THỰC TẾ & THỰC DỤNG
Ngành Y tại Việt Nam đã từng ghi lại những câu chuyện qua cái nhìn của xã hội về nghề "Lương Y như từ mẫu", từ những người nắm giữ mạng sống của người khác trên cả hai phương diện tốt và xấu.
- Nhiều người xem họ là những thầy thuốc sống rất "thực tế", họ làm việc cống hiến để mưu cầu một cuộc sống đầy đủ và tốt đẹp hơn.
- Còn những người nhìn thấy chuyện không đẹp nơi bệnh viện khi “phong bì lót tay” đã trở thành “vật thông hành” ở các cơ sở khám chữa bệnh thì những thầy thuốc chữa bệnh cứu người trong mắt thiên hạ cũng chỉ là một con người "thực dụng", xem quyền lợi của bản thân lên trên hết, luôn chăm chú đến những quyền lợi nhỏ nhặt, bất kể có chuyện gì xảy ra. Đây là cái nhìn phiến diện, thậm chí khiến người ngành Y bị đánh giá thấp và cảm thấy bị tổn thương thực sự.
Phân biệt thực dụng và thực tế mới thấy rằng dù sao đây cũng chỉ là 2 khái niệm tương tự nhau, căn cứ vào từng trường hợp và nhân sinh quan của từng cá nhân mà đánh giá. Không thể đánh đồng thực tế và thực dụng cho nhau; Nhưng việc phân tích rõ ràng 2 khái niệm ấy ở Việt Nam thì lại là việc không hề đơn giản một chút nào.
- Bác sĩ thực tế là người người hiểu rõ về cuộc sống ở thời điểm hiện tại, sống và làm việc căn cứ vào giá trị và năng lực của bản thân để phát huy tốt nhất những giá trị vốn có. Những thành công của bác sĩ thực tế biết mình là ai và xứng đáng nhận được quyền lợi tương đương.
- Ngược lại thực dụng chỉ những thầy thuốc bất chấp thực tế, chỉ giành lợi ích trước mắt và mặc kệ hậu quả, đó là những người có tài mà không có đức và gần như dần dần sẽ bị đào thải ra khỏi ngành Y, vấn đề là sớm hay muộn mà thôi.
Bác sĩ được đào tạo ở Việt Nam đang sống "thực tế" hay "thực dụng"?
- Câu hỏi này không chỉ dành cho người ngành Y mà cũng là băn khoăn của cả người bệnh và toàn xã hội. Thực tế giúp con người phát triển tốt hơn trên con đường sự nghiệp, thầy thuốc có thể phấn đấu để đạt được vị trí xứng đáng hơn. Thực tế chứng tỏ một bác sĩ giỏi thực sự không phải chỉ có được tấm bằng Khá, Giỏi khi ra trường, mà còn thể hiện ngay trong công việc hằng ngày, trong những ca bệnh hiểm nghèo nhất. Đó chính là đánh giá thực chất của Bác Sĩ qua "hành nghề" đối với bệnh nhân vậy.
- Còn thực dụng thì lối sống ấy chỉ khiến cho sự nghiệp của một thầy thuốc trở nên mệt mỏi, nặng nề, gánh nặng về quyền lợi thậm chí còn lớn hơn cả bài học Y Đức khi ngồi trên ghế nhà trường. Thực tế khiến con người đi đến vinh quang bằng con đường vững chắc và lâu dài, một thầy thuốc sống thực tế sẽ được bệnh nhân, đồng nghiệp tôn trọng, yêu mến. Họ chứng tỏ được thực lực của mình dựa trên giá trị thực, chứ không chỉ là bằng cấp và lý thuyết suông.
Thực tế đã chứng minh, trong ngành Y nói riêng và cuộc sống nói chung, nếu thực sự làm việc bằng khả năng của bản thân thì giá trị lâu dài là vĩnh cửu. Còn phá vở và đảo lộn những giá trị thực tiễn, để tạo ra cái lợi nhỏ trước mắt, thì chúng ta còn phải gánh lấy những hậu quả nghiêm trọng, đáng tiếc có thể xảy ra. Bác sĩ "thực dụng" chỉ dựa trên bệnh nhân để giành lấy quyền lợi, đánh mất đi hai từ “Lương Y” vốn rất thiêng liêng không phải chỉ ở số đông bệnh nhân, nhưng vô hình chung cũng khiến ngành Y của đất nước vốn đã èo uột, lại trở nên méo mó một cách thảm hại trong mắt xã hội và thế giới.
Theo tôi, vì sinh mạng người dân, vì tương lai của dân tộc, nhà cầm quyền cũng như các cấp lãnh đạo chuyên ngành, nên tuyển chọn người đúng khả năng. Cần chú trọng về Tài Năng và Đức Độ, hơn là đặt nặng vào Chỉ tiêu, Số lượng.
- Với thời gian đào tạo như hiện nay ở Việt Nam, chỉ được xem tương đương với Cử nhân Y Khoa ở Úc, và Y tá/Điều Dưỡng 4 năm ở Mỹ.
- Vì vậy, sau khi ra trường, nên có chương trình thực tập/nội trú 3 năm tại các bệnh viện, sau đó thi lấy giấy phép hành nghề Y.
- Tăng tuổi về hưu để tránh lãng phí thành phần chuyên môn.
- Quyền lợi đi đôi với khả năng, trách nhiệm, tránh lo ra vì cơm áo gạo tiền, hơn nữa đồng tiền đi liền với khúc ruột.
Có được như vậy người thầy thuốc trong tương lai mới yên tâm làm tròn thiên chức của mình, từ đó nghề bác sĩ tại Việt Nam sẽ được xem trọng, vì họ đã thật sự có lối sống "thực tế" chứ không còn "thực dụng" như hiện nay...
KHẢ NĂNG THỰC TẾ &
HÀNH ĐỘNG THỰC DỤNG
Thực tế là trạng thái của những điều thực sự đang hiện hữu, chứ không phải là có thể xuất hiện hay tưởng tượng. Thực tế bao gồm tất cả những gì đã có được, dù nó có thể quan sát hay có thể hiểu hay không; Hiểu theo nghĩa rộng hơn bao gồm tất cả mọi thứ đã, đang và sẽ tồn tại.
Các nhà triết học, toán học, và các nhà tư tưởng cổ đại và hiện đại khác, như Aristotle, Plato, Frege, Wittgenstein, và Russell, đã phân biệt giữa tư tưởng tương ứng với thực tế, khái niệm trừu tượng (suy nghĩ của những điều tưởng tượng nhưng không thực sự), và cả những gì thậm chí không thể nghĩ tới một cách hợp lý. Ngược lại sự tồn tại thường bị giới hạn ở những gì của vật chất hoặc có một liên kết trực tiếp đến nó theo cách mà những suy nghĩ đã nảy sinh trong não bộ.
Thực tế thường trái với những gì là tưởng tượng, ảo tưởng, trong tâm trí, những giấc mơ, những gì là sai, những thứ hư cấu, hoặc những thứ trừu tượng. Đồng thời, những gì là trừu tượng đóng một vai trò cả trong cuộc sống hàng ngày và trong nghiên cứu học thuật. Ví dụ, quan hệ nhân quả, đạo đức, cuộc sống và phân phối công bằng là những khái niệm trừu tượng mà có thể rất khó xác định, nhưng các khái niệm trên cũng không phải là ảo tưởng thuần túy. Cả sự tồn tại vật lý và thực tế của khái niệm trừu tượng còn đang có tranh cãi: một cực đoan này coi chúng chỉ là lời nói, một cực đoan khác xem chúng như là những chân lý cao hơn so với các khái niệm trừu tượng. Bất đồng này là cơ sở của các vấn đề triết học về các giá trị phổ quát.
Sự thật liên quan đến những gì là thực, trong khi gian dối nói đến những gì không phải thực. Hư cấu được coi là không phải thực tế.
Chủ nghĩa thực dụng (gốc từ tiếng Hy Lạp cổ npaγμα hay là πραγματος "việc làm, hành động" tiếng Anh:pragmatism), còn gọi là chủ nghĩa hành động, là một thuật ngữ để chỉ lối hành xử dựa trên tình hình thực tế được biết đến, do đó hành động thiết thực được đặt trên lý lẽ có tính lý thuyết. Trong chủ nghĩa thực dụng, chân lý của một lý thuyết được đánh giá bởi thành công thực tế của nó, cho nên hành động thực dụng không gắn liền với nguyên tắc bất biến.
Trong triết học, đó là một trường phái được Charles Sanders Peirce và William James lập ra từ cuối thế kỷ 19, được John Dewey, George Herbert Mead, George Santayana, tiếp tục triển khai trong thế kỷ 20. Những ý tưởng của Dewey và Mead cũng tạo cơ sở cho trường phái Xã hội học Chicago. Trường phái này đã có tầm ảnh hưởng sâu rộng vào đời sống, xã hội Mỹ và trở thành học thuyết triết học đặc trưng của Mỹ thời kỳ này. Theo chủ nghĩa thực dụng, những hậu quả thiết thực và ảnh hưởng của một hành động sống hay một sự kiện tự nhiên xác định tầm quan trọng của một tư tưởng. Theo đó kiến thức của con người đối với con người thực dụng có thể sai lầm (fallibilism). Do đó chân lý của một tuyên bố hoặc ý kiến (lòng tin) được xác định do kết quả mong đợi hoặc có thể có của một hành động. Việc thực hành của con người được hiểu như một nền tảng cũng như triết học lý thuyết (đặc biệt trong nhận thức luận và bản thể học), vì nó được giả định rằng, cả kiến thức lý thuyết xuất phát từ việc xử lý thực tế các sự việc và vẫn còn phụ thuộc vào điều này. Trong tư tưởng căn bản triết học tồn tại giữa các vị trí của từng cá nhân thực dụng những khác biệt đáng kể, những điểm tương đồng là cùng dùng những phương pháp thực dụng hơn là những lý thuyết thống nhất. Triết gia William James cho là, muốn biết một ý tưởng đúng hay sai thì phải dựa trên kết quả thực nghiệm chứ không phải chỉ dựa trên luận lý viễn vông.
Cùng với chủ nghĩa thực chứng (positivism), chủ nghĩa cấu trúc (structuralism) chủ nghĩa duy khoa học (scientism)..trong khuynh hướng khoa học hay duy lý hiện đại, chủ nghĩa thực dụng chủ trương con đường thứ 3 trong triết học, loại bỏ chủ nghĩa duy vật, và vượt qua chủ nghĩa duy tâm, bác bỏ cả những vấn đề cơ bản của triết học vốn được đặt ra suốt nhiều thế kỷ qua, gắn các vấn đề của triết học với các vấn đề cụ thể của khoa học, nhất là khoa học thực nghiệm.
Khả năng và lối sống "Thực tế" ở Mỹ, khác với Hành động và lối sống "Thực dụng" ở Việt Nam.
Người bản xứ cùng làm việc chung nói với tôi rằng:
- Người Việt Nam các anh lúc nào cũng bảo người Mỹ sống thực dụng. Nhưng chúng tôi không sống thực dụng mà sống thực tế. Tôi có vợ là người VN, cũng đã sống vài năm ở đó, nên thấy người Việt Nam các anh mới sống thực dụng.
Hơi nóng mặt, lại thăc mắc tôi hỏi lại:
- Vậy anh nghĩ thế nào là thực tế, thế nào là thực dụng?
Anh ta bảo:
- Sống "thực tế" là hiểu rõ thực trạng cuộc sống, không mơ mộng hão huyền hay tìm cách trốn tránh thực tại...Sống thực tế là hiểu rõ năng lực và giá trị thực của bản thân để có thể phát huy tốt nhất khả năng của mình.
- Còn sống "thực dụng" là bất chấp thực tế, bất chấp năng lực thực sự của mình ra sao mà chỉ chăm chăm giành được cái lợi nhỏ trước mắt, ngoài ra mặc kệ hậu quả sau này nghiêm trọng thế nào.
Sau ngày thống nhất đất nước, Việt Nam đã phải trải qua mười mấy năm đen tối.
Ngày nay, ở Việt Nam với nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, đồng tiền đã chi phối cuộc sống ngày càng rộng hơn khiến những giá trị tinh thần và truyền thống đạo đức từ bao đời nay đang dần lung lay và chao đảo. Những quan niệm sống không lành mạnh đang dần trở nên quen thuộc và tràn lan trong xã hội, len lỏi trong mọi tầng lớp. Một trong số đó là lối sống thực dụng, đề cao vật chất, coi nhẹ tình người.
Đã từng sống ở Mỹ một thời gian dài, tôi biết anh bạn nói đúng.
- Tại Mỹ, học sinh học vừa sức, không nhồi nhét, không quan tâm đến thành tích và cũng không có khái niệm trường chuyên lớp chọn. Bằng cấp đối với họ chỉ là một tờ giấy chứng nhận rằng họ đã đạt yêu cầu về mặt kiến thức lẫn chuyên môn ở một trình độ nhất định, không có gì ghê gớm cả. Cái họ quan tâm là trên thực tế, năng lực và kiến thức của anh có tương xứng với bằng cấp và vị trí của anh trong xã hội hay không.
- Ở Việt Nam thì bằng cấp và thành tích là thước đo quyết định địa vị cũng như thu nhập. Cha mẹ ép con cái học bán sống bán chết để vào trường chuyên lớp chọn rồi vào đại học.. Học xong đại học thì phải cố bơi cho được cái thạc sĩ. Tất cả không phải vì kiến thức mà chỉ vì chỗ đứng trong xã hội. Kết quả là học được gì không quan trọng, có xử dụng được hay không cũng chẳng quan trọng, thậm chí bằng giả cũng chả sao.. Cái quan trọng nhất là kiếm sao cho được nhiều tiền.
- Tại Mỹ, khi một công trình được thực hiện, người ta phải tính toán sao cho sự ô nhiễm nếu có ảnh hưởng phải ở mức thấp nhất, môi trường ít bị tổn hại nhất, ₫ể cuộc sống con người và động thực vật không bị hủy hoại, vì họ hiểu được một vấn đề thực tế rằng tài nguyên thiên nhiên là những di sản vô giá bắt buộc phải bảo tồn cho thế hệ sau.
- Còn ở Việt Nam, miễn là kiếm được ít tiền bỏ túi, người ta sẵn sàng xả độc ra biển, hút cát dưới sông ₫ể bán, phá rừng xây thuỷ điện, thậm chí sang bằng cả một khu bảo tồn hoang dã độc đáo để xây khu nghỉ mát "resort", gắn cáp treo bất chấp hậu quả về sau.
- Tại Mỹ, người dân quan tâm đến bầu cử, đến chính trị vì họ biết họ có quyền công dân cũng như mọi quyết định chính trị của họ đều ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị cuộc sống của gia đình họ.
- Ở Việt Nam, người dân chỉ lo kiếm tiền vun đắp cho bản thân, gia ₫ình được ngày nào hay ngày nấy. Họ thờ ơ dửng dưng với thời cuộc, vô cảm với ₫ồng loại, chẳng quan tâm ₫ến hiện tình ₫ất nước, nghĩ rằng ₫ó là việc của chính phủ, ₫ể dễ cai trị dân, chế ₫ộ sẽ làm "ngu dân" bằng một hệ thống "giáo dục" bất ổn thêm vào ₫ó ru ngủ người dân qua những lễ hội vui chơi quanh năm suốt tháng, từ chính quyền ₫ến các tôn giáo quôc doanh.v.v...Bên cạnh những bất công của xã hội, tạo nên những lối làm ăn bất chính, miễn sao kiếm được nhiều tiền, độc hại cở nào bất chấp, bệnh hoạn, sống chết chẳng quan tâm, "lòng tham tồn tại, lương tri đánh mất", miễn sao điều đó không xảy ra với họ là được. Guồng máy nhà nước XHCN tham nhũng tràn lan, nợ công tăng vọt, doanh nghiệp quốc doanh thất thoát nghìn tỷ…đối với họ đều không phải là vấn đề đáng bận tâm. Cái mà cấp lãnh đạo quan tâm là dự án và công trình, vì nó sẽ là nguồn lợi lớn không cần vốn.
- Tại Mỹ người dân thể hiện lòng yêu nước bằng cách gắn lợi ích cá nhân với lợi ích cộng đồng và sự cường thịnh của quốc gia. Họ không làm những điều có lợi cho bản thân khi đi ngược với lợi ích cộng đồng.
- Ở Việt Nam, người ta thể hiện lòng yêu nước bằng cách ngồi tự hào khoe khoang bề dày lịch sử dân tộc với những chiến công của tổ tiên, hoặc lên cơn mê sảng vì một giải bóng đá khu vực, hoặc lên mạng không tiếc lời thoá mạ một thằng Tây nào đó dám cả gan nói xấu VN. Còn lại họ thản nhiên dùng đủ mánh khoé xấu xa để giết đồng bào mình và trục lợi từ việc nhỏ đến lớn, như rải đinh ra đường, việc bơm hoá chất độc hại vào thực phẩm.v.v...Tàu Cộng "mượn" tay người Việt giết dân Việt.
- Tại Mỹ, người dân cân bằng cuộc sống bằng niềm tin tôn giáo. Họ đến nhà thờ để tìm sự yên bình trong tâm trí và sinh hoạt cộng đồng giúp đỡ những người cùng đức tin.
- Ở Việt Nam, người ta đi lễ chùa, đền, miếu cầu tiền bạc, cầu trúng số, cầu thi đậu, cầu chức quyền…như thể thánh thần sẽ vì những thứ hương hoa xôi thịt rẻ tiền mà thoả mãn lòng tham không đáy của đám người trần mắt thịt.
- Tại Mỹ, những dịp cưới hỏi hay ma chay, giỗ chạp là những sự kiện riêng tư. Họ tổ chức đơn giản, trang trọng và chỉ mời những người thực sự có ý nghĩa với họ.
- Ở Việt Nam, ma chay hiếu hỉ cưới xin là những dịp tốt để làm rùm beng tốn kém vừa để chứng tỏ với thiên hạ vừa để kiếm tiền mừng.
- Tại Mỹ, người ta dạy trẻ con cách tự lập, cách ứng xử giao tiếp, cách bảo vệ bản thân không bị xâm phạm, cách thoát hiểm…những kỹ năng thực tế con người cần để tồn tại và phát triển trong xã hội.
- Ở Việt Nam, người ta nhồi nhét vào đầu bọn trẻ một mớ kiển thức hổn độn [hận thù kẻ đối lập, chính trị cực đoan định hướng XHCN, Giáo dục luôn tự hào viễn vông "đỉnh cao trỉ tuệ"] nhưng vô dụng vì đích đến là những bằng cấp, không phù hợp với khả năng.
- Tại Mỹ, người ta đánh giá trí thông minh và năng lực của con người qua sự sáng tạo, phát minh và đóng góp cho xã hội. Anh là ai không quan trọng, miễn sao anh có đóng góp cho xã hội thì anh sẽ được sự công nhận và tưởng thưởng xứng đáng...
- Ở Việt Nam, năng lực của con người được đánh giá qua, gốc gác, sự khôn lỏi ma lanh và khả năng dùng thủ đoạn để thăng tiến. Đóng góp cống hiến là chuyện hết sức xa vời.
Nói tóm lại, lối sống "thực tế" và lối sống "thực dụng" không hề giống nhau mặc dù chúng dễ tạo ra nhầm lẫn. Đã rất nhiều người lẫn lộn giữa hai khái niệm thực dụng và thực tế. Nhưng "thực tế" là nhấn mạnh vào ý nghĩa thiết thực trong hành động của cá nhân, dùng lý trí để hành động một cách thật tỉnh táo và hiệu quả. Mặt khác, "thực dụng" lại mang ý nghĩa ám chỉ vào những hành động chỉ nhằm vào những lợi ích vật chất trước mắt cho bản thân và không thèm quan tâm tới bất cứ điều gì khác nữa. Những con người thực dụng thường làm mọi việc với dụng ý chắc chắn, phải đem lại một hiệu quả về mặt vật chất mà họ nhìn thấy được, thật tính toán để đạt đến mục đích cuối cùng của mình, dù cho phải chà đạp lên mọi nguyên tắc sống, bất chấp hậu quả sau này. Trong cách nghĩ của những con người sống thực dụng, đồng tiền hay vật chất nói chung luôn đóng vai trò chủ chốt và quyết định mọi hành động, kèm theo là sự ích kỷ cá nhân vô cùng nhỏ mọn, phớt lờ, vô tâm với tất cả những gì không đem lại lợi ích cho mình; Ngay cả trong vấn đề tình yêu cũng vậy.
- Lối sống "thực tế" mang đến những sự phồn vinh vững mạnh và lâu dài vì nó được xây dựng trên nền tảng vững chắc của những giá trị thực. Nhưng quan trọng hơn cả, trong ý thức mỗi người cần luôn định hướng rõ thử thách mà cuộc sống đặt ra cho mỗi chúng ta chính là việc xây dựng cho bản thân sự cân bằng, vững vàng để vượt qua những cám dỗ từ vật chất của cải, hướng đến những giá trị tinh thần thực sự.
- Ngược lại lối sống "thực dụng" triệt tiêu và đảo lộn những giá trị thực tiễn, tạo ra cái lợi nhỏ trước mắt để lại những tác hại khôn lường. Chọn lối sống thực dụng, chúng ta sẽ phải trả một cái giá rất đắt cho lựa chọn thiếu sáng suốt này./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét