Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

MỐI TÌNH ĐƠN PHƯƠNG CỦA NHÀ THƠ BÙI GIÁNG VỚI NGHỆ SĨ KIM CƯƠNG


Nhắc đến mối tình si của thi sĩ Bùi Giáng, Kim Cương không khỏi ngậm ngùi - Ảnh: Thiên Hương

Nghệ thuật cải lương là sắc thái văn hóa độc đáo của người Miền Nam Việt Nam. Được sản sanh và trưởng thành ở các tỉnh Hậu Giang như Bạc Liêu, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sa Đéc…
Ông tổ của nghệ thuật cải lương là Tống Hữu Định, người Vĩnh Long. Người sáng tác bản vọng cổ đầu tiên là ông Cao Văn Lầu ở Bạc Liêu. Bản vọng cổ đầu tiên tên là Dạ Cổ Hoài Lang, sau đổi thành vọng cổ.
Nghệ thuật sân khấu cải lương đã đi vào lòng người Nam, tạo thế đứng lừng lẫy một thời. Những đào kép tài sắc là thần tượng của người hâm mộ cải lương. Nhiều mối tình đặc biệt của họ cũng được nhắc đến và lưu truyền trong dân gian. Những cuộc tình đặc biệt của nghệ sĩ sân khấu cải lương như Kim Cương-Bùi Giáng, Phùng Há-Năm Châu, Văn Chung-Thanh Hương còn ghi đậm dấu ấn trong lòng người Miền Nam.
Ngày nay, cải lương đang trên đà xuống dốc, bị đe dọa tự hủy diệt, như số phận của hát bộ.!

                      

Bùi Giáng, 40 năm mối tình điên khùng
Đạp xe cầu hôn người đẹp
Trong hồi ký, Kim Cương thuật lại.
Tôi gặp ông lần đầu lúc 19 tuổi, thời còn theo đoàn cải lương của má. Thật ra, ông chú ý đến tôi trong đám cưới của đôi bạn Hạnh - Thùy.
Một hôm Thùy bảo tôi: “Có một ông giáo sư Đại học Văn khoa, đi học ở Đức về, ái mộ chị lắm, muốn đến nhà thăm chị”. Tôi trả lời: “Ừ, thì mời ổng tới”.
Hóa ra là ông, lúc ấy đang dạy học, cũng áo quần tươm tất chứ chưa có bất cần đời như sau này. Ông thường lui tới nhà tôi chơi, vài lần mời tôi đi uống cà phê nhưng nhất định phải đi bằng xe đạp do ông chở, chứ không chịu đi bằng bất cứ phương tiện nào khác.
Một hôm ông trịnh trọng cầu hôn tôi. Tôi thấy thái độ của ông không được bình thường nên tôi đều né tránh.
Vài lần sau, ông thở dài nói với tôi: “Thôi, chắc cô không ưng tôi vì tôi lớn tuổi hơn cô, vậy cô hứa với tôi là sẽ ưng thằng cháu của tôi nhé. Nó trẻ, lại đẹp trai, học giỏi”.
Tôi ngần ngừ: “Thưa ông, chuyện tình cảm đâu có nói trước được. Tôi không dám hứa hẹn gì đâu, để chừng nào gặp nhau hẵng hay...”.
Tưởng ông nói chơi, ai dè làm thiệt. Ông đùng đùng dắt ngay đứa cháu tới, mà đứa cháu đó chỉ... mới 8 tuổi.

Ảnh đính kèm

Thời gian qua, thỉnh thoảng ông vẫn ghé thăm tôi. Mặc kệ tôi đang yêu ai, đang thất tình ra sao, thậm chí đang sống chồng vợ với người nào, ông đều không quan tâm.
Hồn nhiên, bản năng và vô điều kiện
Trong những lúc ông điên nhất, quên nhất, không còn lưu lại một chút gì trong trí nhớ, kể cả thơ ca và kiến thức, nhưng tên tôi vẫn được ông gìn giữ.Tên tôi được ông gọi đi gọi lại bất cứ khi vui khi buồn, bất cứ khi hạnh phúc, khi đau đớn.
Chưa một lần nào ông sàm sỡ bằng hành động hay lời nói. Xưng hô vẫn cứ tôi và cô một cách nghiêm túc và chững chạc. Một tình cảm xuất phát thật hồn nhiên, bản năng và vô điều kiện.
Trong đầu ông hình như chỉ có một số điện thoại duy nhất, một địa chỉ duy nhất - đó là địa chỉ và số điện thoại nhà của tôi.

Ảnh đính kèm

Nhiều lần ông đứng giữa đường dang tay làm “chim bay, cò bay” la hét làm kẹt xe, công an tới bắt, hỏi cách gì ông cũng chỉ nói một câu: “Mẫu thân của tôi là Kim Cương, ở số...đường Hoàng Diệu, điện thoại 844...”.
Thế là công an réo gọi tôi để đi lãnh ông ra. Chuyện đó xảy ra không biết bao nhiêu lần. Có khi ông té bị thương, người ta chở vô bịnh viện, ông cũng chỉ “khai báo” y như vậy.
Bịnh viện lại réo tôi đến. Hoặc những lúc ông lên cơn, có khi vô quậy cả đám cưới nhà người ta, tôi bị người ta gọi điện đến đưa ông về.
Thậm chí có một buổi, ông xuất hiện trước nhà với tóc tai mặt mũi đầy máu vì mới bị ai đó đánh. Tôi hoảng hốt gọi xích lô cho ông đi cấp cứu nhưng ông không chịu.
Ông nói: “Chừng nào cô chịu đi chung trên một chiếc xích lô với tôi thì tôi mới đi”. Tôi đành phải gọi một chiếc xích lô đi cùng ông, vừa ngồi xe vừa nghe ông nói chuyện trên trời dưới đất không một cảm giác đau đớn nào. Những lúc tỉnh táo, ông nói với tôi: “Cô nhơn hậu lắm cô mới chịu nói chuyện với tôi tới giờ này!”.
Như là một định mệnh

             

Kim Cương đã cho xem lá thư viết tay của thi sĩ Bùi Giáng từng gửi cho bà. Lá thư được trích trong tập thơ Cuối đời của thi sĩ Bùi Giáng năm 1998.
Nguyên văn lá thư:
Cô Kim Cương yêu quý
Kể cũng gần 50 năm quen biết và yêu mến cô. Đó là hạnh phúc lớn đi suốt đời tôi. Sau này cô cao hứng đến viếng thăm tôi. Ấy là bất ngờ. Rủi ro lần đầu tôi say rượu chẳng biết gì cả. Lần thứ nhì, tôi tỉnh táo. Tâm hồn thoải mái như được cùng tiên tái ngộ.
Mấy ngày rày cứ giở mấy tấm ảnh chụp chung với cô. Gương mặt cô càng ngày trông càng lạ. Mấy đứa cháu gái, cháu ruột, cháu dâu xúm xít trầm trồ: "Cô Kim Cương ngoài đời trông đẹp hơn trên tivi... Lạ quá! Lạ quá!...". Gương mặt cô có nét hồn hậu, trung hậu, dịu dàng. Ai ai cũng nhận thấy thế. Hình như sau này cô gặp hạnh phúc lớn hay sao mà bỗng nhiên cô càng trẻ hơn xưa nay?
Lúc trước đọc báo nghe cô nói có ý mua cho tôi một cái nhà. Tôi cảm động đến ngẩn ngơ. Giữa đêm tỉnh giấc, còn âm ỉ khóc lóc một mình. Nhưng cô nghĩ xem? Làm sao tôi dám chấp nhận? Tôi vốn già điên say rượu... Ở với tụi cháu sum vầy mấy chục năm nay, chúng quen thuộc tính nết tôi rồi. Chúng vui vẻ hân hoan chịu đựng. Nhiều lúc tôi lại có ý chọc cho chúng la rầy để nghe cho vui vẻ cái lỗ tai... đời buồn hiu quạnh... 
Tuổi già tôi có được đôi ba bạn thân và còn giữ được tình nghĩa của cô thì thử hỏi còn gì tốt đẹp hơn nữa? Xin mời cô thỉnh thoảng ghé lại nhà coi như đi nghỉ mát. Chỗ tôi có thể gọi là một thôn xóm thơ mộng. Ai ai cũng vui vẻ, thân mật, hiền lành, ít xảy ra ồn ào náo động. Đúng là nơi sinh hoạt lý tưởng. Được nhìn thấy cô là tự nhiên hết buồn, hết điên, hết say rượu.
Chúc cô suốt đời sung sướng!
Cuộc tình  Bùi Giáng với Kim Cương dằng dai suốt nửa cuối, cuộc đời Bùi Giáng:

Kính thưa công chúa Kim Cương
Trẫm từ vô tận ven đường ngồi đây
Tờ thư rất mực mỏng dày
Làm sao định nghĩa đêm ngày yêu nhau?


Lý do dẫn đến mối tình si, ông đã tự bộc bạch:

Kể từ tao ngộ đầu tiên
Kim Cương vô tận, thuyền quyên vô cùng
Bốn mươi năm đã lẫy lừng
Âm thầm tưởng niệm lạ lùng giai nhân
Trái tim thiết thạch vô ngần
Từ tam thu tới tử phần hôm nay.


Ảnh đính kèm

Kim Cương đã chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc đời cũng như trong sự nghiệp sáng tác thơ ca của Bùi Giáng. Câu chuyện tình đơn phương này có một cái gì đó như định mệnh, như một biểu tượng đẹp, buồn và xót xa. Đối với Bùi Giáng, Kim Cương là "thiên hạ đệ nhất mỹ nhân". Và chàng thi sĩ trung niên đã yêu Kim Cương bằng một tình yêu lạ lùng, cảm động.
Bài thơ cuối cùng
Trước khi ra đi, ông còn để lại một lời nhắn nhủ viết trong cuốn sổ tay tại nhà Kim Cương: "Kiếp sau gặp lại nhau, anh Bùi Giáng chỉ mong được Kim Cương chấp thuận cho phép anh Bùi được làm đầy tớ trung thành tuyệt đối của Kim Cương".
Và một bài thơ:
Vô ngần tao ngộ đầu tiên
Em bao giờ biết anh phiền ưu sao
Yêu em từ những kiếp nào
Về sau cũng niệm nguyên màu ban sơ.
Nghệ sĩ Kim Cương đối với Bùi Giáng
          
 

Bùi Giáng mang một chiếc giày của Kim Cương
Kim Cương cho biết: “Tôi rất trân trọng tài năng của ông nhưng phải nói thật, là ông điên rất nặng, nhưng là cái điên trí tuệ, nói ra nhiều câu cực kỳ sâu sắc. Suốt 40 năm ông đối với tôi như một người yêu đơn phương, nhưng ngược lại tôi đối với ông như một chỗ dựa tinh thần. Bất cứ lúc nào, nghe ông đau ốm hay bị công an bắt, bị người ta đánh là tôi có mặt”.
Tháng 8 năm 1998, Bùi Giáng bị té gây chấn thương sọ não. Ngày 7-10-1998 qua đời tại Sài Gòn.
Bên linh cửu của Bùi Giáng, Kim Cương thưa rằng: “Tôi xin cám ơn anh ba điều. Một là cám ơn anh đã để lại cho đời những tác phẩm văn chương độc đáo. Thứ hai là cám ơn anh đã dành cho tôi một tình yêu suốt 40 năm không suy suyển, không so đo tính toán. Thứ ba là cám ơn anh đã cho tôi một bài học rằng dù bất cứ ai, dẫu điên hay tỉnh, giàu hay nghèo đều phải có một tình yêu để nương tựa”.
Đối với ông, tôi nâng niu trong lòng một ân tình sâu thẳm, rất trang trọng dành riêng cho ông.
Vài nét về thi sĩ Bùi Giáng
Tiểu sử

         

Trong cuốn Văn Nhân & Tình Sử của nhà văn, nhà báo Vương Trùng Dương, xuất bản năm 2015, “Tiểu sử tự ghi của Bùi Giáng” như sau:
Năm 1926. Được bà mẹ đẻ ra đời. Năm 1928. Bị té bể trán. Vết thẹo còn nguyên, kỷ niệm 2 năm trời chết đi sống lại. Năm 1933. Bắt đầu đi học ABC. Năm 1940. Về Quảng Nam chăn bò. Năm 1955. Ở Sài Gòn. Khỏi sự viết về Nguyễn Du. Vài nhận xét về Truyện Kiều, Bà Huyện Thanh Quan, Chinh Phụ Ngâm…
Từ năm 1962. Những tập thơ Mưa Nguồn và nhiều bài thơ khác. Năm 1965. Cháy nhà. Mất trụi bản thảo. Năm 1969. Dịch Martin Heidegger và nhiều tác phẩm ngoại quốc khác.
Năm 1969. Bắt đầu điên rực rỡ. Từ năm 1970. Lang thang du hành Lục Tỉnh. Gái Châu Đốc. Gái Chợ Lớn khiến bị bịnh lậu….
Sự nghiệp văn chương
Bùi Giáng đã để lại cho đời những tác phẩm văn học với số lượng đáng kể. Về sách giáo khoa, luận đề, sách dịch, sáng tác, biên khảo và tùy bút…
Vài nét về Kim Cương
Nguyễn Thị Kim Cương sinh ngày 25-1-1937 tại Sài Gòn. Thân phụ là Nguyễn Phước Cương, bầu gánh Đại Phước Cương. Mẹ là nghệ sĩ Bảy Nam. Kim Cương là cháu nội của vua Thành Thái. Nguyễn Phước hay Nguyễn Phúc là dòng dõi hoàng triều Nhà Nguyễn. Năm 1923, Vua Minh Mạng làm bài thơ 20 chữ gọi là Đế Hệ Thi, dùng để làm những chữ lót khi đặt tên cho con cháu các thế hệ sau:
Miên Hồng Ưng Bửu Vĩnh  
Bảo Quý Định Long Trường 
Hiền Năng Kham Kế Thuật
Thế Thoại Quốc Gia Xương.
Gia Long: Nguyễn Phúc Ánh. Minh Mạng: Nguyễn Phúc Đảm. Thiệu Trị: Nguyễn Phúc Miên Tông, Tự Đức: Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, Dục Đức: Nguyễn Phúc Ưng Chân, Hiệp Hoà: Nguyễn Phúc Hồng Dật, Kiến Phúc: Nguyễn Phúc Ưng Đăng, Hàm Nghi: Nguyễn Phúc Ưng Lịch, Đồng Khánh: Nguyễn Phúc Chánh Mông, Thành Thái: Nguyễn Phúc Bửu Lân, Duy Tân: Nguyễn Phúc Vĩnh San, Khải Định: Nguyễn Phước (Phúc) Bửu Đảo. Bảo Đại: Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy,
Kim Cương sinh ra trong gia đình nghệ thuật. Bà cố, bà nội, cha đều làm bầu gánh hát. Bên mẹ có 11 người cậu, dì. Bốn người nổi tiếng là Năm Phỉ, Bảy Nam, Chín Bia, Mười Truyền. Năm Phỉ là dì của Kim Cương.
Giữa thập niên 1950, ký giả Nguyễn Ang Ca đặt biệt hiệu “Kỳ Nữ” cho Kim Cương. Từ đó dân chúng biết đến danh hiệu Kỳ Nữ Kim Cương. 
Sau 1975, Kim Cương là Ủy viên của Ủy Ban Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc khóa VII nhiệm kỳ 2009 - 2014.  
Cựu Trung tướng VNCH, Nguyễn Hữu Có, cũng được bầu vào MTTQ/VN khóa nầy.
Kim Cương được phong tặng Nghệ Sĩ Ưu Tú (NSƯT), rồi Nghệ Sĩ Nhân Dân (NSND) (2011).
Ngày 10-1-2016, danh hài Hoài Linh cũng chính thức mang danh hiệu Nghệ Sĩ Ưu Tú của Việt Nam. (NSND là danh hiệu cao nhất do Nhà nước trao tặng).

           Hư Vô Và Vĩnh Viễn

                         Tác giả: Bùi Giáng
                         Cũng vô lý như lằn kia dưới lá
                         Con chim bay bỏ lại nhánh khô cành
                         Đời đã mất tự bao giờ giữa dạ 
                         Khi lỡ nhìn viễn tượng lúc đầu xanh

                         Buổi trưa đi vào lòng lá nhỏ
                         Tiếng kêu kia còn chút mong manh
                         Dòng nức nở như tia hồng đốm đỏ
                         Lạc trời cao kết tụ bóng không thành

                         Lá cũng mất như một lần đã lỡ
                         Trời đã xanh như tuổi ngọc đã xanh
                         Trời còn đó như tháng ngày lỡ dở
                         Hồn nguyên tiêu ai kiếm lại cho mình

                         Đường vất vả vó ngựa chồn lảo đảo
                         Cồn sương đi vào sương lạnh miên man
                         Bờ bến cũ ngậm ngùi sông nước dạo 
                         Đêm tàn canh khắc ngợi nguyệt gương ngàn

                         Một lần đứng lên mấy lần ngồi xuống
                         Ngón trên tay và tóc xõa trên đầu 
                         Tình đếm lại muôn vàn thôi đã uổng 
                         Để bây giờ em có biết nơi đâu 

                         Bờ trùng ngộ một phen này phen nữa
                         Tờ cảo thơm như lệ ứa pha hồng 
                         Hồn hoa cỏ phượng thành Hy Lạp úa
                         Nghe một lần vĩnh viễn gặp hư khôn

                 Ảnh đính kèm

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

BINH LÍNH AN NAM THAM GIA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT



Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày mở màn Thế chiến I, xem lại một số hình ảnh về binh lính người Việt tham chiến trong thành phần Quân đội Pháp.  

 ert

Khi Thực dân Pháp thực hiện việc xâm lăng và cai trị Việt Nam (khi đó họ gọi là   An Nam),để bình định thêm các thuộc địa và gây chiến với nhiều quốc gia khác, nên lực lượng binh lính người Việt được Pháp tuyển mộ nhằm phục vụ cho mục đích chiến tranh này; Do đó, dấu chân của họ đã in khắp các chiến trường Châu Âu và Châu Phi.

Tại cảng Lyon-Pháp, những binh lính người Việt đầu tiên đặt chân lên đất Pháp để rồi từ đó ngang dọc khắp các chiến trường,chiến đấu tại những nơi họ chưa hề biết tới

Năm 1915, những người lính An Nam cập cảng Marseille cùng binh lính Pháp tham gia Chiến tranh thế giới thứ I (CTTG I)
Lính An Nam tại Saint-Raphael, đây là những người lính thiện chiến nhất trong chế độ bảo hộ Pháp đang trên đường ra mặt trận
Năm 1916, lính An Nam nghỉ chân trong lúc đóng quân cạnh Ypres- Bỉ
Người Pháp dùng rất nhiều lính Việt tại chiến trường Ypres
Năm 1914 - 1918 tại mặt trận sông Marne, binh lính An Nam trong các chiến hào
Năm 1916, lính An Nam tại chiến trường Hy Lạp xa xôi
                Văn hóa Việt vẫn được những người lính mang theo tới tận trời Âu

Một hình ảnh rất thuần Việt : hút thuốc Lào

Nghĩa trang dành cho binh lính Đông Dương tại Gironde, nơi những người con đất Việt yên nghỉ

Gửi thân nơi đất khách

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016

MỸ MUA ALASKA TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO ?


Tại sao Nga lại bán'miếng đất vàng'Alaska cho Mỹ ?
 là tiểu bang kề cận với bờ biển tây của Bắc Mỹ có vào khoảng 738,432 cư dân(năm 2015) trên 1.717.856 kilômét vuông (663.268 dặm vuông). Nó là tiểu bang lớn nhất thuộc về Hoa Kỳ, rộng khoảng 2,3 lần kích thước của Texas và một phần năm diện tích của 48 tiểu bang bên dưới
Alaska là một trong hai tiểu bang (tiểu bang còn lại là Hawaii) không giáp với bất kỳ tiểu bang nào khác của Mỹ. Tiểu bang gần Alaska nhất là T/B Washington nhưng cách đến 800 kilômét (500 dặm), qua địa phận Canada. Alaska cũng là tiểu bang duy nhất thuộc lục địa nếu đến được thủ phủ Juneau cần phải dùng đường thủy hoặc đường không, bởi vì không có đường nào nối Juneau với các vùng khác của tiểu bang
Alaska giáp :- Yukon và British Columbia (Canada) về phía đông; 
                   - Vịnh Alaska và Thái Bình Dương về phía nam; 
                   - Biển Bering, eo biển Bering, và biển Chukchi về phía tây, 
                   - Biển Beaufort và Bắc Băng Dương về phía bắc. 
Alaska là tiểu bang rộng lớn nhất của Hoa Kỳ. Chỉ có 18 quốc gia trên thế giới rộng hơn nó.

image


Cho đến nay, nhiều người vẫn nghĩ rằng Mỹ đã chiếm Alaska từ Nga hoặc chỉ mới thuê lãnh thổ này và đến một lúc nào đó sẽ trả lại.Tuy nhiên, sự thật là Nga đã bán Alaska cho Mỹ với giá 7,2 triệu USD vào năm 1867.

image

Sau khi Nga sáp nhập Crimea, nhiều người tự hỏi liệu Nga có tiếp tục hành động với Alaska hay không. Hiện trên trang web của Nhà Trắng đang có bản kiến nghị yêu cầu sáp nhập Alaska vào Nga. Bản kiến nghị này đã tập trung được hơn 35.000 chữ ký.

Có một điều, nhiều người không hiểu là tại sao Nga lại bán miếng đất đầy vàng Alaska cho Mỹ ? Tờ Russia Beyond the Headlines (RBTH) của Nga đã có một bài phân tích về sự kiện trên.

Alaska trước khi bán
Trong thế kỷ 19, Alaska của Nga là một trung tâm thương mại thế giới.Tại thủ phủ Novoarkhangelsk (nay là Sitka) của Alaska, các hoạt động giao dịch diễn ra rất nhộn nhịp với các mặt hàng như vải Trung Quốc, trà và thậm chí là đá, mặt hàng mà miền Nam nước Mỹ rất cần trước khi phát minh ra tủ lạnh. Ở đây cũng phát triển ngành đóng tàu và có rất nhiều nhà máy,cũng như rất nhiều mỏ vàng. Do đó, việc bán vùng đất này được coi là một điều điên rồ.

image

                       Alaska tuyệt đẹp trong một buổi chiều tối tháng Tư.

Các thương nhân Nga kéo tới Alaska để mua ngà hải mã (một loại ngà đắt tiền như ngà voi) và lông rái cá biển có giá trị, từ người dân địa phương.
Các giao dịch thương mại được kiểm soát bởi các Công ty Nga-Mỹ (RAC), do các nhà thám hiểm và doanh nhân Nga thành lập từ thế kỹ 18. Công ty này cũng kiểm soát tất cả các mỏ và khoáng sản của Alaska. Nó có thể ký hiệp định thương mại với các nước khác một cách độc lập, có cờ và tiền tệ riêng.
Sa hoàng cấp cho công ty này những đặc quyền trên. Tuy nhiên, chính phủ không chỉ thu các khoản thuế lớn mà còn sở hữu một phần lớn công ty này – Sa hoàng và các thành viên trong gia đình là cổ đông của RAC.

image

Người lãnh đạo công ty này là một vị thương gia tài năng Alexander Baranov.
Ông đã xây dựng trường học và các nhà máy, dạy dân bản địa cách trồng củ cải và khoai tây, xây dựng pháo đài và nhà máy đóng tàu, mở rộng các hoạt động buôn bán rái cá biển. Ông yêu mến Alaska không chỉ vì nơi này giúp ông kiếm được nhiều tiền mà còn bằng tình yêu thực sự.
Dưới sự lãnh đạo của Baranov, RAC có khoản doanh thu khổng lồ: hơn 1.000 % lợi nhuận. Khi Baranov nghỉ hưu và rời bỏ vị trí của mình, sĩ quan quân đội Hagemeister đã lên thay ông. Hagemeister đã tuyển thêm nhiều nhân viên và cổ đông mới trong quân đội. Thay vì việc chú trọng đến việc điều hành và phát triển công ty, ông này lại tìm cách chiếm đoạt lợi nhuận kinh doanh, và chính những hành động đó đã hủy hoại RAC.

Lợi lộc bẩn thỉu

image

Ban lãnh đạo mới của công ty này đã tự cho mình mức lương khổng lồ, những nhân viên quản lý thông thường có thể kiếm tới 1.500 rúp mỗi năm (tương đương với mức lương của các bộ trưởng và các thượng nghị sĩ), trong khi người đứng đầu của công ty có mức lương tới 150.000 rúp. Họ mua lông thú từ người dân địa phương với giá chỉ bằng một nửa. Kết quả, trong 20 năm sau, người dân ở đây đã giết chết gần như tất cả các con rái cá biển, khiến cho ngành thương mại có lợi nhuận nhất của Alaska bị dập tắt.
Trước tình hình đó, ARC bắt đầu tìm kiếm các nguồn thu nhập khác. Do đó việc buôn bán đá và trà bắt đầu, nhưng những người lãnh đạo lại không đủ sức điều hành tốt công ty và cũng không bao giờ nghĩ đến việc giảm lương của chính mình. Kết quả, RAC đã phải nhận trợ cấp của nhà nước - 200.000 rúp mỗi năm. Nhưng cuối cùng công ty này cũng bị phá sản.
Sau đó, Chiến tranh Crimea (1853-1856) nổ ra, Anh, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ cùng chống lại Nga. Với tình huống đó Nga không thể cung cấp cũng như bảo vệ Alaska vì các tuyến đường biển ở đó đã bị kiểm soát bởi các tàu của quân đồng minh. Thậm chí cũng không thể khai thác vàng ỏ đây. Nga lo sợ rằng Alaska sẽ bị Anh cướp mất và Nga sẽ chẳng được lợi lộc gì.
Căng thẳng giữa Matxcơva và London tăng lên, trong khi mối quan hệ với các nhà chức trách Mỹ đang êm ấm hơn bao giờ hết. Cả hai gần như cùng có ý tưởng mua bán Alaska. Vì vậy Baron Eduard de Stoeckl, phái viên của Nga tại Washington, đã thay mặt Sa hoàng mở cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ William Seward.

Cờ Nga bị hạ xuống
Trong khi hai bên đang đàm phán, dư luận ở cả hai nước cùng phản đối thỏa thuận trên. Các phương tiện Nga tràn ngập những câu hỏi như: "Sao chúng ta có thể từ bỏ vùng đất mà chúng ta đã bỏ rất nhiều công sức và thời gian để phát triển, vùng đất đã có kết nối điện báo và có nhiều vàng?”. Trong khi truyền thông Mỹ thì phẫn nộ: “Tại sao Mỹ cần vùng đất băng giá đó?”.

image

Không chỉ có báo chí, quốc hội Mỹ cũng không chấp thuận việc mua bán này. Tuy nhiên, bất chấp tất cả những bất đồng đó, ngày 30/3/1867, tại Washington, hai bên đã ký thỏa thuận bán Alaska với diện tích 1,5 triệu ha cho Mỹ với giá 7,2 triệu USD, một khoản tiền được cho là chỉ mang tính tượng trưng.
Ở thời điểm đó, một vùng đất bình thường ở Siberia với diện tích tương tự có thể có giá gấp 1395 lần. Nhưng khi đang phải đối mặt với tình cảnh sẽ bị mất Alaska mà không kiếm được đồng xu nào, thì có vẻ như việc chấp thuận thỏa thuận trên vẫn là một giải pháp tốt hơn nhiều đối với Nga.

image

Việc bàn giao chính thức Alaska cho Mỹ được thực hiện ở Novoarkhangelsk. Những người lính Mỹ và Nga xếp hàng bên cạnh cột cờ, lá cờ Nga bị hạ xuống và được đánh dấu bằng phát súng đại bác. Sau đó, người Mỹ đã đổi tên thủ phủ Novoarkhangelsk thành Sitka. Hàng trăm người Nga quyết định không lấy quốc tịch Mỹ đã phải đi khỏi khu vực này bằng tàu buôn.
Một thời gian ngắn trôi qua, vàng đã bắt đầu được khai khác. Các cơn sốt vàng bắt đầu nổi lên ở Alaska, giúp người Mỹ kiếm được hàng trăm triệu USD.