Nội dung thuyết "kiêm ái" của Mặc tử là "yêu người như thể yêu bản thân mình".
Nhìn từ góc độ tự vựng:
– "Kiêm" là gồm, "kiêm ái" là yêu gồm tất cả mọi người, coi ai cũng như mình.
– Trái với "kiêm" là "biệt". "Biệt" là phân biệt mình với người, chỉ yêu mình mà không yêu người, đó cũng chính là lòng vị kỷ, chính là tâm phân biệt Ta với Người, là nguồn gốc của tranh giành, xung đột, chiến tranh...đưa đến được mất, hơn thua, yêu ghét, ân oán... là những phiền não, đau khổ cho con người.
– "Ái" tức là yêu
– Trái lại "Ố" là ghét
Như vậy "kiêm ái" là "yêu thương tất cả mọi người, không phân biệt địa vị cao thấp, thân sơ, giàu nghèo, và yêu mọi người như yêu chính bản thân mình.". Khi đã yêu người thì sẽ vì người (vị tha), mọi nỗ lực trong mọi công việc là để phục vụ cho... người mình yêu (tức mọi người), và nếu mọi người đều học được đức "yêu người" như thế, thì bản thân ta cũng sẽ được người phục vụ như thế. Một thế giới như vậy sẽ không có tranh giành, xung đột, không tham sân si, kiêu mạn, ganh tị...không hại lẫn nhau, đó là một thế giới hòa bình, an lạc, hạnh phúc...,chính là Thiên đàng hay Niết bàn tại thế vậy (theo đức Phật thì khi hết tham sân si là Niết bàn). Đấy là cái đích đến của loài người. Lý lẽ này luôn luôn đúng (tuy rằng rất khó, quá lý tưởng) bất kể thời gian xưa, nay, ngày sau, bất kể không gian đông hay tây, nam hay bắc, bất kể chủng tộc, nên có thể gọi là... chân lý.
Đi đến cái đích "Kiêm ái" ấy quá khó khăn, khiến cho nhiều "kẻ sĩ trong thiên hạ" thời ấy bị coi như là nhược điểm để chê bai
Kiêm ái quả là... khó khăn. Cái khó khăn ấy đến từ cái ý tưởng quen thuộc như in sẵn trong lòng, là đã sinh ra làm con người thì đương nhiên, xưa cũng như nay, ai cũng thấy như ông Vu Mã Kỳ:
Vu Mã Kỳ đưa ra hai điểm:
1• Tính chung của con người là yêu mình hơn yêu người, yêu người thân hơn yêu người sơ.
2• Tính của con người là tự tư tự lợi, ích kỷ
Nên "yêu người như yêu mình" là điều có vẻ như... vô lý, khó tưởng tượng đối với người đời thường.
– Nếu "kiêm ái" với mọi người, coi ai cũng như mình, đó chính là tâm "không phân biệt Ta và Người", hay là "yêu người như yêu chính bản thân mình".
– Nếu "kiêm ái" mà tâm luôn phân biệt Ta và Người, là yêu Ta hơn yêu Người, là tâm vị kỷ hay ích kỷ.
Nếu ai cũng đạt được "Kiêm ái" là yêu thương mọi người, thì nhân loại sẽ không tranh giành, xung đột, không chiến tranh chém giết; Mà khi đã xem mọi người là người thân thì chúng ta sẵn sàng nhường cơm xẻ áo, lúc cần thiết, vã lại, không ai lại chém giết người...mình thương yêu bao giờ, ai lại để người mình yêu bị đói trong khi mình no hay không.! Vậy, mình luôn "chia xẻ" miếng cơm lúc thiếu thốn, tấm áo khi giá lạnh, cũng như niềm vui, nổi buồn với mọi người, đó chính là sự "san sẻ" thích hợp nhất của mục đích mà lòng kiêm ái muốn hướng tới vậy!
Cái đích như thế là tốt đẹp lắm chứ. Với những con đường (đạo) vạch ra để hướng dẫn con người đi tới cái đích đó, và những phương pháp, lý thuyết, kinh sách... (tôn giáo), dạy người ta cách đi thế nào cho đúng hướng. Có thể không tới được cái đích vô cùng đó, nhưng khi kiên trì noi theo con đường để đi tới, con người hẳn sẽ ngày một khá hơn về đạo đức, "yêu người" hơn, giảm bớt tranh giành, chiến tranh hơn, và những người đói rét được ấm no hơn...
– Kiêm ái đem đến cái lợi cho thiên hạ, giúp nước được thịnh trị. Vì khi đó mọi người xem người khác như mình; xem nhà người khác như nhà mình; xem nước người khác như nước mình; nếu yêu thương nhau như thế thì không còn những điều loạn. Kiêm ái dấy lên điều lợi cho thiên hạ: mọi người lắng nghe và quan tâm lẫn nhau, "lấy cái tai thính, lấy mắt sáng mà trông nghe cho nhau, lấy cái chân tay khỏe mạnh mà giúp đỡ nhau, kẻ không có vợ con có chỗ dưỡng nuôi cho trọn tuổi già, kẻ nhỏ yếu mồ côi không cha mẹ có chỗ nương tựa đến lúc lớn khôn”.
– Ngược lại, nếu không kiêm ái thì cái họa loạn lạc xảy đến cho thiên hạ. Vì mọi người chỉ làm lợi cho mình mà làm hại cho người. Trong các tương quan cha con, anh em, vua tôi, giặc cướp…, nếu không yêu nhau thì sẽ gây ra bất hòa, tranh dành, cướp bóc, bất trung, bất hiếu, dọa nạt kẻ yếu, lừa lọc. Cái loạn từ đó mà ra, làm hại cho mọi người, cho quốc gia. Vì thế Mặc Tử nói, giống như người thầy thuốc cần phải biết bệnh từ đâu ra mới trị được, thánh nhân trị nước cũng phải biết họa loạn từ đâu mà ra, để rồi mới chữa được, và nguyên nhân loạn đó là do con người không yêu thương nhau mà ra.
Tóm lại, kiêm ái là "yêu người như yêu chính bản thân mình", không phân biệt ranh giới. Một thế giới mà ai nấy đều sống kiêm ái như thế sẽ không có tranh giành, xung đột, ích kỷ, ganh tỵ, hẹp hòi, không hại lẫn nhau, đó là một thế giới thái bình thịnh trị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét