Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

NHỮNG CHUYẾN VIẾNG THĂM VIỆT NAM CỦA CÁC TỔNG THỐNG MỸ TRƯỚC VÀ SAU 30-4-1975


Với chuyến thăm Việt Nam vào ngày 23 đến 25-5-2016, ông Barack Obama là Tổng Thống thứ năm của Mỹ đến Việt Nam. Trước ông, có bốn tổng thống khác đã từng tới nước này

Qua những thời điểm và hoàn cảnh khác nhau, những chuyến đi đó cũng sẽ có những mục đích, thành quả  khác nhau...

Lyndon B. Johnson


Phó Tổng thốngLyndon B. Johnson gặp Tổng thống Ngô Đình Diệm trong Dinh Độc Lập, tháng Năm 1961
Phó Tổng thống Lyndon B. Johnson gặp Tổng thống Ngô Đình Diệm trong Dinh Độc Lập, tháng Năm 1961
Ông Johnson đến Việt Nam Cộng Hoà lần đầu tiên ngày 12-05-1961, lúc ông còn là Phó Tổng thống. Ông đã gặp Tổng thống Ngô Đình Diệm và coi ông Diệm như là một Winston Churchill của châu Á lúc ấy.
Ông hứa Mỹ sẽ tăng hỗ trợ quân sự để giúp chính quyền ông Diệm chống cộng. Về lại Mỹ, ông nhắc lại thuyết domino và cho rằng nếu không giữ được miền Nam Việt Nam có thể Mỹ phải chiến đấu với những người cộng sản ngay tại cửa ngõ của mình.
Cũng vì quá lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản, sau khi lên làm tổng thống, ông đã cho đưa nhiều quân vào miền Nam.
Trong cuốn "Vietnam: A History", Stanley Karnow cho rằng trong cuộc gặp với ông Johnson, ông Diệm đã không mặn mà với ý tưởng đưa lính Mỹ vào miền Nam vì là người nặng chủ nghĩa dân tộc, ông không muốn sự hiện diện quá đông của quân Mỹ trên đất nước mình.
Sau khi Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát ngày 22-11-1963, ông Johnson lên làm tổng thống. Trước đó ba tuần, Tổng thống Ngô Đình Diệm cũng bị giết hại. Sau vụ ám sát này, tình hình ở miền Nam càng trở nên phức tạp, tồi tệ, cuộc chiến càng trở nên khốc liệt. Số lượng lính Mỹ ở Việt Nam cũng tăng nhanh.
Vào ngày 25-10-1966, ông Johnson đã bất ngờ tới căn cứ quân sự Cam Ranh chỉ trong vòng hai tiếng rưỡi để thăm hỏi, cảm ơn và động viên lính Mỹ.
Ông đến Việt Nam từ Manila, nơi ông có hội nghị với lãnh đạo nước đồng minh (Úc, Phililippines, Thái Lan, New Zealand, Đại Hàn và Việt Nam Cộng Hoà). Tại đó Mỹ và những nước này hứa sẽ rút quân khỏi miền Nam trong sáu tháng nếu Bắc Việt cũng hoàn toàn rút lực lượng của mình khỏi Miền Nam.
Ông Johnson sang Việt Nam lần thứ hai và cũng là lần cuối cùng trên cương vị tổng thống khi ông tới Cam Ranh ngày 23-12-1967.
Khi ông Johnson lên làm tổng thống năm 1963, số lính Mỹ ở Việt Nam chỉ có 16 ngàn. Nhưng bốn năm sau con số ấy đã lên hơn 500 ngàn. Tuy vậy, vào giữa mùa thu năm 1967, ông đã biết cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam rất khó thành công. Và chuyến đi này cũng không làm ông thay đổi suy nghĩ đó.
Sau vụ Tết Mậu Thân năm 1968, phong trào phản chiến ở Mỹ lan rộng, uy tín của ông Johnson sụt giảm.
Dù ông vẫn được quyền tái cử, ông Johnson đã quyết định không tranh cử chức tổng thống vào năm 1968.
Ứng viên Dân chủ tranh chức tổng thống năm đó là Phó Tổng thống Hubert Humphrey, Phó Tổng thống dưới thời ông Johnson. Nhưng Humphrey đã thất cử trước ứng viên Cộng hòa Richard Nixon.

Richard Nixon

Ông Richard Nixon là người có khá nhiều liên hệ với "cuộc chiến" Việt Nam.
Tổng thống Richard Nixon, ngày 30/4/1970, loan báo quân Mỹ sẽ vào Campuchia
Theo một số tài liệu ông Nixon đã đến Việt Nam bảy lần trước khi lên làm tổng thống. Một trong những lần đó là vào tháng 10 năm 1953, khi ông sang thăm ba nước Đông Dương và ghé Sài Gòn và Hà Nội. Đây cũng là chuyến đi nước ngoài đầu tiên của ông với tư cách là Phó Tổng thống.
Ông cũng sang Sài Gòn vào tháng 7 năm 1956 và gặp Tổng thống Ngô Đình Diệm. Theo David F. Schmitz, tác giả của cuốn "Richard Nixon and the Vietnam War: The End of the American Century", trong chuyến đi ấy, ông Nixon cho rằng việc thành lập một nhà nước cộng hòa, phi cộng sản ở miền Nam đã giúp ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á.
Lần đầu tiên và cũng là duy nhất ông Nixon sang miền Nam trên cương vị tổng thống là vào tháng 7 năm 1969 khi ông công du tới một số nước, lãnh thổ châu Á, trong đó có đảo Guam.
Trong chuyến thăm kéo dài chỉ 5 giờ rưỡi không được sắp đặt trước vào ngày 30/07, ông đã gặp Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu để bàn việc rút thêm lính Mỹ khỏi miền Nam. Ông cũng gặp các chỉ huy quân sự của Mỹ để trao đổi những thay đổi về chiến thuật của Mỹ.
Trước đó, vào ngày 25/07, khi thăm đảo Guam, ông đã công bố Học thuyết Nixon (hay còn được gọi Học thuyết Guam). Điểm chính yếu của học thuyết này là Mỹ chỉ giúp bảo vệ và phát triển các nước đồng minh. Nhưng các quốc gia này phải có trách nhiệm tự quyết định, bảo đảm an ninh của mình.
"Việt Nam hóa" chiến tranh – theo đó lính Mỹ sẽ dần dần rút khỏi miền Nam và được thay thế bằng quân đội miền Nam – cũng xuất phát từ học thuyết này.
Theo Stephen E. Ambrose, tác giả cuốn "Nixon: The triumph of a politician, 1962-1972", xuất bản năm 1989, tuy Mỹ chịu nhiều thương vong, trong chuyến đi này ông vẫn cho rằng cuộc chiến là chính đáng vì nó giúp "người dân miền Nam tự quyết định con đường của mình" và cũng "giới hạn nguy cơ có thêm nhiều cuộc chiến trong tương lai".
Nhưng biết sẽ khó thắng và một phần vì muốn tìm một lối thoát cho cuộc chiến đẫm máu, ông Richard Nixon và Henry Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia của ông, đã ký Hiệp định Paris năm 1973.
Hiện giờ vẫn còn có nhiều tranh cải về ý nghĩa, tác động, hay ai được ai thua từ Hiệp định này. Nhưng khá nhiều người cho rằng Hiệp định này đã góp phần dẫn đến sự kiện 30 tháng 4 năm 1975. Sau 1975, dù Washington và Hà Nội có những động thái muốn nối lại quan hệ. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau, những cố gắng đó không thành. Việt Nam Cộng Sản bị Mỹ cấm vận thương mại và mãi tới năm 1994, khi Tổng thống Bill Clinton quyết định bỏ lệnh cấm vận, quan hệ Việt-Mỹ mới từ từ được nối lại.

Bill Clinton



  Tổng thống Mỹ Bill Clinton bắt tay với người dân tại Hà Nội ngày 17/11/2000

Một năm sau đó, chính Tổng thống Clinton cũng là người quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Và năm 2000, ông Clinton đã sang thăm Việt Nam (từ 16 đến 19-11-2000). Đây cũng là lần đầu tiên một tổng thống Mỹ tới Việt Nam kể từ năm 1969.
Chuyến đi lịch sử này vừa giúp hai cựu thù hàn gắn những vết thương do chiến tranh để lại. Nó vừa giúp hai bên phát triển, đẩy mạnh quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực.
Chẳng hạn, theo số liệu Tổng cục thống kê Việt Nam, năm 1995, thương mại giữa hai nước chỉ 200 triệu USD. Năm 2015, con số ấy lên tới 43.5 tỷ USD.
Quan hệ Việt-Mỹ chắc chắn sẽ không phát triển, gần gũi, thân thiện như hôm nay nếu như ông Clinton không dám mạnh dạn bỏ lệnh cấm vận, thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam hơn 20 năm trước.
Phát biểu dịp kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Mỹ-Việt tại Hà Nội, ông đã nói việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam là một trong những thành công quan trọng nhất trong hai nhiệm kỳ tổng thống của ông.
Sau chuyến thăm lịch sử năm 2000, cựu Tổng thống Clinton cũng đã nhiều lần sang Việt Nam.

George W. Bush



                               Tổng thống Bush tại TP. HCM ngày 20/11/2006

Tổng thống Bush thăm Việt Nam từ ngày 17 đến 20-11-2006. So với chuyến thăm của ông Clinton năm 2000, chuyến đi này ít quan trọng, ý nghĩa hơn. Ông Bush đến Việt Nam năm đó còn để tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC.
Ông Bush cũng ngạc nhiên, vui mừng về sự cởi mở, thân thiện, trẻ trung, năng động mà ông chứng kiến trong những ngày ở Việt Nam.
Trả lời báo chí, ông cho biết một điều làm ông "thấy thật thú vị là khi biết các con của Thủ tướng Việt Nam được học ở Mỹ. Thủ tướng Việt Nam, như tôi hiểu, thì ngày xưa thuộc lực lượng Việt Cộng, nay gửi các con ông sang nước chúng tôi học tập, và một trong các cháu đã kết hôn với một người Mỹ gốc Việt".
Có thể so với Tổng thống Clinton, ông Bush không có tác động nhiều lên quan hệ Mỹ-Việt. Nhưng ông cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới năm đó.

Barack Obama


Tổng thống Mỹ Barack Obama bắt tay với người dân địa phương khi ông rời khỏi quán bún chả  Hà Nội, ngày 23 tháng năm năm 2016
Chuyến thăm Việt Nam (23 đến 25-05-2016) của Tổng thống Barack Obama có thể là chuyến thăm được bàn tán và chờ đợi nhiều nhất.
Dưới thời ông, quan hệ Mỹ-Việt đã được cải thiện trên tất cả mọi lĩnh vực – từ chính trị, quốc phòng đến kinh tế, giáo dục.
Ông cũng chính là người khởi xướng chính sách xoay trục sang châu Á của Mỹ. Trong hơn bảy năm qua, ông Obama đã đến thăm hầu hết các nước trong vùng – trong đó có nhiều nước đến hai lần, như Indonesia (2010, 2011), Myanmar (2012, 2014), Malaysia (2014, 2015) và Philippines (2014, 2015).
Nhưng đến giờ ông mới sang thăm Việt Nam. Chuyện ông chậm thăm Việt Nam ít hay nhiều cho thấy giữa Washington và Hà Nội vẫn còn có những bất đồng. Một trong những bất đồng ấy là hồ sơ nhân quyền của Việt Nam.
Cũng vì điều này vẫn chưa rõ trong chuyến thăm này ông Obama có quyết định bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam hay không.
Nếu muốn quan hệ Mỹ-Việt hoàn toàn bình thường hóa và Việt Nam phát triển, giàu mạnh, dân chủ – đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc càng hung hăng ở Biển Đông – chắc ai cũng hy vọng, trông mong Washington và Hà Nội tìm được đồng thuận về hai vấn đề này.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry lên Bờ Hồ, TT Obama đi ăn bún chả
Tổng Thống Obama ăn bún chả Hà Nội cùng đầu bếp nổi tiếng trên truyền hình 
Hoa Kỳ Anthony Bourdain. 
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ăn tối cùng đầu bếp nổi tiếng trên truyền hình Hoa Kỳ Anthony Bourdain tại Hà Nội hôm thứ Hai.
Hai người đã đến nhà hàng Bún chả Hương Liên gần khu phố cổ. 
Cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Mỹ và Anthony Bourdain sẽ được phát trong chương trình du lịch và ẩm thực “Parts Unknown” của Bourdain trên đài CNN vào tháng 9 tới.
Bữa ăn tối nổi bật của ông Obama đã thu hút một đám đông người dân đứng trên vỉa hè từ khách sạn nơi ông ở đến địa điểm ăn tối.
Theo một phóng viên, hàng trăm người đã tụ tập trên phố bên ngoài nhà hàng, để mong được thoáng nhìn thấy Tổng thống Mỹ.
Bà Liên, chủ nhà hàng bún chả, cho biết cách đây khoảng 1 tuần đã có người đến đặt khoảng 50 suất cho đoàn làm phim của Mỹ ăn. Nhưng đến mãi chiều ngày 23 tháng 5, gia đình bà mới biết đó là Tổng thống Obama.
Trong bài phát biểu tại cuộc họp báo chung với Chủ tịch nước Trần Đại Quang ở Hà Nội trước đó, ông Obama cũng nhắc đến cà phê sữa đá của Việt Nam.
Ông Obama nói: “Tôi đang mong chờ có cơ hội trò chuyện với người dân Việt Nam. Có thể tôi sẽ thưởng thức cà phê sữa đá”.
Ngày 24 tháng 5, trong một sự kiện cuối cùng trước khi Tổng thống rời Hà Nội vào Sài Gòn tiếp tục chuyến thăm Việt Nam, nữ ca sĩ Mỹ Linh sẽ hát Quốc ca Việt Nam trước Tổng thống Barack Obama.

 Ông Obama xuất hiện tại quán bún chả Hương Liên trong bộ trang phục giản dị (Ảnh: Facebook)
Nằm trên phố Lê Văn Hưu, quán bún chả Hương Liên đã trở thành nơi được tổng thống Obama lựa chọn để thưởng thức món đặc sản của Hà Nội.
Quán bún chả Hương Liên nằm trên phố Lê Văn Hưu, ra đời từ năm 1993. Với những người lớn lên ở khu Lê Văn Hưu – Thi Sách – Nguyễn Du thì hương vị bún chả Hương Liên đã trở thành một hương vị rất quen thuộc.
Chủ quán bún chả Hương Liên cho biết Tổng thống Obama đã ăn 2 suất, uống 2 chai bia và gọi thêm 4 suất mang về sau khi tới đây thưởng thức món ăn đặc trưng của Hà Nội.

Bà Nguyễn Thị Hằng Nga, chủ quán bún chả Hương Liên trên phố Lê Văn Hưu hào hứng kể lại:

“Ngay khi vừa bước vào, Tổng thống Mỹ đã khen bằng tiếng Anh mà người ta dịch cho tôi là “ngon quá ngon quá”. Sau đó ông đi lên tầng 2, ngồi vào bàn và ăn hết 2 suất bún chả và nem, uống hết 2 chai bia. Tổng thống Obama còn gọi thêm 4 suất mang về”.
Bà Nga còn cho biết thêm, Tổng thống Mỹ Obama và đoàn tùy tùng đã ăn hết khoảng 50 suất bún chả tất cả

Ông Obama khiến Bún chả Việt Nam trở nên nổi tiếng - ảnh 1
                         Bún chả được nhiều du khách ưu chuộng.
Bà Nga cho biết, bà và gia đình không hề biết mình có vinh dự được Tổng thống Obama ghé qua cửa hàng thưởng thức món ăn quen thuộc với người dân Hà Nội này. Mọi thứ từ nguyên liệu đến thực đơn đều được chuẩn bị như ngày thường, không có gì đặc biệt hơn.
“Chúng tôi rất vui và tự hào. Có thể gia đình sẽ ‘niêm phong’ chiếc bàn ghế ông Tổng thống ngồi để làm kỷ niệm” – Bà Nga vừa cười phấn khởi vừa chia sẻ.
Những chuyện 'ly kỳ' sau vụ Obama ăn bún chả quán Hương Liên - ảnh 3
          Chiếc bàn ông Obama ngồi sẽ trở thành kỷ niệm của cửa hàng 
Nhiều người hỏi vui, liệu quán bún chả có tăng giá sau sự kiện đặc biệt này, chủ quán bún chả nói: “Không bao giờ có chuyện quán tăng giá. Chúng tôi chỉ mong thực khách sẽ luôn đến với chúng tôi cũng như ủng hộ cơ sở 2 của bún chả Hương Liên tại Lê Văn Hựu thôi"

Không bao giờ có chuyện quán bún chả tăng giá sau sự kiện Tổng thống Obama ghé thăm
Trước câu hỏi liệu bún chả Hương Liên có đổi thành bún chả Obama để làm kỷ niệm, cũng như hút thêm khách, bà chủ quán cười hiền,“Chúng tôi chưa nghĩ tới vì tới giờ vẫn bất ngờ và vui quá, mọi việc diễn ra quá nhanh. Hơn nữa Hương Liên là thương hiệu bún chả đã lâu, tới 20 năm rồi”.
Sau khi Tổng thống Obama mang theo 4 suất bún chả ra về, rất đông người dân đã tới quán bún chả để chia vui với chủ quán vì sự hiện diện bất ngờ này.

Tổng thống Obama thân thiện vẫy tay chào người dân Hà Nội
Tổng thống Obama thân thiện với người dân Việt Nam khi rời quán bún chả trên đường Lê Văn Hưu 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét