Thứ Ba, 3 tháng 12, 2019

TRUNG CỘNG TIẾN HÀNH MUA THẾ GIỚI.

Trong hình ảnh có thể có: 2 người

Mao Trạch Đông tuyên bố khai sinh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày 1-10-1949.

Dự án Một vành đai Một con đường vẫn được báo giới quen gọi là « những con đường tơ lụa mới », một dự án cho tham vọng bành trướng của Trung Cộṇg ra thế giới: "TC đang mua thế giới như thế nào".

Từ khi được khởi xướng rầm rộ năm 2013, "những con đường tơ lụa mới" về mặt chính thức là nhằm mục đích kết nối thông thương giữa TC với phần còn lại của thế giới, đến nay Bắc Kinh đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng kinh tế trên 5 châu lục với số tiền đầu tư hàng tỷ đô la. Tham vọng mới này của TC ngày càng tỏ ra là mối đe dọa đối với các nước nhỏ ở châu Á, châu Phi và cả châu Âu. Các nước đó đang cảm thấy mình là con tin của chiến lược bá quyền, mà phía sau là các tham vọng quân sự.

Trong vòng 6 năm, số lượng các nước tham gia vào dự án những con đường tơ lụa mới đã tăng gấp đôi. Tuy nhiên các tiếng nói phản bác và chỉ trích "đại dự án" này cũng bắt đầu nổi lên ở khắp nơi trên thế giới. Trung Cộng đã trỗi dậy, nhưng nó trỗi dậy như là một đe dọa trong một trật tự thế giới mới mà họ đang muốn làm chủ. Giấc mơ Trung Hoa vĩ đại của Tập Cận Bình đang biến thành cơn ác mộng đối với nhiều đối tác.

Trọng điểm là các láng giềng Đông Nam Á.

Trong dự án đầy tham vọng này, TC chú ý trước tiên vào khu vực Đông Nam Á, nhắm vào các "mắt xích yếu" như Cam Bốt, Lào, đồng thời TC tiếp tục củng cố hiện diện tại Miến Điện, Thái Lan, Malaysia và Indonesia, những nước tập trung rất đông Hoa kiều (chiếm 80% Hoa kiều sống trên thế giới).
- Tại Cam Bốt, trong 5 năm qua, TC đã đầu tư vào nước này 5 tỷ đô la để xây dựng hạ tầng cơ sở, đường xá, sân bay và bất động sản. Cùng với đầu tư đó, khoản nợ của Cam Bốt với TC cũng đã chiếm tới 15% GDP.
- Tương tự như với Sri Lanka hay với Lào, nơi có gần 40% đất đai nằm trong tay người TC, một nhà ngoại giao châu Á tại Vientiane cho biết. Số nợ của Lào với Bắc Kinh còn chiếm tới 25% GDP.
- Xa hơn là Pakistan, cảng Gwadar bên bờ biển Ả Rập, sẽ đón nhận 54 tỷ đô la đầu tư để trở thành cửa ngõ đi ra cho hàng hóa TC. Đồng thời cảng này sẽ còn nơi tiếp nhiên liệu cho các hạm đội tàu chiến TC, trên đường sang phía Djibouti (82% nợ của nước này do TC nắm). Từ năm 2017, tại căn cứ quân sự mới xây dựng ở Djibouti luôn có 10 nghìn quân TC đồn trú.
- Ở Châu Phi, TC đã cắm chân từ 10 năm qua, với những cái tên nổi bật như Angola, Ethiopia, Sudan, Kenya hay Cộng Hòa Congo.


Châu Âu đang trong thời kỳ khủng hoảng khó khăn cũng đã trở thành mục tiêu của Bắc Kinh. TC đã mở cuộc tấn công từ 5 năm nay, với việc thôn tính từng phần hoặc toàn bộ hàng chục hải cảng lớn, chiếm 10% năng lực hải cảng của châu Âu. Trong số này, đặc biệt có hải cảng Piré của Hy Lạp, điểm trung chuyển quan trọng "trên các con đường tơ lụa" mới ở châu Âu, giờ đã nằm trong tay người Trung Cộng.
Liên Hiệp Châu Âu lo ngại, không chỉ là con số 175 tỷ euro thâm hụt thương mại với TC, mà còn là vấn đề chính trị và sự đoàn kết trong Liên Hiệp:
- Cụ thể là Hy Lạp hồi đầu năm nay đã phản đối một nghị quyết của Châu Âu lên án chính sách nhân quyền của Bắc Kinh. Hungary, Ba Lan, Cộng Hòa Séc lần lượt tham gia sâu vào hệ thống "con đường tơ lụa" của TC. Đến lúc này châu Âu đã bắt đầu thức tỉnh. Ý thức được mối nguy hiểm, mới đây Ủy Ban Châu Âu đã đánh giá TC là đối thủ thường xuyên mang tính chất hệ thống.


Sri Lanka sập bẫy nợ Trung Cộng:
Để thêm bằng chứng về chiến lược bành trướng ảnh hưởng của TC, "Sri Lanka rơi vào bẫy tín dụng TC".
Bài phóng sự cho thấy sự hào phóng của TC đã giúp Sri Lanka có được nhiều công trình hạ tầng cơ sở. Nhưng mặt trái của nó là giờ đây Colombo đang rơi vào cảnh nợ nần chồng chất buộc phải nhượng dần cảng biển, đất đai cho Trung Cộng. Cách đây hơn một thập niên, Sri Lanka sau một thời gian dài nội chiến triền miên, muốn có nguồn tiền để phát triển. Ngay lập tức TC đã tỏ ra hào phóng giang tay giúp đỡ và giờ đây người Sri Lanka mới sực tỉnh ra rằng đất nước của họ đang dần nằm trong sự kiểm soát của người TC qua các cảng biển, các đặc khu kinh tế cho thuê đất 99 năm. Sri Lanka trở thành một công trường lớn trong chiến lược "chuỗi ngọc trai" nhằm phong tỏa Ấn Độ. Sự hiện diện của TC đang gây lo lắng thực sự cho người dân, cũng như một số chính giới của Sri Lanka.

VIỆT NAM với "Luật đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc".

- Công dân Trung Cộng nhập cảnh Việt Nam chiếm tỷ lệ cao nhất với số lượng gần 14,8 triệu người trong 4 năm 2015-2018, chiếm hơn 30% trong tổng số người nước ngoài đến Việt Nam.
- Mỗi ngày có hàng nghìn khách TC là người cao tuổi nhập cảnh vào Việt Nam đi du lịch
- Các doanh nghiệp TC có hợp đồng thuê người Việt Nam mua đất, hoặc rót vốn cho người Việt mua đất
- Hàng hóa TC sẽ tràn mạnh vào Việt Nam sau khi phá giá Nhân dân tệ!
- Việt Nam nguy cơ trở thành điểm đến của tội phạm người Trung Cộng.
- Các chuyên gia kinh tế ở Việt Nam mới đây cảnh báo dòng vốn đầu tư từ TC vào Việt Nam đang tăng mạnh kéo theo các rủi ro về môi trường, tăng thâm hụt thương mại và quản lý lao động nước ngoài.
- Trung Cộng không chỉ có cùng chế độ chính trị mà còn chung biên giới, rất thuận tiện cho việc trở thành "hậu phương lớn" cho Đảng cộng sản Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ trước đây.
- Lẽ dĩ nhiên TC nắm ngay cái "yếu điểm" này của ban lãnh đạo Việt Nam để đẩy mạnh hơn nữa xâm lược đảo và chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông. Đặng Tiểu Bình đã mời ban lãnh đạo Việt Nam đến Thành Đô, TC vào tháng 9-1990 để thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, điều này đã được thực hiện một năm sau đó, vào tháng 11-1991. Tuy nhiên, Trung Cộng hiểu toan tính của họ chỉ có thể được thực hiện trót lọt chừng nào Việt Nam còn đơn độc về quân sự, cụ thể không phải là đồng minh quân sự của bất cứ nước nào, nhất là Mỹ.
- Do đó, lãnh đạo cao nhất của TC, từ Giang Trạch Dân cho đến Tập Cận Bình, đều ra sức khoét sâu nỗi lo "mất Đảng", "mất chế độ xã hội chủ nghĩa" của ban lãnh đạo Việt Nam và nêu cao tương đồng chế độ chính trị hai nước. Họ đưa ra những khẩu hiệu "lý tưởng tương đồng", "vận mệnh tương quan", "đồng chí tốt" với kết cục là ban lãnh đạo Việt Nam đã mắc bẫy "dương Đông kích Tây" của Trung Quốc khi đồng ý lấy đó làm phương châm để giải quyết quan hệ giữa hai nước.
- Nói cách khác, sẽ không có chuyện Việt Nam tìm kiếm ủng hộ quân sự từ cường quốc khác, nhất là với Mỹ, vốn được coi là kẻ thù của chủ nghĩa cộng sản. Chính sách "Ba Không" mà cốt lõi là "không liên minh quân sự" từ đó mà ra.

- Biển Đông được xác định là con đường sinh mệnh của nền kinh tế Trung Cộng, giúp kết nối TC với 125 nước và vận chuyển 3/4 lượng dầu nhập vào nước này.
- Lợi ích của Biển Đông là về vấn đề kinh tế, đầu bảng là tài nguyên dầu khí.
- Biển Đông được xác định là một trong 4 khu vực đánh cá chủ yếu của ngư dân TC.
- Biển Đông cũng được xác định là con đường sinh mệnh của nền kinh tế TC. Trong số 27 chuyển vận tải đường biển của TC, có 17 trong số đó nằm ở Biển Đông.
- Về mặt chiến lược, TC xác định Biển Đông như sân sau, nơi tập dượt của hải quân TC để tiến ra thế giới bên ngoài.
- Về an ninh quốc phòng, đây là một bức trường thành tự nhiên trên biển. Biển Đông như một vành đai quân sự, phòng thủ, là rào cản an ninh để ngăn chặn những rủi ro và uy hiếp từ bên ngoài.


TRUNG CỘNG đã và đang làm gì trong 70 năm (1949 - 2019)?
(Và sẽ tiếp tục làm gì trong 30 năm tới, để kỹ niệm 100 năm (1949 - 2049). Ngày 1-10-1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chính thức được thành lập).


1. Đưa ra các yêu sách chủ quyền và yêu sách trên biển.
2. Thực hiện những biện pháp hành chính. Thể hiện Biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa trên bản đồ, đặt tên cho các đảo, sát nhập Hoàng Sa, Trường Sa và vùng biển vào lãnh thổ TC và các đơn vị hành chính thuộc Trung Cộng.
3. Áp đặt nội luật của TC vào khu vực Biển Đông, coi Biển Đông thành khu vực của mình.
4. Các hoạt động kiểm soát, khống chế và làm chủ Biển Đông. Bao gồm việc từng bước thay đổi nguyên trạng của Biển Đông, tạo ra một cục diện quân sự thuận lợi cho TC, dần dần khống chế, kiểm soát Biển Đông, tiến tới mục tiêu lâu dài là độc chiếm toàn diện Biển Đông.
5. Xử dụng vũ lực. Từ năm 1956 đến nay, tất cả các bước tiến của TC trên Biển Đông đều là nhờ vũ lực. TC liệu có tiếp tục xử dụng vũ lực nữa hay không? Nếu không trả lời được câu hỏi này thì cực kỳ nguy hiểm.

Sự phát triển của Trung Cộng hiện đại:
- 1949 Mao tuyên bố khai sinh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
- 1966 - 1976 Cách mạng văn hóa mang lại biến động xã hội và chính trị
- 1977 Đặng Tiểu Bình khởi xướng những cải cách lớn về kinh tế
- 1989 Đàn áp các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Thiên An Môn
- 2010 Trung Cộng trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới
- 2018 Tập Cận Bình tuyên bố làm Chủ tịch trọn đời.


03122019

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét