BA CỦA CON
Mình nhẹ như hạc giấy
Ba mỏng như sương mai
Hiền từ như cỏ cây
Mong manh như làn gió
Ba là nhánh Mai gầy
Không là Tùng là Bách
Nhưng Ba đem mùa xuân
Cho đàn con hút mật
Chắt chiu mầm nhựa sống
Nuôi đàn con lớn khôn
Thân gầy như củi mục
Suối sông đã cạn nguồn
Thoáng chốc đã tám mươi
Ba ghé cuộc đời này
Tan trong ngày nắng sớm
Rồi lại như sương mai
Có nhiều giòng lệ ứa
Chảy tràn trong chiều nay
Trời cũng tuôn nước mắt
Khóc cùng nhau một ngày
Dù biết rồi sẽ đến.!
Nhưng mãi vẫn ngỡ ngàng
Trần gian là cõi tạm
Một ngày Ba phải xa
Ba là Ba các con
Của Ký, Hùng, Hiền, Huệ,
Của Thanh Hương, Thanh Thủy
Ba nay đã không còn
Là Chồng của Mạ hiền,
Hôm nay Vợ tiễn chồng
Có con "Cả" tóc bạc
ba "Con Gái" cùng Cháu
Khóc òa gọi Ba ơi !
Ba đi luôn thật rồi
Ngẩn ngơ giờ chia biệt !
Hạc đã bay về trời
Sương đã khô trên cây
Cánh mai gầy đã rụng
Đời đã về hư không !
Nơi phương trời xa thẳm
Có "hai Con" lạc loài
Khóc Cha xin qùy lạy
Thương nhớ mãi đong đầy
Tiễn biệt Ba yêu kính.!
ƠN CHA NGHĨA MẸ
Nắng quay lại, lối mòn in bóng Mẹ
Gió chao đời, lốc bạc mái tóc Cha
Con khôn lớn... Mẹ bào mòn tuổi trẻ
Con thành nhân... Cha rút ngắn ngày đời
Con luôn nhớ từ khi còn bé dại,
Được vòng tay che chở bởi tình cha.
Công cha mẹ, đấng sinh thành dưỡng dục,
Như non cao đất rộng biển vô bờ.
Ngày trốn thoát, con không lời từ giả.!
Có ngờ đâu: Lần cuối phải chia xa,
Lúc Ba Mạ tuổi xế chiều cô quạnh
Vợ con thơ luôn ngóng đợi tin Cha.
THƯƠNG TIẾC CHA
Như thế là xong một cuộc đời
Đất sâu vài tấc phủ Ba tôi
Cỏ xanh mọc kín đùa chen lấn
Nỗi nhớ rồi đây hẵn sẽ phôi
Bởi chốn dương trần sống tạm gởi
Còn về an lạc mới tinh khôi
Cha nay được Tổ ban phần thưởng
Lên cỏi con dâng một lạy thôi !
Cầu mong Cha được sớm siêu thăng
Để hưởng an vui chốn suối vàng
Tán tụng trọn đời dày đức độ
Ngợi ca muôn kiếp Đấng toàn năng
Đưa Cha tránh khỏi nơi cay đắng
Sưởi ấm đời Cha hết giá băng
Choáng ngợp đất trời vùng ánh sáng
Hào quang lan tỏa thật vinh quang…
Hàng năm vào ngày Chủ Nhật thứ ba của Tháng 6 (năm nay rơi vào ngày 18-6-2017), người Mỹ đã mừng Ngày Lễ của Cha (Father’s Day), cũng như tháng 5, người bản xứ đã mừng ngày Lễ của Mẹ (Mother’s Day). Ðây là hai ngày lễ truyền thống của người Mỹ để vinh danh và biểu lộ lòng biết ơn đối với cha mẹ.
Sau 42 năm sống trên đất khách quê người, người Việt chúng ta đã làm quen dễ dàng với hai ngày lễ này của người bản xứ. Ðó là điều tự nhiên. Mặc dù có khác biệt về văn hoá và luân lý, nhưng đã là con người thì đều có mối liên hệ máu mủ ruột thịt giữa cha mẹ và con cái, dẫn đến một thứ tình cảm thiêng liêng cao cả: "Tình mẫu tử và phụ tử". Một tình cảm vô điều kiện và vô vị lợi, chỉ cho đi mà không cần đáp trả.Trong các mối quan hệ con người, có thể nói mối quan hệ cha mẹ và con cái là thiêng liêng nhất. Sự thiêng liêng không chỉ đơn thuần nằm ở mối quan hệ di truyền và huyết thống, mà đó còn là tất cả tình người, tính giáo dục, đạo đức của hai thế hệ, trước và sau, thế hệ sinh và thế hệ được sinh ra. Người con nào phá vỡ mối quan hệ thiêng liêng này đối với cha mẹ, nghĩa là bất hiếu, báo đời, hại cha mẹ, làm mất thanh danh và truyền thống tốt đẹp của gia tộc, làm các việc phạm pháp..vv. thì người con đó không còn là người con đúng nghĩa, mà chỉ là một người tội lỗi và đáng trách.
Trái lại, cha mẹ không làm tròn bổn phận của mình, chẳng hạn như không giáo dục con cái trưởng thành về thể chất, trí lực, tự lập trong đời sống chân chính, thiếu chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục (dưỡng dục) con cái thì những cha mẹ đó cũng không xứng đáng là các bậc cha mẹ. Cả hai bên cha mẹ và con cái như vậy đều không làm tròn bổn phận và trách nhiệm của mình.
Về mặt hiếu đạo cũng như các giá trị giáo dục và đạo đức được thể hiện theo mối quan hệ song phương, đa chiều. Đạo hiếu, do đó, không chỉ dành cho những người con đối với cha mẹ mà quan trọng không kém đó là quan hệ của cha mẹ đối với con cái. Nói khác hơn đó là mối quan hệ của đạo làm cha mẹ và đạo làm con cái.
Cho con cuộc sống ổn định là trách nhiệm của cha mẹ, không để chúng thiếu thốn về cả hai mặt vật chất và tinh thần. Trên phương diện vật chất, bậc làm cha mẹ phải tùy vào khả năng, điều kiện kinh tế của mình để lo cho con cái đầy đủ từ miếng cơm, manh áo.vv,.. các phương tiện để học hành phát triển tài năng, trí tuệ. Trên phương diện tinh thần, cha mẹ phải luôn quan tâm chăm sóc, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn để động viên con cái có động lực vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
Cho con cuộc sống ổn định là trách nhiệm của cha mẹ, không để chúng thiếu thốn về cả hai mặt vật chất và tinh thần. Trên phương diện vật chất, bậc làm cha mẹ phải tùy vào khả năng, điều kiện kinh tế của mình để lo cho con cái đầy đủ từ miếng cơm, manh áo.vv,.. các phương tiện để học hành phát triển tài năng, trí tuệ. Trên phương diện tinh thần, cha mẹ phải luôn quan tâm chăm sóc, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn để động viên con cái có động lực vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
Ngày nay nhiều bậc cha mẹ chỉ biết lo cho con cái về mặt vật chất mà thiếu sự quan tâm về mặt tâm lý. Do đó con cái cảm thấy xa lạ với chính cha mẹ của mình..,dẫn đến khủng hoảng tâm lý và dễ sa vào các tệ nạn xã hội. Vì vậy các bậc cha mẹ không chỉ lo cho con cái về mặt vật chất, mà phải luôn quan tâm về mặt tâm lý tinh thần.
Ðể đáp lại, những người con thường cố gắng thể hiện tình yêu thương, tôn kính và biết ơn cha mẹ bằng những việc làm cụ thể cốt làm vui lòng cha mẹ. Chẳng hạn trong ngày Lễ Father’s Day hay Mother’s Day, người Mỹ có thói quen mua quà tặng hay mời cha mẹ đi ăn những món ngon vật lạ ở các nhà hàng hay ở nhà với những món ăn đặc biệt mà cha mẹ ưa thích. Còn đối với người Việt Nam thì đạo hiếu đối với cha mẹ được thể hiện cụ thể không chỉ một ngày mà kéo dài cả một đời, trong việc giúp đỡ, vâng lời cha mẹ lúc còn trẻ và phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già sức yếu. Vì thế tục ngữ Việt nam có câu “Trẻ cậy cha, già cậy con” để nói lên mối quan hệ hai chiều giữa cha mẹ và con cái.
Tuy nhiên, trong điều kiện sống nơi đất khách quê người, sự báo hiếu thể hiện qua việc phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già sức yếu trong một số gia đình Việt Nam đã gây nên sự xung khắc, bất hoà giữa cha mẹ với con cái, và giữa các anh chị em trong gia đình. Sự xung khắc, bất hoà ấy xuất phát từ quan niệm khác biệt về cách phụng dưỡng cha mẹ theo truyền thống Việt Nam ở quê nhà hay theo hoàn cảnh, lối sống ở Hoa Kỳ.
Theo truyền thống ViệtNam , cha mẹ đến khi về già thường được sống chúng với con cháu để tiện bề săn sóc và để cho cha mẹ có niềm vui, hạnh phúc vì được sống bên con cháu trong những năm tháng cuối đời. Nhưng ở Hoa Kỳ, khi cha mẹ về hưu còn mạnh khoẻ thường sống riêng, đến khí già yếu thì vào sống trong các nhà hưu dưỡng (nursing homes) để được các nhân viên y tế và dinh dưỡng chăm sóc ngày đêm.
Theo truyền thống Việt
Đây là lối sống hình thành do điều kiện và hoàn cảnh sống của xã hội Hoa kỳ, nên thường được các bậc cha mẹ chấp nhận như chuyện bình thường. Nhưng đối với các bậc cha mẹ Việt Nam , hầu hết đều chưa quen với lối sống này nên dễ sinh lòng bất mãn, buồn tủi khi phải vào sống trong các nhà hưu dưỡng. với mặc cảm bị lãng quên, sống cô đơn như chờ chết vào lúc cuối đời.
Hệ quả là, trong một số gia đình Việt Nam có cha mẹ già yếu, con cái không dám đưa vào “nursing home”, mà giữ cha mẹ phụng dưỡng tại nhà đã gặp nhiều khó khăn, bất tiện trong cuộc sống. Từ những khó khăn bất tiện đã gây bất hoà xung khắc giữa vợ chồng khi phải vất vả phụng dưỡng cha mẹ già yếu, ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng. Hệ quả này khiến một số bậc cha mẹ không muốn vào nursing home phải sống lưu động từ gia đình người con này đến người con khác. Tình cảnh này đã làm buồn lòng các bậc sinh thành không ít và giữa anh em cũng sinh ra bất hoà vì sự tính toán thiệt hơn trong việc góp phần phụng dưỡng cha mẹ tại gia. Thực tế này đã phản ánh đúng như ý nghĩa các câu tục ngữ Việt Nam mà các bậc cha mẹ thường thốt ra khi gặp hoàn cảnh bị con cái tỏ ra miễn cưỡng, đùn đẩy nhau việc phụng dưỡng, rằng “một mẹ nuôi được 10 con, nhưng 10 con không nuôi tròn một mẹ”; và rằng: “cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng, con nuôi cha mẹ tính tháng kể ngày”.
Nói đến mối quan hệ cha mẹ đối với con cái là nói đến tinh thần trách nhiệm và bổn phận của các bậc cha mẹ đối với một phần máu thịt mà mình đã sinh ra. Cha mẹ tạo ra con cái không phải để thỏa mãn dục tính mà là thể hiện tình thương yêu cùng người phối ngẫu cũng như một phần máu mủ được nối kết giữa vợ chồng với sự sống của chính mình.
Mối quan hệ của cha mẹ được xem là nền tảng ban đầu, là cơ sở phát sinh các mối quan hệ đạo đức xã hội về sau. Chính do tính chất đạo đức này mà các bậc cha mẹ cảm thấy cần phải có trách nhiệm đạo đức đối với việc nuôi nấng và dạy dỗ cho con cái trưởng thành và có ích cho xã hội.
Cha mẹ ngoài việc nuôi nấng con cái về mặt thể chất, còn phải nuôi dạy con bằng tính đạo đức và lòng yêu thương chân chính. Cha mẹ phải luôn luôn quan tâm, yêu thương con cái hết mực.
Là người Việt Nam , dù là bậc cha mẹ hay con cái, khi nghe hai câu tục ngữ trên hẳn sẽ không khỏi chạnh lòng, băn khoăn và tự kiểm về mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ mình. Nhất là nhân dịp ngày Father's Day tháng 6 hay Mother's Day vào Tháng 5 hằng năm của người Hoa Kỳ, người Việt tha hương chúng ta cần suy tư và tự kiểm, để điều chính mối quan hệ thiêng liêng giữa con cái và cha mẹ, không chỉ nói lên được ý nghĩa vinh danh và bày tỏ lòng biết ơn đối với công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ như người bản xứ, mà còn thể hiện được lòng hiếu thảo theo truyền thống Việt Nam qua sự phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già sức yếu một cách hài hoà, để cha mẹ có được những ngày vui cuối đời, cùng niềm hạnh phúc bên con cháu.
Tất nhiên, để thực hiện được sự báo hiếu tốt đẹp này không phải là dễ trong hoàn cảnh và điều kiện sống hiện nay tại Hoa Kỳ nói riêng và hải ngoại nói chung. Việc này đòi hỏi con cái phải chịu đựng và hy sinh một phần hạnh phúc cá nhân và gia đình. Thiết tưởng đây là điều con cái có thể làm được, nếu họ chịu khó hồi tưởng lại tất cả những gì cha mẹ đã chịu đựng, hy sinh vô điều kiện cho họ từ khi vào đời, qua tuổi ấu thơ cho đến khi khôn lớn, đôi khi còn phải chịu đựng, hy sinh suốt cả cuộc đời cho con và vì con...
Những bước chập chững của con lúc tuổi thơ, cũng như những bước đi khấp khiển của cha mẹ ở tuổi già. Tiếng bập bẹ đầu đời của con, cũng là tiếng nói lấp bấp, ú..ớ của tuổi về già, ngây thơ của con trẻ, lú lẫn với người già v.v...
Bất cứ mối quan hệ nào cũng phải có sự "qua lại" với ít nhất hai bên. Ở đây, là giữa cha mẹ và con cái và ngược lại. Sự hiếu thảo của người con để báo đền cha mẹ bằng cách chăm sóc cha mẹ khi tuổi về già, cũng như cha mẹ đã lo cho chúng ta đến lúc trưởng thành,
Con cái cần phải có ý thức vì ý thức đã tạo ra hành vi của lời nói và việc làm. vì vậy, khi có ý thức đúng thì mới có thể giúp người con duy trì tốt truyền thống hiếu thảo đối với cha mẹ được.
Sự chăm lo của người con hiếu thảo không chỉ biết vâng lời cha mẹ, làm việc tốt cho gia đình và xã hội mà trước tiên và hơn hết là lo phần đời sống vật chất cho cha mẹ mình. Chăm lo ăn uống, thuốc thang, thăm viếng và phụng dưỡng khi cha mẹ đau ốm hay lúc tuổi xế chiều. Cho nên phận làm con cái luôn phải biết hiếu đạo đối với Đấng sinh thành và dưỡng dục.
Xin những ai may mắn còn cha còn mẹ, hãy cố gắng vượt qua mọi khó khăn trở ngại, chấp nhận chút hy sinh, để thể hiện lòng hiếu thảo biết ơn cha mẹ bằng việc phụng dưỡng các Người lúc tuổi già sức yếu trong những năm tháng cuối đời, hơn là đợi cho đến khi cha mẹ đã quá vãng mới khóc thương nuối tiếc.
Mỗi dân tộc đều có một nếp sống văn hóa riêng. Chính nét riêng là giá trị tạo nên và đóng góp cho nền văn hóa của nhân loại. Cũng vậy mỗi gia đình đều có truyền thống riêng mà các bậc tiền bối và tổ tiên đã dày công tạo dựng. Người con hiếu thảo ngoài việc làm tròn bổn phận, phụng dưỡng cha mẹ phải đạo, còn là người biết tôn trọng các giá trị văn hóa và truyền thống tốt đẹp của gia đình, giống nòi và dân tộc.
Mỗi dân tộc đều có một nếp sống văn hóa riêng. Chính nét riêng là giá trị tạo nên và đóng góp cho nền văn hóa của nhân loại. Cũng vậy mỗi gia đình đều có truyền thống riêng mà các bậc tiền bối và tổ tiên đã dày công tạo dựng. Người con hiếu thảo ngoài việc làm tròn bổn phận, phụng dưỡng cha mẹ phải đạo, còn là người biết tôn trọng các giá trị văn hóa và truyền thống tốt đẹp của gia đình, giống nòi và dân tộc.
Có tốt không khi dùng Vitamin E 400 iu http://muathuoctot.com/vien-bo-sung-vitamin-e-kirkland-co-tot-khong-ban-o-dau-1311122-1.post là loại vitamin tan trong dầu có mặt trong nhiều loại thực phẩm đặc biệt trong các loại hạt và dầu mỡ. Được biết đến là chất khả năng chống oxy hoá mạnh, có thể ngăn cản những tác động có hại của các chất oxy hoá sinh ra bởi quá trình chuyển hoá trong cơ thể hoặc khi cơ thể bị nhiểm khuẩn. Vì thế việc bổ sung chất chống oxy hoá ngoại sinh như Vitamin E 400 có tác dụng http://giantinhmachchan.net/p/uong-vitamin-e-400-co-tac-dung-gi-mua-hang-nao-tot.html sẽ góp phần chống lão hoá trong đó có lão hoá da và đẩy lùi nguy cơ bệnh lý mãn tính. Quá trình tích luỹ của các chất chuyển hoá này lâu dần sẽ dẫn đến quá trình lão hoá trong cơ thể hoặc sẽ trở thành yếu tố nguy cơ của các bệnh lý như ung thư& tim mạch cho nên cần bổ sung vitamin e để có làn da đẹp.
Trả lờiXóaHằng ngày uống Vitamin E 400 http://kemtritham.net/p/uong-vitamin-e-hang-ngay-co-tot-khong-uong-vao-thoi-gian-nao.htmlcó tốt không là thắc mắc của nhiều người tuy nhiên vitamin e không phải là một chất tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa của cơ thể nhưng lại có tính chất góp phần rất quan trọng trong quá trình này, giúp cho cơ thể khỏe mạnh, giúp da tóc mịn màng, kìm hãm quá trình lão hóa, kìm hãm quá trình lão hóa, chống lại sự sản xuất dư thừa gốc tự do.... cách sử dụng vitamin e 400 iu http://muathuoctot.com/cach-su-dung-vitamin-e-400iu-dung-cach-hieu-qua-1311132-1.post còn có nhiều tác dụng khác giúp nâng cao chất lượng sống của con người.