Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015

CHARGE ĐIỆN THOẠI BẰNG KHOAI TÂY.


      Bí kíp sạc pin điện thoại bằng...khoai tây - Ảnh 1

Chúng ta sẽ làm gì khi bỗng dưng điện thoại hết pin ở nơi không có điện,và rất may đã có


vật cứu tinh: đó là củ khoai tây. Chỉ đơn giản thôi,một lát điện thoại sẽ được sạc pin ngay...

Để sạc pin điện thoại bằng củ khoai tây, ta chỉ cần tháo rời phần cắm điện ra (không xử 

dụng) rồi cắm trực tiếp dây nối điện thoại vào củ khoai tây, như vậy là đã có nguồn điện 

cung cấp cho điện thoại rồi.

Sau thời gian nghiên cứu, các nhà khoa học từ  Đại học Hebrew ở Jerusalem (HUJ) đã 

chứng minh: Những năng lượng thực sự bắt nguồn từ kim loại kết nối giữa điện thoại và 

củ khoai tây chứ không phải từ bản thân củ khoai tây. Acid trong khoai tây đóng vai trò là 

"dung dịch điện phân".Dây cắm nối làm bằng kim loại đóng vai trò là 2 điện cực, một đầu 

cắm vào củ khoai tây môi trường điện phân, một đầu cắm vào điện thoại.

Cấu tạo sạc pin được giải thích rất đơn giản.Trong khoai tây chứa các chất muối,acid hữu 

cơ. Chúng cung cấp môi trường và khi có hai dây dẫn nối vào, phản ứng hóa học xảy ra, 

tạo dòng điện làm cho đồ dùng điện hoạt động.

Một viên pin khoai tây sống có thể dùng trong vài ngày.Nếu muốn dùng được lâu hơn,ta 

có thể luộc chín khoai tây. Theo các nghiên cứu thì pin khoai tây chín sẽ cung cấp nhiều 

gấp 10 lần pin khoai tây sống.Vì khi luộc chín,sự giảm điện biến đổi muối bên trong khoai 

có cấu tạo tương tự như công nghệ tối ưu hóa pin thông thường trong công nghiệp.

Ngoài ra nếu không có khoai tây ta có thể sử dụng các loại củ quả khác để thay thế như 

chanh, táo, cam. Vì trong những loại quả này có chứa nhiều acid cũng là một nguồn điện 

tự nhiên sẵn có giống như khoai tây.


Ngoài chức năng sạc pin cho điện thoại, các nhà nghiên cứu đang tiến hành một loạt các nghiên cứu để có thể tạo ra một loại pin mới với thành phần chính là… củ khoai tây.

Nhà nghiên cứu Rabinowitch thuộc Đại học Hebrew ở Jerusalem cùng các đồng nghiệp đã bị thúc đẩy bởi ý tưởng sản xuất một nguồn “năng lượng mới bằng khoai tây” để cung cấp cho những người bị cúp điện. Chỉ với một củ khoai tây cùng vài tấm kim loại rẻ tiền, dây điện và bóng đèn LED, các nhà khoa học lập luận rằng loại pin mới này có thể cung cấp ánh sáng đến những thị trấn và làng mạc ở khắp nơi trên thế giới.
“Một củ khoai tây có thể cung cấp năng lượng cho một bóng đèn LED hoạt động đến 40 ngày”, ông Rabinowitch tuyên bố.
Ý tưởng này nghe có vẻ vô lý, nhưng nó lại xuất phát từ những bằng chứng khoa học cụ thể. Các nhà khoa học cho biết để chế tạo ra pin khoai tây, chỉ cần 2 tấm kim loại: một anot với điện cực âm (có thể làm bằng kẽm) và một catot với điện cực dương (có thể làm bằng đồng). Axit bên trong khoai tây sẽ tạo ra phản ứng hóa học với kẽm và đồng, và năng lượng sau đó sẽ được sản sinh.
Bí kíp sạc pin điện thoại bằng...khoai tây - Ảnh 2

Các nhà khoa học đang cố tạo ra một nguồn điện áp thấp từ khoai tây. (Ảnh minh họa).

“Các nhà nghiên cứu đã xem xét 20 loại khoai tây khác nhau, và tìm ra mức năng lượng được cung cấp do nhiệt”, nghiên cứu của sinh viên Alex Goldberg thuộc trường Đại học California cho biết.
Kết quả thực nghiệm cho thấy khi khoai tây được luộc trong vòng 8 phút, các mô hữu cơ trong khoai tây bị phá vỡ, từ đó làm giảm đề kháng và cho phép các electron di chuyển tự do, kết quả là có nhiều năng lượng hơn. Bên cạnh đó, có thể làm tăng lượng điện được sản sinh ra bằng cách cắt củ khoai ra thành 4-5 mảnh, rồi dùng các tấm kẽm và đồng kẹp vào. “Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, có thể làm tăng lượng điện phóng ra gấp 10 lần, điều này sẽ rất tốt cho kinh tế, vì chi phí năng lượng sẽ giảm xuống”, ông Goldberg cho biết.
“Đây là loại điện áp suất thấp, nhưng đủ để tạo ra loại pin có thể sạc điện thoại di động hoặc máy tính xách tay ở những nơi không có điện”, ông Robimowitch nói.
Phân tích về chi phí, các nhà khoa học cho rằng loại “pin khoai tây luộc” này có thể tạo ra nguồn năng lượng với mức giá 9 USD cho mỗi kwh, rẻ hơn đến 50 lần so với pin 1,5 volt AA hoặc pin D. Pin khoai tây cũng rẻ hơn loại đèn dầu hỏa được sử dụng nhiều ở các nước đang phát triển khoảng 6 lần.
Theo BBC, pin khoai tây có những lợi thế đáng kể sau. Nó là loại cây trồng không hạt, số một thế giới với hơn 320 triệu tấn được sản xuất vào năm 2010. Nó phổ biến ở 120 quốc gia, và là nguồn tinh bột khổng lồ cho hàng tỉ người. Đặc biệt, khoai tây có giá rất rẻ và có thể bảo quản trong thời gian dài.
Thế nhưng, tại sao đến 3 năm sau khi thí nghiệm được bắt đầu, các chính phủ, công ty hay tổ chức lại không có động tĩnh gì về việc này? “Câu trả lời đơn giản là họ thậm chí còn không biết về nó”, ông Rabinowitch cho biết. Nhưng có thể câu trả lời còn phức tạp hơn thế.
Đầu tiên, đó là vấn đề của việc biến một loại thực phẩm thành năng lượng. Theo chuyên gia cao cấp của Tổ chức Nông lương LHQ Olivier Dubois thì việc sử dụng thức ăn làm năng lượng sẽ phải tránh làm suy giảm dự trữ lương thực. Bên cạnh đó, còn có một số hoài nghi về tính khả thi của điện khoai tây. “Việc tạo ra năng lượng từ khoai tây đồng nghĩa với đánh đổi với kim loại. Các tấm kim loại như kẽm sẽ bị ăn mòn theo thời gian”, giáo sư Derek Lovley tại Đại học Massachusetts cho biết.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận về ý tưởng về pin khoai tây này với những ưu điểm đơn giản và giá rẻ. Những người ủng hộ pin khoai tây chắc chắn sẽ còn tiếp tục nghiên cứu và phát triển chúng.    
                                     

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét