Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2025

NĂM 2024 DƯƠNG LỊCH LÀ NĂM NHUẬN NĂM 2025 THEO ÂM LỊCH, NĂM ẤT TỴ LÀ NĂM NHUẬN.

NĂM ẤT TỴ 

(Từ ngày 29/01/2025 - đến ngày 16/02/2026).

Nếu dương lịch tính ngày theo chu kỳ quay của trái đất quanh mặt trời thì âm lịch tính chu kỳ quay của mặt trăng quanh trái đất.

Âm lịch chỉ được xử dụng chủ yếu ở các nước phương Đông như Việt Nam, Trung Quốc, Myanmar, Lào, Malaysia…

1. Năm nhuận của dương lịch có thêm một ngày (24 giờ) so với năm thường.
Cụ thể, theo lịch dương, một năm sẽ có đúng 365 ngày và 6 giờ, như vậy đến năm thứ tư (6 giờ x 4 = 24 giờ) Để lấy số nguyên, chúng ta có 366 ngày trong một năm nhuận. Vậy cứ 4 năm dương lịch sẽ có một năm nhuận vào tháng hai (28 + 1 = 29 ngày)

- CÁC NĂM NHUẬN CỦA DƯƠNG LỊCH:
Với chu kỳ 4 năm có một năm nhuận
2024, 2028, 2032, 2036, 2040.v.v...
Lấy số năm chia cho 4, nếu kết quả là số nguyên, tức chia chẳng cho 4 thì đó là năm nhuận dương lịch (2024 : 4 = 506).

2. Theo âm lịch thì năm nhuận là năm có thêm tháng thứ 13, tức là dư ra một tháng.
Theo âm lịch, một năm nhuận sẽ bao gồm 13 tháng. Theo Mặt Trăng, một năm nhuận âm lịch sẽ có 354 ngày; Số ngày trong năm âm lịch ít hơn dương lịch khoảng 11 ngày (365 - 354 = 11). Do đó cứ 3 năm liền sẽ giảm đi 33 ngày (hơn một tháng) so với dương lịch.
* Thông thường trong một năm dương lịch không nhuận, chỉ có 365 ngày. Trong đó tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12, có 31 ngày, tháng 4, 6, 9, 11 có 30 ngày, riêng tháng 2 chỉ có 28 ngày.
* Năm âm lịch chỉ có 12 tháng (tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu 29 ngày) trong những năm không nhuận.
* Theo đó, nếu năm dương lịch có tăng một ngày vào tháng hai (29 ngày), hoặc năm âm lịch có thêm tháng thứ 13 thì được gọi là năm nhuận.

- CÁC NĂM NHUẬN CỦA ÂM LỊCH:
Với chu kỳ 19 năm có 7 năm nhuận
1990 (+3) 1993 (+2) 1995 (+3) 1998 (+3) 2001 (+3) 2004 (+2) 2006 (+3) 2009,
2009 (+3) 2012 (+2) 2014 (+3) 2017 (+3) 2020 (+3) 2023 (+2) 2025 (+3) 2028,
2028 (+3) 2031 (+2) 2033 (+3) 2036 (+3) 2039 (+3) 2042 (+2) 2044 (+3) 2047,...
Hoặc đơn giản hơn, cách tính năm nhuận theo âm lịch như sau, lấy số năm chia cho 19, nếu số dư là một trong các số: 0; 3; 6; 9 hoặc 11; 14; 17 thì năm âm lịch đó có tháng nhuận.

(2023 : 19 = 106; Số dư là 9)
(2025 : 19 = 106; Số dư là 11 )
- Tháng 2 năm 2023 tháng nhuận
- Tháng 6 năm 2025 tháng nhuận
- Tháng 5 năm 2028 tháng nhuận
- Tháng 3 năm 2031 tháng nhuận.

* QUẢ ĐẤT QUAY QUANH MẶT TRỜI
* MẶT TRĂNG QUAY QUANH QUẢ ĐẤT.


Tri Bui Trong
Chú cho cháu hỏi ngu ngu tí.
Theo DƯƠNG LỊCH thì lấy mốc năm 1 là năm chúa Giê Su chào đời để tính theo số vòng quả đất quay quanh mặt trời,
Năm nay 2024 là đã từng ấy vòng quay ấy (365 ngày + 4 hrs) và có 4 mùa (tứ thời) và 8 tiết. Về trước dùng khái niệm trước công nguyên.
Theo ÂM LỊCH thì GIÁP THÌN lấy cái mốc nào để tính chu kì đầu tiên là 60 năm theo 10 can và 12 Chi ?


Đông Lợi Long
- Thuyết Thiên Địa nhân nói lên sự chi phối của trời đất đối với con người .
Thiên là khoảng không gian bao la, trong Thiên có ba yếu tố hợp thành là Nhật (mặt trời) ; Nguyệt (mặt trăng) ; Tinh (các vì sao).
THIÊN CAN là tọa độ không gian được thể hiện ở 10 vị trí : Giáp , Ất , Bính , Đinh , Mậu , Kỷ , Canh , Tân , Nhâm , Quí.
Ý nghĩa 10 Thiên Can
1- Giáp: Có nghĩa là mở, ý chỉ dấu hiệu vạn vật được tách ra, bắt nguồn sự sống.
2- Ất: Có nghĩa là kéo, ý chỉ quá trình vạn vật bắt đầu quá trình nhú mầm, sinh trưởng
3- Bính: Có nghĩa là sự đột ngột, khi vạn vật bắt đầu lộ ra trên mặt đất
4- Đinh: Có nghĩa là mạnh mẽ, khi vạn vật bước vào quá trình phát triển mạnh mẽ
5- Mậu: Có nghĩa là rậm rạp, tức chỉ giai đoạn vạn vật bắt đầu xanh tốt
6- Kỷ: Có nghĩa là ghi nhớ, chỉ giai đoạn vạn vật bắt đầu thành hình để phân biệt được.
7- Canh: Có nghĩa là chắc lại, khi vạn vật bắt đầu kết quả.
8- Tân: Có nghĩa là mới, vạn vật bước vào thời kỳ thu hoạch.
9- Nhâm: Có nghĩa là gánh vác, ý chỉ dương khí có tác dụng nuôi dưỡng vạn vật.
10- Quý: Có nghĩa là đo, chỉ sự vật khi đã có thể đo lường được.
Vạn vật con người chuyển dịch trong không gian theo 10 thiên can, được Nhật, Nguyệt, Tinh chiếu vào tác động ảnh hưởng suốt cả cuộc đời, do vậy yếu tố năm, tháng, ngày, giờ sinh được người xưa cho là có thể quyết định được vận mệnh của từng người.
Địa được cấu thành bởi 3 yếu tố Thủy , Hỏa , Phong. Từ yếu tố địa , người xưa hình thành nên môn địa lý phong thủy dùng để xem xét sự vận động hài hòa của thủy hỏa phong, nếu mất cân bằng trong vận động của ba yếu tố này ở một địa điểm mà một người đang sinh sống thì người đó sẽ gặp trở ngại và tai họa. Địa chi là tọa độ thời gian được thể hiện ở 12 vị trí thời gian trong năm , tháng, ngày, giờ gồm : Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
* ĐỊA CHI có tất cả 12 chi nên được gọi là Thập nhị địa chi hay 12 con giáp . Mổi con giáp đều có tên gọi và biểu tượng riêng như sau:
Ý nghĩa 12 Địa chi
1- Tý: Là nuôi dưỡng, tu bổ, tức vạn vật bắt đầu nảy nở nhờ có dương khí.
2- Sửu: Là kết lại, khi các mầm non tiếp tục quá trình lớn lên.
3- Dần: Là sự thay đổi, dẫn dắt, khi các mầm non bắt đầu vươn lên khỏi mặt đất.
4- Mão: Là đội, khi tất cả vạn vật đã nứt khỏi mặt đất để vươn lên.
5- Thìn: Là chấn động, chỉ quá trình phát triển của vạn vật sau khi trải qua biến động.
6- Tỵ: Là bắt đầu, khi vạn vật đã có sự khởi đầu.
7- Ngọ: Là tỏa ra, khi vạn vật đã bắt đầu mọc cành lá.
8- Mùi: Là ám muội, khi khí âm bắt đầu xuất hiện, khiến vạn vật có chiều hướng phát triển yếu đi.
9- Thân: Là thân thể, khi vạn vật đều đã trưởng thành.
10- Dậu: Là sự già cỗi, khi vạn vật đã già đi.
11- Tuất : Là diệt, tức chỉ đến một thời điểm nào đó, vạt vật sẽ đều suy yếu và diệt vong.
12- Hợi: Là hạt, khi vạn vật lại quay trở về hình hài hạt cứng.
* Năm 2020 CanhTý (+12 năm) = Năm 2032 Nhâm Tý (+12 năm) = Năm 2044 Giáp Tý (+12 năm) = Năm 2056 Bính Tý (+12 năm) = Năm 2068 Mậu Tý (+12 năm) = Năm 2080 Canh Tý.
* Như vặy:- Năm 2020 Canh Tý theo đúng chu kỳ 60 năm (6 x10 Thiên căn & 5x12 Địa Chi) sẽ trở lại vào năm 2080 Canh Tý.
Hy vọng sự phần trình bày đơn giản trên sẽ phần nào giúp Cháu có khái niệm về sự khác biệt giữa 10 TC và 12 ĐC.
Thân chúc Cháu gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống.
Tri Bui Trong
Dạ, Cháu cám ơn Chú nhiều.
Cháu còn đang phân vân không biết âm lịch năm GIÁP TÝ lấy mốc từ lúc nào á.

Tri Bui Trong
Copy từ Thiên Hạ Chuyện .Có thể bạn chưa biết
BỘ ÂM LỊCH ĐANG DÙNG
là do các linh mục Công giáo san định.
Tết Nguyên đán một ngày lễ được người Việt tổ chức long trọng nhất trong năm đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới theo Âm lịch của Trung Quốc.
Theo lịch âm dựa trên sự vận động của mặt trăng, mỗi tháng bắt đầu vào một ngày trăng mới. Sau ngày 21 tháng Giêng, ngày đầu tiên mà mặt trăng xuất hiện chính là ngày mùng 1 Tết nguyên đán.
Vậy Âm lịch ra đời như thế nào ?
Âm lịch truyền thống của Trung Hoa lần đầu được khắc trên các mảnh giáp cốt từ thời nhà Thương cách đây trên 3.000 năm. Sau đó, còn ra đời một số phiên bản âm lịch khác nữa không chuẩn xác.
Nhưng phiên bản cuối cùng đầy đủ và chuẩn xác nhất, tức bộ âm lịch đang dùng hiện nay ở Trung Hoa và ở Việt Nam được thực hiện vào thế kỷ 17. Bộ âm lịch này là do các linh mục Công giáo thực hiện.
Bộ Âm lịch còn được gọi là “lịch Sùng Trinh”, lấy tên hoàng đế nhà Minh Sùng Trinh, ban hành vào năm 1644. Cha Johann Adam Schall von Bell và cha Johann Schreck là tác giả bộ lịch này, cả hai đều là những nhà truyền giáo Dòng Tên đến từ Đức, họ xây dựng một loại lịch mới dựa trên toán học và thiên văn phương Tây với những nghiên cứu, tính toán chu kỳ của mặt trăng chính xác hơn.
Cha Johann Adam đã đệ trình lịch cho Hoàng đế Sùng Trinh, lịch này được triều đình nhà Minh ban hành dưới dạng lịch theo mùa vào năm 1644.
Lịch này, còn được gọi là lịch Hán hay Âm lịch, là lịch chính thức của Trung Quốc cho đến năm 1912 khi Âm lịch được thay thế bằng lịch Gregorian còn gọi là Dương lịch, đây là bộ lịch do Đức Giáo Hoàng Gregorian XIII ban hành năm 1582.
Tính từ năm 1644, triều đình Trung Quốc ban hành bộ âm lịch được san định bởi các linh mục dòng Tên, “lịch Sùng Trinh”, đến nay đã trải qua hơn 370 năm áp dụng! Bất luận người Hoa, Việt, và cả người Hàn hiện nay, mỗi khi tính toán lễ giỗ, cưới hỏi, ma chay, lễ Tết, đưa ông Táo, cúng rằm, giỗ tổ vua Hùng, Tiết thanh minh, Trung thu... thì họ đều áp dụng BỘ ÂM LỊCH này - là bộ lịch do chính các linh mục dòng Tên giúp san định chuẩn xác.
Tại Đài Loan, vào năm 1992, đã phát hành con tem kỷ niệm 400 năm ngày sinh của Schall von Bell, ghi rằng “vị trí của ông trong lịch sử của Trung Hoa mãi mãi vững chắc.”
Ngay cả tại nước TQ đại lục, vào năm 2013, đài Truyền hình Trung ương (CCTV) phát sóng bộ phim tài liệu về Linh mục Schall von Bell, đánh giá bộ âm lịch do Cha Schall von Bell san định vẫn đang được sử dụng rộng rãi ở TQ.
Cha dòng Tên Schall von Bell vả Cha Johann Schreck (người Đức), với công lao biên soạn BỘ ÂM LỊCH, được người Hoa ghi nhận trang trọng ở tầm quốc gia.
HAPPY LUNAR NEW YEAR 2024
2
Đông Lợi Long
Cảm ơn Cháu Tri Bui Trong nhiều; Vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu và học hỏi những điều chưa biết.
CATHOLIC ENCYCLOPEDIA:
Johann Adam Schall von Bell
New Advent

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét