giáo trong những bài giảng và viết
Tôi không biết Đức Giáo Hoàng, ngài có dùng “Pope” khi nói về mình trong những khi tiếp xúc với giáo dân hay những cấp lãnh đạo thế giới đến yết kiến.! Trong tiếng Anh cũng có chữ Imperial “WE” dùng bởi các vua chúa (thay mặt cho dân và nước) và thỉnh thoảng cũng có trường hợp vua dùng chữ “The King” như ngôi thứ nhất để nói về mình trong những lời phán truyền xuống với thần dân.
Tôi không biết Đức Giáo Hoàng, ngài có dùng “Pope” khi nói về mình trong những khi tiếp xúc với giáo dân hay những cấp lãnh đạo thế giới đến yết kiến.! Trong tiếng Anh cũng có chữ Imperial “WE” dùng bởi các vua chúa (thay mặt cho dân và nước) và thỉnh thoảng cũng có trường hợp vua dùng chữ “The King” như ngôi thứ nhất để nói về mình trong những lời phán truyền xuống với thần dân.
Vào khoảng năm 1970,trong ngày lễ Trung thu tại Dinh Độc Lập. Hôm đó có rất nhiều thiếu nhi đại diện các trường ở Sài Gòn và các tỉnh lân cận ngồi xếp hàng trong khuôn viên, tay cầm lồng đèn. Khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bước lên sân khấu, nói chuyện với các em nhi đồng thì tôi thấy trên màn hình, ông Thiệu có vẻ hơi lúng túng và nói rất ngắn tuy ông có tiếng là hay nói dông dài trước máy vi âm. Lý do là vì khi nói chuyện với các em, không biết ông hay bà cố vấn nào đưa ý kiến mà TT Thiệu dùng hai chữ “Tổng Thống” vào ngôi thứ nhất để nói về mình thay vì chữ “Tôi” hay chữ “Chú” hay “Bác”. Chẳng hạn như khi ông nói: “Tổng Thống muốn nhắn nhủ với các em là phải cố gắng học hành sau này còn giúp nước.” Tôi nghĩ mãi và đi đến kết luận là Ông Thiệu không muốn dùng chữ “Tôi” vì không xứng với địa vị nguyên thủ quốc gia và tuổi tác của ông với các em. “Chú” thì hơi yếu vì ám chỉ vị thế là “đàn em” của bố. Còn “Bác” thì vô hình chung lấy “Bác Thiệu” ra cạnh tranh với “Bác Hồ” mới chết năm trước đó. Vì thế mà ông Thiệu có vẻ không tự nhiên khi xưng mình là “Tổng Thống”.
Những ngày đầu mới đến Mỹ, có một lần tôi đến gặp một ông Bác sĩ. Ông này cở trạc tuổi tôi, nhưng khi nói chuyện với tôi thì xưng là “bác sĩ” khi nói “Ông sang ngồi ghế bên này để bác sĩ nghe tim nhé.” Y tá nói câu đó với bệnh nhân thì được. Bác sĩ thì không. Không biết là có ông bà bác sĩ nào khác ở nước Mỹ này hay ở Việt Nam gọi mình là “Bác sĩ” khi tiếp xúc với bệnh nhân không.!
Trong tiếng Việt có chữ “Thầy”. Chữ này được dùng rất rộng rãi, để chỉ những người thầy giáo dạy học, thay cho hai chữ “Giáo Sư” hay “Giáo Viên”, kể cả dạy nghề, dạy võ, hay dạy nhẩy đầm. Chữ “Thầy” còn dùng thay cho cha, ba, hay bố; dùng để gọi các thầy tu trong đạo Phật; các tu sinh Thiên Chúa Giáo(Thầy Năm, Thầy Sáu); các vị phó tế cho linh mục trong lúc cử hành thánh lễ; các người có khả năng giải thích, liên lạc với những cái vô hình, tới lý số, tới thế giới bên kia (Thầy Bói, Thầy Pháp). Khi nói chuyện với một trong những người nói trên, chúng ta thường gọi họ bằng “Thầy”. Nói chuyện với Thầy giáo dạy chữ thì xưng “Em”, với Giáo sư Khiêu Vũ thì xưng “Tôi”. Nếu các “Thầy” này dính dáng đến tôn giáo (cả Phật Giáo lẫn Công Giáo) thì thường là xưng “Con” để tỏ lòng kính trọng.
Nếu bên Công Giáo có danh từ Linh Mục, Giám Mục, Hồng Y, Giáo Hoàng thì bên Phật Giáo có Đại Đức, Thượng Tọa,Hòa Thượng, Lạt Ma vv…Nhưng thường thì các vị tu hành bên Phật Giáo được thiện nam tín nữ gọi bằng“Thầy” trong những câu chuyện hằng ngày. Vấn đề ở đây, nếu không sợ lập đi lập lại như một cái dĩa hát bị hỏng, là chuyện các vị tu hành này dùng chữ “Thầy” để xưng mình với tín hữu, cũng như các linh mục xưng mình là “Cha”
Hiện nay, các nhà thờ Việt Nam ở Mỹ thường tổ chức nấu nướng, bán thức ăn cuối tuần, hoặc nấu bánh chưng, bánh tét để bán vào dịp cuối năm âm lịch...Nên Nhà tôi cũng đóng góp công sức trong đó, vì vậy thường chứng kiến về một hiện tượng rất mới lạ, khi các linh mục tiếp xúc với giáo dân, các linh mục trẻ thường hay xưng là “Con” trong các buổi sinh hoạt cộng đồng; gọi “Chị” và xưng “Em” khi nói chuyện với phụ nữ lớn tuổi hơn mình.
Hiện nay, các nhà thờ Việt Nam ở Mỹ thường tổ chức nấu nướng, bán thức ăn cuối tuần, hoặc nấu bánh chưng, bánh tét để bán vào dịp cuối năm âm lịch...Nên Nhà tôi cũng đóng góp công sức trong đó, vì vậy thường chứng kiến về một hiện tượng rất mới lạ, khi các linh mục tiếp xúc với giáo dân, các linh mục trẻ thường hay xưng là “Con” trong các buổi sinh hoạt cộng đồng; gọi “Chị” và xưng “Em” khi nói chuyện với phụ nữ lớn tuổi hơn mình.
Năm vừa rồi, vợ chồng tôi có dịp gặp Cha xứ để trình bày về sổ gia đình Công Giáo, Vị linh mục này gọi tôi bằng "bác", xưng "cháu" và gọi Nhà tôi bằng “Chị” xưng “em. Tôi cũng hơi lúng túng nhưng sau cùng chọn chữ "Chúng Tôi" và gọi ông là "Cha" hay"Linh Mục".
Ngoài Linh Mục hay Cha ra, còn một vai vế cao hơn với chức danh"Cố". Như vậy! cha mẹ ruột của vị Linh Mục, giáo dân phải gọi là "Ông Bà Cố". Điều nầy đúng sai! cần duy trì hay nên thay đổi! chúng ta không dám lạm bàn...Duy chỉ có một nhận xét - Hình thức hay cách xưng hô bên ngoài, chưa hẵn đã nói lên thật lòng sự kính trọng ở bên trong của mỗi con người, mà nó cần thể hiện tình cảm và quý mến nhau một cách chân tình giữa con người với nhau.
Ngoài Linh Mục hay Cha ra, còn một vai vế cao hơn với chức danh"Cố". Như vậy! cha mẹ ruột của vị Linh Mục, giáo dân phải gọi là "Ông Bà Cố". Điều nầy đúng sai! cần duy trì hay nên thay đổi! chúng ta không dám lạm bàn...Duy chỉ có một nhận xét - Hình thức hay cách xưng hô bên ngoài, chưa hẵn đã nói lên thật lòng sự kính trọng ở bên trong của mỗi con người, mà nó cần thể hiện tình cảm và quý mến nhau một cách chân tình giữa con người với nhau.
Trên các đài truyền thanh, truyền hình, có những giờ nói chuyện về Phật Pháp, do các vị tu sĩ hướng dẫn, nhưng đa số đểu dùng danh từ ngôi thứ nhất là"Tôi" để chỉ về mình. Tuy nhiên, cũng có vị lại dùng chữ "Thầy" để nói về mình. Như Thiền Sư Thích nhất Hạnh mỗi lần thuyết pháp, hay nói chuyện với cộng đồng người Việt đều dùng danh xưng"Thầy".Mặc dù tôi rất kính trọng Thầy về phương diện kiến thức, tuổi đạo và đời, nhưng tôi thấy lối xưng hô "tự mãn" đó không mấy hợp cho giới tu hành chút nào cả. Nhưng sau đó, tình cờ tôi có đọc trên internet một bài thuyết pháp bằng tiếng Anh tại Civic Center San Diego dành cho người Mỹ. Nếu tôi không nhầm thì Hòa Thượng Nhất Hạnh dùng chữ I và Me để nói về mình thay vì dùng chữ "The Most Reverent" hay "Superior Monk"để gọi mình. Gần đây nhất,trên YouTube trong đó có vụ luật sư thẩm cung Hòa Thượng Thích Chánh Lạc (Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, Đặc Trách Nội Vụ,Giáo Hội Việt NamThống Nhất) về những việc dính líu đến Chùa Phổ Quang ở Colorado. Anh thông dịch viên lúng túng, lúc gọi Hòa Thượng bằng Ông, lúc gọi bằng Thượng Tọa, lúc thì Hòa Thượng.Nhưng Hòa Thượng Thích Chánh Lạc thì luôn luôn dùng chữ “Thầy”, thay bẳng “Tôi”, để nói về mình khi trả lời các câu thẩm vấn. Và khi người thông dịch viên dịch sang tiếng Anh thì dùng chữ I và Me.Trao đổi chuyện này với một số phật tử thuần thành. Nhiều người cho đó là điều tự nhiên, không thấy gì là bất ổn khi các vị Thượng Tọa, Đại Đức xưng “Thầy” với thiện nam tín nữ. Nhưng ở đây là một cuộc thẩm cung do luật pháp ấn định, không phải là cuộc tiếp xúc với thiện nam tín nữ nên có lẽ Hòa Thượng nên dùng chữ “Tôi” khi trả lời. Nếu được, nên dùng hai chữ “Bần Tăng” để nói lên một hình thức khiêm nhường trong cách xưng hô, thì có người bảo là chữ đó chỉ dùng trong Cải Lương và chuyện Tầu chứ không dùng ngoài đời. Có lẽ nếu một vị sư dùng chữ “This Poor Monk” để nói về mình thì cũng có thể chấp nhận được. Chẳng hạn như: If you ask this poor monk (me) to remember things that happened ten years ago...” tuy hơi dài dòng nhưng cũng thấy hơi chỉnh và còn nói lên được sự khiêm tốn của một người có địa vị, chức sắc.
Vào thập niên năm mươi của thế kỹ hai mươi, ở Huế có rất nhiều nhà trí thức thiên tả, trong số đó Bác sĩ Q....và Bác sĩ T...,phòng mạch của ông Q ở ngoài cửa Thượng Tứ, con của ông bà gái trai đầy đũ và sống rất bình dân, thậm chí đặt tên cho hai người con trai nhỏ là thằng Trâu và Bò. Cách đây vài năm ở tiểu bang California có một Đại Đức Hằng Trường trong hội Từ bi phụng sự, thường tổ chức lớp học thuyết giảng về Phật pháp, huấn luyện tập Tai Chi.v.v...Đại Đức nầy nói chuyện trước đại chúng, luôn tự xưng "Thầy"và gọi chung đạo hữu là "các Bác". Đó là điểm đặc biệt thứ nhất mà tôi chú ý, từ đó tìm hiểu thêm về vị thầy trọ trẹ tiếng Huế nầy
Vào thập niên năm mươi của thế kỹ hai mươi, ở Huế có rất nhiều nhà trí thức thiên tả, trong số đó Bác sĩ Q....và Bác sĩ T...,phòng mạch của ông Q ở ngoài cửa Thượng Tứ, con của ông bà gái trai đầy đũ và sống rất bình dân, thậm chí đặt tên cho hai người con trai nhỏ là thằng Trâu và Bò. Cách đây vài năm ở tiểu bang California có một Đại Đức Hằng Trường trong hội Từ bi phụng sự, thường tổ chức lớp học thuyết giảng về Phật pháp, huấn luyện tập Tai Chi.v.v...Đại Đức nầy nói chuyện trước đại chúng, luôn tự xưng "Thầy"và gọi chung đạo hữu là "các Bác". Đó là điểm đặc biệt thứ nhất mà tôi chú ý, từ đó tìm hiểu thêm về vị thầy trọ trẹ tiếng Huế nầy
Tôi đồng ý là có thể chấp nhận được khi một nhà sư xưng“Thầy” với các chú tiểu trong chùa và linh mục xưng“Cha”với các chú (bây giờ có cả con gái) giúp lễ hay trẻ em đi học lớp Việt ngữ ở nhà thờ.Một trường hợp khác là khi thầy, cô giáo xưng hô trước một đám học trò nhỏ.
Dạo sau này, khi có phong trào tổ chức hội ngộ của các trường, sự hiện diện của các thầy, cô của những năm còn mài đũng quần trên ghế lớp học là một trong những niềm vui lớn của những người còn hoài niệm mái trường xưa. Tôi cũng có
tham dự một vài lần và nhận thấy hầu như không có vị nam giáo sư nào dùng chữ ‘Thầy’ khi nói về mình, phần nhiều dùng chữ “Tôi” - trong email thì thỉnh thoảng có thấy chuyện này; và có lẽ vì những vị này thấy đám học trò của mình
người nào cũng có hai thứ tóc trên đầu nên gọi họ là “Anh” thay vì “Em” như ngày xưa. Nhưng trong một vài lần dự hội ngộ của các trường nữ, tôi thấy các bà (cô) giáo ngày xưa hình như vẫn giữ thói quen xưng “Cô” và gọi học trò bằng “Em”. Có thể vì tình cảm giữa phái nữ với nhau đậm đà hơn, quấn quýt hơn, thân mật hơn, lâu bền hơn nên các bà giáo và các học trò vẫn giữ lối xưng hô của bốn, năm mươi năm về trước.
Để kết thúc bài này, mời các bạn xem lại một cách xưng hô rất dễ thương và thú vị của người miền Nam:
“Em qua đây Qua nói em nghe. Bữa qua, em mời Qua sang chơi.
Qua nói Qua qua, rồi Qua bị kẹt nên Qua hổng qua.
Em bỏ qua cho Qua ngen!"
"Hôm qua, Qua nói Qua qua, mà Qua hổng qua
Hôm nay Qua nói hổng qua, mà Qua lại qua"
"Hôm qua, Qua nói Qua qua, mà Qua hổng qua
Hôm nay Qua nói hổng qua, mà Qua lại qua"
Qua đi Qua lại thế mà hay.
Cha với Con hay Thầy với Con làm gì cho nó nhức đầu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét