Thứ Bảy, 20 tháng 1, 2018

KHẢ NĂNG THỰC TẾ & HÀNH ĐỘNG THỰC DỤNG


Thực tế là trạng thái của những điều thực sự đang hiện hữu, chứ không phải là có thể xuất hiện hay tưởng tượng. Thực tế bao gồm tất cả những gì đã có được, dù nó có thể quan sát hay có thể hiểu hay không; Hiểu theo nghĩa rộng hơn bao gồm tất cả mọi thứ đã, đang và sẽ tồn tại.
Các nhà triết học, toán học, và các nhà tư tưởng cổ đại và hiện đại khác, như AristotlePlatoFrege
Wittgenstein, và Russell, đã phân biệt giữa tư tưởng tương ứng với thực tế, khái niệm trừu tượng (suy nghĩ của những điều tưởng tượng nhưng không thực sự), và cả những gì thậm chí không thể nghĩ tới một cách hợp lý. Ngược lại sự tồn tại thường bị giới hạn ở những gì của vật chất hoặc có một liên kết trực tiếp đến nó theo cách mà những suy nghĩ đã nảy sinh trong não bộ.
Thực tế thường trái với những gì là tưởng tượng, ảo tưởng, trong tâm trí, những giấc mơ, những gì là sai, những thứ hư cấu, hoặc những thứ trừu tượng. Đồng thời, những gì là trừu tượng đóng một vai trò cả trong cuộc sống hàng ngày và trong nghiên cứu học thuật. Ví dụ, quan hệ nhân quả, đạo đức, cuộc sống và phân phối công bằng là những khái niệm trừu tượng mà có thể rất khó xác định, nhưng các khái niệm trên cũng không phải là ảo tưởng thuần túy. Cả sự tồn tại vật lý và thực tế của khái niệm trừu tượng còn đang có tranh cãi: một cực đoan này coi chúng chỉ là lời nói, một cực đoan khác xem chúng như là những chân lý cao hơn so với các khái niệm trừu tượng. Bất đồng này là cơ sở của các vấn đề triết học về các giá trị phổ quát.
Sự thật liên quan đến những gì là thực, trong khi gian dối nói đến những gì không phải thực. Hư cấu được coi là không phải thực tế.
Chủ nghĩa thực dụng (gốc từ tiếng Hy Lạp cổ npaγμα hay là πραγματος "việc làm, hành động" tiếng Anh:pragmatism), còn gọi là chủ nghĩa hành động, là một thuật ngữ để chỉ lối hành xử dựa trên tình hình thực tế được biết đến, do đó hành động thiết thực được đặt trên lý lẽ có tính lý thuyết. Trong chủ nghĩa thực dụng, chân lý của một lý thuyết được đánh giá bởi thành công thực tế của nó, cho nên hành động thực dụng không gắn liền với nguyên tắc bất biến.
Trong triết học, đó là một trường phái được Charles Sanders Peirce và William James lập ra từ cuối thế kỷ 19, được John Dewey, George Herbert Mead, George Santayana, tiếp tục triển khai trong thế kỷ 20. Những ý tưởng của Dewey và Mead cũng tạo cơ sở cho trường phái Xã hội học Chicago. Trường phái này đã có tầm ảnh hưởng sâu rộng vào đời sống, xã hội Mỹ và trở thành học thuyết triết học đặc trưng của Mỹ thời kỳ này. Theo chủ nghĩa thực dụng, những hậu quả thiết thực và ảnh hưởng của một hành động sống hay một sự kiện tự nhiên xác định tầm quan trọng của một tư tưởng. Theo đó kiến ​​thức của con người đối với con người thực dụng có thể sai lầm (fallibilism). Do đó chân lý của một tuyên bố hoặc ý kiến ​​(lòng tin) được xác định do kết quả mong đợi hoặc có thể có của một hành động. Việc thực hành của con người được hiểu như một nền tảng cũng như triết học lý thuyết (đặc biệt trong nhận thức luận và bản thể học), vì nó được giả định rằng, cả kiến ​​thức lý thuyết xuất phát từ việc xử lý thực tế các sự việc và vẫn còn phụ thuộc vào điều này. Trong tư tưởng căn bản triết học tồn tại giữa các vị trí của từng cá nhân thực dụng những khác biệt đáng kể, những điểm tương đồng là cùng dùng những phương pháp thực dụng hơn là những lý thuyết thống nhất. Triết gia William James cho là, muốn biết một ý tưởng đúng hay sai thì phải dựa trên kết quả thực nghiệm chứ không phải chỉ dựa trên luận lý viễn vông.
Cùng với chủ nghĩa thực chứng (positivism), chủ 
nghĩa cấu trúc (structuralismchủ nghĩa duy khoa học (scientism)...trong khuynh hướng khoa học hay duy lý hiện đại, chủ nghĩa thực dụng chủ trương con đường thứ 3 trong triết học, loại bỏ chủ nghĩa duy vật, và vượt qua chủ nghĩa duy tâm, bác bỏ cả những vấn đề cơ bản của triết học vốn được đặt ra suốt nhiều thế kỷ qua, gắn các vấn đề của triết học với các vấn đề cụ thể của khoa học, nhất là khoa học thực nghiệm.
Khả năng và lối sống "Thực tế" ở Mỹ, khác với Hành động và lối sống "Thực dụng" ở Việt Nam

Người bản xứ cùng làm việc chung nói với tôi rằng:
- Người Việt Nam các anh lúc nào cũng bảo người Mỹ sống thực dụng. Nhưng chúng tôi không sống thực dụng mà sống thực tế. Tôi có vợ là người VN, cũng đã sống vài năm ở đó, nên thấy người Việt Nam các anh mới sống thực dụng.
Hơi nóng mặt, lại thăc mắc tôi hỏi lại:
- Vậy anh nghĩ thế nào là thực tế, thế nào là thực dụng?
Anh ta bảo:
- Sống "thực tế" là hiểu rõ thực trạng cuộc sống, không mơ mộng hão huyền hay tìm cách trốn tránh thực tại...Sống thực tế là hiểu rõ năng lực và giá trị thực của bản thân để có thể phát huy tốt nhất khả năng của mình.
- Còn sống "thực dụng" là bất chấp thực tế, bất chấp năng lực thực sự của mình ra sao mà chỉ chăm chăm giành được cái lợi nhỏ trước mắt, ngoài ra mặc kệ hậu quả sau này nghiêm trọng thế nào.
Sau ngày thống nhất đất nước, Việt Nam đã phải trải qua mười mấy năm đen tối
Ngày nay, ở Việt Nam với nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, đồng tiền đã chi phối cuộc sống ngày càng rộng hơn khiến những giá trị tinh thần và truyền thống đạo đức từ bao đời nay đang dần lung lay và chao đảo. Những quan niệm sống không lành mạnh đang dần trở nên quen thuộc và tràn lan trong xã hội, len lỏi trong mọi tầng lớp. Một trong số đó là lối sống thực dụng, đề cao vật chất, coi nhẹ tình người.
Đã từng sống ở Mỹ một thời gian dài, tôi biết anh bạn nói đúng.
- Ở Mỹ, học sinh học vừa sức, không nhồi nhét, không quan tâm đến thành tích và cũng không có khái niệm trường chuyên lớp chọn. Bằng cấp đối với họ chỉ là một tờ giấy chứng nhận rằng họ đã đạt yêu cầu về mặt kiến thức lẫn chuyên môn ở một trình độ nhất định, không có gì ghê gớm cả. Cái họ quan tâm là trên thực tế, năng lực và kiến thức của anh có tương xứng với bằng cấp và vị trí của anh trong xã hội hay không.
- Ở Việt Nam thì bằng cấp và thành tích là thước đo quyết định địa vị cũng như thu nhập. Cha mẹ ép con cái học bán sống bán chết để vào trường chuyên lớp chọn rồi vào đại học.. Học xong đại học thì phải cố bơi cho được cái thạc sĩ. Tất cả không phải vì kiến thức mà chỉ vì chỗ đứng trong xã hội. Kết quả là học được gì không quan trọng, có xử dụng được hay không cũng chẳng quan trọng, thậm chí bằng giả cũng chả sao.. Cái quan trọng nhất là kiếm sao cho được nhiều tiền.
- Ở Mỹ, khi một công trình được thực hiện, người ta phải tính toán sao cho sự ô nhiễm nếu có ảnh hưởng phải ở mức thấp nhất, môi trường ít bị tổn hại nhất, ₫ể cuộc sống con người và động thực vật không bị hủy hoại, vì họ hiểu được một vấn đề thực tế rằng tài nguyên thiên nhiên là những di sản vô giá bắt buộc phải bảo tồn cho thế hệ sau.
- Còn ở Việt Nam, miễn là kiếm được ít tiền bỏ túi, người ta sẵn sàng xả độc ra biển, hút cát dưới sông ₫ể bán, phá rừng xây thuỷ điện, thậm chí sang bằng cả một khu bảo tồn hoang dã độc đáo để xây khu nghỉ mát "resort", gắn cáp treo bất chấp hậu quả về sau.
- Ở Mỹ, người dân quan tâm đến bầu cử, đến chính trị vì họ biết họ có quyền công dân cũng như mọi quyết định chính trị của họ đều ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị cuộc sống của gia đình họ.
- Ở Việt Nam, người dân chỉ lo kiếm tiền vun đắp cho bản thân, gia ₫ình được ngày nào hay ngày nấy. Họ thờ ơ dửng dưng với thời cuộc, vô cảm với ₫ồng loại, chẳng quan tâm ₫ến hiện tình ₫ất nước, nghĩ rằng ₫ó là việc của chính phủ, ₫ể dễ cai trị dân, chế ₫ộ sẽ làm "ngu dân" bằng một hệ thống "giáo dục" bất ổn thêm vào ₫ó ru ngủ người dân qua những lễ hội vui chơi quanh năm suốt tháng, từ chính quyền ₫ến các tôn giáo quôc doanh.v.v...Bên cạnh những bất công của xã hội, tạo nên những lối làm ăn bất chính, miễn sao kiếm được nhiều tiền, độc hại cở nào bất chấp, bệnh hoạn, sống chết chẳng quan tâm, "lòng tham tồn tại, lương tri đánh mất", miễn sao điều đó không xảy ra với họ là được. Guồng máy nhà nước XHCN tham nhũng tràn lan, nợ công tăng vọt, doanh nghiệp quốc doanh thất thoát nghìn tỷ…đối với họ đều không phải là vấn đề đáng bận tâm. Cái mà cấp lãnh đạo quan tâm là dự án và công trình, vì nó sẽ là nguồn lợi lớn không cần vốn.
- Ở Mỹ người dân thể hiện lòng yêu nước bằng cách gắn lợi ích cá nhân với lợi ích cộng đồng và sự cường thịnh của quốc gia. Họ không làm những điều có lợi cho bản thân khi đi ngược với lợi ích cộng đồng.
- Ở Việt Nam, người ta thể hiện lòng yêu nước bằng cách ngồi tự hào khoe khoang bề dày lịch sử dân tộc với những chiến công của tổ tiên, hoặc lên cơn mê sảng vì một giải bóng đá khu vực, hoặc lên mạng không tiếc lời thoá mạ một thằng Tây nào đó dám cả gan nói xấu VN. Còn lại họ thản nhiên dùng đủ mánh khoé xấu xa để giết đồng bào mình và trục lợi từ việc nhỏ đến lớn, như rải đinh ra đường, việc bơm hoá chất độc hại vào thực phẩm.v.v...Tàu Cộng "mượn" tay người Việt giết dân Việt.
- Ở Mỹ, người dân cân bằng cuộc sống bằng niềm tin tôn giáo. Họ đến nhà thờ để tìm sự yên bình trong tâm trí và sinh hoạt cộng đồng giúp đỡ những người cùng đức tin.
- Ở Việt Nam, người ta đi lễ chùa, đền, miếu cầu tiền bạc, cầu trúng số, cầu thi đậu, cầu chức quyền…như thể thánh thần sẽ vì những thứ hương hoa xôi thịt rẻ tiền mà thoả mãn lòng tham không đáy của đám người trần mắt thịt.
- Ở Mỹ, những dịp cưới hỏi hay ma chay, giỗ chạp là những sự kiện riêng tư. Họ tổ chức đơn giản, trang trọng và chỉ mời những người thực sự có ý nghĩa với họ.
- Ở Việt Nam, ma chay hiếu hỉ cưới xin là những dịp tốt để làm rùm beng tốn kém vừa để chứng tỏ với thiên hạ vừa để kiếm tiền mừng.
- Ở Mỹ, người ta dạy trẻ con cách tự lập, cách ứng xử giao tiếp, cách bảo vệ bản thân không bị xâm phạm, cách thoát hiểm…những kỹ năng thực tế con người cần để tồn tại và phát triển trong xã hội.
- Ở Việt Nam, người ta nhồi nhét vào đầu bọn trẻ một mớ kiển thức hổn độn [hận thù kẻ đối lập, chính trị cực đoan định hướng XHCN, Giáo dục luôn tự hào viễn vông "đỉnh cao trỉ tuệ"] nhưng vô dụng vì đích đến là những bằng cấp, không phù hợp với khả năng.
- Ở Mỹ, người ta đánh giá trí thông minh và năng lực của con người qua sự sáng tạo, phát minh và đóng góp cho xã hội. Anh là ai không quan trọng, miễn sao anh có đóng góp cho xã hội thì anh sẽ được sự công nhận và tưởng thưởng xứng đáng..
- Ở Việt Nam, năng lực của con người được đánh giá qua, gốc gác, sự khôn lỏi ma lanh và khả năng dùng thủ đoạn để thăng tiến. Đóng góp cống hiến là chuyện hết sức xa vời.
Nói tóm lại, lối sống "thực tế" và lối sống "thực dụng" không hề giống nhau mặc dù chúng dễ tạo ra nhầm lẫn. Đã rất nhiều người lẫn lộn giữa hai khái niệm thực dụng và thực tế. Nhưng "thực tế" là nhấn mạnh vào ý nghĩa thiết thực trong hành động của cá nhân, dùng lý trí để hành động một cách thật tỉnh táo và hiệu quả. Mặt khác, "thực dụng" lại mang ý nghĩa ám chỉ vào những hành động chỉ nhằm vào những lợi ích vật chất trước mắt cho bản thân và không thèm quan tâm tới bất cứ điều gì khác nữa. Những con người thực dụng thường làm mọi việc với dụng ý chắc chắn, phải đem lại một hiệu quả về mặt vật chất mà họ nhìn thấy được, thật tính toán để đạt đến mục đích cuối cùng của mình, dù cho phải chà đạp lên mọi nguyên tắc sống, bất chấp hậu quả sau này. Trong cách nghĩ của những con người sống thực dụng, đồng tiền hay vật chất nói chung luôn đóng vai trò chủ chốt và quyết định mọi hành động, kèm theo là sự ích kỷ cá nhân vô cùng nhỏ mọn, phớt lờ, vô tâm với tất cả những gì không đem lại lợi ích cho mình; Ngay cả trong vấn đề tình yêu cũng vậy.
- Lối sống "thực tế" mang đến những sự phồn vinh vững mạnh và lâu dài vì nó được xây dựng trên nền tảng vững chắc của những giá trị thực. Nhưng quan trọng hơn cả, trong ý thức mỗi người cần luôn định hướng rõ thử thách mà cuộc sống đặt ra cho mỗi chúng ta chính là việc xây dựng cho bản thân sự cân bằng, vững vàng để vượt qua những cám dỗ từ vật chất của cải, hướng đến những giá trị tinh thần thực sự.
- Ngược lại lối sống "thực dụng" triệt tiêu và đảo lộn những giá trị thực tiễn, tạo ra cái lợi nhỏ trước mắt để lại những tác hại khôn lường. Chọn lối sống thực dụng, chúng ta sẽ phải trả một cái giá rất đắt cho lựa chọn thiếu sáng suốt này.

Thứ Hai, 15 tháng 1, 2018

SƠ LƯỢC VỀ NGÀNH Y KHOA TẠI MỸ


A. Nghề Bác Sĩ tại Mỹ:

Nước Mỹ hiện tại có khoảng trên 750000 Tiến sĩ Y Khoa ( MD & DO ), trong số này, có đến 170.000 Bác Sĩ tốt nghiệp Y khoa ngoài nước Mỹ thi vào Chương trình Nội Trú (resident program), chiếm khoảng (22.66%). Với mức lương trung bình sau khi qua thực tập và nội trú, từ 140.000-170.000 USD/năm (vào năm 2012-2013). Như vậy, nước Mỹ là một mãnh đất mơ ước với tất cả các BS trên toàn thế giới, được vào làm việc và học tập tại Mỹ. (Nguồn: American Medical Association). Trong khi các BS khắp nơi trên thế giới đổ dồn về Mỹ để học tập và làm việc. Tuy nhiên, các trường Y trong nước Mỹ lại không đào tạo đủ BS để cung cấp cho cả nước. (Đó là những chính sách "nhữ mồi thơm" để đầu tư "Chất Xám" của thế giới, mà những Đế quốc đầu sỏ như Mỹ đã và đang áp dụng, với tỷ lệ cao nhất từ những năm 1990 đến 2010, các ngành dầu lửa và điện toán thì vượt trội, nhưng riêng ngành Y thì chưa đáp ứng nhu cầu trong nước, nên đầu năm 2010 cho phép mở thêm lớp (pre medicine và medical schools) để đào tạo
Tiến Sĩ Y Khoa, đồng thời Nha, Nhãn, Dược khoa, Y tá, Điều dưỡng từ 4 năm trở̉ lên như BSN, MSN,và DSN...     



Các BS tốt nghiệp tại Mỹ luôn có ưu thế hơn trong việc nộp đơn vào nội trú. Vì vậy, các chuyên khoa được yêu thích nhất tại Mỹ, hiện tại gồm có chẩn đoán hình ảnh, chuên khoa da, hồi sức gây mê, phẫu thuật não bộ, thẫm mỹ, và chấn thương chỉnh hình, thường được dành cho các BS tốt nghiệp trong nước Mỹ, hay con gọi là AMG (American Medical Graduate). Các IMG (International Medical Graduate, BS tốt nghiệp từ ngoài nước Mỹ) sẽ khó vào nội trú các ngành này. Nhưng ngược lại, các chuyên ngành nội khoa, gia đình, tâm lý, và nhi khoa là những chuyên ngành mà BS Mỹ AMG không ưa chuộng. Kết quả là các chuyên ngành này là mảnh đất màu mỡ để các IMG cạnh tranh.


Theo thống kê của National Resident Matching Program1, hàng năm có khoảng 24.000 BS nội trú (năm 2013). Các trường Y khoa của Mỹ đạo tạo khoảng 17.000 BS một năm. Vì vậy, 17.000 trong số 24.000 vị trí BS nội trú là dành cho BS tốt nghiệp tại Mỹ (AMG). Còn lại 7.000 là nơi cạnh tranh của khoảng 17.000 BS/IMG từ khắp nơi trên thế giới. Trong chương trình này, cũng có số ít BS Việt nam sẽ cạnh tranh cùng với các BS IMG (International Medical Graduate) để giành được chỗ đứng trong 7000 vị trí đó.

Về mặt trình độ ngoại ngữ cũng như trong lãnh vực chuyên môn, BS VN sẽ khó cạnh tranh với các BS Mỹ và các nước như nói trên. Tuy nhiên, các BS/VN nếu được chuẩn bị đầy đủ và có khả năng xuất chúng mới hy vọng vượt qua sát hạch cũng như những lần phỏng vấn để được nhận vào chương trình thực tập và nội trú tại các Bệnh viện. Nước Mỹ hiện đang phụ thuộc rất nhiều vào IMG và họ sẽ cần thêm nhiều BS cho các ngành chăm sóc sức khỏe ban đầu. Ví dụ, ngành nội khoa và BS gia đình tại Trung Tâm. Hậu Đại Học của Trường Y Khoa thuộc Tiểu Bang Michigan, Grand Rapids Medical Education and Research Center, thì IMG (đến từ Ấn Độ, Paskintan, Philippin) chiếm đến 67% tổng số BS nội trú trong chuyên ngành nội khoa (Internal Medicine)2. Nếu BS/VN có được kết qủa USMLE 1,2, tốt thì sẽ vào được các vị trí nội trú này.

B . Đào Tạo Tiến Sĩ Y Khoa tại Mỹ

Chương trình đào tạo Tiến Sĩ Y Khoa tại Hoa Kỳ trải qua 3 giai đọan:


1. Đại Học (Pre-medicine):
Muốn vào Trường Y Khoa (Medical School) Sinh viên phải tốt nghiệp ít nhất Cử nhân 4 năm, 
thường là Bachelor of science (B.S), hoặc Bachelor of arts (B.A). Kết quả kỳ thi MCAT (Medical College Admission Test), cộng thêm làm thiện nguyện, các họat động ngọai khóa, làm cộng đồng, nghiên cứu, và kết qủa phỏng vấn là các yếu tố để được chọn vào trường Y khoa sau 4 năm ĐH.

2. Trường Y Khoa (Medical School)
– Tiến Sĩ Y khoa Doctor of Medicine, M.D.
– Tiến Sĩ Y Khoa Doctor of Osteopathic Medicine, D.O.    
Thời gian học 4 năm và chia làm 2 phần : 
Hai năm đầu tập trung học khoa học căn bản xen kẽ với thực tập tại bệnh viện. 
 a. Anatomy
 b. Behavioral sciences
 c. Biochemistry
 d. Microbiology
 e. Pathology
 g. Pharmacology
 h. Physiology
 i. Interdisciplinary areas including genetics, aging, immunology, nutrition, and molecular and cell biology.
Hai năm cuối thực tập với tất cả các khoa và chuyên ngành. 
* Lên năm thứ 3, sinh viên phải thi đậu USMLE 1. (United States Medical Licensing Examination)
* Tốt nghiệp, SV bắt buộc phải đậu USMLE 2 và USMLE CS. 
* Điểm USMLE 1,2, và CS dùng để nộp khi xin vào nội trú.

3. Nội trú (Residency or Fellowship)- chuyên khoa:
Còn gọi là Graduate Medical Education, bao gồm residency và fellowship. Nội trú residency bao gồm tất cả chuyên khoa. Fellowship bao gồm các chuyên khoa sau nội trú. Tất cả các BS muốn hành nghề tại Mỹ phải qua thời gian nội trú . BS nội trú được trả lương hằng năm là trên 100.000 USD/năm, nhưng trung bình chỉ nhận được khoảng từ 40.000 đến 50.000 USD/năm, số còn lại trả những chi phí cá nhân như bảo hiểm sức khỏe, nghề nghiệp, dụng cụ.v.v...tiền trả cho Bệnh viện và Bác Sĩ hướng dẫn suốt thời thực tập, nội trú. Chương trình nội trú kéo dài từ 3 đến 7 năm tùy theo chuyên ngành. Trong thời gian này, các BS sẽ thi USMLE 3, là kỳ thi cuối để chứng nhận lấy bằng hành nghề.

C. Vai trò và trách nhiệm của BS nội trú:

BS nội trú tại Mỹ có nhiều quyền hạn và trách nhiệm gần như tương đương với BS có bằng hành nghề (licensed physician). Tùy theo số năm nội trú mà quyền hạn và trách nhiệm khác nhau. BS nội trú kê toa, chẩn đoán, và mổ xẻ dưới sự theo dõi của BS trực (attending physician). Vì là công việc hợp đồng nên các BS nội trú được trả lương theo năm (lãnh lương tháng) như bất kỳ nhân viên nào của bệnh viện và được hưởng các chế độ bảo hiểm sức khỏe, ngày nghỉ, và bảo hiểm. Các bệnh viện (BV) tại Mỹ dựa vào các BS nội trú để tồn tại và phát triển. Lý do vì các chương trình bảo hiểm liên bang (ví dụ như Medicare) trả tiền đào tạo BS nội trú cho BV (Do Quốc hội phê chuẩn ngân sách). Bởi vậy, càng nhiều chương trình nội trú và nhiều BS nội trú thì BV càng có uy tín và nhận được nhiều tiền từ chính phủ hơn. Thêm nữa, các BS nội trú khám và chữa bệnh cho bệnh nhân, thì BV giảm gánh nặng trả lương cho các BS chính thức. Ngược lại, các BS nội trú được trả lương (mặc dù không nhiều, từ $40,000-50,000/năm), nhưng được thực tập chuyên môn và học hỏi những kinh nghiệm của các Bác Sĩ đi trước truyền lại, đồng thời thực hành, áp dụng những khả năng chuyên môn đó ngày càng vững chắc, chính xác hơn.
– Các BS nội trú làm việc khoảng 70-80 giờ/tuần. Có những chuyên khoa như phẫu thuật, tim mạch.v.v... có thể kéo dài hơn 80 giờ/tuần.
– So với thời giăn 4 năm ở Medical School, thì thời gian thực tập và nội trú (từ 3 đến 7 năm) ở BV, quả đúng là thời gian "thử lửa" và bị "bóc lột" hợp pháp nhất. Nhưng đôi bên đều có lợi cả.
– Sau khi thi lấy giấy phép hành nghề Quốc Gia, phải apply jobs tại các BV hay Trung tâm Y tế có nhu cầu BS, các BV hay TT sẽ căn cứ vào kết quả trong suốt thời gian thực tập/nội trú để cho cuộc hẹn phỏng vấn, nếu được, sẽ cho biết lương năm là bao nhiêu, tất cả quyền lợi được hưởng, ngày nhận việc...
– Cái nợ "Thi cử" chưa dứt được, vì khi đã hành nghề độc lập rồi, hằng năm, hoặc hai, hay ba năm trở lên (tùy theo chuyên khoa) phải thi để kiểm tra tay nghề, đồng thời cập nhật những thông tin về ngành nghề chuyên môn./.

TEXAS MEDICAL BOARD (TMB) PHYSICIAN APPLICATION (835.64 USD)
AMERICAN BOARD OF FAMILY MEDICINE (Hội y khoa gia đình Hoa kỳ) 1300 usd

Related image

Image result

THUYẾT " KIÊM ÁI "


Nội dung thuyết "kiêm ái" của Mặc tử là "yêu người như thể yêu bản thân mình". 
Nhìn từ góc độ tự vựng:
– "Kiêm" là gồm, "kiêm ái" là yêu gồm tất cả mọi người, coi ai cũng như mình. 
– Trái với "kiêm" là "biệt". "Biệt" là phân biệt mình với người, chỉ yêu mình mà không yêu người, đó cũng chính là lòng vị kỷ, chính là tâm phân biệt Ta với Người, là nguồn gốc của tranh giành, xung đột, chiến tranh...đưa đến được mất, hơn thua, yêu ghét, ân oán... là những phiền não, đau khổ cho con người.
– "Ái" tức là yêu 
– Trái lại "Ố" là ghét
Như vậy "kiêm ái" là "yêu thương tất cả mọi người, không phân biệt địa vị cao thấp, thân sơ, giàu nghèo, và yêu mọi người như yêu chính bản thân mình.". Khi đã yêu người thì sẽ vì người (vị tha), mọi nỗ lực trong mọi công việc là để phục vụ cho... người mình yêu (tức mọi người), và nếu mọi người đều học được đức "yêu người" như thế, thì bản thân ta cũng sẽ được người phục vụ như thế. Một thế giới như vậy sẽ không có tranh giành, xung đột, không tham sân si, kiêu mạn, ganh tị...không hại lẫn nhau, đó là một thế giới hòa bình, an lạc, hạnh phúc...,chính là Thiên đàng hay Niết bàn tại thế vậy (theo đức Phật thì khi hết tham sân si là Niết bàn). Đấy là cái đích đến của loài người. Lý lẽ này luôn luôn đúng (tuy rằng rất khó, quá lý tưởng) bất kể thời gian xưa, nay, ngày sau, bất kể không gian đông hay tây, nam hay bắc, bất kể chủng tộc, nên có thể gọi là... chân lý.
Đi đến cái đích "Kiêm ái" ấy quá khó khăn, khiến cho nhiều "kẻ sĩ trong thiên hạ" thời ấy bị coi như là nhược điểm để chê bai 
Kiêm ái quả là... khó khăn. Cái khó khăn ấy đến từ cái ý tưởng quen thuộc như in sẵn trong lòng, là đã sinh ra làm con người thì đương nhiên, xưa cũng như nay, ai cũng thấy như ông Vu Mã Kỳ: 
Vu Mã Kỳ đưa ra hai điểm: 
1• Tính chung của con người là yêu mình hơn yêu người, yêu người thân hơn yêu người sơ. 
2• Tính của con người là tự tư tự lợi, ích kỷ
Nên "yêu người như yêu mình" là điều có vẻ như... vô lý, khó tưởng tượng đối với người đời thường.
– Nếu "kiêm ái" với mọi người, coi ai cũng như mình, đó chính là tâm "không phân biệt Ta và Người", hay là "yêu người như yêu chính bản thân mình".
– Nếu "kiêm ái" mà tâm luôn phân biệt Ta và Người, là yêu Ta hơn yêu Người, là tâm vị kỷ hay ích kỷ. 
Nếu ai cũng đạt được "Kiêm ái" là yêu thương mọi người, thì nhân loại sẽ không tranh giành, xung đột, không chiến tranh chém giết; Mà khi đã xem mọi người là người thân thì chúng ta sẵn sàng nhường cơm xẻ áo, lúc cần thiết, vã lại, không ai lại chém giết người...mình  thương yêu bao giờ, ai lại để người mình yêu bị đói trong khi mình no hay không.! Vậy, mình luôn "chia xẻ" miếng cơm lúc thiếu thốn, tấm áo khi giá lạnh, cũng như niềm vui, nổi buồn với mọi người, đó chính là sự "san sẻ" thích hợp nhất của mục đích mà lòng kiêm ái muốn hướng tới vậy!   
Cái đích như thế là tốt đẹp lắm chứ. Với những con đường (đạo) vạch ra để hướng dẫn con người đi tới cái đích đó, và những phương pháp, lý thuyết, kinh sách... (tôn giáo), dạy người ta cách đi thế nào cho đúng hướng. Có thể không tới được cái đích vô cùng đó, nhưng khi kiên trì noi theo con đường để đi tới, con người hẳn sẽ ngày một khá hơn về đạo đức, "yêu người" hơn, giảm bớt tranh giành, chiến tranh hơn, và những người đói rét được ấm no hơn...
– Kiêm ái đem đến cái lợi cho thiên hạ, giúp nước được thịnh trị. Vì khi đó mọi người xem người khác như mình; xem nhà người khác như nhà mình; xem nước người khác như nước mình; nếu yêu thương nhau như thế thì không còn những điều loạn. Kiêm ái dấy lên điều lợi cho thiên hạ: mọi người lắng nghe và quan tâm lẫn nhau, "lấy cái tai thính, lấy mắt sáng mà trông nghe cho nhau, lấy cái chân tay khỏe mạnh mà giúp đỡ nhau, kẻ không có vợ con có chỗ dưỡng nuôi cho trọn tuổi già, kẻ nhỏ yếu mồ côi không cha mẹ có chỗ nương tựa đến lúc lớn khôn”.
– Ngược lại, nếu không kiêm ái thì cái họa loạn lạc xảy đến cho thiên hạ. Vì mọi người chỉ làm lợi cho mình mà làm hại cho người. Trong các tương quan cha con, anh em, vua tôi, giặc cướp…, nếu không yêu nhau thì sẽ gây ra bất hòa, tranh dành, cướp bóc, bất trung, bất hiếu, dọa nạt kẻ yếu, lừa lọc. Cái loạn từ đó mà ra, làm hại cho mọi người, cho quốc gia. Vì thế Mặc Tử nói, giống như người thầy thuốc cần phải biết bệnh từ đâu ra mới trị được, thánh nhân trị nước cũng phải biết họa loạn từ đâu mà ra, để rồi mới chữa được, và nguyên nhân loạn đó là do con người không yêu thương nhau mà ra.
Tóm lại, kiêm ái là "yêu người như yêu chính bản thân mình", không phân biệt ranh giới. Một thế giới mà ai nấy đều sống kiêm ái như thế sẽ không có tranh giành, xung đột, ích kỷ, ganh tỵ, hẹp hòi, không hại lẫn nhau, đó là một thế giới thái bình thịnh trị.

Thứ Năm, 4 tháng 1, 2018

NHỮNG TRƯỜNG Y KHOA Ở VIỆT NAM ĐƯỢC NỘI TRÚ TẠI MỸ.


BÁC SĨ NỘI TRÚ TẠI MỸ:

Bác sĩ nội trú tại Mỹ được đào tạo chuyên môn, cũng như các ngành nghề khác, được trả lương khoảng 40.000-50.000 USD/năm, có bảo hiểm, ngày nghỉ (4 tuần/năm) và tiền hưu trí, bác sĩ được đào tạo chuyên nghiệp tại Mỹ (từ bậc ĐH, trường Y, nội trú chuyên khoa).

Bác sĩ nội trú là bước cuối cùng trong chương trình đào tạo bác sĩ tại Mỹ. Ở Mỹ, ngành Y là ngành học lâu nhất và tốn tiền nhất. Thời gian trung bình để thành bác sĩ tại Mỹ là từ 12 năm trở lên (4 năm ĐH + 4 năm trường Y + 3 đến 7 năm làm nội trú về chuyên khoa tại các bệnh viện).

BSNT tại Mỹ được đào tạo theo hình thức bậc thang. Đa số các chương trình NT được công nhận ở Mỹ phải được kiểm soát bởi ACGME (Accreditation Council on Graduate Medical Education), một tổ chức tư nhân phi lợi nhuận theo dõi khoảng 9,600 chương trình nội trú, trên 130 chuyên khoa, với tổng cộng 120,000 BSNT.

Chương trình nội trú tại Mỹ kéo dài từ 3 đến 7 năm tùy theo chuyên khoa. Nội trú đa khoa gồm có nội tổng quát, cấp cứu, y khoa gia đình, và nhi khoa kéo dài 3 năm. Các chuyên khoa khác như chẩn đoán phim ảnh (1 năm thực tập + 4 năm nội trú), thần kinh nội (1 năm thực tập + 3 năm nội trú), cho đến thần kinh ngoại (1 năm thực tập + 6 năm nội trú).


Theo hình thức bậc thang, càng lên cao, BSNT càng độc lập và có nhiều trách nhiệm trong việc trao đổi và chăm sóc bệnh nhân. Từ năm đầu tiên (PGY1, Postgraduate Year 1) đến năm cuối (PGY 3 với nội khoa, nhi khoa, cấp cứu, hoặc PGY5 với ngoại khoa), các BSNT sẽ trải qua nhiều bước và được xét duyệt hằng năm để được tiếp lên năm sau.


Ở mỗi năm nội trú, các BSNT được đánh giá qua từng bước thành tựu gọi là milestone do ACGME quy định, gồm 6 kỹ năng: 


1. Chăm sóc bệnh nhân

2. Kiến thức y khoa

3. Cải thiện cách chăm sóc bệnh nhân

4. Kỹ năng mềm

5. Tính chuyên nghiệp 

6. Làm việc theo hệ thống.

Nếu BSNT không đủ điều kiện chuyển cấp, họ (có thể) sẽ phải ở lại làm thêm 1-2 năm nữa để được cân nhắc. Nếu không đủ điều kiện để làm việc họ có thể bị nghỉ việc và khó có thể hành nghề y tại Mỹ.

Khi vào nội trú rồi, các BSNT sẽ có bằng hành nghề tạm thời (Limited physician license).

Năm thứ 1 nội trú (PGY1) là năm thực tập, nên được gọi là BS/THỰC TẬP (Intern physician) và làm việc chủ yếu theo sự hướng dẫn của các BS năm trên (senior resident) và BS chính (attending physician). 

Năm thứ 2 trở đi (PGY2), không còn gọi là BS thực tập nữa, mà được gọi là BS/ Nội Trú. 

Càng lên cao, BSNT có nhiều quyền hạn hơn, thêm trách nhiệm, và càng hoạt động độc lập trong điều trị. Nhiều BSNT năm 3 đến năm 5 đã có thể đi làm thêm (Moonlight) bên ngoài sau khi có bằng hành nghề (full license).

Trường hợp bị bệnh nhân thưa kiện, tất cả các BS (dù nội trú năm nào đi nữa) cũng sẽ bị kiện như nhau.

Ai trả lương cho BSNT ở Mỹ?

Chi phí đào tạo BSNT hằng năm khoảng 16,2 tỉ USD và chi trả từ nhiều nguồn khác nhau, phần lớn từ chính phủ Hoa Kỳ thông qua chương trình The Centers for Medicare & Medicaid Services (CMS), của bộ quốc phòng. 

– Trước năm 1965, BSNT Mỹ được trả lương từ bệnh viện thông qua giá chi phí khám bệnh từ bệnh nhân.

– Từ năm 1965, chương trình Medicare của CMS từ Bộ Y tế Hoa Kỳ đã trả lương cho BSNT nhằm giảm gánh nặng chi phí cho bệnh viện. 

– Hiện nay, số lượng và chi phí đào tạo BSNT của Mỹ hàng năm do Quốc hội Mỹ quyết định.

Chi phí đào tạo cho BSNT hàng năm rất cao, trung bình khoảng 100.000 USD/ BSNT và cao hay thấp tùy tiểu bang. Trong tổng số >100.000 USD đó, BSNT sẽ được trả lương khoảng $40.000-$50.000/năm. Phần còn lại sẽ được trả cho bệnh viện và BS giảng dạy. Bác sĩ nội trú tại Mỹ là một nghề như bất kỳ nghề nào khác, được trả lương, có bảo hiểm sức khoẻ, ngày nghỉ (4 tuần/năm) và tiền hưu trí.

Các SV tốt nghiệp từ trường Y trong nước Mỹ, các SV và BS tốt nghiệp trên khắp thế giới đều có quyền nộp đơn xin làm nội trú tại Mỹ nếu đủ điều kiện.

Từ năm 1956, tổ chức phi lợi nhuận ECFMG (Educational Commission on Foreign Medical Graduate) được thành lập nhằm quản lý và hướng dẫn các BS/SV tốt nghiệp từ nước ngoài xin vào nội trú Mỹ.

Các BS nước ngoài sau khi thi các kỳ thi USMLE (United States Medical Licensing Examination) giống như SV trong nước sẽ được cấp giấy chứng nhận tương đương và được xem là đủ điều kiện nộp đơn nội trú. Thực tế, để các BS nước ngoài muốn vào được nội trú Mỹ, họ phải đạt điểm rất cao (thường là cao hơn 99%) trong lần thi đầu tiên và phải tốt nghiệp từ một trong những trường y được ECFMG công nhận.

Giấy chứng nhận tiêu chuẩn ECFMG (Standard ECFMG Certificate)

Ủy ban giáo dục cho người nước ngoài tốt nghiệp y khoa (ECFMG) cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn ECFMG cho những người nộp đơn đủ điều kiện về kiểm tra y khoa.
ECFMG là giấy chứng nhận tiêu chuẩn, có thể được xử dụng để nhập cảnh vào Mỹ qua chương trình tốt nghiệp giáo dục y khoa (Graduate Medical Education, GME) được công nhận tại Hoa Kỳ, bao gồm:
– Tên thí sinh
– Số Nhận dạng của Người nộp đơn USMLE / ECFMG
– Ngày bắt đầu các yêu cầu kiểm tra
– Ngày giấy chứng nhận đã được cấp
– Ngày còn hiệu lực qua các kỳ thi để nhập học vào trường Y.

Việt Nam có 10 trường Y được nộp đơn vào BSNT Mỹ:

  1. Can Tho University of Medicine and Pharmacy
  2. Hai phong University of Medicine and Pharmacy
  3. Hanoi Medical University
  4. Hue College of Medicine and Pharmacy
  5. Pham Ngoc Thach University of Medicine (HochiMinh City)
  6. Tay Nguyen University Faculty of Medicine and Pharmacy (Buôn mê thuột)
  7. Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy
  8. Thai Binh Medical University
  9. University of Medicine and Pharmacy of Ho Chi Minh City
10. Vietnam Military Medical University Faculty of Medicine

Danh sách 10 trường Y ở Việt Nam có thể xin vào nội trú Mỹ (được nêu tên chính thức trong trang FAIMER).

Tuy có trên 20 trường ngành Y nhưng chỉ có 10 trường của Việt Nam là được nêu tên chính thức trong trang FAIMER (Foundation for Advancement of International Medical Education and Research - Cơ quan Cải tiến Nghiên cứu giáo dục y khoa quốc tế) của ECFMG, là một tổ chức thành viên của hội đồng Y khoa Hoa Kỳ. Tốt nghiệp từ các trường trong danh sách FAIMER là điều kiện căn bản để được nộp đơn vào nội trú Hoa Kỳ.

Vì vậy, BS tốt nghiệp từ các trường ngoài FAIMER sẽ không bao giờ được phép xin vào nội trú tại Mỹ. Rất nhiều nước trên thế giới dùng FAIMER như một điều kiện căn bản để xác định tính chính danh của trường Y.

Hiện nay, có đến 1/4 bác sĩ Mỹ là học Y khoa ở nước ngoài. Sau khi hoàn thành nội trú thì kiến thức chuyên môn của các BS có thể xem là tương đương nhau và được trả lương như nhau, không phân biệt là BS tốt nghiệp tại Mỹ hay nước ngoài. Bằng chính sách mở cửa này, nước Mỹ đã thu hút được rất nhiều BS giỏi nhất của thế giới vào chương trình nội trú của mình.

– BSNT tại Việt Nam vẫn còn ở trong giai đoạn đang học (education) nên phải thi vào NT ở Mỹ 

– BSNT tại Mỹ là họ sẽ hành nghề (qua training). Vì vậy, không hề có kỳ thi nội trú mà thay vào đó là phải nộp đơn tại các bệnh viện trên toàn quốc do mình chọn, sau xét duyệt được thông báo ngày giờ, điạ điểm phỏng vấn, bệnh viện đã chuẩn bi trước khách sạn cũng như ăn uống miễn phí. 

Ngày chuẩn bị nộp hồ sơ phỏng vấn trước lúc ra trường khoản 7 đến 8 tháng. Sau ngày tốt nghiệp Tiến Sĩ Y Khoa, BSNT sẽ chọn một trong những Bệnh viện đã chấp nhận, mình để thực tập/nội trú trong thời gian từ 3 đến 7 năm, tùy theo mỗi chuyên khoa.   

BSNT được xem là nguồn nhân lực chính để chăm sóc bệnh nhân tại các bệnh viện ở Mỹ. Tất cả các bệnh viện hàng đầu nước Mỹ đều là BV giảng dạy và đào tạo BSNT (Yale, Mayo Clnic, Stanford, UCLA, USC, Harvard, Hopkins, UCSF, Baylor, TX).

BSNT là một giai đoạn bắt buộc cho tất các các BS tại Mỹ trước khi chính thức trở thành BS hoạt động độc lập và được chứng nhận chuyên khoa. Đối với nhiều BV tại Mỹ, BSNT là nguồn lao động rẻ, làm tăng thêm thu nhập cho bệnh viện. Vì vậy, đa số các BV ở Mỹ đều muốn trở thành bệnh viện hướng dẫn các BSNT, để hưởng được nhiều ưu tiên từ các hãng bảo hiểm, cũng như tiền Chính phủ phải trả cho BS và BV, qua số tiền hằng năm của những BS/NT là >100.000 USD/năm, sau khi khấu trừ mỗi BSNT chỉ nhận khoảng $40.000-$50.000/năm, với số giờ làm việc từ 70-80 và hơn nữa trong tuần.

Thêm vào đó, đào tạo BSNT là một danh hiệu để quảng cáo về uy tín và khả năng của bệnh viện qua sự kiểm tra phẩm chất rất ngặt nghèo từ tổ chức giám định ACGME.

“Nếu các bệnh viện Việt Nam biết tận dụng và tổ chức đào tạo BSNT, đây có thể là một hướng mới để giải quyết câu hỏi "tiền đâu" trong việc đào tạo BSNT”, 

“Ngày nay, vai trò của bác sĩ thời hiện đại đã thay đổi nhiều. Bác sĩ tại Mỹ không hề có quan niệm là "lương y như từ mẫu". Thay vào đó, BS Mỹ được xem là người lãnh đạo trong dịch vụ y tế, kết nối các chuyên viên, nhằm cung cấp thông tin và sự chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bệnh nhân.
Bác sĩ phải là người cung cấp dịch vụ tốt, lắng nghe bệnh nhân, và hợp tác thân thiện qua sức khỏe của bệnh nhân. Chương trình BSNT là phần thứ 3 trong 3 phần đao tạo bác sĩ tại Mỹ nhằm thực hiện ý tưởng này” 


LỜI THỀ HIPPOCRATES.

Sau đây là lời thề được coi như do Hippocrates viết và bất cứ một bác sĩ nào khi ra trường đều phải đọc.
Tôi thề phải thực hiện, đến hết khả năng và sự phán đoán của tôi, giao ước này:
– Tôi sẽ tôn trọng những thành quả khoa học của các thầy thuốc đi trước, và sẵn sàng chia xẻ kiến thức của mình cho những người tiếp nối.
– Tôi sẽ ứng dụng, vì lợi ích của người bệnh, tất cả các biện pháp khi cần thiết, tránh sa vào việc điều trị thái quá và điều trị theo chủ nghĩa hư vô.
– Tôi sẽ luôn nhớ rằng nghệ thuật của việc chữa bệnh hay của khoa học, cần sự ấm áp, cảm thông, và sự hiểu biết, điều đó có thể lớn hơn con dao của bác sĩ phẫu thuật hoặc thuốc của người dược sĩ.
– Tôi sẽ không xấu hổ khi nói rằng "Tôi không biết", cũng sẽ không ngần ngại hỏi ý kiến của các đồng nghiệp khi các kỹ năng của họ cần thiết cho việc phục hồi của bệnh nhân.
– Tôi sẽ tôn trọng sự riêng tư của bệnh nhân, không được tiết lộ các vấn đề của họ. Quan trọng hơn, tôi không thể quyết định được sự sống và cái chết. Trên hết, tôi không thể đóng vai trò của Chúa trời.
– Tôi sẽ luôn nhớ rằng mình không phải điều trị một cơn sốt, hay sự phát triển của khối u, mà là đang điều trị một người đang mắc bệnh, tình trạng bệnh có thể ảnh hưởng đến gia đình người đó và sự ổn định của nền kinh tế. Trách nhiệm của tôi bao gồm những vấn đề liên quan, để chăm sóc đầy đủ cho người bệnh.
– Tôi sẽ tìm mọi cách để phòng bệnh bất cứ khi nào tôi có thể nhưng tôi sẽ luôn luôn tìm kiếm một phương hướng chữa cho tất cả các bệnh.
– Tôi luôn nhớ rằng mình vẫn là một thành viên của xã hội, với những nghĩa vụ đặc biệt cho đồng bào của tôi, tâm trí và thể xác tôi cũng như các bệnh tật.

Nếu tôi không vi phạm lời thề này, tôi sẽ được tận hưởng cuộc sống mỹ mãn, được tôn trọng khi còn sống và nhớ đến mãi về sau. Tôi sẽ luôn làm việc để giữ gìn các truyền thống của điều mà tôi đã chọn và tôi sẽ có thể trải nghiệm niềm vui của việc cứu chữa những người tìm kiếm sự giúp đỡ của tôi.