Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2022

NHỮNG ĐIỀU MÀ CÁC CON NÊN GHI NHỚ TRONG CUỘC ĐỜI.

Trải qua rất nhiều năm tháng trong cuộc sống, nhiều thế hệ, với các giai đoạn của xã hội, nên người xưa đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm hữu ích và để lại cho người đời sau. Những điều có được ở quý nhân mà người xưa khuyên chúng ta không nên để mất họ trong cuộc đời.

Dựa vào những kinh nghiệm hữu ích đó, Ba đã ghi nhận và tóm gọn như sau:

1. Người sẵn sàng ủng hộ con vô điều kiện

Nếu như có người sẵn lòng ủng hộ con, thì người đó chính là quý nhân của ta. Khi người đó sẵn lòng giúp đỡ con một cách vô điều kiện, với đơn giản chỉ là tình bạn, người đó luôn tin tưởng và tiếp nhận con. Một người như thế, chính là quý nhân của chúng ta.

2. Người sẵn lòng “lải nhải” với con

Bở vì họ quan tâm đến con nên họ mới thường xuyên “lải nhải” kêu ca về mình. Đây cũng là một kiểu quý nhân mà ta không nên để mất. Tất nhiên, người “lải nhải” này là có ý muốn nhắc nhở, muốn chúng ta tốt hơn chứ không phải muốn làm phiền mình.

3. Người sẵn lòng chia xẻ với con

Người sẵn sàng ở bên con để vượt qua sóng gió chính là quý nhân của ta. Ở đời, có rất nhiều người quen, bạn bè, họ thường tránh xa, khi mình gặp khó khăn; Ngược lại khi con thành công thì họ lại tìm đến. Chỉ có những người mà vẫn còn ở lại bên cạnh con, chia xẻ mọi niềm vui và nỗi buồn với ta thì không nhiều lắm đâu! Vậy, Hãy trân quý họ!

4. Người chỉ dạy và đề bạt con

Người nhìn thấy điểm tốt, đồng thời cũng hiểu rõ chỗ yếu và thiếu sót của con, có thể giúp đỡ, đề bạt con, đó chính là quý nhân. Nếu như con cũng muốn trở thành quý nhân của người khác, hãy trau dồi để tăng năng lực của mình lên, trở thành người hướng dẫn, dạy bảo và đề bạt người khác.

5. Người sẵn sàng ủng hộ sở trường của con

Người mà phát hiện ra sở trường của con, ủng hộ và tiếp nhận con thì mới gọi là quý nhân. Có một số người cho dù phát hiện ra sở trường của con nhưng lại không ủng hộ và tiếp nhận thì không được xem là quý nhân. Bởi vì có thể họ e ngại "năng lực" của con sẽ trở thành sự “uy hiếp” đối với họ.

6. Người sẽ trở thành tấm gương cho con

Lời nói của quý nhân luôn đi đôi với việc làm, nói và hiểu rõ ràng. Họ không thích khuyếch đại, khua chiên đánh trống, thường lặng lẽ làm, mà làm nhiều hơn nói. Những quý nhân này là người tính cách khiêm tốn và có thực lực. Nhưng một khi họ tự cao tự đại thì họ đã từ quý nhân mà biến thành tiểu nhân.

7. Người tuân thủ lời hứa

Người tuân thủ lời hứa là người biết rõ ràng năng lực của mình, biết rõ mình có thể toàn lực làm được lời hứa hay không. Vì vậy, khi thật lòng làm bạn với những người này, con cũng phải ý thức về việc giữ đúng lời hứa của mình. Như vậy, tính cách của mình cũng dần dần tốt đẹp hơn. Người "tuân thủ" lời hứa, giữ chữ "tín" là người luôn được người khác tôn trọng. Cho nên, người đó chính là quý nhân giúp ta ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

"Một lần bất tín, vạn lần bất tin". Coi trọng chữ tín, giữ chữ tín là tiêu chuẩn đạo đức mà ai cũng cần tuân thủ. Đây là một phẩm chất vô cùng tốt đẹp, là một cách thể hiện sự tôn trọng người khác, là hình ảnh đại diện của mỗi người.

8. Người luôn tin tưởng và không bỏ rơi con

Nếu như trong cuộc đời, gặp được người luôn tin tưởng con, không dễ dàng bỏ rơi mình thì người đó chính là quý nhân của ta rồi! Người luôn tin tưởng và ở bên cạnh, sẽ luôn cho ta động lực và sức mạnh rất lớn. Đôi khi, cho dù năng lực của mình không được cao, nhưng nhờ sự tin tưởng của người khác, nên con vẫn có thể trở thành người xuất chúng.

9. Người sẵn sàng tức giận khi con làm điều sai trái 

Nếu có một người giận dữ với mình khi mình làm việc sai trái, hãy cảm ơn họ! Bởi vì, họ giận dữ với con tức là họ quan tâm đến mình, không muốn con làm những việc sai trái. Điều này giúp ta nhận ra sai lầm của mình để sửa chữa, cho tốt đẹp lên, "biết phục thiện để cầu tiến". Nếu một người nhìn thấy con sai trái mà bỏ mặc, thì đó là người không quan tâm đến mình, bỏ mặc ta vì cho đó không liên quan gì đến họ. Đây không phải quý nhân mà còn là người hại con!

10. Người sẵn lòng vì con

Nếu như có một người lúc nào cũng sẵn lòng vì con, mà không vì mục đích gì cả thì con thực sự là người hạnh phúc! Con người, ai cũng có vị tư, vì bản thân mình, nhưng họ đã có thể vì con thì chính là quý nhân của ta rồi. Hãy trân quý người nầy!

Các con thân mến,

Viết những điều trên để các con tham khảo, đồng thời cũng căn dặn riêng, khi Ba dựa trên 3 nguyên tắc sau đây:

1. Cuộc đời là vô thường, chẳng ai biết trước chúng ta sẽ sống được bao lâu? chết lúc nào và chết ra làm sao? có những việc cần, nếu được nói ra sớm để hiểu biết thì hay hơn.

2. Là Ba của các con, nếu không nói ra thì chắc không ai nói rõ với các con những việc này đâu!

3. Đây là kết quả bao kinh nghiệm xương máu, thất bại đắng cay trong cuộc đời của bản thân mà Ba ghi nhận được. Nó sẽ giúp các con tránh được những nhầm lẫn, thua oan, lảng phí trên con đường trưởng thành của các con.

Dưới đây là những điều nên ghi nhớ trong cuộc đời:

1. Nếu có người đối xử với con không tốt, đừng thèm để tâm cho mất thời giờ, vì trong cuộc đời nầy, không ai có bổn phận phải đối xử tốt với con cả, ngoại trừ cha và mẹ của các con. Nếu có ai đó đối xử tốt với con, ngoài việc các con phải biết ơn, trân quý, các con cũng nên thận trọng một chút, vì người đời thường làm việc gì cũng có mục đích của nó, chớ có vội vàng cho là bạn tốt của mình ngay.

2. Không có người nào mà không thể thay thế được cả; (ngoại trừ những người trong gia tộc) không có vật gì mà nhất thiết phải sở hữu, bám chặt lấy nó. Nếu hiểu rõ được nguyên lý nầy, thì sau này trong cuộc đời, lỡ người bạn đời không còn muốn cùng đi trọn cuộc đời, hay vì lý do gì con bị mất đi những gì trân quý nhất trong đời con, thì cũng nên hiểu: đó cũng không phải là chuyện trời sập.

3. Việc gì làm được hôm nay, chớ nên để lại ngày mai. Đời người ngắn ngủi, nếu hôm nay ta để lãng phi thời gian, mai đây hiểu được thì thấy rằng quãng đời đó đã vĩnh viễn mất rồi!. Cho nên, nếu ta càng biết trân quý sinh mạng của mình càng sớm, thì ta được tận hưởng cuộc đời mình càng nhiều hơn. Đừng trông mong được sống trường thọ, chi bằng mình cứ tận hưởng cuộc đời mình ngay từ bây giờ.

4. Trên đời này chẳng hề có chuyện yêu thương bất diệt. Ái tình chỉ là một cảm xúc nhất thời. Cảm giác tuyệt đối này sẽ theo thời gian, hoàn cảnh mà từ từ biến thiên, thay đổi. Nếu người yêu bất diệt rời bỏ con rồi, hãy chịu khó nhẫn nại một chút, để thời gian dần dần trôi qua, để tâm tư mình từ từ lắng đọng, cái đau khổ cũng sẽ từ từ nhạt nhòa đi. Không nên cứ ôm ấp cái ảo ảnh yêu thương mãi, cũng không nên quá bi lụy vì thất tình.

5. Tuy có nhiều người trên thế giới này thành công, nổi tiếng mà chẳng có học hành nhiều, có bằng cấp cao, nhưng điều đó cũng không có nghĩa là; không cần học hành nhiều sẽ thành công. Kiến thức đạt được do việc học hành, giáo dục là vũ khí trong tay của mình. Ta có thể lập nên sự nghiệp với bàn tay trắng, nhưng không thể trong tay không có "tấc sắt". Nên nhớ kỹ điều này !

6. Ba không yêu cầu các con phải phụng dưỡng trong nữa quãng đời còn lại của ba sau nầy. Ngược lại, Ba cũng không thể bao bọc nữa quãng đời sau này của các con, lúc các con đã trưởng thành, độc lập, đó cũng là lúc ba đã làm tròn thiên chức của Ba. Sau này các con có đi xe Bus công cộng hay xe hơi sang trọng, nhà thuê cửa mướn, hay làm chủ những biệt thự, các con ăn soup vi cá hay ăn mì gói, đều là trách nhiệm của các con.

7. Các con có thể yêu cầu mình phải giữ chữ TÍN, nhưng không thể bắt người khác phải giữ chữ TÍN với mình. Các con có thể yêu cầu mình phải đối xử TỐT với người khác, nhưng không thể kỳ vọng người khác phải đối xử tốt với mình. Mình đối xử người ta thế nào, không có nghĩa là nguời ta sẽ đối xử lại mình như thế ấy, nếu không hiểu rõ được điều nầy, sẽ tự chuốc lấy buồn phiền cho mình.

8. Trong mười mấy, hai mươi năm nay, ba tuần nào cũng mua vé số, mong được đối đời, nhưng vẫn nghèo trắng tay, điều này chứng minh; muốn phát đạt, phải siêng năng làm ăn mới khá được. Trên thế gian này không có cái gì miễn phí cả. Đôi khi ta cũng có may mắn gặp được người tốt giúp đỡ thiên hạ mà không đòi hỏi gì cả, Nhưng hiếm lắm ! Đó là chuyện may rủi của cuộc đời ! Tất cả hình như đều hướng thượng theo tháp Maslow

9. Sum Họp Gia đình, thân thích đều là duyên phận, bất luận trong kiếp này chúng ta sống chung với nhau được bao lâu như thế nào, nên trân qúy khoảng thời gian chúng ta được chung sống với nhau, kiếp sau, dù ta có thương hay không thương, cũng không có dịp gặp lại nhau đâu.

10. Là một người chân chính, chớ nên dòm ngó, xoi mói lỗi người khác, chúng ta chỉ nên nhìn lại hành động của mình, xem đã làm được điều gì tốt đẹp hay chưa. Con Người ta thường có căn bệnh trầm kha, ưa tìm tòi nhìn ngó lỗi người. Để làm gì, để phê bình khen chê, đúng sai, được mất. Ít có mấy ai nhìn lại lỗi mình để tìm cách khắc phục và sửa đổi.

Bởi vậy, tự mỗi người "soi gương" để biết và nhận thấy mình sai, thì nên sửa đổi "biết phục thiện để cầu tiến". Các con phài luôn nhớ "nhân vô thập toàn"

Các Con yêu quý của Ba.

- Sinh lý: nhu cầu thiết yếu

Đúng như cái tên của nó, nhu cầu thiết yếu bao gồm tất cả những gì con người cần có để tồn tại như ăn, uống, ngủ, không khí để thở, tình dục... Đây là nhu cầu về sinh lý căn bản nhất, xuất hiện ở bất cứ ai, là tiền đề phát triển những nhu cầu sau đó. Ví dụ, cho dù là học sinh, sinh viên, người đi làm hay người đã nghỉ hưu thì cũng cần có một bữa ăn trưa để học tập làm việc sinh hoạt hiệu quả hơn.

Hình thức kinh doanh tương ứng với nhu cầu bậc 1 Maslow đưa ra là hình thức đáp ứng các dạng nhu cầu thiết yếu: ăn uống, nghỉ ngơi... Ví dụ, người kinh doanh một cửa hàng đồ ăn nhanh, việc đáp ứng nhu cầu ở nhóm 1 sẽ đơn thuần là: Đồ ăn thỏa mãn cơn đói, còn nóng, nước uống mát lạnh, phục vụ nhanh chóng và đúng yêu cầu.

Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không thể xuất hiện trừ khi những nhu cầu căn bản này được thỏa mãn và sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một người hành động cho đến khi nhu cầu căn bản hoàn toàn đạt được.

Ông bà ta cũng đã khái quát hóa điều này trong câu tục ngữ: “Có thực mới vực được đạo”, cần phải được ăn uống, đáp ứng nhu cầu căn bản để có thể hoạt động, học tập, vươn tới mục tiêu của bản thân. Khi cơ thể không thực sự khỏe mạnh, đói khát hoặc bệnh tật, lúc ấy, làm việc, kiếm tiền,... hay các nhu cầu khác chỉ còn là thứ yếu.

- Được an toàn

Trong tháp nhu cầu Maslow, đây được coi như bước phát triển cao hơn của những nhu cầu thiết yếu căn bản. Nó bao gồm những yếu tố mong muốn được bảo vệ về thể xác, có việc làm, nơi ở,...

Quay lại một ví dụ đơn giản cho nhu cầu này, học sinh, sinh viên, người đi làm, người nghỉ hưu,... ai trong số họ cũng có nhu cầu, một bữa ăn trưa để nạp năng lượng. Tuy nhiên, khi còn là sinh viên và chưa tự chủ nguồn tài chính. Lúc ấy, chỉ có thể mua vài đô fast food ăn cho qua bữa, mặc dù biết rằng nó không được tốt cho sức khỏe, nhưng cốt để no bụng và tâm lý ăn cũng không chết. Thế nhưng khi đã đi làm, có thu nhập, lúc ấy các con có thể vì lý do sức khỏe, nên chọn cho mình những nhu cầu được an toàn hơn. Từ đó, đã thôi thúc chúng ta chuyển đổi hành vi trong ăn uống.

Áp dụng cho những khách hàng thuộc bậc 2 trong tháp nhu cầu Maslow, tương ứng rằng doanh nghiệp sẽ phải bảo đảm tính cam kết và bền vững, làm đúng và theo những điều mà doanh nghiệp đã nói.

- Muốn được hòa hợp

Đây là nhu cầu thiên về yếu tố cảm xúc, tinh thần. Trong tiếng Anh, Maslow gọi nó là “Belonging need”. Nghĩa là ở nhu cầu này, con người muốn được đặt mình trong mối quan hệ "xã hội" như: Trong gia đình, trường lớp, công ty, bạn bè hay nói cách khác là một cộng đồng.

Trong hoạt động kinh doanh tương ứng, ta sẽ cung cấp dịch vụ khách hàng phải bảo đảm tính cá nhân hóa, gọi tên khách hàng, trân trọng sự ủng hộ của khách hàng dành cho doanh nghiệp, quan tâm tới nhu cầu cá nhân của họ…

- Được tôn trọng:

Nhu cầu về được tôn trọng (Esteem) còn được gọi là nhu cầu thừa nhận. Trong tháp nhu cầu Maslow, đây là nhu cầu nói về mong muốn được người khác quý mến, nể trọng trong tổ chức, xã hội.

Tương ứng, dịch vụ khách hàng bậc 4 sẽ đòi hỏi phải đem lại cho khách hàng cảm giác họ được tôn trọng, quan tâm đặc biệt. Ví dụ như các chương trình tri ân khách hàng thân thiết, tạo điều kiện để khách hàng kết nối với các thương hiệu liên kết.

- Thể hiện bản thân

Bậc 5 trong tháp nhu cầu Maslow – Nhu cầu được "thể hiện mình" (Self-actualization) được xem xét là nhu cầu cao nhất trong thang Maslow. Nó mong muốn được thể hiện bản thân, được khẳng định mình trong cuộc sống hay nói cách khác là sống, làm việc theo đam mê và sở thích cá nhân, cống hiến hết mình cho cộng đồng.

Tương ứng ở bậc nhu cầu này, dịch vụ khách hàng sẽ phải giúp cho họ cảm thấy tin tưởng vào bản thân, làm cho khách hàng cảm thấy mình thông thái, ngay cả khi họ chẳng biết gì về sản phẩm, làm cho họ cảm thấy đang lựa chọn đúng đắn bằng cách vui vẻ ủng hộ quyết định mua hàng, với những dịch vụ tặng quà, làm cho họ cảm thấy quan trọng, không chỉ với người bán mà với cả những người khác trong cuộc sống hay trong cộng đồng.

Tháp nhu cầu của Maslow giải thích lý do tại sao một công ty không thể thực sự đáp ứng nhu cầu dịch vụ của khách hàng nếu bỏ qua nhóm những nhu cầu căn bản nhất hoặc chỉ tập trung vào nhóm nhu cầu mức cao.

10092019

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét