Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

GIÁO HOÀNG PHANXICÔ



Friday, September 25, 2015

Hồng y Jorge Mario Bergoglio, vị giáo hoàng thứ 266 của Giáo hội Công giáo sinh tại Buenos Aires, Argentina, năm 1936.
Ngài là con một di dân đến từ Ý và thân phụ Ngài là công nhân đường sắt.
Tân giáo chủ của 1,2 tỉ người Công giáo thế giới lấy tước hiệu Phanxicô I và là người gốc châu Mỹ Latinh đầu tiên giữ ngôi vị này.
Châu Mỹ Latinh là nơi có nhiều tín đồ Công giáo, trong đó người Công giáo tại Brazil và Mexico chiếm đa số.



Đức Giáo Hoàng Phanxicô học khoa học xã hội tại Santiago, Chile, và vào năm 1960 tốt nghiệp ngành triết tại trường đại học Công giáo Buenos Aires.
Ngài thụ phong linh mục năm 1969, và thuộc dòng Tên. Trước khi làm hồng y vào năm 2001, Ngài là Tổng giám mục của Buenos Aires từ năm 1998.
Ngài được biết đến là một người có lối sống giản dị, khiêm nhường, bảo thủ về mặt giáo luật và có quyết tâm về công bằng xã hội.



Ngài nói với đám đông ở Vatican City vào đêm thứ Tư rằng: “Nhiệm vụ của mật nghị hồng y là chỉ định giáo hoàng và có vẻ các hồng y anh em của tôi đã chọn một trong những người từ phương xa, và tôi đã đứng đây."
Tốc độ của sự lựa chọn được xem là khá nhanh, chỉ dài hơn một chút so với cuộc bầu chọn Đức Giáo Hoàng Bênêđictô năm 2005, điều này cho thấy các vị hồng y mật nghị đã nhanh chóng kết hợp sau lưng một ứng viên, dù có những tin tức nói rằng có nhiều bất đồng nơi các hồng y.


                                

 Giáo hoàng Phanxicô: khó nghèo và cấp tiến


Giáo hoàng Phanxicô đang có chuyến tông du Hoa Kỳ đầu tiên với một chương trình vừa mang tính tôn giáo vừa phản ánh quan điểm chính trị của người đứng đầu Giáo hội Công giáo với 1.2 tỉ giáo dân toàn cầu.

Tuy là người đứng đầu một giáo hội, Giáo hoàng còn là lãnh đạo của Vatican mà theo công pháp quốc tế là một đất nước rất nhỏ có lãnh thổ và cơ cấu tổ chức chính quyền như một quốc gia, vì thế khi Giáo hoàng đến thăm tín hữu công giáo tại một quốc gia, ngài cũng được đón tiếp như Tổng thống một nước.

image

Chiều 22/9, khi phi cơ có danh hiệu “Sheperd One” đáp xuống căn cứ không quân Andrews, Giáo hoàng Phanxicô đã được Tổng thống Barack Obama và toàn gia đình, cùng với Phó Tổng thống Joe Biden và phu nhân ra đón tại chân thang máy bay.

image

Ngày hôm sau, tại vườn hoa trước Bạch Ốc đã có buổi lễ đón tiếp với hơn một vạn khách mời. Giáo hoàng và lãnh đạo Mỹ sau đó có buổi thảo luận trong Phòng Bầu dục.
Sinh hoạt tôn giáo trong chuyến đi của Giáo hoàng Phanxicô là phong thánh cho linh mục Junipero Serra, một giáo sĩ dòng Phanxicô từ hơn một thế kỷ trước đã đem đạo Công giáo vào California, là buổi gặp gỡ Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, tham dự Đại hội Thế giới về Gia đình, và chủ tế các thánh lễ theo nghi thức công giáo ở Thủ đô Washington, New York và Philadelphia.

image

Giáo hoàng Phanxicô đã đề cập đến những vấn đề chính trị trong thảo luận với Tổng thống Barack Obama tại Bạch Ốc và trong các diễn văn đọc trước Lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ và trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Những vấn đề nhạy cảm

Khi được bầu chọn hồi đầu năm 2013, Giáo hoàng Phanxicô, người Nam Mỹ đầu tiên và từ Dòng Tên, đã gây nhiều chú ý không chỉ trong Giáo hội Công giáo mà với mọi người, về nhiều vấn đề, từ đời sống thường nhật của ngài cho đến những phát biểu về đức tin, về người đồng tính, về vợ chồng ly dị, phá nạo thai nhi - những vấn đề gần gũi với đời sống người công giáo và được quan tâm khắp nơi, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.

http://baomai.blogspot.com/

Về người đồng tính, Giáo hoàng Phanxicô phát biểu ngài không phải là người phán xét họ. 
Theo ngài, những ai có đời sống lương thiện, đúng với lương tâm sẽ được cứu rỗi ở đời sau.
Sự kiện Giáo hoàng Phanxicô được ngưỡng mộ và đón tiếp trọng thể tại Hoa Kỳ vì ngài là vị mục tử với đời sống nghèo khó như hình ảnh của Đức Kitô.
Những ngày còn ở quê hương sinh quán Argentina, từ khi làm linh mục, giám mục rồi lên đến hồng y, ngài luôn sống hòa mình với dân thường, với người nghèo khó, với kẻ tù đày. Ngài dùng phương tiện chuyên chở công cộng để di chuyển, thường xuyên đến thăm những khu dân nghèo quanh thủ đô Buenos Aires. Ngài có đời sống đơn sơ, gần với người nghèo khổ, với những ai bị áp bức.

image

Ngài đã lên tiếng kêu gọi người giàu giúp đỡ người nghèo nhiều hơn. Điều này khiến một số lãnh đạo Hoa Kỳ và những người có quan điểm chính trị bảo thủ nghĩ rằng Giáo hoàng Phanxicô có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa. Có người còn cho rằng ngài là một người cộng sản.
Mới đây nhất, trên chuyến bay từ Cuba đến Mỹ, khi được hỏi ngài có khuynh hướng theo cánh tả, ý nói có phải là ngài nghiêng về chủ thuyết cộng sản, Giáo hoàng Phanxicô trả lời phóng viên rằng nếu muốn, ngài có thể đọc kinh tin kính ngay tại chỗ, để chứng minh đức tin của ngài vào Thiên Chúa. Ý ngài muốn mọi người hiểu rằng, nếu là cộng sản thì phải là kẻ vô thần, không tin có Thượng Đế.
Dân biểu Cộng hoà Paul Gosar từ tiểu bang Arizona đã tẩy chay không đến nghe Giáo hoàng Phanxicô đọc diễn văn trước quốc hội Mỹ vì cho rằng ngài hành động “như một chính trị gia cánh tả”.

Quan điểm tương đồng

http://baomai.blogspot.com/

Trong khi đó, giúp đỡ người nghèo cũng là chính sách của Tổng thống Obama và đương kim lãnh đạo Mỹ cũng đã nhiều lần bị phe bảo thủ dán cho nhãn cộng sản khi đưa ra các luật về chăm sóc y tế cho toàn dân và tăng lương tối thiểu.
Giữa Giáo hoàng Phanxicô và Tổng thống Obama thì đây là những quan điểm tương đồng. Ngoài ra tầm nhìn về biến đổi khí hậu cũng là điều cả hai cùng quan tâm và muốn các quốc gia hợp tác để bảo vệ môi trường sinh sống cho con người. Đó là quan điểm chính sách của đại đa số dân cử thuộc Đảng Dân chủ.
Còn Đảng Cộng hòa chia sẻ quan điểm với Giáo hoàng Phanxicô về vấn đề chống phá thai, không chấp nhận hôn nhân đồng tính, bảo vệ quan niệm truyền thống về gia đình.
Ngài không nhắc đến việc phá thai nhưng mạnh mẽ lên tiếng chống lại án tử hình. Giáo hoàng Phanxicô nói cần có chính sách cải tạo con người hơn là giết chết thân xác, dù là thân xác phạm nhân.

image

Phát biểu trước Quốc hội Mỹ, Giáo hoàng Phanxico kêu gọi Hoa Kỳ có chính sách cởi mở hơn với người tị nạn
Một vấn đề khác cũng đang làm nhức đầu giới lãnh đạo Mỹ là chính sách di dân. Giáo hoàng có cùng quan điểm với Đảng Dân chủ Mỹ. Trong diễn văn trước Lưỡng viện Quốc hội, ngài kêu gọi Hoa Kỳ có chính sách cởi mở hơn với những người tị nạn, đối xử nhân bản và bác ái hơn với di dân.
Mấy tuần trước, khi làn sóng người Syria vượt biên giới vào Đức, Hungary, Áo quốc, Giáo hoàng đã kêu gọi các giáo xứ mở cửa đón nhận người tị nạn và chính ngài đã nhận nuôi hai gia đình. Bản thân gia đình Giáo hoàng cũng là di dân với thân sinh của ngài đến nhập cư Argentina từ Ý.
Trong phần mở đầu bài diễn văn, Giáo hoàng Phanxicô trích dẫn quốc ca để ca ngợi Hoa Kỳ là “đất của con người tự do và là nhà của những người can đảm”. Ngài cũng nói Hoa Kỳ là “đất của những giấc mơ” và “Hầu hết chúng ta cũng đã từng là người nước ngoài” để nhắc nhở nước Mỹ được như hôm nay là do đóng góp của di dân.

Gần gũi người nghèo

image

Đến với người nghèo khó cũng là điều mà Giáo hoàng Phanxicô đã thể hiện. Trong bóng tối của đêm đen, nhiều lần ngài đã lang thang trên những khu phố quanh Vatican hay Rome để giúp đỡ và an ủi kẻ không nhà.
Khi đến Hoa Kỳ, ngài đã từ chối tiệc trưa với lãnh đạo Quốc hội để đến chia sẻ bữa ăn với những kẻ không nhà.
Cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, viếng kẻ tù đày được Giáo hoàng Phanxicô thể hiện bằng hành động, như trong giáo lý công giáo.
Ngài cũng có cuộc sống đơn sơ. Không ở trong căn nhà dành riêng cho Giáo hoàng mà chọn ở trong một nhà trọ với nhiều người khác. Không dùng phương tiện xa hoa mà chỉ dùng chiếc xe cũ còn chạy được.

http://baomai.blogspot.com/

Đôi giầy đen ngài đi không là hàng hiệu đắt tiền mà là loại giầy các linh mục thường dùng. 
Khi cần sửa đôi mắt kính, tự ngài đem ra tiệm. Có những buổi sáng ngài tham dự thánh lễ tại một giáo đường nào đó quanh Rome cùng với người đời.
Những việc làm đó thể hiện tinh thần nghèo khó, khiêm cung của Thánh Phanxicô Assisi mà ngài đã chọn làm danh hiệu khi được bầu lên ngôi Giáo hoàng.
Suốt cuộc đời tu hành Giáo hoàng Phanxicô chủ trương dấn thân vào đời giúp kẻ nghèo khó. Ngoài xã hội chủ trương đó được coi là một quan điểm chính trị rất cấp tiến.

Bùi Văn Phú

http://baomai.blogspot.com/

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

GIÁO SƯ NGỤY NHƯ KONTUM




Tỉnh KonTum được thành lập ngày 9-2-1913. Ba tháng sau, ngày 3-5-1913 có một cậu bé cất tiếng khóc chào đời và được gia đình đặt tên Ngụy Như KonTum, để lưu lại những kỷ niệm của gia đình với vùng đất gắn bóm nầy .


Thành thạo tiếng Ba Na hơn tiếng Việt


Giáo sư Ngụy Như KonTum chào đời ở KonTum, trong một gia đình công chức . Thân sinh ông là cụ Ngụy Như Bích, lục sự bưu điện. Bà cụ thân sinh,cũng giống như nhiều bà vợ công chức thời đó, ở nhà làm nội trợ, không tham gia công tác xã hội.

KonTum vào những năm đầu thế kỷ XIX là một thành phố nhỏ thuộc cao nguyên Trung Phần, nép mình bên bờ sông ĐăkBla, chảy ngược dòng từ Đông sang Tây, có lèo tèo vài con phố nhỏ, nơi tập trung các gia đình viên chức chính quyền thuộc địa. Gia đình của Giáo sư Ngụy Như Kon Tum sống ở Rue de La Marne (đường Lê Thánh Tôn và ngày nay là Trần Hưng Đạo. Cư dân ở Kon Tum chủ yếu là dân tộc Ba Na, sống trong các làng Kon Ra Chót, Kon Tum Kpâng, Kon Tum Knâm… mà ngày nay vẫn còn. Suốt thời thơ ấu, giáo sư làm bạn với núi rừng Kon Tum, với trẻ em đồng bào sắc tộc ở Kon Tum, mà đa số là trẻ em người Ba Na. Bởi vậy, Giáo sư Ngụy Như Kon Tum ngay từ thời đó đã nói thuần thục tiếng Pháp, tiếng Ba Na.

Giáo sư Nguỵ Như Kon Tum (1913-1991)

Cũng từ đó mới có kỷ niệm buồn cười sau này. Khi gia đình tản cư về Huế, trong lúc vui đùa với bạn bè, ông vẫn nói lẫn những tiếng Ba Na. Trong cuốn sách “Giáo sư Ngụy Như Kon Tum“ do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông đã có bài viết kể lại: “Thời còn học ở Trường Quốc học Huế, có một ông thầy đùa tôi hơi ác, không gọi tôi là Ngụy Như Kon Tum mà gọi là "Ngụy Như Mọi" Lời nói đó đã làm Giáo sư phải cân nhắc, sau này, khi trở thành thầy giáo, rất thấm thía với nguyên tắc sư phạm: Là phải thương yêu học sinh như những người thân thích, ruột thịt của mình, phải tôn trọng nhân sách của học sinh, không bao giờ xúc phạm học sinh dù là vô tình hay cố ý .

Ở Kon Tum, ông học lớp Năm, lớp Tư và lớp Ba (theo thứ tự bây giờ là: lớp Một, lớp Hai, lớp Ba). Đến năm 11 tuổi, ông theo gia đình về Huế học lớp Nhì của Trường Cao đẳng Tiểu học Huế, rồi sau đó là Trường Quốc học Huế
KonTum nhỏ bé, với sông núi thiên nhiên đã ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi trẻ của ông, đồng thời làm thay đổi quan niệm sống về sau nầy.

Tài – Đức vẹn toàn

Sau khi rời Kon Tum, ông ra học tiểu học ở Huế, sau đó, học trung học ở Trưởng Bưởi (Hà Nội). Thông minh, học giỏi, ông được cấp học bổng toàn phần sang Pháp học đại học và sau đó trở thành Thạc sĩ Vật lý đầu tiên của Việt Nam trên đất Pháp. Đầu năm 1939, chàng thanh niên trí thức Việt Nam Ngụy Như KonTum được nhà bác học Vật lý hạt nhân người Pháp nổi tiếng F.Joliot đồng ý nhận hướng dẫn làm luận án Tiến sĩ Vật lý và đó cũng là khoảng thời gian ông bắt đầu tiếp xúc với những tư tưởng yêu nước, tiến bộ. Sau này, khi kể lại với học trò, đồng nghiệp, Giáo sư Ngụy Như Kon Tum vẫn còn trăn trở: Rất tiếc khi tôi đang làm luận án tiến sĩ mới được một năm thì Đại chiến thế giới thứ hai bùng nổ. Phòng thí nghiệm của nhà bác học F.Joliot Cuire bị Bộ Quốc phòng Pháp trưng dụng. Giáo sư F.Joliot Cuire khuyên, nếu tôi muốn tiếp tục ở lại thì phải có hai điều kiện là xin nhập quốc tịch Pháp và được Bộ Quốc phòng Pháp tuyển dụng, nhưng tôi nghĩ rằng đất nước của anh cần anh hơn là nước Pháp“. Nghe theo lời khuyên chân thành đó, ông trở về nước vào cuối năm 1939, tham gia giảng dạy tại Trường Trung học Chasseloup (Sài Gòn) rồi Trường Bưởi (Hà Nội).

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông đã tình nguyện khoác ba lô rời Hà Nội lặn lội lên núi rừng Việt Bắc tham gia cách mạng, cùng toàn dân chống Pháp. Năm 1956, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập và bổ nhiệm Giáo sư Ngụy Như Kon Tum giữ chức Hiệu trưởng đầu tiên của nhà trường. Ông phải kết hợp lao động trí óc với lao động chân tay, phải tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm. Học sinh phải cố gắng học tập,
  
Hai mươi sáu năm làm Hiệu trưởng Đại họcTổng hợp Hà Nội cho tới lúc nghỉ hưu (1956-1982) Giáo sư Ngụy Như Kon Tum bên cạnh vai trò của một nhà giáo có lương tâm chức nghiệp, còn là một nhà Vật lý tài ba, có kiến thức chuyên môn uyên bác. Ông là tác giả nhiều công trình nghiên cứu Vật lý hiện đại và một số sách giáo khoa Vật lý ở bậc trung và đại học. Cùng với Giáo sư Nguyễn Xiển, ông đã góp phần xây dựng thành công ngành Vật lý địa cầu ở miền Bắc. Ông là hình mẫu tiêu biểu của một thế hệ các nhà khoa học yêu nước, sẵn sàng phụng sự Tổ quốc cho tới hơi thở cuối cùng. "Thầy Kon Tum" cách gọi thân thương của bao thế hệ học trò dành cho ông – biểu tượng đẹp cho cốt cách của một người thầy giáo luôn tận tụy, liêm khiết, khiêm tốn, góp phần đào tạo nhiều thế hệ sinh viên, trong đó nhiều người đã trở thành những nhà giáo, nhà khoa học tài năng.

Quỹ khuyến học Ngụy Như Kon Tum

Tấm gương của Giáo sư Ngụy Như KonTum, người sinh ra trên mảnh đất xa xôi của miền núi rừng Kon Tum hơn 100 năm và có nhiều kỷ niệm gắn bó với Kon Tum trong thời thơ ấu là nguồn cổ vũ cho lớp lớp thế hệ học sinh tại tỉnh nhà, luôn nỗ lực vươn lên trong học tập và rèn luyện. Bởi vậy, năm 2009, Hội Khuyến học tỉnh đã thành lập Quỹ Khuyến học mang tên cố Giáo sư, Nhà giáo Ngụy Như Kon Tum.

Trao học bổng Quỹ khuyến học "Nguỵ Như Kon Tum"

Hội Khuyến học tỉnh Kontum cho biết, đã có nhiều tên được đưa ra để đặt tên cho Quỹ Khuyến học, nhưng rồi, qua tìm hiểu và nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp của Giáo sư, chúng tôi đã quyết định lấy tên Ngụy Như Kon Tum đặt tên cho Quỹ Khuyến học của tỉnh nhà. “Chúng tôi đã ra Hà Nội, xin gia đình được lấy tên của cố Giáo sư đặt tên cho Quỹ Khuyến học. Cụ bà (nay đã mất) và các con của ông rất cảm động, cho phép thành lập với mong muốn sự nghiệp giáo dục đào tạo Kon Tum được phát triển. Các con ông còn kể, lúc còn sống, ông thường hay kể lại, nhớ lại những năm tháng tuổi thơ với nhiều kỷ niệm đẹp gắn bó với vùng đất KonTum hùng vỹ 

Ngày Quỹ Khuyến học Ngụy Như Kon Tum ra mắt, con gái của ông là Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngụy Tuyết Nhung đã vào Kon Tum tham dự và tặng học bổng cho học sinh nghèo hiếu học. Và, từ ngày thành lập Quỹ tới nay, gia đình ông đã ủng hộ 35 triệu đồng tiền mặt và nhiều hiện vật khác; Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, nơi ông từng làm Hiệu trưởng, năm 2014, cũng đã ủng hộ cho Quỹ 70 triệu đồng. Từ nhiều nguồn ủng hộ, Quỹ Khuyến học mang tên Giáo sư Ngụy Như KonTum đã trao trên 10 nghìn suất học bổng cho học sinh nghèo, hiếu học, đặc biệt là ở vùng xa xôi hẻo lánh, vùng sắc tộc thiểu số; trao trên 12 tỷ đồng với trên 1 nghìn phần thưởng cho giáo viên giỏi, học sinh giỏi các cấp; xây dựng cầu “Khuyến học và Dân trí“ ở xã Đăk Ang, huyện Ngọc hồi

“Cái quan định luận“ (ý của người xưa là đậy nắp áo quan, rồi thì sự luận bàn hay dở mới định được rõ ràng) – 24 năm sau ngày ông mất (mất năm 1991), hình bóng, cái Tâm – Đức của Giáo sư Ngụy Như Kon Tum vẫn luôn tỏa sáng.
Tên của ông được đặt cho một đường phố ở Thủ đô Hà Nội, cho một Hội trường của Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Tại KonTum, tên của Giáo sư ngoài được đặt tên cho Quỹ Khuyến học, niên khóa 2015-2016 này, Trường TH THSP Kon Tum cũng sẽ được đổi tên thành Trường TH THSP Ngụy Như Kon Tum !

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

TÀU TRƯỜNG XUÂN .


                       Trường Xuân - Trường Xuân
Tàu Trường Xuân.
Tháng 4 năm 1975-Saigon / “ Một con tàu ngơ ngác ra khơi ”/ Một thuyền trưởng tuyệt vọng / Gần 4 ngàn hành khách của định mệnh / Cuộc hành trình không bờ bến / Vỏn vẹn 3 ngày hải hành trôi nổi / Hai người tự tử thủy táng / Hai đứa trẻ ra đời / Con tàu kéo Song An, cứu tinh số 1 / Thương thuyền nhân đạo Ðan Mạch, cứu tinh số 2 / Sau cùng, tàu Trường Xuân không chìm được kéo về Hồng Kông với thi hài của người khách cuối cùng: Ðại tá Wong A Sáng, sư đoàn 5 bộ binh / Câu chuyện 40 năm trước được kể lại vào dịp ghi dấu 40 năm sau (1975-2015 ). / Và giới thiệu người con gái của biển Ðông: Chiêu Anh. (Shining Light).Chuyện này tôi kể đi kể lại. 10 năm trước. 5 năm trước và bây giờ. Trăm năm sau biết ai còn kể lại...
Có con tầu nằm trên bến đỗ...
Ngày xưa tại Việt Nam gần như chỉ có 1 hãng thương thuyền hàng hải lớn nhất là Vishipcoline của chủ nhân Trần đình Trường. Ông Trường là nhà tư bản có nhiều tài sản và hotel tại Nữu Ước. Ông qua đời và dường như sắp giỗ lần thứ ba...
 Thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy.
Một trong các thương thuyền của hãng là tàu Trường Xuân, vị thuyền trưởng lúc đó là ông Phạm Ngọc Lũy. Ông Lũy sinh quán tại Nam Ðịnh, ra đời năm 1919. Vào tháng 5-1975 thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy đã có 30 năm kinh nghiệm hàng hải.
Ngày 26 tháng 4 năm 1975, Trường Xuân đã xuống hàng hoàn tất chuẩn bị chở sắt vụn đi Manila. Một chuyến đi vô thưởng vô phạt. Thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy lúc đó 56 tuổi, Bắc kỳ di cư, quyết không ở lại sống với cộng sản. Ông tìm đường ra đi bằng mọi giá. Ông ước mong dùng được Trường Xuân chở đồng bào tỵ nạn. Trên đống sắt vụn của Trường Xuân lần này phải là sinh mệnh của những con người. Ông cần có thủy thủ đoàn và ông cần cả hành khách. Trải qua bao nhiêu là gian nan phức tạp vào tuần lễ cuối cùng của tháng 4 đen oan nghiệt. Sau cùng tới 29 tháng 4-1975 thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy viết lên tàu hàng chữ định mệnh. Tàu Trường Xuân khởi hành 12 giờ trưa 30/4/75.
Thông thường thủy thủ đoàn gần 30 người nhưng ông chỉ có vỏn vẹn 5 người. Có lẽ ông cần chừng 300 hay 400 hành khách, nhưng chưa có người nào. Con tàu Trường Xuân ngủ yên trên bến Saigon giữa đêm 29 rạng ngày 30 tháng 4-1975.
 Saigon hấp hối
Tại Saigon mặt trận Long Khánh đã tan vỡ, tất cả 3 quân khu đều nằm trong tay giặc. Chỉ còn miền tây vẫn yên tĩnh. Sáu sư đoàn cộng quân 3 mặt tiến về Saigon. Các đơn vị pháo của Bắc quân đã chuẩn bị trận địa pháo vào thủ đô. Các tiền sát viên chỉ điểm cộng sản đã có mặt tại các vị trí quân sự.
Phi cơ trực thăng Hoa Kỳ đang bay di tản những phi vụ cuối cùng. Nội các mới của Việt Nam Cộng Hòa họp bàn về việc bỏ súng và bàn giao. Ðài phát thanh Saigon chuẩn bị đọc những lời tuyên bố đau thương của tổng thống Dương văn Minh gửi người anh em phía bên kia, xin mời vào nói chuyện. Thủ tướng Vũ văn Mẫu kêu gọi người anh em đồng minh Hoa Kỳ phía bên này, xin vui lòng ra đi.
Giữa mùa hè chói chang, radio của quân đội Hoa Kỳ chơi bài Tuyết Trắng, một ám hiệu kêu gọi ra đi lúc trái gió trở trời. Ðài quân đội Việt Nam Cộng Hòa hát nhạc quân hành trong tuyệt vọng. Ðó là Saigon của đêm 29 rạng ngày 30 tháng 4-1975. Con tầu Trường Xuân bụng đầy sắt vụn vẫn nằm ngủ yên trên bến sông Khánh Hội. Lửa bắt đầu bốc cháy bên kho đạn Thành Tuy Hạ.
Bến tàu Bạch Đằng tháng 4-1975
 Cô gái thuyền nhân trong bụng mẹ
Cũng vào cái tuần lễ sau cùng của tháng 4 nghiệt ngã đó, có bà sản phụ vào nhà thương ngày 27/4/1975 để chuẩn bị sanh đứa con thứ hai. Bà dược sĩ trẻ tuổi có mang 9 tháng 10 ngày. Ðứa bé sẽ ra đời bất cứ lúc nào. Bây giờ tính sao đây. Xin mổ để sanh sớm rồi chạy, hay là tìm đường chạy rồi muốn ra sao thì ra. Chợt có được giấy phép di tản bèn bỏ nhà thương vào tòa đại sứ Mỹ. Nhưng rồi máy bay chuyến cuối cùng không trở lại. Cộng sản vào đến cửa ngõ Saigon. Gia đình bà tìm đường xuống Khánh Hội. Tìm ghe chạy ra tàu Trường Xuân sáng 30 tháng 4-75. Bà bầu cùng gia đình, mẹ già, con trai nhỏ 2 tuổi leo giây lên Trường Xuân.
Gia đình bà dược sĩ Saigon, mới ra trường năm 1972 đã thành những người khách không mời của chuyến hải hành vô định trên tàu Trường Xuân, ra đi xế chiều 30 tháng 4-1975.
Ðứa bé gái hoài thai từ Saigon tự do, nhưng gan lì nằm trong bụng mẹ hay sợ súng đạn nên không chịu chào đời. Cho đến khi Trường Xuân ra đến hải phận quốc tế. Ðứa bé mới chịu ra đời. Ðó là câu chuyện 40 năm trước viết lại cho ngày kỷ niệm 40 năm sau.       
 Trở lại với Trường Xuân
Vào chiều 30 tháng 4-1975, con tàu Trường Xuân sau khi đã thành lập xong 1 thủy thủ đoàn tình nguyện và có gần 4,000 hành khách ngẫu nhiên đã lên đường hết sức vất vả trong điều kiện kỹ thuật tồi tệ và bị phá hoại mọi bề. Hành khách không vé của Trường Xuân gồm đủ tất cả hai ba thế hệ Việt Nam Cộng Hòa, mọi thành phần, mọi giai cấp, mọi hoàn cảnh. Ðủ cả ba ngành lập, hành và tư pháp. Có mặt sĩ nông công thương binh. Không hề thiếu nam phụ lão ấu. Các nghệ sĩ sáng tác và nghệ sĩ trình diễn. Chuyến hải hành vào chân trời vô định với một ông thuyền trưởng nhân đạo và hết sức kiên định. Những tay phụ tá tình nguyện rất xuất sắc và sau cùng định mệnh đã đưa 3,628 con người đi tìm tự do đến được bến tự do. Thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy đã nói rằng Trường Xuân sẽ không thoát được nếu không có Song An. Song An là ai ? Ðây chỉ là tên con tàu kéo nhỏ bé đang trên đường từ Vũng Tàu về cảng Saigon. Anh già Trường Xuân đang mắc cạn bèn túm lấy đứa bé Song An đòi nó kéo. Vậy mà nó kéo được. Ra đến hải phận, cho đến lúc anh già Trường Xuân tự chạy được bác cháu mới chia tay. Lẽ dĩ nhiên câu chuyện hải hành của đêm dài 30 tháng 4-75 không giản dị như thế ! Với lửa cháy ngập trời Thành Tuy Hạ và tiếng súng đuổi theo trên sông Lòng Tào, đêm hôm đó là đêm dài nhất của cuộc đời Trường Xuân. Khi anh già Trường Xuân từ giã cậu bé Song An trên đại dương, khách Trường Xuân góp tiền cho Song An trở về Saigon. Hai, ba bị tiền hàng chục triệu đồng Việt Nam đưa qua. Lái tàu Song An nói 1 câu kỳ diệu “ Thôi ! tiền nhiều quá, đủ rồi. Ðừng đưa nữa “.Trong đời chúng ta hiếm khi nào nghe được những lời nói đó. Với tâm tình như vậy, tàu kéo Song An từ giã Trường Xuân. Tiếng còi tạm biệt trên trùng khơi nghe những nghẹn ngào. Có vài hành khách bỏ Trường Xuân nhẩy theo Song An trở về Saigon. Trên 3,600 khách Trường Xuân ngó theo Song An nhỏ dần trên đường trở lại quê hương. Khóe miệng chợt thấy vị mặn. Ðây là nước biển sóng đánh bên thành tàu hay là nước mắt biệt ly. Rồi con tàu Trường Xuân chạy 1 mình. Gần 4,000 hành khách. Không đủ nước, không có thức ăn. Máy móc trục trặc. Nước tràn vào khoang tàu. Sắt vụn vô tri dưới hầm tầu. Con người tuyệt vọng ở trên boong.Hai người tự tử được thủy táng. Việt cộng phá hoại chỗ này. Máy tàu hư hỏng chỗ kia. Con tàu vô định có thể sẽ là quan tài nổi. Một hỏa diệm sơn chưa nổ. Các tin tức bi quan được lệnh của thuyền trưởng phải dấu kín. Trường Xuân nín thở, ỳ ạch tiếp tục chạy. Chợt có tiếng kêu : “Có người rớt xuống biển.”. Ông thuyền trưởng Nam Ðịnh đứng im trên đài chỉ huy lặng người bất động. Nửa giờ trôi qua như 1 thế kỷ. Captain Phạm ngọc Lũy sau cùng ra lệnh quay tàu lại vớt người. Một quyết định vô vọng. Hành khách nói. Một quyết định sai lầm. Hành khách nói. Hy sinh 4,000 người để cứu 1 người là nhầm lẫn. Hành khách nói. Captain điên rồi. Tại sao ? Thuyền trưởng sau này trả lời. Tìm vớt 1 người để cứu 4,000 người. Như vậy có thể hiểu rằng con tàu Trường Xuân đang là một hỏa diệm sơn sẵn sàng phun lửa nổi loạn. Hành động bình tĩnh quay tầu lại tìm 1 người là bài học nhân đạo cho mọi người và giữ cho được sự bình an của toàn thể con tàu. Có thể Thượng Ðế trên cao đã nhìn thấy chuyện vớt người giửa biển của Trường Xuân nên đã đem lại vị cứu tinh số hai. Ðó là con tàu Ðan Mạch. Tiếng Trường Xuân kêu cứu vọng trên đại dương. Tàu Ðan Mạch trên đường viễn du hỏi rằng thế đã kêu hạm đội Mỹ chưa? Trả lời : “Có số đâu mà kêu.” Ðan Mạch thở dài. “Thôi chờ đó, chúng tôi sẽ đến tiếp tế và rước chừng 1,500 đàn bà trẻ con.”
Tàu Trường Xuân
 Ra đời giữa trời biển mênh mông
Trước đó vài giờ đồng hồ, sáng ngày 2/5/75, bà dược sĩ họ Bùi đau đẻ. Gần 4,000 con người phải chừa ra 1 chỗ trống cho sản phụ. Ðứa bé gái ra đời khoảng 2 giờ sáng. Con bé gốc Saigon Việt Nam, nằm trong bụng mẹ trên Trường Xuân, được kéo đi bởi Song An. Sanh ra giữa biển Ðông, Thái bình dương. Không sữa, không nước, không cơm, không cháo. Một người dúi vào tay sản phụ miếng cam thảo. Bà nhai ra rồi lấy nước miếng bôi vào miệng con gái. Tiếng khóc chào đời vang trên biển rộng mênh mông. Một thanh niên nhấc bổng đứa bé đưa qua tàu Ðan Mạch. Bà mẹ nhìn theo bóng con vươn lên trời xanh, nước mắt một lần nữa lại như vị mặn của biển khơi. Khai sanh của cháu đề ngày 2/5/1975 trên tàu Ðan Mạch, tên cháu là Chiêu Anh.
 Trường Xuân: Ôi, Trường Xuân !
Như vậy là tổng cộng ba ngàn sáu trăm hai mươi tám người đến bến tự do, bây giờ định cư ở bốn phương trời. Một thế hệ Trường Xuân ra đời và nối tiếp.Thoạt tiên tất cả được đưa về tạm trú ở Hồng Kông. Nhà chức trách Hương Cảng hứa hẹn sẽ không trả về Việt Nam.Trước khi rời con tàu, thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy đi thanh sát một vòng. Hình ảnh cảm động sau cùng là một người đàn ông mệt mỏi cúi xuống cõng bà mẹ già tê liệt. Trên khoang tàu mênh mông hiện chỉ còn là bãi rác. Một người đàn ông ạch đụi cõng mẹ qua tàu Ðan Mạch, quả thực là hình ảnh hết sức ngậm ngùi. Ðó là ông thiếu tá nhẩy dù Phan Huy Hoàng, sau này đưa mẹ về định cư tại Texas. Khi vị thuyền trưởng rời tàu Trường Xuân thì nước đã tràn vào khoang máy. Vẫn còn dưới hầm, thân xác 1 ông già sẽ thủy táng theo con tàu. Nhưng sau này được biết, khi người lên hết tàu Ðan Mạch, Trường Xuân ngập nước nhưng không chìm. Hai tháng sau được kéo về Hồng Kông, đi theo hành khách của nó. Con rể của ông già nằm trên Trường Xuân đã nhận xác cha. Di hài vị dân biểu gốc Nùng của Việt Nam Cộng Hòa: Ðại tá Wong A Sáng của sư đoàn 5 bộ binh, một thời đồn trú tại Sông Mao. Con người và con tàu, cả hai đều làm xong nhiệm vụ cuối cùng cho hai chữ tự do.
 Một thế hệ tương lai
Bà dược sĩ trẻ tuổi họ Bùi bây giờ định cư tại Montreal, Canada và học lại nghề cũ từ 1977. Pharmacie BUI tại Gia nã Ðại có từ ngày đó. Ðứa bé gái Chiêu Anh ra đời giữa Thái Bình Dương tháng 5-75, hai mươi tư năm sau vẽ 1 bức tranh họa cảnh tàu Trường Xuân nộp cho trường đại học Parkson school of Design, New York. Cô được nhận vào học và tốt nghiệp danh dự với huy chương vàng về ngành sáng tạo y phục thời trang. Hiện Chiêu Anh còn độc thân và làm việc tại San Francisco Hoa Kỳ. Trong một bản văn tự thuật bằng Anh ngữ, Chiêu Anh kể chuyện mình như sau: “Con là Trường Xuân Baby. Từ biển cả, con là một thuyền nhân sống xót. Khi Sài Gòn thất thủ, cha mẹ chạy xuống tầu Trường Xuân của thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy. Trong cái đêm dài sâu thẳm, vào lúc 2 giờ sáng 2 tháng 5-75 con sanh ra đời. Ðó là giây phút của hãi hùng và hy vọng. Ðời con khởi sự vất vả. Mắt hài nhi không mở. Xương quai bị gẫy, vai bị cụp. Mẹ đói không có sữa cho con. Vị cam thảo ngọt bôi vào miệng sơ sinh vẫn còn ghi nhận cho đến ngày nay. Tầu Danish của thuyền trưởng Ðan Mạch Anton Martin Olsen đã cứu gia đình con và đưa vào nhà thương Anh Quốc tại Hồng Kông. Khai sanh của con với chứng chỉ công dân Denmark trên tầu MS Clara Maersk. Vì những giấy tờ này, tòa đại sứ Ðan Mạch lo cho cả gia đình định cư tại Canada trong 21 ngày. Con đã tiếp tục sống trong những ngày thơ ấu khó khăn vất vả như những gia đình tỵ nạn khác. Cùng với người anh hơn con 2 tuổi, chúng con cố sức học hành để xây dựng tương lai. Con xin được học bổng để theo ngành sáng tạo thời trang và tốt nghiệp 1998 với bằng danh dự tại đại học hàng đầu New York. Con bắt đầu làm việc cho các hãng thời trang nổi tiếng tại Paris, New York và San Francisco. Con đã có dịp đi đến tất cả các đô thị lớn nhỏ từ Âu châu, Á châu, Mỹ châu trong thế giới của ngành sáng tạo thời trang. Nhưng con luôn luôn nhớ rằng mãi mãi vẫn là một thuyền nhân sống sót, một Trường Xuân Baby.”
 40 năm nhìn lại
Kể từ tháng 4-75 cho đến tháng 4-2015 chúng ta có 40 năm nhìn lại. Nhưng 5 năm trước  chúng tôi đã chọn nhiều nhân vật hay sự kiện để giới thiệu. Trên sân khấu CPA của San Jose tháng 5-2010, người đầu tiên được giới thiệu sẽ là cô Chiêu Anh, Shining Light.
Cô sẽ hiện diện với thân mẫu từ Canada, với bác thuyền trưởng Phạm ngọc Lũy 91 tuổi, với hình ảnh của Trường Xuân, của Song An, và của con tàu Ðan Mạch.
Khởi đầu từ năm 1975, qua 76, 77 cho đến 2009 và 2010. Lịch sử giở lại từng trang. Bi thảm, hào hùng, tuyệt vọng và hy vọng. Nhưng mở đầu vẫn là chuyến hải hành ngắn ngủi nhưng hết sức đặc thù. Bây giờ nhắc lại. Mãi mãi không quên

Chuyến đi của Trường Xuân  Trường Xuân, ơi Trường Xuân  Saigon tháng 4 đen.       
Bốn ngàn người vượt biển,  Bỏ đất nước điêu linh. Trên con tàu vô định Trường Xuân, ơi Trường Xuân. 40 năm nhìn lại. Xem ai còn ai mất, Lệ tuôn khắp dặm trường Bốn phương trời thế giới.Trường Xuân, ơi Trường Xuân. Gần bốn ngàn người sống.Với ba mạng tử vong. 2 đứa bé lọt lòng. Giữa mênh mông trời biển Trường Xuân, ơi Trường Xuân.Một thế kỷ vừa qua ..Tương lai rồi sáng chói. Chuyện này cần kể lại...Trường Xuân, ơi Trường Xuân, Ngàn năm còn nhớ mãi...
Nhân dịp 40 năm, tôi viết chuyện Trường Xuân.

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

LINH MỤC NGƯỜI VIỆT GỐC MỸ




LINH MỤC DƯƠNG TẤN BẰNG NGƯỜI VIỆT GỐC MỸ 



Khi được lệnh sang tham chiến tại Việt Nam năm 1966, một người lính trẻ Hoa Kỳ không bao giờ nghĩ mình có thể gắn bó với đất nước này đến nỗi xin ở lại để trở thành linh mục.
Trở thành bằng hữu

Sau ngày 30 tháng Tư, ông chỉ mong được chính quyền mới cho ở lại cùng giáo dân của mình. Tháng Mười năm 1975 ông bị đẩy lên máy bay qua Thái Lan mà không có một mảnh giấy tuỳ thân. Rồi cuộc đời đưa đẩy ông về làm linh mục tại tỉnh Udonthani miền Bắc Thái Lan từ ngày ấy đến giờ. 
Cựu chiến binh John Thabor tức linh mục Dương Tấn Bằng, kể lại với Thanh Trúc câu chuyện từ người lính Mỹ đến người tu sĩ Công giáo Việt Nam: “Tên của cha bằng tiếng Mỹ là John Thabor. Năm 1966, cha đi lính ở Việt Nam, rồi có một ông cha đỡ đầu gọi là cha dưỡng phụ Nguyễn Lân Mẫn, bây giờ ngài đang làm giáo xứ đại chủng viện ở Huế của Xuân Bích, đổi tên John Thabor thành Dương Tấn Bằng. Họ Dương là người nước ngoài, Tấn là tiến tới, Bằng là bằng hữu. Dương tấn Bằng có ý nghĩa là một người nước ngoài đến để làm bạn.” 

Thanh Trúc: 
Thưa cha, khi bắt đầu đi tu thì cha làm thế nào để ra khỏi quân đội? 

LM Dương Tấn Bằng: 
“Lúc đầu rất rắc rối vì chính phủ Việt Nam đòi phải có giấy phép của chính phủ Mỹ, một thẻ lưu trú, một hộ chiếu. Thế mà Toà Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn nói là nếu không có thẻ lưu trú của nước Việt họ sẽ không cấp hộ chiếu. 

Bộ Nội Vụ của nước Việt Nam thì nói nếu không có hộ chiếu họ sẽ không cho thẻ lưu trú. Cho nên ban đầu coi như là không được. Nhưng mà các cha vận động bằng cách nào không hiểu mà đâu ra đấy cũng là ý Chúa. Cha được giải ngũ ra và bắt đầu vận áo dòng và học tiếng Việt để sửa soạn vào Đại Chủng Viện ở Sài Gòn”. 

Thanh Trúc: 
Cha học tiếng Việt như thế nào, có dễ học hay không? 

LM Dương Tấn Bằng: 
“Khó như quỷ! Lúc đầu cha không biết những cái dấu, tiếng Việt Nam là độc âm, mỗi âm một tiếng khác nhau. Lúc đầu thấy khó lắm mà sau một thời gian học với các chú tiểu chủng sinh ở chủng viện thánh Gioan 23 ở Đà Nẵng thì đã bắt đầu biết tiếng và nói được.” 

Thanh Trúc: 
Từ một G.I trong quân đội Mỹ rồi trở thành một linh mục thì có cái khó khăn nào mà cha cần phải vượt qua? 

LM Dương Tấn Bằng: 
“Cái khó khăn là tại tâm, vì chính cha tự hào cha là người tốt, cha là người biết mọi sự vì là người Mỹ. Cái mặc cảm tự tôn cho rằng không ai có thể dạy cha. Ngay cả vấn đề sống và giữ đức tin, cha đã sống cuộc đời không phải là vị tha mà vị kỷ, sống đạo vì cha mẹ bắt đi lễ nhà thờ nhà thánh. 

Mà khi sang Việt Nam thì thấy làm sao mà trong một nước có chiến tranh, trong sự đau khổ sự thiếu thốn về vấn đề vật chất mà họ vẫn có đức tin mạnh như vậy. Điều đó làm cho cha bắt đầu nghĩ nhiều đến đời sống nội tâm của mình, nên khi bắt đầu tu cha có một sự phấn khởi, cảm thấy mình lĩnh hội và hiểu sâu xa về vấn đề đức tin hơn.” 

Thanh Trúc: 
Đến năm nào thì cha thụ phong linh mục? 

LM Dương Tấn Bằng: 
“Học xong chương trình Đại Chủng Viện năm 1974. Đáng lẽ ra chịu chức linh mục ở tại Việt Nam mà cha chịu chức Sáu do Đức Cha Phạm Ngọc Chi ở Đà Nẵng truyền chức cho cha. Vì mười năm trời không về nhà một lần thăm cha mẹ nên cha đã xin phép Đức Cha cho về Mỹ chịu chức ở bên Mỹ. Đức Cha đã viết thư trao quyền cho giám mục ở bên Mỹ truyền chức cho cha với mục đích sẽ tu cho địa phận Đà Nẵng. 

Cha chịu chức ở bên Mỹ khi về thăm quê quán xong rồi trở lại Việt Nam năm 1974.” 

Ký ức về 30 tháng 4 

Thanh Trúc: 
Trong biến cố 30 tháng Tư 1975 thì cha đang ở đâu? 

LM Dương Tấn Bằng: 
“Lúc đầu cha làm cha phó trên một giáo xứ cách thành phố Đà Nẵng vài chục cây số. Thế rồi Đà Nẵng thất thủ, các “bác” ở ngoài Bắc vào và đã bắt cha. Họ để cha ở đó một thời gian và mỗi ngày cha phải đi từ trên núi xuống công an để trình diện và đối thoại với họ. 

Sau đó Đức Cha Chi chuyển cha từ Phú Thượng ở trên núi xuống thành phố mà ngài không xin phép nên chính phủ bắt lẽ là ngài không có quyền đổi nhân sự từ chỗ này đến chỗ khác. 


Họ đã bắt cha giam một đêm và cho lính gác điệu cha từ Đà Nẵng vào Sài Gòn. Khi lên xe thì đi với một cán bộ nam và một cán bộ nữ. Trên xe đó họ đã nói với những người trong xe rằng người cán bộ nữ là vợ của cha. Cha nói cha độc thân, không phải vợ của cha đâu. 

Khi tới Nha Trang phải nghỉ lại một đêm, họ muốn hai người ngủ trong phòng, cha nhất quyết không chịu. Thế rồi họ để cha trong phòng một mình. Cha lấy ghế chận vào cánh cửa vì ban đêm sợ họ đưa người đàn bà đó vào phòng của cha thì nguy.” 

Thanh Trúc: 
Theo ý của cha thì tại sao họ làm như vậy? 

LM Dương Tấn Bằng: 
“Họ muốn cha bị giảm giá trị linh mục. Họ không nhận cái vấn đề cha là linh mục mà họ muốn người ta nghĩ rằng cha là một người thường để mà có cái toà án nhân dân kết tội là làm cựu quân nhân đã giết người Việt Nam. Phạm tội đối với dân tộc Việt Nam thì họ trục xuất.” 

Thanh Trúc: 
Rồi sau đó họ đưa cha về Sài Gòn? 

LM Dương Tấn Bằng: 
“Sáng hôm sau lên xe đi về Sài Gòn. Lúc đầu họ đưa cha vào chỗ của các cha Dòng Tên, mà cha nói là cha đã từng học Đại Chủng Viện số 6 Cường Để. Người cán bộ nam nói là phải trả lại tiền vé xe, cha không có tiền, thế là cán bộ nam để cha tự do đi vào chủng viện số 6 Cường Để, vay tiền các cha mà hoàn lại cho anh ta. 

Tới cái ngày họ muốn điệu cha ra phi cảng để ra khỏi Việt nam, họ đã đưa vào Bộ Nội Vụ, có một loại giấy tờ mà trong đó, câu thứ mười bảy hỏi tại sao ông muốn xuất cảnh. Cha nói cha đâu có muốn xuất cảnh, cha đã xin các ông đổi ý và cho cha ở nước Việt Nam luôn. Người cán bộ đưa giấy cho cha không biết làm sao, mới đưa cha lên lầu. Người ở trên lầu nói cha về để chờ xem xét chuyện này sau. 

Thế nhưng về sau họ điệu cha ra phi cảng Tân Sơn Nhất, lên máy bay của hãng Pháp, đi qua phi trường Dong Muang ở Thái Lan tháng Mười năm 1975. 

Những người hữu trách đuổi ra khỏi phi cảng để cha đi đâu thì đi tại vì cha không có giấy tờ nhập quốc, không có một giấy tờ từ Việt Nam đến đây như là di dân hay là người bị vấn đề về chính trị. 

Thế rồi có một người đã lấy tiền ra cho cha đi tắc xi vào thành phố. Người đánh tắc xi hỏi đi đâu. Cha cứ làm dấu thánh giá và làm dấu hiệu đi đến một cái nhà thờ nào. Cuối cùng họ đưa tới một nhà dòng.” 

Linh mục Dương Tấn Bằng, bị trục xuất từ Việt Nam sang Thái Lan năm 1975 vì là người Mỹ và chỉ muốn được ở lại với giáo dân Việt Nam. Đến thủ đô Bangkok không giấy tờ, không tiền bạc, không biết tiếng Thái, ông bị đuổi ra khỏi phi cảng quốc tế Dong Muang. Thế rồi hoàn cảnh đưa đẩy ông gặp được Đức Cha người Hoa Kỳ đang ở Udonthani miền Bắc Thái Lan, nơi ông về trú ngụ và làm việc từ đó đến giờ. 

LM Dương Tấn Bằng kể rằng 
“lúc đầu thì học tiếng Thái ba bốn tháng, thế rồi Đức Cha người Hoa Kỳ qua nước Mỹ đi giảng để kiếm tiền giúp địa phận. Lúc đi ngài cho cha làm cha xứ của nhà thờ chính toà ở Udon đây. Một thời gian mấy tháng trời ở với Đức Cha thì mới đổi về một giáo xứ ở cách Udon độ hai trăm năm chục cây số.” 

Thanh Trúc: 
Cha có bao giờ trở lại thăm Việt Nam ? 

LM Dương Tấn Bằng: 
“Có một lần, năm 1991, mẹ ở bên Mỹ qua đây thăm, cha muốn mời mẹ qua Việt Nam để coi cái chỗ cha đã từng học và những người bạn cùng lớp làm cha xứ ở đó. Đã nộp đơn qua một công ty du lịch, đã chờ đợi năm bảy ngày mà họ không trả lời, nghĩa là họ không cho phép”. 

Hướng về Việt Nam 

Thanh Trúc: 
Trong lòng cha thì cha nghĩ cha là người Mỹ, người Việt Nam hay là người Thái Lan? 

LM Dương Tấn Bằng: 
“Thật ra không phải cha mất gốc mất rễ nhưng vì đã muốn dâng hiến cả đời cho giáo dân Việt Nam cho nên cái lòng trí của cha bao giờ cũng hướng về đó. 

Hiện tại ở nước Thái, ở Udon, có nhiều người từ Trung Bộ, người Nghệ An, Vinh, Hà Tĩnh, đến đây làm việc. Họ đến dự lễ ở nhà thờ mà cha đi làm lễ chiều này là thứ Bảy. Cứ Chúa Nhật cuối tháng là có cha người Việt Nam, cha Đức và cha Trực. Ba cha giảng bằng tiếng Việt Nam làm lễ bằng tiếng Việt Nam cho giáo dân người Việt Nam. Cho nên cũng do sự gần gũi và cũng ấm cúng trong lòng với người Việt Nam như xưa.” 

Thanh Trúc: 
Nhắc về ngày 30 tháng tư năm 1975 ở Việt nam, kỷ niệm nào làm cho cha nhớ nhất? 

LM Dương Tấn Bằng: 
“Tự vì cha đã ở trong chế độ mới với các “bác” những năm bảy tháng, nên cha cũng đủ biết những sự giả dối của họ. Có kỷ niệm là khi đó họ đưa dân lên khai thác ở trên núi và cha đã đi với họ. 

Thế rồi buổi tối khi làm việc xong thì cha đã làm lễ ở ngoài trời và đã giảng về sự sống. Cha đã chơi chữ, nói đến ái quốc đến nước đến sự sống của con người bắt đầu ở trong nước ra. Cha đã phủ nhận giá trị của lý thuyết Marx Lenine. Hôm sau họ mời cha xuống núi, về giáo xứ Đà Nẵng, không cho ở với giáo dân nữa.” 

Thanh Trúc: 
Đó là kỷ niệm mà cha nhớ nhất. 

LM Dương Tấn Bằng: 
“Cha đã nói khi nào cha có thể mặc áo linh mục về Việt Nam thì cha sẽ về Việt Nam. Còn nếu họ bắt cha vận thường phục thì cha không về. Tại vì cha đã bị trục xuất với tư cách là linh mục thì cha sẽ về thăm với tư cách là linh mục. Thế thôi. Cha vẫn yêu nước Việt Nam.” 

Thanh Trúc: 
Thưa linh mục Dương Tấn Bằng, xin cảm ơn tất cả những lời chia sẻ của linh mục. 

Thanh Trúc

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

THAI XUAN VILLAGE


                        

Làng Thái Xuân: 

In south Houston apartments, a piece of Vietnam flowers

http://baomai.blogspot.com/

A resident passes a Buddhist shrine in the north courtyard at Thai Xuan Village, July 11, 2015, in Houston, Texas. The north building is Buddhist and the south Catholic. A Catholic priest and Vietnamese refugee sought to create a refuge for Vietnamese escapees in the 1970s and with community support, purchased this complex in the 1980s creating a Vietnamese village where about 1000 residents live.

http://baomai.blogspot.com/

Vietnamese - newly arrived or long-ago refugees - find comfort, companionship in 'village'

http://baomai.blogspot.com/

Most afternoons, the women gather in the parking lot, setting out the zucchini, choy greens and water spinach they've cultivated in tiny, overflowing gardens. Some wear nón lás, cream-colored cone-shaped hats made of straw, and sell vegetables and fried egg rolls, while others clip coupons from newspapers they can't understand or text furiously in Vietnamese. On hot days, they dole out sâm, a sweet, iced herbal tea with natural cooling qualities, perfect for the oppressive humidity of the city they still call Saigon.

http://baomai.blogspot.com/

On a stretch of Broadway Street in south Houston, these 1,000 residents have over nearly three decades transformed the crumbling apartments they named Thai Xuan Village into a token of the old country, renewing traditions and existing almost entirely in Vietnamese.

Loc Tran moved in four years ago after his wife came over from Vietnam. Tran, 37, immigrated with his family as an infant and considers himself American, just as comfortable in Dickinson, where he grew up, as back home. But he thought the apartments would be an easier transition for his spouse, who he met on a trip.
"She'd have been bored out of her mind if we'd moved somewhere else because she wouldn't have had anyone to talk to," he said. "It's just kind of easing into the process of becoming Americanized."

http://baomai.blogspot.com/

Forty years after the fall of Saigon sparked the most expansive refugee resettlement in U.S. history, Houston is home to the nation's largest Vietnamese community outside the greater Los Angeles area and San Jose, Calif. Nearly 111,000 live in the Houston region, two-thirds of whom were born abroad, according to the U.S. Census.

Today, the Vietnamese have assimilated into the city's professional sectors, becoming developers, doctors and lawyers. But Census data shows that geographically they remain relatively isolated, clustering in Midtown and south Houston and around sprawling Bellaire Boulevard, where even the street signs are in Vietnamese. The more prosperous congregate around a sliver of Memorial or in Sugar Land. By contrast, Houston's two other predominant immigrant groups, Mexicans and Salvadorans, have fanned out across the county, navigating it easily in Spanish.

http://baomai.blogspot.com/

Thai Xuan, one of the city's oldest Vietnamese settlements, is an embodiment of this tendency to stick together, a characteristic of the unique nature of their mass migration. Even the complex parking lot is an informal dividing line reminiscent of the old country, with Catholics on the south separated from the more recently arrived Buddhists on the north. After Catholics years ago erected a Virgin Mary statue in the center of a courtyard, Buddhists, not to be outdone, built a shrine on the opposite plaza, covering it with a towering red pagoda and adorning it with flowers.

Coming to America

http://baomai.blogspot.com/

In this May 1, 1975 file photo, U.S. sailors transfer a South Vietnamese boy from the USS Blue Ridge to a merchant vessel off the South Vietnam coast during evacuations from South Vietnam. (AP Photo/Nick Ut, File)
With the Viet Cong on the verge of seizing Saigon in 1975, Father John Chinh Tran abandoned the Roman Catholic congregation he had named Thai Xuan and joined the throng streaming to America. At the time, the U.S. had no comprehensive refugee policy so most Vietnamese settled in southern California. But as the region became overpopulated, Tran and others flocked to Houston, where the heady oil boom offered working class job prospects that didn't necessarily require English fluency.

Across the country, nearly 800,000 Vietnamese came as refugees between 1975 and 2013, with one-quarter arriving in just the first three years, according to the Migration Policy Institute, a think tank in Washington, D.C. It was the biggest en masse influx of Asian immigrants after decades of policies discriminating against them and drew not only the elite and middle class but also fishermen and farmers.

http://baomai.blogspot.com/

Congress had only recently, in 1965, abolished a quota system effectively banning Asians or Africans from coming here, replacing it with a system based on reunifying families and drawing professionals. Because citizens from those continents had been unable to come to America for so long, few had relatives here, making their skills the only avenue of immigration for most.
"You had African doctors, Indian engineers, Chinese computer programmers, and in the case of Filipinos, nurses," said Stephen Klineberg, co-director of Rice University's Kinder Institute for Urban Research. "The only exception was the Vietnamese who came as refugees and the Cubans in Miami."

http://baomai.blogspot.com/

Unlike other Asians who mostly immigrated on work-related visas, making them more likely to be highly educated and fluent in English, nearly a third of Houston's Vietnamese don't have a high school degree, according to a U.S. Census data analysis by the Migration Policy Institute. That's more than the national Vietnamese average and all Asians in Houston. 

Today, about 40 percent of Vietnamese say they don't speak English well or at all. Mexicans and Central Americans are the region's only other large immigrant groups with worse English fluency, according to the analysis, but their assimilation is easier because they speak the state's de-facto second language.

Contributing to the sense of Vietnamese isolation is the circumstance of their arrival. Their evacuation - for the upper class in American-sponsored airlifts, while the less fortunate risked treacherous journeys on makeshift boats - was sudden and traumatic. Coupled with the harsh Communist punishment endured by many left behind, it forged for them a shared identity around the idea that they can never go home.

Many miss their homeland

http://baomai.blogspot.com/

"They mourn it, to this day," said Jannette Diep, executive director of Boat People SOS-Houston, which serves low-income Vietnamese. "So they just resume living that Vietnamese culture, and they're very limited in their outside interaction."

In Houston, refugees initially spread out across the city in government housing. But racial tensions erupted. Vietnamese shrimpers in Seabrook and Galveston clashed with white fishermen, and a Ku Klux Klan group threatened them, sailing around the bay in white robes and burning effigies. U.S. Marshals were ordered to protect the Vietnamese boats, and a federal lawsuit filed on their behalf chased the Klan out of state.

http://baomai.blogspot.com/

It was a terrifying time. Tran's congregation begged him to help and on his urging, Vietnamese investors purchased seven rundown complexes in south Houston as a safe space for their compatriots. Tran named the largest Thai Xuan, after the church he had left behind.

It quickly reached almost mythical status as a Little Vietnam, with refugees seeing it as a place where they could learn English and save money until they could afford more expensive Bellaire. But problems arose. A refugee who purchased the property in 1993 sold the units as condominiums for cash, according to court records, but when he defaulted on a loan and filed for bankruptcy, everyone faced sudden eviction.

The diaspora galvanized. Steven Dieu, an assistant Harris County attorney who came here as one of the "boat people" when he was 15, was one of many to help. He said the man tricked the buyers, who weren't familiar with the legal system and thought they owned their apartments. Though he was never charged, many believe it was a scam. "When we first came it was very chaotic, and the government did not pay much attention to this minority community that did not understand the language or understand the culture," Dieu said. "Criminals operated the way they operated in Vietnam. ... Their victims didn't know what to do."

http://baomai.blogspot.com/

Mediation took about a decade. Residents risked losing their home again in 2007 after neighbors pushed to demolish the complex, which they complained had been falling apart for years and violated city code. Mayor Bill White stepped in, assembling a team of community leaders. Vietnamese donors contributed, and dozens helped make repairs.
"There would have been a loss in their quality of life if they had lost the sense of community in the village," White said.

It's such strong ties that keep drawing newcomers and persuades old-timers to stay, despite leaking pipes, cracked sidewalks and water that cuts out for hours. On a recent afternoon, a man called the office seeking translation for the cable technician. Shrimpers arrived from Galveston with the day's catch, throwing out samples to friends. Children splashed in a plastic pool, crossing easily from English into Vietnamese.
"We live here because we want to speak Vietnamese together," said Hieu Ho, who is 25.
For those like Thach Phan who do speak English, the skill is currency. Phan came here on a government scholarship in 1973 to study economics and stayed. As he sat outside his apartment, a neighbor stopped by with dinner, a pickled Vietnamese vegetable stuffed with pork, payment for translating at the doctor's office. Phan, who is 75 and has grandchildren in Orlando and San Diego, said he moved into the complex because it feels comfortable. He has struggled to make American friends.

http://baomai.blogspot.com/

"The people around me here are the same people, and we can talk," he said. "We live in the same culture."
Though many apartments appear shabby from outside, some unfurl inside like a lotus flower. Over the two decades that Hien Thi Tran has lived here, she transformed her space into a veritable Buddhist shrine. Statues of all sizes line the walls and residents stop by often to pray. A glamorous singer back home, Tran came here in 1993 after her husband, a high-ranking soldier in the South Vietnamese army, served six years in a communist detention camp.

Anti-communism sentiment still bleeds deep in Thai Xuan and a yellow-and-red South Vietnamese flag billows proudly outside the entrance. But inside, residents have experienced for themselves the growing pains of building a democracy.

Making Vietnamese 'proud'

http://baomai.blogspot.com/

04/1980 - Father John Toan, who escaped from his native land in 1975, is one of seven Vietnamese priests in the Houston area, but Toan is the only one to have a totally Vietnamese congregation. At St. Peter's Catholic Church, his church in Kemah, Toan says Mass for some of the 50 children who attend his religious instruction class each Thursday.

http://baomai.blogspot.com/

They established a homeowners' association with an elected leadership and, at one point, had a grocery store, hair salon and school in the complex. But as the building deteriorated, services faded. Residents blame association presidents for stealing from their monthly dues. As they learned how to work the system, they filed dozens of lawsuits. To oust the last president, whom they accuse of embezzlement, village elders last fall approached Jesse Pham, 26, an entrepreneur who moved into the complex 14 years ago after hearing it's a place to speak Vietnamese.
"When you come to America and you see Americans everywhere and you don't speak English, you get bored," Pham said. "I'd look at the sky, and wish I was a bird and could just fly back home."

http://baomai.blogspot.com/

As president, he claims notable improvements, like publicly posting the association's account details so residents can scrutinize transactions. Still, on a recent trip to Disney World, his first-ever vacation, he said his vice president spread falsehoods about him, and residents burned a trash bin in an attempt at revolt. He's since fired the saboteur.
As a child in Vietnam, Pham missed school to sell lottery tickets so he'd have something to eat. Here, he dreamed of working for the Houston Police Department, but his English wasn't good enough. Now he owns a tow truck and recently became a full-time deputy constable for Harris County Precinct 2. He aspires to one day win public office like his hero, state Rep.


Hubert Vo, a Houston Democrat who was the first Vietnamese in Texas to win public office in 2004.
"I want to make the Vietnamese proud," Pham said. "It's not like we all just come over here and work for a nail salon."
As the sun slipped, Tran, the father from Dickinson, pushed his daughter in her stroller while his 7-year-old son biked around with friends. He was recently laid off from his machinist position, so they're surviving on his wife's manicurist salary. His son, Phat, was born in Vietnam, so his grandmother named him, though deep down Tran wanted to call him Jason.
"But she's a grandmother and won't be seeing him that much," he said. With the chubby, chortling baby, however, Tran put his foot down. He named her Rachel, though her middle name is Uyen.
"We're in America now," he said. "It's just easier having an American name."

Lomi Kriel
Reporter, Houston Chronicle