Thứ Tư, 23 tháng 5, 2018

MỘT NỬA CÁI BÁNH LÀ BÁNH, NHƯNG MỘT NỬA SỰ THẬT CHƯA PHẢI LÀ THẬT.


 Image may contain: text

Image may contain: cloud, sky, outdoor and food

Ở trường học chúng ta được dạy rằng: "Tháng 8 năm 1945 Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hirosima và Nagasaki - Nhật Bản, buộc Nhật Hoàng phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trước quân Mỹ", chấm hết.
Sách giáo khoa đã nói đúng sự thật, nhưng không đề cập đến một sự thật trước và sau khi Mỹ ném bom xuống Nhật. Một nửa sự thật chưa phải là sự thật. Đây là phần sự thật mà chúng ta không được dạy.

Một thời gian ngắn trước khi ném hai quả bom nguyên tử kia, Mỹ đã rải hơn 5 triệu truyền đơn xuống 33 thành phố của Nhật, trong đó có Nagasaki và Hiroshima. Nội dung như sau:

"Hãy đọc thật kỹ vì nó có thể cứu lấy mạng sống của chính bạn, người thân hay bạn bè của bạn.

Trong vài ngày tới, một số hoặc tất cả những thành phố được liệt kê trong danh sách ở mặt sau truyền đơn này sẽ bị phá hủy bởi những quả bom của người Mỹ. Những thành phố này đang sở hữu các hãng xưởng, nhà máy lắp ráp chế tạo thiết bị quân sự.

Chúng tôi quyết tâm tiêu diệt tất cả những trang thiết bị mà các phe phái quân sự đang sử dụng để kết thúc cuộc chiến vô nghĩa này. Nhưng, không may, những quả bom không có mắt. Vì vậy, theo các chính sách nhân đạo của Mỹ, Không quân Mỹ, chúng tôi không muốn làm tổn thương người vô tội, do đó chúng tôi cảnh báo và yêu cầu bạn hãy di tản khỏi những thành phố được liệt kê để cứu lấy mạng sống của chính bạn.

Người Mỹ không chiến đấu chống lại nhân dân Nhật Bản, mà chiến đấu chống lại các thế lực quân sự đang sử dụng nhân dân Nhật Bản. Nền hòa bình mà Mỹ mang lại sẽ giải thoát cho người dân như các bạn đang phải sống trong sự áp bức của quân đội Nhật và đồng thời cũng có ý nghĩa mang đến một Nhật Bản mới tốt đẹp hơn.

Các bạn có thể mang hòa bình trở lại bằng cách chọn ra những người lãnh đạo mới và giỏi, những người thật sự muốn kết thúc chiến tranh. Chúng tôi không thể hứa rằng những thành phố này sẽ được an toàn, một số hoặc tất cả sẽ bị phá hủy. Do vậy, hãy chú ý đến cảnh báo này và sơ tán khỏi các thành phố này ngay lập tức!"

Sau quả bom đầu tiên, Mỹ tiếp tục gửi truyền đơn và đồng thời phát radio từ Saipan (Mỹ đang nắm giữ) cứ mỗi 15 phút với nội dung tương tự như sau:

"Nước Mỹ yêu cầu các bạn ngay lập tức tuân thủ những gì chúng tôi nói trong truyền đơn này. Chúng tôi đang sở hữu những quả bom kinh khủng nhất lịch sử loài người. Một trong số những quả bom mà chúng tôi đang nghiên cứu có sức công phá đến hơn 2.000 lần những gì mà một cái máy bay khổng lồ B-29 có thể mang lại. Thực tế khủng khiếp này là một lý do để bạn suy nghĩ và chúng tôi bảo đảm rằng điều đó là tuyệt đối chính xác.

Chúng tôi chỉ mới bắt đầu sử dụng loại vũ khí này để chống lại quê hương các bạn. Nếu các bạn vẫn nghi ngờ, hãy xem lại những gì đã xảy ra ở Hiroshima khi chỉ có một quả bom nguyên tử rơi xuống thành phố đó. Trước khi sử dụng bom này để tiêu diệt mọi nguồn lực của quân đội mà họ có được để kéo dài cuộc chiến tranh vô ích này, chúng tôi kêu gọi các bạn hãy yêu cầu Nhật Hoàng kết thúc chiến tranh.
 

 Image may contain: one or more people, sky and outdoor 
          Hyroshima đổ nát sau chiến tranh
Tổng thống của chúng tôi đã soạn ra cho các bạn 13 quyền lợi bảo đảm cho một lần đầu hàng danh dự. Chúng tôi khuyến khích bạn chấp nhận những quyền lợi này và bắt đầu công việc xây dựng một nước Nhật mới, một Nhật Bản tốt hơn và yêu hòa bình. Các bạn nên bắt đầu thực hiện những bước cần thiết để đình chiến. Nếu không, chúng tôi sẽ kiên quyết sử dụng bom này và tất cả các loại vũ khí vượt trội khác để phản ứng kịp thời và kết thúc chiến tranh."
Sau khi Nhật Hoàng đầu hàng, thống tướng MacArthur và Quân đội Mỹ đặt chân đến Nhật Bản, chuẩn bị cho công cuộc chiếm đóng nước Nhật của mình.

Với tư cách là bên thắng cuộc, chính phủ và nhân dân Nhật phải nằm dưới sự quản lý và những chính sách do Mỹ đưa ra. Một trong những việc đầu tiên mà tướng MacArthur làm là, khẩn cấp xin chính phủ Mỹ viện trợ lương thực và tiền để kiến thiết nước Nhật trước thực trạng đổ nát của chiến tranh.

Với nỗ lực của MacArthur, chính phủ Mỹ tức tốc gửi đến nước Nhật 3,5 triệu tấn lương thực cùng hơn 2 tỷ USD. Tại trường học, trẻ em Nhật được ăn một bữa trưa miễn phí; lần đầu tiên trong lịch sử nước mình, phụ nữ được trao thêm nhiều quyền lợi hơn, trong đó có quyền bầu cử và ứng cử; tại các địa phương người dân được tạo điều kiện để tham gia sinh hoạt chính trị.

Ngày 3/2/1946, tướng MacArthur chỉ thị cho Tổng bộ Liên minh soạn thảo Hiến pháp Nhật Bản theo hướng dân chủ, chủ quyền đất nước thuộc về quốc dân chứ không phải Thiên hoàng. Thiên hoàng là biểu tượng cho sự đoàn kết và văn hóa Nhật, giống như Nữ hoàng Anh, nhưng không mang quyền lực chính trị thực tế. Thiên hoàng chỉ được tiến hành các hành vi liên quan đến việc nước theo quy định của bản Hiến pháp này và Thiên hoàng không có quyền lực liên quan tới chính phủ. Quốc hội Nhật là cơ quan chính trị có quyền lực cao nhất, thành viên quốc hội là những người được dân chúng chọn ra trong một cuộc bầu cử tự do,...

Trước thực trạng nông dân không có đất canh tác, tháng 10/1946 Quốc hội thông qua "Luật cải cách ruộng đất", tiến hành thu mua đất của của giới địa chủ và bán nợ lại cho nông dân không có đất.

Ngày 31/3/1947 Quốc hội ban hành “Luật Giáo dục”. Theo đó, mục tiêu hàng đầu của giáo dục là “Tôn trọng sự tôn nghiêm của cá nhân, bồi dưỡng cho mọi người có lòng nhiệt huyết vì chân lý và hòa bình”.

Đây cũng là lần đầu tiên Chính phủ bị mất quyền quản lý giáo dục và kiểm duyệt sách giáo khoa. Thay vào đó một "Ủy Ban Giáo Dục" do dân bầu ra đảm trách những việc ấy. Giáo viên dạy học sinh về tinh thần dân chủ chứ không phải tôn thờ Nhật Hoàng.

Năm 1951 Quân đội Mỹ tự khắc rút khỏi nước Nhật, trao trả lại nền độc lập cho Nhật Bản sau khi "sứ mệnh" kiến thiết nước Nhật của mình hoàn thành.

Người Nhật gọi tướng MacArthur là vị Shogun Mỹ. Shogun nghĩa là Sứ Quân, là người đứng đầu một lãnh địa, vào thời Nhật còn bị nạn sứ quân chia cắt.
          Image may contain: 1 person, crowd and outdoor 
                      Hyroshima ngày nay
         
Image may contain: text 

                    Image may contain: text
            

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2018

TÂM TƯ TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU

 
 
Ðây là một cuốn sách thứ ba của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, cuốn “Tâm tư Tổng Thống Thiệu.” Hai cuốn trước đó là “Hồ sơ mật Dinh Ðộc Lập” và “Khi đồng minh tháo chạy.” Tất cả những tác phẩm của ông đều rất đồ sộ với phần tổng hợp những chứng liệu đã được giải mật của Hoa Kỳ và bộ sưu tập của riêng ông.
Từng là Tổng Trưởng Kế Hoạch và Cố Vấn của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, cho nên những điều mà tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng viết ra trong tác phẩm của ông phải là những điều cần đọc và nên đọc. Ðiểm cần nhấn mạnh ở đây rằng lần này, có phần tâm tư của Tổng Thống Thiệu, một cựu lãnh đạo VNCH mà cho đến lúc qua đời, không có cuốn hồi ký nào hay để lại những bút tích về một giai đoạn chiến tranh nghiêm trọng liên hệ đến sự mất còn của miền Nam Việt Nam.

Tất cả sự nghiệp của ông đều trông chờ vào kho dữ kiện bí mật trong chiến tranh Việt Nam của văn khố quốc gia Hoa Kỳ được giải mật nhiều năm trước đây và công trình đọc, chọn lựa, sưu tầm, phân tích và tổng hợp của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng. Vì thế ít nhiều cũng không thể tránh được cách nhìn chủ quan. Ông đã từng nhấn mạnh đến khía cạnh đặc biệt về con người ông Thiệu mà trong tác phẩm tác giả mô tả là một người rất khép kín và tác giả đã cho rằng vì tình cờ của lịch sử, có may mắn làm việc gần Tổng Thống Thiệu trong gần 3 năm và sau này còn gặp ông rất nhiều lần tại London và Boston nên được biết một phần nào con người ông.
Cái được biết mà tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng cho tới nay mới đưa ra để mọi người cùng biết, đó là câu tuyên bố với phóng viên của báo “Now,” theo đó, tờ báo này cho rằng Tổng Thống Thiệu đã tuyên bố : “I have nothing to do with them” (dịch ra: Tôi không còn mắc mớ gì với họ nữa) vào lúc phong trào thuyền nhân lên cao nhất. Nhưng theo tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, khi trả lời câu hỏi của nhà báo Anh, thực ra Tổng Thống Thiệu chỉ muốn nói: “Hiện nay tôi chẳng còn chính quyền, chẳng còn phương tiện và làm được gì đối với vấn đề thuyền nhân” (Theo tiến sĩ Hưng, đáng lẽ ông Thiệu phải nói: “I have nothing to do for them” và ông Hưng cho biết, Tổng Thống Thiệu nói rằng phóng viên của tờ báo Anh đã phịa ra, ông nói [for] mà “nó” phịa ra [with] nên sai hẳn nghĩa).
Tôi tin rằng tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng ở gần ông Thiệu nên có thể ông đã nói đúng lời ông Thiệu kể lại. Thế nhưng, mặt khác chúng ta cũng nên hiểu rằng, tại London, dù một tờ báo lớn như tờ “Now,” tôi không biết người ký giả có thu thanh để làm bằng chứng không, và liệu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu có viết thư chính thức yêu cầu tờ báo này đính chính không? Lúc đó, dù đang nằm tù ở trong nước, nhưng tôi cũng hiểu được rằng một người như Tổng Thống Thiệu sẽ được báo chí quốc tế săn đón lắm, ông có nhiều cơ hội để nói lại cho đúng khi trả lời phỏng vấn các tờ báo khác. Vả lại, tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng vào lúc đó cũng không thiếu gì cơ hội có thể nói với báo chí để giúp “clear up” theo yêu cầu của Tổng Thống Thiệu, nhưng không hiểu sao mà để tới nay ông mới viết ra trong khi nhân chứng đã qua đời. Ngay trong lúc sinh thời của Tổng Thống Thiệu, tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng nói ra được điều này thì quý hóa biết mấy.
Tuy nhiên, nếu mọi người đều chấp nhận rằng Tổng Thống Thiệu nói: “Hiện nay tôi chẳng còn chính quyền, chẳng còn phương tiện và làm được gì cho vấn đề thuyền nhân” thì cũng phải trả lời một câu hỏi khác, bởi vì riêng vấn đề thuyền nhân thì ở đây biết bao nhiêu cá nhân, bao nhiêu tổ chức, nhưng họ có chính quyền nào đâu, sao họ vẫn có cách làm một điều gì đó cho thuyền nhân, dù lớn, dù nhỏ. Lịch sử giúp đỡ thuyền nhân ở đây thì nhiều lắm, không sao mà kể cho hết, và đặc biệt có những người chỉ đóng góp tiếng nói của họ. Ông Thiệu, dù là cựu lãnh đạo, là cựu tổng tư lệnh quân đội của một miền đất chống trả mãnh liệt với Cộng quân, cho nên dù ông phải bỏ đi giữa lúc mệnh nước nghiêng ngả vì những áp lực, một tiếng nói của ông, một hành động nhỏ nhặt của ông đối với thuyền nhân sẽ nhân rộng những ảnh hưởng và tôi tin rằng niềm tin của thuyền nhân cũng như của anh em chúng tôi trong cảnh tù đầy trong các trại tù ở Việt Nam sẽ mạnh mẽ hơn. Nhưng rất tiếc là Tổng Thống Thiệu đã không hành động như thế.
Còn việc ai ra lệnh bỏ cao nguyên và Quân Ðoàn II–một thảm kịch kinh hoàng mà những ai ở trong đoàn di tản từ Pleiku về Nha Trang đều rõ–dẫn đến ngày 30 tháng 4, 1975 thì quả thật cho đến nay chúng tôi mới được nghe nói là Tổng Thống Thiệu ra hai lệnh: Rút Pleiku để hy vọng đánh bọc tái chiếm Ban Mê Thuột vì “đứng về phương diện quân sự Ban Mê Thuột quan trọng hơn Pleiku nhiều.” Ông Thiệu còn bảo nếu rút được hai sư đoàn khỏi Quân Ðoàn II mà thấy khó khăn quá không lấy lại Ban Mê Thuột được thì đem 2 đơn vị này ra yểm trợ cho tướng Ngô Quang Trưởng (Quân Ðoàn I).
Nhưng ngay cả tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng cũng thừa nhận là chưa nghe ai nói đến lệnh thứ hai ngoài Tổng Thống Thiệu. Vẫn theo tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, ông Thiệu đã ra lệnh cho bộ Tổng Tham Mưu theo dõi và giám sát. Ðáng lẽ tướng Cao Văn Viên phải gọi cho tướng Phạm Văn Phú để bàn bạc chương trình rút, thế mà “không hiểu vì sao tối hôm ấy tướng Phạm Văn Phú đã rút chạy.” Tác giả “Tâm tư Tổng Thống Thiệu” cho biết ông có hỏi Tổng Thống Thiệu rằng tại sao tổng thống không tuyên bố hay giải thích gì về điều này, thì Tổng Thống Thiệu nói: “Tôi nói ra thì người ta bảo mình chạy tội, tôi hy vọng một ngày nào đó một trong những quý vị họp với tôi ngày hôm đó có đủ can đảm đứng lên nói hết sự thật.”
Tại sao Tổng Thống Thiệu lại sợ dư luận bảo ông chạy tội? Ông từng lãnh đạo một đất nước, từng được cử tri trao cho quyền lực để điều hành cho nên có việc ông làm được, có việc ông không làm được, có việc ông gặp những khó khăn, áp lực từ mọi phía. Một tổng thống như ông cần phải nói ra cho cử tri rõ, cho quốc hội, quân đội và chính phủ rõ, bất kể ông bị cáo buộc như thế nào. Sự thực được công khai hóa là phương thức tốt nhất giúp mọi người gượng lại được để tiếp tục chiến đấu trong bối cảnh còn nước còn tát. Tôi nghĩ là Tổng Thống Thiệu không hiểu rằng vào giai đoạn sau cuộc họp quyết định tại Cam Ranh, biết bao nhiêu người lính, bao nhiêu công chức, bao nhiêu người dân… chỉ trông chờ vào tiếng nói của ông, nhưng Tổng Thống Thiệu đã im lặng suốt cho đến ngày 21 tháng 4, 1975 ông mới đổ dồn vào việc công kích người Mỹ đã trói tay ông và quay lưng với đồng minh VNCH trong bài diễn văn từ chức với lời cam kết ở lại chiến đấu cùng quân đội. Và rồi ngày 25 tháng 4, ông âm thầm cùng Thủ Tướng Khiêm rời khỏi nước. Lúc này thì đã quá muộn và không ai có phép thần thông nào để lật ngược tình thế nữa.
Vì thế, bản thân tôi và tôi cũng tin rằng nhiều người khác đã không ngạc nhiên khi nghe thấy tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng tiết lộ lý do khiến ông Thiệu không viết hồi ký. Ông bảo: “Mỹ đã phản bội mình rồi, bây giờ đừng có vạch áo cho người xem lưng , đừng có bêu xấu nhau nữa cho người ta cười thêm cho.” Cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là nhân vật lịch sử, ông không thể nói như thế được. Liên hệ giữa ông và người Mỹ không phải là liên lạc cá nhân. Những người dân miền Nam Việt Nam, những người đã từng bỏ lá phiếu vào thùng để bầu ông lên ngôi vị lãnh đạo họ, phải biết áp lực của người Mỹ với ông như thế nào, họ bỏ Việt Nam Cộng Hòa như thế nào, họ phản bội như thế nào bởi vì từ đó họ có thể rút ra một bài học. Không ai có quyền cười ông cả và ngay như nếu phải trả một cái giá nào đó của sự cười chê, ông cũng phải có can đảm đứng ra nhận lãnh.
Những người Việt Nam tị nạn cộng sản ở Mỹ, ở Úc, ở Canada thực tình cũng đã quên ông và cũng ít người còn nghĩ tới sự cần thiết phải có hình ảnh của ông trong đời sống của họ, cho đến những năm gần đây đã có những người có ý muốn phục hồi điều mà họ gọi là danh dự cho ông. Nghĩ cho cùng, ông không phải là nhà lãnh đạo vô tích sự. Trong giai đoạn cầm quyền, ông đã thực hiện được nhiều dự án có giá trị trong đó phải kể đến luật “Người cày có ruộng.” Nhưng điều đó không có nghĩa là ông đã bảo toàn được danh dự của một người lính, điều đó không có nghĩa là vào lúc vận nước đang nổi trôi ông dám nhận trách nhiệm và chết cho tổ quốc của mình, nếu cần.
Cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã qua đời rồi. Ông cũng cần được yên nghỉ ở một thế giới không còn hận thù. Nhưng trong chốn dương gian, cuộc chiến về ông vẫn còn trên sách vở, trên báo chí cho nên bất cứ khi nào còn người, còn những tác giả làm công việc nói thay cho ông, chừng đó vẫn còn những cuộc tranh luận, vẫn còn thắc mắc như người ta vẫn thường thắc mắc mỗi lần có những tài liệu mật về cuộc chiến Việt Nam được giải mật.
Như tên gọi, cuốn “Tâm tư Tổng Thống Thiệu” chuyên chở đầy những tâm tư của một cố tổng thống VNCH, nhưng không phải là do đích thân ông Thiệu nói ra mà do một người làm việc thân cận với ông, tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng nói thay. Nhưng điều đáng tiếc là trong đó, Tổng Thống Thiệu đề cập đến 2 vị tướng liên hệ nhiều nhất đến lệnh bỏ Pleiku hay bỏ cao nguyên trung phần Việt Nam thì cả hai vị–đại tướng Cao Văn Viên và thiếu tướng Phạm Văn Phú–đã ra người thiên cổ, trong đó tướng Phú đã chọn cái chết trong danh dự vào ngày 30 tháng 4, 1975: Tuẫn tiết vì không chịu để lọt vào tay địch quân. (V.A.)
https://www.youtube.com/watch?time_continue=641&v=z4V2_f_Ke8s 

TÂM TƯ TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU - PHẦN 1

 TÂM TƯ TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU - PHẦN 2
TÂM TƯ TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU - PHẦN 3
TÂM TƯ TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU - PHẦN 4
 TÂM TƯ TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU - PHẦN 5
 TÂM TƯ TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU - PHẦN 6

TÂM TƯ TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU - PHẦN 7

TÂM TƯ TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU - PHẦN 8

TÂM TƯ TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU - PHẦN 9

TÂM TƯ TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU - PHẦN 10

TÂM TƯ TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU - PHẦN 11

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2018

TRUMP CHƠI TRÒ TUNG HỎA MÙ

      Hình ảnh có liên quan
Mỹ sẽ không buông tha cho Trung cộng trong vấn đề gian lận thương mại, bằng mọi giá Trung cộng phải chấp nhận yêu cầu của Mỹ bởi trước khi tuyên chiến, Trump đã tự tin sẽ "chắc thắng" nếu Trung cộng lao vào cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Sau những miếng đánh thăm dò, Trump không khó nhận ra Tập Cận Bình đã bị rơi vào "nguy khốn", nếu Tập vì thỏa mãn với số đông là những tư tưởng manh động, phổi bò, luôn hùng hổ, hàm hồ sẽ đánh trả tới cùng trước yêu sách thương mại của Mỹ thì vô tình Tập đã bị rơi vào bẫy của Trump là đưa nền kinh tế Trung cộng đi đến sụp đổ cấp kỳ. Nhưng nếu Tập xuống nước ngay với Trump, đáp ứng mọi yêu cầu của Mỹ thì Tập đã vô tình phản bội lại đồng chí, đi ngược lại tư tưởng của đám đông "phổi bò, sỉ diện hảo, quân tử Tàu", đều này sẽ rất nguy hiểm vì nó sẽ tạo cơ hội cho những lực lượng vốn dĩ từ trước đến nay không "tâm phục, khẩu phục" Tập Cận Bình.
Trước những điều bất lợi của Tập Cận Bình, Trump lại giở trò "chơi xỏ" thường thấy như đã từng chơi xỏ với Putin. Một phái bộ hùng hậu được Trump phái sang Bắc Kinh với chỉ duy nhất là trao bản tối hậu thư cho Bắc Kinh về những yêu cầu trong lĩnh vực thương mại Mỹ – Trung. Trước những yêu cầu của Mỹ, phía Trung cộng choáng váng, hoảng loạn không trả lời được ngay mà xin dừng "hội ý giữa chừng" để báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp từ Tập Cận Bình với lý do "vượt tầm, vượt khả năng". Sau khi nghe bộ hạ báo cáo nhanh, Tập đã chuyển lời "xin ân hạn" đến phái bộ Mỹ, phái bộ Mỹ thông báo cho Trump và được Trump chấp thuận.
Những tưởng Trump sẽ kín miệng để giữ thể diện cho Tập Cận Bình, ai dè Trump được nước la làng Chúng tôi sẽ làm điều gì đó, bằng cách này hay cách khác, liên quan đến những gì đang diễn ra ở Trung cộng. Tôi đặc biệt tôn trọng Chủ tịch Tập, vì thế mà chúng tôi đã "chơi đẹp". Tuy nhiên chúng tôi cần mang lại sự công bằng trong thương mại giữa Mỹ và Trung cộng. Chúng tôi sẽ làm vậy. Một sự sỉ nhục không nhỏ mà Trump đã tặng cho Tập Cận Bình đồng thời đẩy Tập Cận Bình rơi vào "bước đường cùng, đi mắc núi, về mắc sông". Trước cách "chơi đẹp" của Trump buộc Tập Cận Bình phải đứng trước hai sự lựa chọn, một là phải lên kế hoạch cụ thể để đáp ứng bản yêu cầu của Mỹ đúng nội dung và đúng thời điểm, điều này sẽ vấp phải sự bất mãn, phản đối của số đông đồng chí và dân chúng của Tập bởi lực lượng này luôn hô hào "chủ chiến bất chủ hòa", đảng cộng sản TC sẽ chia rẽ, Tập Cận Bình sẽ bị cho là kẻ mang tư tưởng "tự diễn biến" như Gorbachyov thời Liên Xô, bởi họ vin vào lời bộc bạch của lão Trump là "Tập là bạn tốt của tôi, Tôi đặc biệt tôn trọng Chủ tịch Tập, vì thế mà chúng tôi đã FAIR PLAY" (chơi đẹp, chơi công bằng). Còn nếu Tập quyết lấy lòng đồng chí mà chấp nhận thách đấu với Mỹ thì ngay sau khi hết thời gian "ân hạn", hàng loạt đòn tấn công thương mại sẽ được Trump giáng vào Trung cộng y hệt như Trump đã đùng đùng tống cổ 60 nhà ngoại giao và đóng cửa sứ quán Nga do vụ đầu độc Skropal và sau đó phát lệnh tấn công Syria khi xảy ra thảm họa xử dụng vũ khí hóa học ở Douma với chỉ trích Putin thậm tệ, ví Putin là súc vật vì đã bảo kê cho súc vật Assad dù trước đó Trump luôn khoe có quan hệ tốt với Putin và hết lời ca ngợi Putin như đã từng ca ngợi Tập Cận Bình.
Lối ngoại giao, thường bị cho là "không giống ai" của Trump quả là kỳ diệu, nó minh chứng cho việc đã hết thời của giới chính trị nguyên tắc đạo mạo bởi vì với những kẻ lật lọng, lưu manh thì đạo mạo, mô phạm thường bị kẻ gian lợi dụng và bị kẻ gian chiến thắng bởi hai chữ "sỉ diện hảo" luôn ngự trị, chi phối họ, sự xấu hổ một cách nguyên tắc đã tạo lợi thế cho bọn lưu manh, đầu trộm đuôi cướp chiến thắng mà dân tộc Việt Nam đã nếm trải đó là Hai Bà Trưng đã thất bại trước kế hèn của Mã Viện là cho binh lính ở truồng xung trận và gần đây nhất là triết lý giáo dục "Nhân bản, Dân tộc, Khai phóng" của chính thể VNCH với hàng triệu cán chính ăn học bài bản đã phải thua bởi những đòn đánh lén, những trò lật lọng của cộng sản xuất thân từ chẻ củi, rửa chén trên tàu buôn, từ thiến heo, trộm chó, chăn bò, chăn trâu với trình độ lớp ba trường làng.
Trump là công dân Mỹ nhưng đã rất am hiểu câu "đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy", rồi đây cộng sản, độc tài sẽ từng em rơi rụng trước những đòn "chơi xỏ lá" của Trump, Trung – Nga sẽ tan rã bởi kịch bản "diễn biến hòa bình" thời Reagan sẽ tái hiện sau khi được Trump nâng cấp, cải tạo và vận dụng nhuần nhuyễn ở hiện tại. Ngoài miệng Trump vẫn gọi Tập, Putin là "bạn tốt" nhưng trong lòng luôn tính chuyện "hốt xác" như cộng sản Trung cộng hành xử với cộng sản Việt Nam.

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2018

KHI VỊ LUẬT SƯ GÂY RẮC RỐI LỚN CHO THÂN CHỦ


          luật sư Michael Cohen, luật sư riêng của TT Donald Trump
 
Luật sư, cũng thường được gọi là trạng sư hay thầy cãi trong ngôn ngữ bình dân, là chuyên viên cố vấn pháp lý để người dân đến nhờ cậy và trả tiền thuê mướn để tranh cãi giúp cho họ có thể được trắng án hoặc thoát khỏi những khó khăn hoặc rắc rối trước pháp luật. Vì thế nên những luật sư giỏi cũng thường được ví như là những vị cứu tinh, dùng tài hùng biện và lý luận sắc bén của mình cùng với những bằng chứng đầy thuyết phục để cứu giúp cho thân chủ của họ được “tai qua nạn khỏi”.
 
Trong những trường hợp tệ hại nhất, người ta cũng chỉ có chê bai là người luật sư đó không có đủ tài, hoặc là tội trạng của thân chủ quá nặng với những tang chứng không thể nào chối cãi được. Thỉnh thoảng cũng có những trường hợp luật sư bê bối, làm việc cẩu thả, hoặc ăn gian tiền thưởng giành cho thân chủ của mình. Nhưng có lẽ hiếm khi nào xảy ra tình trạng luật sư lại gây nên khốn đốn và có thể rắc rối hiểm nguy nghiêm trọng cho thân chủ của mình, nhất là khi người thân chủ quan trọng đó lại là người đứng đầu của đệ nhất siêu cường trên thế giới hiện nay.
Đó chính là điều đang xảy ra cho luật sư Michael Cohen, luật sư riêng của TT Donald Trump từ nhiều năm trước khi ông đắc cử tổng thống, gần đây đã dính vào nhiều vụ tai tiếng gây xôn xao và được giới truyền thông tường thuật khá chi tiết với liên tiếp những diễn biến đầy bất lợi cho thân chủ của mình.
Trong một bài phân tích mới nhất trên diễn đàn The Hill.com, nhà báo Alexander Bolton thuật lại chuyện nhiều cựu biện lý liên bang đều cho rằng việc các cảnh sát điều tra liên bang (FBI) đã bất ngờ đột nhập vào nhà riêng và văn phòng làm việc cũng như phòng ngủ ở khách sạn của luật sư Michael Cohen là một dấu hiệu báo động đỏ đối với TT Trump. Nó cho thấy là dường như Công Tố Viên Đặc Biệt Robert Mueller đã thu thập được nhiều bằng cớ nghiêm trọng đáng kể về những hành động phạm pháp của ông Cohen, luật sư riêng của ông Trump từ nhiều năm qua.
 
Các chuyên gia công tố này cho rằng vụ đột nhập của cơ quan cảnh sát liên bang mang tầm vóc đáng kể bởi vì đây là một trường hợp gây chú ý to lớn và mức độ truy tìm các dữ kiện mà trát toà cho phép khá rộng rãi để các điều tra viên có thể tiến hành. Trát toà cho phép cuộc đột nhập và lục soát gần như toàn quyền này cho thấy là các công tố viên đã nghi ngờ rằng ông Cohen có lưu giữ một kho những dữ kiện có thể chứng minh các hoạt động phi pháp mà chắc là ông ta sẽ không tự nguyện cung cấp cho nhà chức trách biết. Do vậy, các điều tra viên mới quyết định tung ra một cuộc lục soát bất ngờ để có thể tịch thu được những bằng chứng trước khi nghi can có thể tìm cách phi tang hay che giấu.
 
Thí dụ điển hình là trường hợp của ông Paul Manafort, cựu chủ tịch của ban vận động tranh cử cho ông Trump, hồi tháng 7 năm ngoái cũng bị các nhân viên FBI bất ngờ đột nhập vào lúc rạng sáng để tịch thu một lô những máy móc và tài liệu tại nhà riêng. Để rồi chỉ vài tháng sau đó, ông Manafort và hai viên chức khác trong uỷ ban vận động tranh cử của ông Trump cũng bị truy tố nhiều tội danh.
 
Ông Trump và những người ủng hộ ông nói rằng những tội danh này của ông Manafort, nếu có, thì cũng đã xảy ra từ lâu và trước ngày ông Manafort gia nhập vào cuộc vận động tranh cử, và do đó chẳng có dính líu gì đến chuyện gọi là có toa rập hay không với phía chính quyền Nga trong việc xen lấn vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, là mục đích mà cuộc điều tra của ông Robert Mueller muốn tìm hiểu. Tuy vậy, một khi ông Manafort có phạm tội thì ông vẫn có thể bị truy tố ra toà để lãnh án tù khá nặng.
 
Điều này có lẽ là cái vũ khí mà các công tố viên đem ra hù doạ để chiêu dụ những nghi can này chịu đồng ý hợp tác với phía công tố và cung khai những tin tức bí mật nào khác có lợi cho phía các điều tra viên. Đến nay cũng đã có nhiều viên chức bị ông Mueller truy tố đã đồng ý hợp tác và cung khai tất cả những bí mật nào đó để được hưởng những tội danh nhẹ hơn, và chỉ khi nào cuộc điều tra này kết thúc thì người ta mới hiểu rõ hết ngọn nguồn của những lời cung khai này.   
 
Tuy nhiên, các chuyên gia từng là công tố viên liên bang cũng nhấn mạnh thêm rằng cuộc đột nhập và lục soát tư gia và văn phòng của luật sư Cohen vừa rồi cũng chưa hẳn là sẽ khiến cho TT Trump phải liên luỵ trong một số các hành vi phạm pháp nào đó. Nhưng nó có thể là một đòn ra tay của phía công tố muốn biến ông Cohen, từ trước đến nay là một luật sư riêng và rất thân cận với ông Trump cũng như quen thuộc với cung cách hoạt động của Tổ Chức Trump, có thể quay ngược lại thành một nhân chứng quan trọng kết tội TT Trump.
Ông Cohen bị tình nghi là đã phạm các tội danh gian lận trong các giao dịch về ngân hàng, cũng như vi phạm luật ủng hộ tài chánh về bầu cử liên quan đến chuyện ông đã chi ra số tiền $130,000 để trả cho cô đào phim khiêu dâm Stormy Daniels chỉ 2 tuần lễ trước ngày bầu cử tháng 11 năm 2016 để yêu cầu cô giữ kín chuyện đã có quan hệ tình dục với ông Trump.
 
Cô Daniels đã khai rằng việc ông Trump đã ăn nằm với cô trong một vụ “ăn bánh, trả tiền” xảy ra vào năm 2006. Còn ông Cohen thì đã lập ra một công ty ma để chuyển số tiền này cho cô ta, do đó mới dẫn đến những lời cáo buộc là đã có sự vi phạm vào điều luật vận động bầu cử khi giấu kín chuyện này, để không phải thông báo số tiền ủng hộ này theo đúng quy định.
 
Ngoài ra, ông Cohen cũng dính líu rất nhiều đến các hoạt động làm ăn trước đây của ông Trump tại nước Nga, cũng như đã từng yêu cầu chính quyền Nga trợ giúp đặc biệt trong việc xin các giấy phép xây cất cho một toà cao ốc của ông Trump tại thủ đô Mạc Tư Khoa.
 
Cũng trên diễn đàn The Hill, một chuyên gia pháp lý khác là ông Jonathan Turley, giáo sư về luật công pháp tại Đại học George Washington, cho rằng hình ảnh các nhân viên cơ quan FBI lục soát vào nhà riêng của ông Michael Cohen, rồi sau đó mang theo rất nhiều những máy điện toán và hàng lô các tài liệu khác để mang về điều tra thêm là một dấu hiệu báo trước viễn ảnh khá đen tối cho ông luật sư riêng của TT Trump. Nhiều người sẽ không lấy gì làm ngạc nhiên nếu như ông Cohen sẽ bị truy tố về nhiều tội phạm hình sự trong những ngày tháng tới. Tuy vậy, cái nguy hiểm lớn nhất cho ông Trump qua sự kiện này không phải là khi ông Cohen trở thành một bị cáo mà là một con mồi nhử đáng ngại hơn.
 
Muốn hiểu rõ điều này, người ta chỉ cần nhìn lại những lý do để biện minh cho các trát toà cho phép các nhân viên an ninh bất ngờ mở các cuộc lục soát tại nhà riêng các nghi can để tịch thu nhiều bằng chứng quan trọng. Cách nay gần một năm, Thứ Trưởng Tư Pháp Rod Rosentein coi như đã đồng ý mở rộng tầm hoạt động của Điều Tra Viên Đặc Biệt Robert Mueller trong cuộc điều tra của ông để từ đó có thể đột nhập bất ngờ tư gia của ông Paul Manafort là cựu trưởng ban vận động tranh cử của ông Trump. Những tội danh ông Manafort sau đó bị cáo buộc xảy ra từ rất lâu và có vẻ như chẳng liên can gì đến mục tiêu của cuộc điều tra đặc biệt về sự xen lấn của Nga và liệu có sự toa rập hay không với bộ tham mưu của ông Trump, trong đó có những giao dịch làm ăn của ông Manafort tại Ukraine từ nhiều năm trước đó.
 
Lần này sự việc cũng gần như tương tự khi ông Mueller cũng đến gặp ông Rosentein để đưa ra những bằng chứng cho thấy là ông Cohen có thể đã có gian lận và phạm nhiều tội danh khác cũng đã xảy ra tại Nga và Ukraine. Tuy nhiên, ông Rosentein lại chuyển hồ sơ này sang văn phòng Biện Lý Liên Bang tại New York, và lần này những tội danh ông Cohen bị cáo buộc xem chừng như rất gần gũi với ông Trump và cuộc vận động tranh cử hơn là những tội danh cáo buộc ông Manafort trước đây. Vì thế nên việc ông Cohen bị lục soát tại nhà riêng có lẽ còn mang tầm vóc nghiêm trọng hơn cuộc lục soát nhà riêng của ông Manafort hồi năm ngoái.
 
CÁI BẪY ĐỂ BẮT THÚ DỮ?
Ngoài ra, việc chuyển hồ sơ này sang cho văn phòng Biện Lý Liên Bang ở New York mang một tầm vóc đối nghịch và hiểm độc hơn nhiều. Thời điểm cũng như cung cách ra tay của các điều tra viên FBI cho thấy nó chẳng khác gì một cái bẫy bắt thú dữ mà con mồi chính là TT Trump chứ không phải là luật sư Cohen. Từ xưa, những nhà nông đã biết cách dựng những cái bẫy này, bằng cách đào các hố sâu và cắm đầy chông nhọn dưới đáy, và sau đó sắp đặt một số que nhỏ bên trên để che đậy mặt hố. Để dụ thú dữ dễ rơi vào bẫy đã giăng ra, người ta thường bỏ trên mặt hố một miếng thịt tươi để làm mồi thu hút khiến con thú dễ nhảy vào sập bẫy.
 
Khách quan mà nói, cho đến nay cuộc điều tra đặc biệt của ông Mueller chưa đưa ra được những bằng chứng nào để có thể cáo buộc ông Trump hoặc bộ tham mưu của ông đã có những hành động gọi là toa rập với phía chính quyền Nga của lãnh tụ độc tài Putin trong việc xen lấn vào vụ bầu cử TT Mỹ vào năm 2016. Theo các thuật ngữ chuyên môn về pháp lý, TT Trump chỉ là một “subject”, tức là một người được xem xét đến, chứ chưa hề là một “target”, tức là mục tiêu, đối tượng nhắm đến trong cuộc điều tra này sau cả năm trời điều tra và nhiều nhân chứng khác đã đồng ý hợp tác để cung khai nhiều bí mật riêng tư. Nếu như TT Trump cứ giữ vững tư thế này, có thể ông sẽ không bị hề hấn gì khi cuộc điều tra cuối cùng cũng phải kết thúc. Nhưng điều quan trọng là TT Trump có biết phải giữ bình tĩnh hay không để duy trì cái vị thế đó.
 
Nhưng ông luật sư Cohen có thể trở thành con mồi ngon nhất để dụ cho thú dữ rơi vào cái bẫy sập. Trước khi cuộc lục soát nhà riêng và văn phòng của ông Cohen, TT Trump đã tuân theo những lời khuyên của các luật sư cố vấn ông tại Toà Bạch Ốc, và đang sửa soạn điều đình cho một cuộc phỏng vấn lấy cung cần thiết của ông Mueller để từ đó có thể buộc cuộc điều tra này phải sớm kết thúc mà chưa đưa ra được những bằng chứng cụ thể và rõ ràng kiểu “smoking gun”. Thế nhưng, ngay sau khi bản tin về cuộc lục soát này xảy ra, TT Trump gần như đã nổi cơn giận dữ để chỉ trích tứ tung về chuyện này.
 
Vì thế nên người ta mới thấy TT Trump xuất hiện trên truyền hình để đả kích các ông Robert Mueller, Rod Rosentein (Thứ trưởng Tư Pháp), Jeff Sessions (Tổng trưởng Tư Pháp), James Comey (cựu Tổng Giám đốc FBI) và nhiều người khác. Cùng lúc đó, ông Trump cũng bắn tiếng, qua lời của bà phát ngôn viên Sarah Sanders Huckabee của Bạch Cung rằng ông tổng thống có toàn quyền cách chức ông Mueller, có thể là để khích động khối cử tri ủng hộ cuồng nhiệt hoặc là quả bóng thăm dò phản ứng của nhiều người.
 
Tuy nhiên, các chuyên gia kỳ cựu trong ngành pháp lý, cũng như nhiều vị dân biểu và nghị sĩ liên bang phe Cộng Hoà, đều nhìn nhận rằng việc ông Trump nếu dám quyết định cách chức ông Mueller thì điều này có thể nhanh chóng trở thành yếu tố quan trọng để sớm kết thúc nhiệm kỳ cầm quyền của TT Trump.   
Trở về với thí dụ của cái bẫy sập dụ thú dữ, điều quan trọng của những nhà nông giăng bẫy là làm sao tìm cách bắt thú dữ mà không bị nó tấn công hoặc sát hại. Khi chuyển hồ sơ này sang cho các nhân viên công tố khác trong chính quyền là văn phòng Biện Lý Liên Bang ở New York thụ lý, coi như hai ông Robert Mueller và Rod Rosentein có thể tránh né được những lời chỉ trích của nhiều người cho rằng hai ông đang cố tình kéo dài cuộc điều tra. Cùng lúc đó, họ cũng đã kéo thêm được sự tiếp sức của Biện Lý Liên Bang Geoffrey Berman, vốn là người được TT Trump lựa chọn và bổ nhiệm, vào cuộc điều tra này như là một vị công tố độc lập, và cũng thuyết phục được một thẩm phán độc lập ký lệnh trên trát toà cho phép mở cuộc lục soát nhà ông Cohen.
 
[Nên nhớ là không phải các nhân viên cảnh sát hay FBI có thể khơi khơi đến nhà riêng của người dân để có thể lục soát mọi thứ. Trước đó, họ cần phải xin chữ ký của một thẩm phán chịu ký trát toà cho phép chuyện này, sau khi đã trưng ra những bằng chứng đầy thuyết phục với vị quan toà này. Trong trường hợp người bị lục soát là một luật sư đại diện cho một thân chủ nào đó, những bằng chứng này càng phải rõ ràng chi tiết hơn nữa cho thấy có thể là vị luật sư đó đang giấu những điều phi pháp, nhưng đồng thời cũng không vi phạm vào đặc quyền của luật sư được bảo vệ những điều riêng tư bí mật của thân chủ.]
 
Luật sư đại diện cho ông Cohen là Stephen Ryan nói rằng cuộc lục soát của nhân viên FBI là “không cần thiết và không thích hợp”. Còn TT Trump thì lên án rằng vụ lục soát này là một “điều sỉ nhục” (disgrace) và nằm trong chiến dịch “săn bắt phù thuỷ” nhằm gây khó cho ông. Đội ngũ luật sư đại diện cho ông Trump đã nộp đơn lên một thẩm phán liên bang tại Manhattan để nói rằng những tài liệu thu thập được trong cuộc lục soát này phải được giữ kín (tức là không cho các điều tra viên được tìm tòi) vì đó là đặc quyền cho luật sư được giữ kín các bí mật của thân chủ. Tuy nhiên, các cựu công tố viên liên bang kỳ cựu nói rằng Văn phòng Biện Lý Liên Bang ở New York chắc chắn không thể nào không biết điều này, và họ chắc phải có những bằng chứng nghiêm trọng nào đó, cũng như đã duyệt lại những thủ tục pháp lý đúng quy trình, trước khi xin trát toà để làm một cuộc đột nhập bất ngờ như vậy để lục soát và thu thập các hồ sơ bị nghi là đang dấu trong nhà riêng hay văn phòng của ông Cohen.
 
THỦ TỤC LỤC SOÁT TƯ GIA & VĂN PHÒNG LUẬT SƯ
Nhà báo Alexander Bolton, trong một bài phân tích trên diễn đàn The Hill, nói rằng việc lục soát các văn phòng luật sư để thu thập tài liệu, nói chung, thường rất hiếm khi xảy ra và phải theo những quy định đòi hỏi chặt chẽ được đề ra trong tập hướng dẫn của Bộ Tư Pháp giành cho các công tố viên liên bang. Không những vậy, các thẩm phán cứu xét các bằng chứng này cũng đòi hỏi các công tố viên phải đưa ra những bằng chứng hết sức nghiêm trọng để biện minh cho một cuộc lục xét bất ngờ như vậy trước khi chịu đồng ý ký trát toà.
Tập hướng dẫn của Bộ Tư Pháp quy định rằng các công tố viên liên bang khi truy tìm các bằng chứng từ một luật sư đang biện hộ cho một thân chủ nào đó “cần phải áp dụng phương cách nào ít soi mói lục tung nhất” (less intrusive approach) chứ không phải tự tiện lục tung tất cả mọi thứ bất kể là nó có liên can đến cuộc điều tra hay không. Ngoài ra, việc yêu cầu xin trát toà để lục soát tư gia hay văn phòng của một luật sư cũng cần phải được sự “chấp thuận rõ ràng” (express approval) từ chính vị Công Tố Viên Liên Bang hoặc là một phụ tá tổng trưởng tại Bộ Tư Pháp.
 
Trong trường hợp này, vị Công Tố Viên Liên Bang tại New York là ông Geoffrey Berman, một người mới vừa được bổ nhiệm bởi TT Trump. Nhưng cá nhân ông Berman đã vội rút lui khỏi vụ này để tránh mang tai tiếng là thiên vị vì ông cũng đã từng ủng hộ tiền bạc cho chiến dịch vận động tranh cử của ông Trump trước đây, (cũng gần tương tự như trường hợp của ông Tổng Trưởng Tư Pháp Jeff Sessions đã tự rút lui trong việc bổ nhiệm vị Công Tố Viên Đặc Biệt vì ông cũng bị mang tiếng là có dính líu đến chuyện tiếp xúc với đại sứ Nga nên không muốn mang tiếng là sẽ thiên vị trong vụ này).
 
Vì thế nên các công tố viên bèn thỉnh cầu lên cấp trên là một phụ tá tổng trưởng ở Bộ Tư Pháp để chuẩn thuận đơn xin thẩm phán ký trát toà. Và nhân vật đó không ai khác hơn chính là ông Rod Rosentein, Thứ Trưởng Tư Pháp, cũng là người lựa chọn ông Robert Mueller vào chức vụ Công Tố Viên Đặc Biệt về vụ điều tra việc Nga xen lấn vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Điều trái khoáy là ông Rosentein là người được chính TT Trump lựa chọn và bổ nhiệm, do đó khó thể nói ông ta thuộc thành phần khuynh tả theo phe Dân Chủ, có thành kiến với ông Trump nên luôn âm mưu tìm cách phá đám v.v. như những người ủng hộ cuồng nhiệt cho TT Trump thường đưa ra để nguỵ biện.
 
Các công tố viên liên bang đều nhìn nhận rằng các viên chức cao cấp ở Bộ Tư Pháp như ông Rosentein, chắc chắn sẽ không đồng ý với việc tiếp tục tiến hành cuộc điều tra này, qua việc lục soát nhà ông luật sư Cohen, nếu như họ không có những bằng chứng rất cụ thể, trong bối cảnh chính trị sôi nổi hiện nay với những cáo giác được tung ra tứ tung từ phía TT Trump và những người bênh vực ông.
 
Từ đây về sau, những bằng chứng thu lượm được từ văn phòng của Biện Lý Liên Bang Geoffrey Berman ở New York cũng sẽ được chia sẻ với văn phòng của ông Mueller, bởi vì nói cho cùng, cả hai người này đều là nhân viên công tố, đại diện của chính quyền để điều tra xem có các hành động phạm pháp hay không, và việc chia sẻ những thông tin là điều tất nhiên dễ hiểu. Những tội danh nếu bị phát giác sẽ được văn phòng Biện Lý ở New York truy tố ra toà.
 
Hơn nữa, ngay cả trong trường hợp TT Trump quyết định cách chức ông Mueller, cuộc điều tra đặc biệt cũng không thể kết thúc trừ khi TT Trump ra lệnh cho văn phòng Biện Lý New York phải chấm dứt cuộc điều tra này. Điều này đương nhiên sẽ khiến hầu hết các chuyên gia pháp lý và các nhà lập pháp đều phải công nhận là bằng chứng cản trở công lý của TT Trump và họ sẽ không ngần ngại tính đến thủ tục truy tố để bãi nhiệm tổng thống (impeachment), với những luận cứ mạnh mẽ và vững vàng hơn bất cứ lúc nào. Một lần nữa, người ta nhớ đến bài học của cái bẫy sập bắt thú dữ, vì khi con thú sập bẫy và càng vùng vẫy mạnh hơn để mong vượt thoát thì sẽ càng bị nguy khốn và tự hại mình hơn khi những chông gai nằm sẵn càng siết mạnh hoặc đâm sâu hơn.
 
ĐẶC QUYỀN CỦA LUẬT SƯ GIỮ BÍ MẬT CỦA THÂN CHỦ
Rất nhiều những luật sư trong đội ngũ bênh vực cho TT Trump hiện nay đang phải chật vật đối phó với những hiểm nguy và thiệt hại gây ra từ nhân vật Michael Cohen này. Giở đây, ông luật sư riêng lâu năm của ông Trump có thể trở thành nhân vật gây nguy hại nhất cho thân chủ lâu đời của mình. Và điều đáng ngại hơn hết là lần này, ông Cohen sẽ không còn giữ được cái đặc quyền riêng biệt là giữ kín những bí mật mà thân chủ của ông (tức TT Trump) đã kể cho ông biết.
 
Để diễn giải một cách bình dân và tóm gọn khái niệm này, chúng ta có thể biết là một luật sư biện hộ cho một thân chủ có thể được toàn quyền giữ kín những lời khai thú tội của thân chủ mình mà không sợ bị chính quyền kết tội. Lý do là vì với cái đặc quyền đó, thân chủ mới sẵn sàng và an tâm để kể hết sự thật cho luật sư vì tin rằng vị luật sư này sẽ tìm đủ cách để bào chữa cho mình. Nếu không có sự bảo đảm đó thì có lẽ nhiều nghi can sẽ không sẵn sàng kể hết sự thật cho các luật sư nghe, và do đó sẽ khiến cho công việc bào chữa không được hữu hiệu.
 
Tuy nhiên, nếu muốn giữ được cái đặc quyền này, vị luật sư phải chứng minh rằng tất cả những việc làm và lời nói của mình đều nằm trong tư cách của một luật sư đại diện, chứ không phải là một người bạn, một phụ tá hay là một người chuyên đi lo lót cho trót lọt, mà báo giới Hoa Kỳ gọi là “a fixer”. Và ông Cohen dường như rất hãnh diện với nhiều vai trò này, chứ không chỉ đơn thuần chỉ là luật sư riêng cho thân chủ Donald Trump. Sự kiện ông Cohen kể rằng mình tự ý bỏ ra số tiền $130,000 để bịt miệng cô đào Stormy Daniels và ông Trump không hề biết chuyện này, tự nó đã cho thấy là ông ta muốn chứng tỏ rằng mình đã tự nguyện giúp đỡ cho người bạn giầu có của mình (là TT Trump) chứ không phải là một luật sư đại diện cho một thân chủ.
Sự kiện ông Cohen lập ra một công ty có tên là công ty có trách nhiệm hữu hạn “EC LLC”, chẳng khác gì một công ty ma chỉ có một mình ông ta đứng tên mà thôi, rồi sau đó không hề thông báo cho ông Trump biết cũng như đã có nhận được sự ưng thuận chính thức từ phía ông Trump hay chưa, đều là những dấu hiệu đầy thuyết phục để chứng minh rằng ông ta đã vượt ra ngoài ranh giới của một luật sư thông thường khi đại diện cho thân chủ. Hơn nữa, giao kèo với cô Stormy Daniels với quy định buộc cô phải bồi thường số tiền 20 triệu Mỹ-kim nếu như sau này không giữ lời hứa và tiết lộ chuyện này cũng là một bằng chứng xấu khác, vì số tiền 20 triệu này sẽ trả lại cho ông ta chứ không phải cho thân chủ Donald Trump.
Ngay cả trong trường hợp một luật sư viện dẫn đặc quyền giữ những bí mật riêng tư của thân chủ mình, cá nhân của người luật sư đó cũng không thể tránh né bị buộc tội nếu như người này phạm pháp hoặc gian lận. Đó cũng là trường hợp của ông Cohen đang bị điều tra về những mối làm ăn trước đây tại nhiều nơi, từ California sang đến những nước khác như Ukraine và Nga Sô. Chính vì những lý do này mà Công Tố Viên Đặc Biệt Robert Mueller đã có thể biến bà Melissa Laurenza, luật sư biện hộ cho ông Paul Manafort, trở thành một nhân chứng để đưa ra những lời khai tố cáo một số các việc làm của ông Manafort.  
Giờ đây, luật sư Michael Cohen có thể đang phải đối diện với một loạt những cáo buộc hình sự, và nếu bị kết án, chỉ có hai người duy nhất có thể giúp làm giảm án nhẹ cho ông ta: đó là các ông Robert Mueller và Donald Trump.
 
Hoặc là Công Tố Viên Đặc Biệt Mueller có thể điều đình để buộc ông Cohen các tội danh nhẹ hơn nếu như ông đồng ý cung khai những “bí mật động trời” hơn nữa liên quan đến thân chủ số một của ông. Hoặc là TT Trump có thể dùng quyền tối thượng của mình theo Hiến pháp Hoa Kỳ giành cho vị tổng thống để tha bổng bất cứ ai mà không cần phải viện dẫn lý do nào. Trong trường hợp đó, các chuyên gia pháp lý tại Bộ Tư Pháp đang nghĩ rằng TT Trump có thể sẽ “nóng máu” để tuyên bố tha bổng ông Cohen, nhưng đến lúc đó thì chính cá nhân ông ta sẽ trở thành cái giá phải trả cho cuộc điều tra đặc biệt này.
 
MAI LOAN
Houston, Texas, ngày 27 tháng 04/2018