Từ khi có bé, cảm xúc của con trai chúng tôi đã thay đổi rất nhiều. Đầu tiên là cảm giác hạnh phúc khi vợ thông báo về chiếc que hai vạch. Lúc ấy vui lắm và gọi báo tin vui cho ba mẹ. Trong đầu đã nghĩ ra bao thứ về con: Consẽ giống ai? Con sẽ như thế nào? Sẽ làm những gì cho con! Trong suốt hành trình 9 tháng thai kỳ của vợ, xen lẫn những niềm vui là sự lo lắng: Con chào đời có khỏe mạnh?
Rồi từ khi bé xuất hiện trong cuộc sống, ít nhiều mọi thứ trong con trai có thay đổi. Tình cảm yêu thương dành cho vợ một phần và giờ cho con cũng một phần tương ứng. Ngoài thời gian làm việc, về đến nhà lại chăm con, chơi với con. Niềm vui thấy bé thay đổi theo ngày tháng. Khi có con, thói quen chi tiêu cuộc sống trước đây cũng thay đổi. Tất cả muốn dành trọn mua sắm đồ thật đẹp cho con. Có bé, đã rèn luyện cho con trai tính kiên nhẫn. Đó là những lúc chăm con, từ bú mớm, thay tả, giấc ngủ. Trẻ nhỏ có sinh hoạt khác người lớn. Nếu không kiên nhẫn và thay đổi sẽ rất dễ nóng tính và cáu gắt. Bé xuất hiện làm tăng hương vị cho cuộc sống và giúp vợ chồng sống có trách nhiệm hơn.
Lúc sinh bé chưa được một tuần, thực sự là con trai đã thức trắng ba ngày. Công việc hằng đêm chăm bé mỗi lần bú sữa mẹ, đỡ vợ ngồi và nằm thật chậm, những ngày đầu xáo trộn nên mẹ bé ít sữa, phải pha thêm sữa bột cho cháu bú dặm. Khi làm sạch sẽ, thay tả cho bé nhiều lần nên con trai tôi có nhiều kinh nghiệm hơn; Không hiểu sao, lúc đó chẳng thấy bẩn gì cả mà chỉ thấy thật hạnh phúc và cảm thấy rất hài lòng với sự hợp tác của bé. Muốn tự mình chăm sóc vợ con trong thời gian còn đang nghỉ phép, sau này đi làm trở lại thì sẽ nhờ đến bà nội và bà ngoại.
Khi đã lên chức cha, và cuộc sống đang quay như vụ xung quanh cục cưng của mình. có bé rồi mới hiểu. Nhiều lúc tần ngần đứng bên chiếc nôi, ngắm nhìn sinh linh nhỏ bé ấy và tự hỏi chẳng biết bao giờ mới lớn? Đến lúc nào mới có thể ngổi, lật bò trườn, chập chững từng bước? Bây giờ chỉ ở thể nâng niu đặt bé nằm và nằm mà thôi… dù bé có hư chướng đến cỡ nào cũng phải dỗ dành kiên nhẫn vậy thôi.
Dù mệt nhọc, nhưng khi ở bên thiên thần nhỏ ấy, đôi mắt trong suốt và đôi môi chúm chím ấy, tự dưng mình trở nên an nhiên tự tại hẳn ra, không chỉ sẵn sàng làm đủ trò để khiến bé nhoẻn cười mà còn sẵn sàng hiến dâng mọi thứ của cải trên thế gian này để mua được nụ cười của bé.
Bởi vì con tôi đã được làm cha.!
BÂY GIỜ
Ba ơi, con muốn nói:
Cảm ơn, vì đã bảo vệ con.
Cảm ơn, vì đã thương yêu con.
Cảm ơn, vì đã nuôi nấng con.
Cảm ơn, vì đã lắng nghe con.
Cảm ơn, vì đã tin tưởng con.
Cảm ơn, vì đã ủng hộ con.
Và cuối cùng,
Cảm ơn, vì đã là Ba của con.
NIỀM HẠNH PHÚC CỦA ÔNG BÀ
Vợ chồng con trai chúng tôi đã có một bé gái 8 tháng tuổi vừa chập chững được ba bước, cháu thật dễ thương. Cả nhà cùng hòa chung niềm hạnh phúc… vui vẻ cùng nhau với thành viên mới.!
Vợ chồng tôi sống ở Haltom City còn gia đình con trai ở Watauga city gần Bệnh viện nơi làm việc, gia đình con gái thuộc Fort Worth City gần phòng mạch nơi khám bệnh: Ba thành phố giáp ranh nhau, sống cách khoảng 15 phút lái xe. Cả gia đình của chúng tôi rất giống nhau, sống gắn bó qua tình yêu thương gia đình và luôn chia xẻ với nhau bằng tình huyết thống.
Từ ngày đầu vợ mang thai, con trai quyết định để vợ ở nhà, thời gian trong ngày lo việc nhà và nghỉ ngơi cũng như mua sắm chuẩn bị cho em bé...Thế là tính đến "ngày của cha" bé được tám tháng chín ngày tuổi, được sự chăm sóc của dâu con nên bé đã vững chân bước tới và tiếng bập bẹ đầu đời "cha cha".
Thời gian buổi sáng của nhà tôi là nấu ăn, tôi chỉ giúp việc lặt vặt, buổi chiểu con dâu đưa cháu về nội, tối bới đồ ăn cho ngày hôm sau, bên con gái chưa có em bé nên it́ bận rộn, chỉ khi nào thèm thức ăn Việt mới gọi xin Mẹ; Vì vậy, nên cả hai chúng tôi rất vui khi còn giúp được gì đó cho các con, nhà tôi luôn chăm chút, gói trọn tình cảm trong mỗi thức ăn cho chồng con.
Ông bà nội tỷ mỷ cho từng món ăn hằng ngày để có sửa tốt cho bé, đồng thời giúp con trai yên tâm làm việc.
NHỚ LẠI NGÀY ĐẦU TÔI LÀM CHA.
Khi con lớn, rồi sau này cha kể
Ngày chào đời một sáng chuyển sang thu
Mây trên đầu gió nhẹ thổi vi vu
Nắng vàng tỏa vương mình ru giấc ngũ
Lòng lo lắng miệng vẫn cười thích thú
Suốt đêm dài cha trọn thức bên con
Mẹ mệt nhoài đau đớn chẳng còn hơi
Dẫu vẫn biết sức người sinh có hạn
Cha chờ đợi... Mẹ phút giây chuyển dạ
Tiếng khóc đầu là cha đã có bên
Bồng con thơ mà thấy mắt cay cay
Khi con bú dòng sữa đầu còn ấm
Tay ôm bé mẹ nâng niu nhìn ngắm
Nhìn con thơ ngày ấy bảo giống cha
Nhoẻn miệng cười mẹ hạnh phúc dâng cao
Con đã đến đem ngọt ngào trái chín.
BÌNH LUẬN
Julianna Phượng
Em trai tướng như Sếp vậy.
Đông Lợi Long
Em trai là sếp của baby 8 tháng 9 ngày tuổi đấy Phượng
Phạm Hồng Thát
Bài viết hay những suy nghĩ tâm tư khi vợ có thai và đẻ con chào đời
Đông Lợi Long
Rất vui qua sự nhận xét của Phạm Hồng Thát
LÒNG BIẾT ƠN
Sinh ra ai cũng một lần thôi
Huyết thống từ cha quả thật rồi
"Nhau" mẹ một thời nuôi dưỡng lớn
Khắc ghi dấu ấn suốt đời con.
Nơi người ta sinh ra là “Sinh quán”, còn gọi là nơi “chôn nhau cắt rốn”. Cái nhau nối từ nguuời mẹ qua bào thai, để người mẹ nuôi bào thai trước khi em bé sinh ra. Khi sinh ra rồi, người ta phải cắt nhau cho em bé.
Sau 5 ngày, cái nhau rụng đi, thường gọi là rụng rốn, trên mình em bé còn lại cái lỗ rốn. Phải 18 hay 21 năm sau, đứa bé mới được coi là người lớn.
Nơi ta sinh đó, thường là quê mẹ. Có khi người ta cũng coi nơi chôn nhau cắt rốn là quê mẹ, mặc dù có khi chưa hẳn chúng ta sinh ra ở ngay quê của mẹ mình.
Không chỉ ở loài vật, như heo ngựa, chó mèo… mới có cái rốn. Thực vật cũng có cái rốn. Cái hoa sau khi đậu trái, hoa teo lại thành cái rốn. Khi trái lớn dần, hoa rụng đi, cũng gọi là rụng rốn.
Trong bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến có câu: "Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa".
Có thể là hình ảnh về trẻ em
Tố Nữ
Người cha rất trách nhiệm và thật chu đáo! Ngưỡng mộ anh quá!
Đông Lợi Long
Gởi đến Tố Nữ lời cảm ơn...Mong gia đình được bình an trong đại dịch COVID-19.
Tình yêu của cha mẹ dành cho con cái là tình yêu thiêng liêng và cao quý nhất.
Các bậc cha mẹ thường đặt mối quan hệ của mình lên hàng đầu để tập trung vào con cái.Theo chúng tôi cuộc sống "tình cảm" vợ chồng giữ một vai trò mấu chốt trong nếp sống của con cái; sự thành công hay thất bại của gia đình, vợ chồng, con cái đều tùy thuộc quan hệ tình cảm lẫn nhau. Mỗi thành viên trong gia đình luôn làm đúng vai trò và thật chu đáo trong trách nhiệm, thành quả sẽ tốt đẹp, vợ chồng, cha mẹ con cái sẽ yêu thương nhau nhiều hơn, yêu thích sống bên nhau lâu hơn và kết hôn muộn hơn khi trưởng thành.
Chúng ta thường thấy mối liên hệ tình cảm của cha mẹ với nhau ảnh hưởng đến việc nuôi dạy con cái đến mức nó định hình tương lai của con cái họ.
Theo kinh nghiệm sống của bản thân từ gia đình, học đường đến xã hội, nhìn lại nếp sống các gia đình bạn bè, đông nghiệp và những người chung quanh, con cái của những bậc cha mẹ này suốt mấy mươi năm trong quá trình giáo dục và cuộc sống hôn nhân của họ. Chúng tôi nhận thấy số đông thành công, đều từ con cái của các bậc cha mẹ biết yêu thương gắn bó nhau nhiều hơn.
"Điều đó chứng minh và cung cấp bằng chứng rằng tình yêu, thành phần tình cảm của gia đình, cũng có tác động lâu dài đến cuộc sống của trẻ em, thực sự quan trọng để hiểu được chiều sâu của ảnh hưởng từ tình cảm gia đình đối với các em".
Có những thắc mắc muốn xác định, tại sao tình yêu của cha mẹ lại tác động đến con cái theo cách này.? Điều chúng ta có thể suy đoán rằng khi cha mẹ yêu nhau, họ có xu hướng đầu tư nhiều hơn cho con cái, dẫn đến việc trẻ em muốn học cao hơn. Môi trường gia đình của trẻ em cũng có thể hạnh phúc hơn khi cha mẹ cho thấy họ thực lòng yêu thương nhau... Vì vậy trẻ em không muốn rời gia đình, hoặc trốn thoát bằng hôn nhân của chính mình. Con cái cũng có thể coi cha mẹ là hình mẫu và mất nhiều thời gian hơn để tìm kiếm những cuộc hôn nhân tương tự.