Thứ Hai, 27 tháng 1, 2025

GIA TỘC HỌ : " DIÊU "






ĐÔI LỜI CÙNG  VỚI CON CHÁU...

Mong mỏi các cháu luôn học hỏi những điều Tốt Lành, để đem thực hành trong cuộc sống, hầu làm gương Tốt cho con cái mình noi theo, gia đình tốt, học đường tốt tạo thành công dân lương thiện có kiến thức, thì quốc gia chắc sẽ hưng thịnh. "Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ" Đúng vậy, muốn cai trị đất nước để đem lại an bình, no ấm cho người dân thì trước tiên là phải chu toàn việc gia đình, vì căn bản gia đình là nền móng, rường cột của đất nước, nên khi gia đình ổn định rồi, thì mới yên tâm và đủ sáng suốt để lo việc nước một cách có hiệu quả, thiết thực hơn...Trong xã hội xưa hay nay, đều luôn có nhiều tầng lớp, thành phần, nghề nghiệp, cũng như trình độ hiểu biết khác nhau...Do đó, các cháu phải luôn học hỏi để nâng cao kiến thức, trình độ hiểu biết hầu nhận định mọ̣i người, mọi việc xung quanh đời sống hằng ngày của chúng ta, và nhất là hiểu biết Đạo Lý làm "Người" phải như thế nào, ở trong gia đình Tộc Họ với nhau, cũng như ngoài xã hội.
Dù chúng ta tu hành theo bất cứ tín ngưỡng tôn giáo nào ! Điều trước tiên là ta phải tu tâm dưỡng tánh, kính trên nhường dưới, thảo kính Cha Mẹ…Sau đó luôn tôn thờ ông bà,cha mẹ cũng như kính trọng Tổ tiên nguồn gốc.Tất cả cuộc sống đạo hạnh đó sẽ mang lại ảnh hưởng tốt đẹp cho con cháu chúng ta về sau.

Đó là "ĐẠO LÀM NGƯỜI" 
Chú mong rằng những “Lời nói nầy” ít nhiều có ảnh hưởng đối với các thế hệ về sau một cách sâu sắc hơn. Các con cháu không những nghĩ ngợi về cung cách ăn ở của đời ông, đời cha mà còn suy nghĩ, định hướng tới tương lại đời sống của chính mình và cho con cháu đời sau nữa.Tuy nhiên,bên cạnh những điều tốt đẹp, dĩ nhiên không tránh khỏi những sai lầm, khiếm khuyết.
Vậy, điều hay thì con cháu cần noi theo và phát huy... còn việc sai trái, không đúng của thế hệ Ông Cha thì con cháu cũng lấy đó, làm điều nhắc nhỡ ta nên làm hay phải tránh xa. Nhưng, điều đòi hỏi trước tiên là chúng ta phải Hiểu và Biết, vì có hiểu biết mới đủ trình độ để nhận định, rồi phân tích, sau cùng là đánh giá được sự việc "Đó...!" đúng sai, phải trái, tốt xấu, một cách tương đối chuẩn xác, rõ ràng hơn.


Cục đất tạo nên ông Bụt,Thánh,Thần.v.v...

"Cục đât mà biết nói năng, thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn".Các nhà phong thủy hay thầy địa lý ngày xưa, thiếu dữ kiện khoa học để học hỏi, nghiên cứu nên nói đại dựa theo kinh nghiệm của dân gian, xem đất đai cũng như phương hướng một cách mù mờ chung chung, không giải thích theo khoa học như ngày nay, nên thổ thần đất đai bực mình mà đành chịu, thầy muốn vo tròn, bóp méo tùy thích, chứ Thần Đất mà biết nói năng như người ta thì sẽ nhổ sạch hàm răng để thầy hết nói bậy...

Đã thế :

Rất nhiều người chưa có con bao giờ,chưa một lần lập gia đình,nhưng sẵn sàng dạy cho người khác cách nuôi con và dạy con; Điều đó, Họ chỉ dựa vào tài liệu, sách báo hoặc nghe những kinh nghiệm từ những người quen biết mà thôi,chưa có trình đô, không đủ kiến thức mà cũng bình phẩm lung tung đủ mọi lãnh vực; chưa tập thiền ngày nào, cũng không am hiểu nhiều về thiền mà lại phê phán , phân tích thiền một cách vô tội vạ; chưa thông suốt Phật pháp,Thánh kinh, chưa đào sâu hiểu rộng, mà luôn phê bình, chỉ trích ỏm tỏi; chưa tập yoga một lần nào cũng giải thích đủ điều…Chắc ngoài đời các cháu đã gặp nhiều người như thế rồi. Và nếu các cháu là người như thế, thì nên bỏ ngay thói hư tật xấu đó. Vì người như thế thì không thể tin được, những điều họ nói ta không thể tin là họ thực sự biết. Hơn nữa, không biết mà nói như biết là nói bậy, nói sai. Như vậy sẽ có mức độ tác hại rất lớn nếu được lan truyền đến nhiều người.

"Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe"
"Biết thì nói rằng biết, không biết thì nói không biết, ấy là biết vậy"


Người như thế chẳng học gì ra hồn cả, vì họ không phân biệt được "biết" và "không biết", lúc nào cũng tưởng mình biết cho nên không cần học.
Nếu là cấp lãnh đạo chúng ta sẽ không tuyển người như vậy vào làm việc, là chủ ta cũng không nên có người giúp việc như thế. Người ta thường nói: "Trông mặt mà bắt hình dong" nhìn vẻ mặt, hình thức bề ngoài mà đoán biết được tính nết, ý nghĩ, tình cảm thật của người đó. Vậy mức độ đúng sai như thế nào? Đúng vậy, chỉ khoảng 20% mà thôi, vì ở trong xã hội ngày nay "người khôn của khó" .

Vì thế, cho nên rất đúng với "Chiếc áo không làm nên nhà tu"   
Chiếc áo chùng đen bên ngoài của tu sĩ Thiên Chúa giáo, hay áo nâu sòng của tu sĩ Phật giáo chỉ để phân biệt giữa người được ơn gọi, người xuất gia với người thường (trần tục) ở ngoài mà thôi, chứ chưa đủ yếu tố nói lên bản chất thật bên trong của người được khoát áo. Họ là người nói hay, hùng biện giỏi, thuyết giảng những điều tốt lành, đạo đức đúng theo kinh sách, giáo điều.v.v...Lời nói Tốt Đẹp rất là dễ, chỉ mở miệng ra là nói lên chữ "ĐẠO ĐỨC" ngay, nhưng hỏi thử mấy aì đã áp dụng đúng đạo đức đó, bằng hành động và việc làm chưa.!!! Điều nầy Chú đã trải qua, sống và làm việc chung đụng nhiều, nên thật lòng mà nói với con cháu trong Tộc Họ, rằng: Chú rất thất vọng! Bởi vậy, Chú vẫn tự vấn với lương tâm và luôn nghi ngờ chính bản thân mình. Thế nên, nói đến tin tưởng bất cứ ai, Chú đều quan sát, dựa vào Lời Nói, Cử chỉ, Thái độ, và điều quan trong là cách Cư Xử qua Việc Làm có đi đôi với lời nói của họ hay không? 

Đúng, "Lời nói đi đôi việc làm" là vậy đó các cháu.
Năm 2014, Chú đang ở tuổi thất thập (70) còn khỏe mạnh, sáng suốt. Tâm hồn thanh thản. Như các cháu đã biết, trong vũ trụ này, cái gì mở đầu rồi thì có lúc kết thúc, con người ta đã đến với trần gian, rồi có lúc cũng phải ra đi. Mọi sự sống có sinh là phải có tử. Cá nhân Chú cũng vậy; Làm Người ai cũng phải chết, Chú là Người, nên Chú cũng phải chết...như Ông Nội, Chú Hùng, Bác Ký và Bà Nội. vậy thôi.

Chú không đ li gì cho các con cháu. Vt cht cũng như tinh thn của riêng Chú mà chỉ làm tròn bổn phận của một người con, và trách nhiệm của người Chú đối với "Tộc Họ DIÊU" là chuyển giao nhà Từ Đường nơi thờ tự Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ, Bác Chú, Cô Dì.v.v...cũng như nhang đèn hương hoa quả trong những ngày giỗ, ngày chạp mồ mã ở Kontum và Ngự Bình Huế. Đó là đnh mng vì các cháu là con trai của Trai trưởng trong Tộc Họ. Đúng ra cháu Đích Tôn phải nhận trọng trách nầy, nhưng cháu Diêu Thiệu Tân bận rộn trong công việc làm ăn, hơn nữa Tân thật sự thiếu trách nhiệm trong việc Tộc Họ. Qua hội ý trong gia tộc, nên đã đồng ý giao cho Diêu thiệu Tiến tiếp tục "Chăm lo công việc Thừa Tự ".
Ở Mỹ từ năm 1989 Chú phải lo cho Nội Ngoại, đến tháng 7 năm 1992 Chú Hùng qua, kế tiếp tháng 10 vợ Chú Hiền qua, thời gian nầy Chú Hùng và Chú cùng chung lo, mãi đến năm 1995 Cô Lan qua thì ba anh em cùng lo cho Mệ Nội. 
Sau khi Ôn Nội mất năm 1994, Mệ Nội cho vợ chồng Tiến ở phần trên và̀ mở tiệm mua bán mặt trước. Cũng trong thời gian đó, Ba các cháu muốn sửa lại phần hư hỏng của nhà Từ Đường, nên lúc đó Chú Hùng, Chú Hiền và Cô Lan đã gởi tiền, theo như tính toán về chi phí cũng như yêu cầu của Anh Cả trong gia tộc... 
Năm 2002 Chú Hùng mất, Chú và Cô Lan tiếp tục lo cho Mệ. Năm 2010 Anh Cả mất, đến năm 2012 Mệ ra đi chỉ có Chú và cháu Ngân bên cạnh, thật là đơn chiếc và đầy buồn thảm. Nhưng Chú cũng cảm nhận được Mệ rất an bình lúc trút hơi thở cuối cùng, khi có đứa con trai út bên cạnh trong những ngày cuối đời... Với tình mẫu tử đó! Chú hy vọng sẽ để lại nhiều cảm xúc đậm sâu trong mỗi chúng ta, khi phải mất đi người thân yêu nhất trên đời nầy...       
Qua những điu hiu biết, cũng như kinh nghim trong cuc sng  cõi đi nầy, các cháu biết cần phải làm gì về mặt hiếu đạo, đối với ông bà nội ngoại, cha mẹ đôi bên, anh chị em cả hai phía .v.v...
Muốn được tốt lành về mọi mặt...Chú muốn các cháu luôn thuộc nằm lòng và áp dụng vào cuộc sống ở mọi nơi mọi lúc :

Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín "

1. Không có lòng "Nhân" dễ dẫn đến hại người, đưa đến tù tội.
2. Không giữ đạo "Nghĩa" sẽ mất đi tôn ti trật tự, kẻ trên người dưới,  phản bội ganh ghét, đố kỵ lẫn nhau. 
3. Không tôn trọng "Lễ nghi" làm mất lòng hiếu đạo đối với ông bà, cha  mẹ và tôn kính mọi người.
4. Không có "Trí tuệ" khó phán xét đúng sai, phải trái, tốt xấu, của mọi vấn đề.
5. Không giữ "chữ Tín" sẽ làm mất lòng Tin ở mọi người, (một lần bất tín vạn lần bất tin).

TRUYỀN THỐNG TỘC HỌ :

Thờ ông bà là tập tục ý nghĩa nhất của dân tộc Việt Nam. Thờ ông bà không phải là tôn giáo. Vì một đạo giáo thì phải có giáo chủ, có người hành đạo, nhà truyền đạo thuyết giảng đạo lý, có tu sĩ và phải có cơ sở để thờ phượng, như chùa chiền, nhà thờ các tôn giáo.v.v...
Để giúp cho moị người trong gia đình luôn giữ tấm lòng hiếu nghĩa với các thế hệ đã qua đời, gia phả luôn là chứng minh nhắc nhở ngày giờ sống và chết của những thế hệ đó, để con cháu dành những thời gian riêng biệt trong năm, để tưởng nhớ và kỷ niệm, dầu có bận rộn nhiều việc hay ở xa. Thời gian đó gọi là giỗ kỵ, có làm tiệc với cao lương mỹ vị để cúng kiếng và cũng để cho con cháu có dịp quây quần với nhau, cùng ăn chung trong tình huyết nhục đậm đà.
Trong dịp giỗ kỵ nầy, gia phả được đem ra đọc, như để nhắc nhỡ con cháu luôn nhớ đến cội nguồn. Từ đó, con cháu có thể ôn lại hay mới được học thêm những kinh nghiệm sống do ông bà cha mẹ để lại. Gia phả mặc nhiên tạo thành một điều học hỏi cho gia tộc, trong ngày giỗ thiên liêng với những bài học cụ thể, thiết thực nhất, trong một môi trường, thích hợp và ấm cúng, thuận lợi nhất trong những ngày nhớ ơn đến Cha Mẹ, Ông Bà, Tổ Tiên.
Nhờ đó, Gia Huấn và Gia Phong có cơ hội TồnTại và Phát Triển, Lan Rộng từ Đời nầy sang Đời khác...    
Nên nhở rằng, không có ngun gc T tiên, không có ông bà, cha m thì không có ta. Vì lẻ đó, phải luôn phng dưỡng người sng một cách chu đáo. Tôn trọng, và cúng giổ người chết đúng ngày, phải cách, không linh đình quá mà cũng không xuề xòa qua loa. Chú kỳ vọng cháu Tiến cũng như các thế hệ về sau phải được nhắc nhỡ và luôn nhớ nằm lòng là Quyền lợi đi liền với Bổn phận và Trách nhiệm. Đạo Hiếu với tổ tiên, Tộc Họ, sẽ được thưởng công xứng đáng đời đời kiếp kiếp.. Nhớ ngày tháng xa xưa, với không khí  gia đình trong những lần kỵ giỗ, nhất là dịp Tết cuối năm, giỗ chạp, con cháu xa gần đoàn tụ đông đủ, lễ nghi cúng bái, sau đó, ôn mệ, cha mẹ, con cái, anh chi em, cháu chắt vui vẻ ăn uống, trong ngày tưởng nhớ đến tổ tiên và những người thân đã mất...
Với truyền thống đó, cũng như tạ thổ thần đất đai, thần tài, Chú mong Tiến cũng phải thực hiện những ngày kỵ giỗ trước ngày mất và đúng ngày mất. Nhớ báo cho tất cả, anh chị em, con cháu góp công sức để tổ chức ngày giỗ được trang trọng và tốt đẹp. Luôn nhắc nhỡ cho con cháu biết vai vế của người đã khuất, mà hôm nay làm giỗ kỵ. Vì thế, làm thật nghiêm tú́c trong những ngày giỗ hiếu đạo nầy; Có vậy, con cháu mới cảm nhận được, luôn có sự an bình trong tâm hồn, và hạnh phúc trong cuộc sống mà chúng ta đã và đang được hưởng...
Muốn luôn được an tâm, ta nên bằng lòng với cảnh ngộ, không làm những điểu xấu cho bất cứ ai. Sống đời nhẫn nhục và khiêm cung. Rộng lượng với mọi lỗi lầm của kẻ khác. Tha thứ không cố chấp với người gây đau khổ, thiệt hại cho mình. Làm cho mọi người chung quanh mình được hài lòng và đem lại cho tất cả những ai đang sống cùng thời những niềm vui, tin tưởng. Cố gắng áp dụng được trong gia tộc, rồi đến ngoài xã hội.

Tất cả là kinh nghiệm về cuộc đời của Chú, để lại cho con cháu. Đó là bài học suốt cả đời người. Bài học đem lại bình an cho tâm hồn mình và hạnh phúc toàn mãn trong cuộc sống gia đình từ tuổi ấu thơ cho đến lúc tuổi già của bóng xế chiều, nắng sắp tắt !

Chú thấy rằng cõi đời này rất đáng sống. Nhưng tiếc rằng mình không sống được lâu. Đáng sống vì có nhiều điều kiện hữu ích, phương tiện đầy đủ, thông tin nhanh chóng, chính xác giúp cho ta chuyên tu nên người. Dù theo bất cứ tín ngưỡng và tôn giáo nào, điều cần thiết là phải tu tâm dưỡng tánh, thờ kính ông bà, cha mẹ và luôn kính trọng nguồn gốc Tổ tiên. Chú muốn tạo ảnh hưởng tốt đẹp nầy tới tất cả con cháu từ giờ và luôn mãi về sau...

Đi xa hơn, việc chép gia phả còn ảnh hưởng tới cả quốc gia, góp phần làm phong phú lịch sử nước nhà, bởi lịch sử quốc gia chính là lịch sử của các gia đình, dòng họ đúc kết lại. Chính những nhân vật có tên tuổi lưu danh trong sử sách, đều phát xuất từ gia phả của gia đình, họ được lưu truyền tới các thế hệ mai sau. Trong Tộc Họ Gia Phả giữ một vai trò quan trọng, trong gia đình, gia tộc và ngoài xã hội.

Việc thực hiện gia phả nhằm hai mục đích 
- Trước hết, giúp con cháu nhớ ngày giỗ của tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
- Sau đó, cho con cháu biết nguồn gốc từ đâu đến đâu, họ hàng trên dưới, xa gần ra sao.

Nhờ có gia phả mà con cháu các đời về sau mới hiểu biết được ngọn ngành, tông chi nhà mình. Gia phả không chỉ ghi chép và quan tâm đến nguồn gốc, giỗ Tết, mà nó còn chứa đựng nhiều nghĩa lý sâu xa, khuyên răn con cháu làm việc thiện, việc nghĩa ở đời, nhờ vậy mà trong họ giữ được tính hòa hiếu lâu dài.
Người xưa quan niệm: trong một nhà một họ mà gốc rễ không tường tận, thì trong con cháu thường xảy ra những điều có hại cho gia đạo.
Gia đình là nơi thường ngày, những người cùng chung máu mủ quây quần sum họp. Nhưng trong phạm vi gia đình, sợi dây thân ái đó chỉ có thể duy trì trong một giới hạn nhất định, rồi tự nó sẽ phai nhạt dần khi những người trong gia đình ấy bắt đầu phân tán ra nhiều nhánh.
Số người trong gia đình, càng đông thì con cháu không thể nào biết hết được dòng họ, xa gần từ các đởi trước. Do đó, chỉ có cách ghi chép gia phả mới giúp con cháu, biết hết tất cả moị người đã sinh ra trước, và đã chết trước bao nhiêu đời. Bởi vậy, gia phả là sợi dây liên lạc vô hình nhưng hữu hiệu nhất, để cố nối kết, hết thảy con cháu của một dòng họ lại với nhau. Mối tương quan nầy không những chỉ quan hệ đến con cháu ở hiện tại, mà còn quan hệ cả đến tương lai nữa.
Gia phả (còn gọi là gia phổ): gia là nhà, phả là ghi chép. Vậy gia phả là sổ ghi chép thứ tự tộc họ trong gia tộc, những ghi chép phải có hệ thống từ nguồn gốc của dòng họ, đến con cháu về sau...
Trong dân gian khi tìm hiểu về tiểu sử, thân thế người nào, họ tra cứu nguồn gốc tổ tiên nơi sổ gia phả của dòng họ người đó.
Sổ gia phả dòng dỏi của dòng tộc được phát triển như một cây có gốc rễ, rồi vươn lên cao thành thân cây tủa mọc, nẩy sinh các nhánh, cành sum sê...Bắt đầu từ gốc rễ, tổ tiên nẩy sinh ra các thế hệ dòng dõi kế tiếp theo nhau vươn lên cao...thành CÂY GIA TỘC.
 
Mộc xuất thiên chi do hữu bản
Thủy lưu vạn phái tổ tông nguyên.

(Cây sinh nghìn nhánh do từ gốc,
Nước chảy muôn nơi bởi có nguồn).

Siêng thăm Mồ Mã thấy an tâm
Mong Mỏi ơn trên tạo phước lành
Mạnh Mẽ bản thân luôn sống khoẻ
Suy tư Minh Mẫn gặp duyên may
Cuộc đời May Mắn xoay chuyển đổi
Mẫu Mực cầm cân tính rõ ràng
Mưu Mẹo gian manh tài vặt vãnh
Mở Mang phát triển được thênh thang...

Khi muốn dạy dỗ con cháu, ông bà ta thường hay mở đầu bằng câu "mộc hữu bổn, thủy hữu nguyên" (cây có cội, nước có nguồn) ý là để nhắc nhở gốc gác dòng họ, truyền thống ông cha để đời sau biết mà đoàn kết thương yêu người cùng huyết thống, đồng thới bảo vệ truyền thống tốt đẹp đó, không làm điều gì trái quấy để phương hại đến danh dự gia tộc, bởi "giấy rách phải giữ lấy lề, nát dậu cũng còn bờ tre". Đó là cội nguồn sâu xa, vững chắc của tình yêu gia tộc.  

Sau năm 1975, với những khó khăn, khổ cực ông bà, cha mẹ đã tạo dựng nên sự nghiệp và để lại cho con cháu, cũng như dựng vợ, gã chồng để cùng nhau chăm chỉ làm ăn. Vậy khi tam ổn cái ăn cái mặc, thì việc tiếp theo của người con trung hiếu là biết rõ nguồn cội Tổ tiên ông bà, có bao nhiêu người, quan hệ thế thứ, tên tuổi, mồ mả giỗ chạp, mà mỗi lần nhắc đến ai cũng nhói lòng và như thấy mình có lỗi với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.

Thiết nghĩ: trời đất sinh muôn loài muôn vật trong đó có con người, hể là con người thì phải có Tổ tiên, kế đó là ông bà, cha mẹ rồi mới đến mình, đã là con người thì phải xem nguồn gốc là trọng.
Bởi vậy, là con người thì phải nhớ đến công đức, giổ chạp, sự thân sơ trong họ hàng, thông hiểu được chuyện xưa, cùng với cái thông minh sáng suốt của con cháu thì sự "chí thiện" của thánh nhơn, mới có thể làm căn bản để thực hiện chữ Hiếu chữ Đức sau nầy.

Vun bồi cái gốc của Tổ tiên để gây hạnh phúc cho tương lai như vậy ta mới hân hoan mà nhủ rằng: Ngành ngọn có tốt tươi là do gốc rể được vững bền, đó là ta thấu hiểu ý của thánh hiền, hiểu lẽ âm dương thăng giáng, thạnh suy của vạn vật để mà thể hiện, nghèo khó biết giúp đỡ nhau, giàu sang biết gắng bó nhau, liên tục từ đời nầy sang đời khác, chứ không phải một sớm một chiều mà có được.

Nước có Sử để xét người trung thần nghĩa sỉ, hay tặc đảng gian nhân. 
Nhà có Phả để ghi người hiếu tử hiền tôn, trung trinh, tiết liệt, hay kẻ ác tử, ngoa ngôn, gian phu nghiệt phụ.

Vậy cho nên, viết gia phả là để ghi chép  công đức, ngày giổ chạp, phần mộ̣̣ để con cháu nhớ kẻo ngày một suy vi, tình nghĩa sa sút, vàng thau ngọc đá lẫn lộn, giỗ chạp qua loa, mã mồ xiêu lạc thì làm sao an tâm cho được.

Chú và các cháu thuộc lớp hậu sanh vẫn còn mang nguyên vẹn dòng máu họ DIÊU, mà từ lâu vẫn mang nổi u hoài, mong có cơ hội để làm gì "báo hiếu Tổ tông" yêu cầu nầy mỗi ngày mỗi khó, vì lớp tuổi của Chú cũng đã già, còn lớp chú bác thì đã ra đi hết rồi.

Sau năm 1975 Ôn Nội (Diêu xương Thí) đã thỉnh bổn gốc Gia Phả Họ Diêu, được thờ tại nhà chị ruột của Ông Cố (Diêu kỳ Khiêm) tại Huế, vào nhà từ đường Kontum, sau đó giao cho Ba các cháu (Diêu Đức Ký) giữ, nhưng khi đau nặng đã giao laị cho Tiến tất cả, vào tháng 12 năm 2010, mãi đến tháng 3 năm 2012 Mệ mất, hỏi ra mới biết là đã thất lạc sổ gia phả.
Việc nầy may là lớp chúng ta cũng còn được ông bà chú bác cao niên tán đồng, cả họ tộc hưởng ứng, mỗi người đều tham gia tìm hiểu, cung cấp tài liệu liện quan ít nhiều về Tộc Họ, nên căn bản phần Gia phả họ DIÊU đã hoàn thành.

Trong phần gia phả nầy, mọi người đều đồng ý ghi ông Tổ cao nhất là Ông : 
DIÊU CÔNG NHO đời thứ nhất (Ông Sơ), mộ ông được đính kèm theo hình ảnh, những đời kế tiếp được ghi chép theo phương pháp đọc cho từng chi.


LIÊN HỆ THÂN TỘC :

*Cửu huyền (cửu tộc)

1. Cao (cao tổ)
Ông Sơ DIÊU CÔNG NHO
2. Tằng (tằng tổ)
Ông Cố DIÊU VĨNH HUẤN
3. Tổ (tổ phụ)
Ông Nội DIÊU THẾ DỤ
4. Phụ (phụ thân)
Cha DIÊU KỲ KHIÊM
5. Thân (bản thân)
Cha sinh DIÊU XƯƠNG THÍ
6. Tử (con)
sinh con DIÊU ĐỨC KÝ
7. Tôn (cháu nội)
cháu nội DIÊU THIỆU TÂN
8. Tằng (tằng tôn)
chắt DIÊU NGÔ THUẤN
9.Huyền (huyền tôn)
cháu sơ (chít)

*Thất tổ

1. Phụ thân - Cha
2. Tổ - tổ phụ - Ông nội
3. Tằng - tằng tổ - Ông cố
4. Cao - cao tổ - Ông sơ
5. Thái - thái tổ - Cha của ông sơ
6. Huyền - huyền tổ - Ông nội của ông sơ
7. Hiền - hiền tổ - Ông cố của ông sơ

Việc Thờ Phụng Tổ Tiên

Người có tín ngưỡng, đặt niềm tin vào một tôn giáo, có thể không đồng quan điểm với một tôn giáo khác, nhưng phải đặt lòng tin nơi sự hiện hữu của tổ tiên, ông bà, cha mẹ và vẫn phải thờ kính ông bà cha mẹ mình.
Thờ ông bà không có những điều kiện đó, mà do lòng tự phát về mặt hiếu đạo của con người. Thờ ông bà cũng không phải là tín ngưỡng, vì tin ngưỡng thì có thể tin hay không tin trước một giáo lý, thuyết lý về tôn giáo đó. Thờ ông bà là điều tất nhiên, vì là những "Người" có thật ở trước mắt, đã thật sự "Sống" và lưu truyền lại huyết mạch. Ông bà hữu hình chứ không vô hình như các đấng thiên liêng trong các tôn giáo. Vì vậy, thờ ông bà là việc làm xác tín vào những Người có thật. Thờ ông bà còn thể hiện quyết tâm của con người về lòng tin nơi Tộc họ.
Qua tín ngưỡng, con người đặt niềm tin vào tôn giáo đó, nhưng vì khác đức tin cũng như cách thờ phượng, nên cùng một tôn giáo mà đã có nhiều hệ phái riêng biệt, đối chọi với nhau từ đó nẩy sinh những quan điểm bất đồng, đưa đến tình trạng xung đột như Hồi Giáo hiện nay. Chia rẽ của Phật Giáo, hay bị lũng đoạn từ trên xuống dưới nơi Ky Tô Giáo, trong đầu thế kỹ 21 nầy. 
Duy chỉ có lòng tin nơi sự hiện hữu thật sự của tổ tiên, ông bà, cha mẹ là tuyệt đối. Nên bất cứ lúc nào chúng ta vẫn luôn tôn thờ, kính trọng ông bà cha mẹ là điều tất nhiên. Do vậy, mà bất cứ gia đình Việt Nam nào, cho dầu theo tín ngưỡng nào đi chăng nữa, cũng dành riêng một chỗ trang nghiêm để đặt bàn thờ tổ tông, ông bà cha mẹ mình.

NGUỒN GỐC TỘC HỌ "DIÊU"

Tại Việt Nam, người Trung Quốc còn được gọi là người Hoa hay người Tàu.Theo lịch sử, thì vào thời quân Minh thua trận nhà Thanh, một số người theo nhà Minh đã chạy khỏi Trung Quốc và được chúa Nguyễn chấp nhận cho tỵ nạn ở miền Nam Việt Nam, số quan quân nhà Minh cùng gia quyến vượt thoát qua Việt Nam bằng tàu, nên dân gian gọi họ là người Tàu.
Tên gọi Minh Hương được dùng để gọi người Hoa đến Việt Nam từ đời nhà Minh. Ngoài ra tàu cũng là phương tiện của người Trung Quốc xử dụng đi lại làm ăn, buôn bán và định cư ở Việt Nam.
Người Trung Quốc bắt đầu di cư vào Việt Nam kể từ thế kỷ thứ 3 trước Côngnguyên, từ đầu thời kỳ Bắc thuộc. Trong hai nghìn năm kể từ đó, nhiều làn sóng người Trung Quốc, gồm có lính, quan, dân, tội phạm...đã đến định cư tại Việt Nam. Nhiều thế hệ người Hoa định cư tại Việt Nam đã lập gia đình với người Việt bản xứ, con cháu họ dần dần trở thành người Việt Nam.
(Dòng Họ DIÊU cũng vậy. Ông Diêu Kỳ Khiêm người Hoa kinh doanh ngành thuốc Bắc, lấy vợ người Việt sinh Ông Diêu Xương Thí)
Vào thế kỷ 17 tại Trung Quốc, sự sụp đổ của nhà Minh dẫn đến làn sóng người Hoa trung thành với nhà Minh và không thần phục nhà Thanh, nên bỏ quê hương di dân sang vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Năm 1671 Mạc Cửu và gia đình đến vùng đất Mang Khảm (Hà Tiên) khi đó vẫn thuộc quyền kiểm soát của vương quốc Khmer. Mạc Cửu đã mở rộng quyền kiểm soát ra các vùng lân cận, và qui thuận chúa Nguyễn. 
Năm kỷ mùi 1679.Tổng binh thành Long Môn tỉnh Quảng Tây tên là Dương Ngan Địch, Phó tướng Huỳnh Tấn (Hoàng Tiến) và Tổng binh của Châu Cao,Châu Lôi, Châu Liêm tỉnh Quảng Đông là Trần Thương Xuyên, Phó tướng Trần An Bình cử binh chống nhà Thanh, nhằm khôi phục nhà Minh (bị nhà Thanh tiêu diệt hoàn toàn vào năm 1766) nhưng không địch nổi, hai Tổng binh đem tướng sĩ xuống thuyền chạy sang hải phận nước Nam, ban đầu cầu cứu chúa Trịnh, sau đó dẫn tùy tùng quân lính theo đường thủy đến Đà Nẵng đầu hàng chúa Nguyễn và xin 
làm dân Việt. Giúp chúa Nguyễn khai hoang vùng đất phía nam vì thời bấy giờ dân số Việt Nam còn ít. Hơn nữa dãi đất phía nam cũng còn thuộc người Khmer quản lý. Chúa Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần cho họ vào miền Nam khai khẩn đất hoang. Dương ngạn Địch và Huỳnh Tấn theo dòng sông Cửu Long cắm trại ở Định Tường (Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang) Trần thượng Xuyên vào cửa Cần Giờ, ngược sông Đồng Nai cắm trạo ở đất Ban lân Cù lao Phố ( Biên Hoà) và Đông Phố (Gia Định) chuyên lo việc thương mãi và canh nông. Những cộng đồng người Hoa nầy được gọi là người Minh Hương. Người Minh Hương sang nước ta vào thế kỷ 17 & 18. Nhóm người nầy tập trung nhiều ở miền Trung và Nam Việt Nam, nên đã đem một số tên và họ Tàu vào Việt Nam, trong đó có họ DIÊU. Những nhân vật lịch sử như Trịnh Hoài Đức, Mạc Thiên Tích, nhà thơ Quách Tấn đều là người Minh Hương. Năm 1965, ở Chợ Lớn có 80 tỷ phú gốc Hoa, được gọi là các "vua". Các ông vua nầy có tên họ mà ta thường thấy trong xã hội Việt Nam thời bấy giờ như :    

- Lâm Huệ Hồ hoạt động trong ngành tín dụng. 
- Lý Long Thân ngành dệt. 
- Mã Hý ngành mễ cốc. 
- Trần Thành sản xuất bột ngọt. 
- Đào Mậu ngân hàng. 
- Trương Vĩnh Niên về phim ảnh.
- Trần Thoại Hà buôn trà.
- Lại Kim Dung vựa gạo. 
- Vương Đạo Nghĩa sản xuất kem đánh răng. 
- Lý Sen kinh doanh ngành sắt thép. 
- Lưu Kiệt : nông cơ

Chữ hương ban đầu dùng chữ 香 có nghĩa là "thơm" khi kết hợp với chữ Minh 明 có nghĩa là hương hỏa nhà Minh (明香),

Đến năm 1827 thì vua Minh Mạng cho đổi chữ Hương sang chữ Hương 鄉 nghĩa là "làng" để tránh đụng chạm với nhà Thanh, từ đó Minh Hương (鄉 ) có thể hiểu là "làng của người Minh" và cũng có thể hiểu là "làng sáng sủa"

Số người Hoa ở lại miền Trung, như Hội An (Đà Nẵng), tại Huế thì có làng Minh Hương, quận Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.

Năm 1698, ở vùng Phiên Trấn - Bến Nghé-SàiGòn đã hình thành nên làng Minh Hương ở Gia Thạnh Chợ Lớn.

                                    

                                                                         
Họ Diêu viết bằng chữ Hán


Diêu là một họ của người châu Á. Họ này có mặt ở

Trung Quốc.

(Hán tự 姚, Bính âm: Yao) và Triều Tiên (Hangul:

요,Romaja quốc ngữ: Yo) 

Ở Trung Quốc thì họ Diêu là một trong những họ cổ

nhất của người Hoa. Họ Diêu xếp thứ 101 trong

danh sách Bách gia tính. Về mức độ phổ biến họ

này xếp thứ  68 ở Trung Quốc theo số liệu năm

2006. Theo truyền thuyết đây là họ của vua Thuấn, 

vốn tên thật là Diêu Trọng Hóa.


- Diêu Trọng Hóa: là vua Thuấn,một trong Tam

Hoàng Ngũ Đế

- Diêu Trường: bắt đầu từ các Vua nhà Hậu Tần
 
- Diêu Kỳ: tướng lãnh đầu thời Đông Hán

- Diêu Sùng: tể tướng đầu thời Đường Huyền Tông

- Diêu Tư Liêm: sử gia thời nhà Đường

- Diêu văn Nguyên: một trong Tứ nhân bang

- Diêu Kỳ Trí: nhà toán học Trung Quốc từng giành

giải Turing
  
- Diêu Tân: vận động viên trượt băng Trung Quốc

- Diêu Minh: (Yao Ming) vận động viên, bóng rổ

Trung Quốc

- Diêu Gia Văn: phó chủ tịch Đảng Dân tiến Đài

Loan.


DIÊU THỊ TỘC PHỔ TỰ

Phần chữ "lót"của tộc họ Diêu theo thứ tự như


sau:

1. Sùng
2. Hoằng
3. Sĩ
4. Viển
5. Quyết
6. Đại , Công
7. Phát , Vĩnh
8. Thế
9. Kỳ
10.Xương
11. Đức
12. Thiệu
13. Ngô, Ngu
14. Đình
15. Trước
16. Gia
17. Truyền
18. Đạo
19. Học
20. Trường
21.Ngư, Ngu
22. Tùng
23. Thúc
24. Cảnh
25. Tình
26. Tức
27. Phác 
28. Hành
29. Cẩn
30. Phục
31. Thừa
32. Vưu
33. Giai
34. Chi
35. Tổn, Toàn
36. Liêm
37. Tôn
38. Triết


DIÊU CÔNG NHO
DIÊU VĨNH HUẤN
DIÊU THẾ DỤ VÀ  DIÊU THẾ CAO
DIÊU KỲ KHIÊM
  1. DIÊU THI CHÁU,
  2. DIÊU XƯƠNG THÍ (1915-1994)
  3. DIÊU XƯƠNG VỴ (Thẻo)
  4. DIÊU XƯƠNG HỢI (Thùy)
  5. DIÊU THỊ CHẮC

 Hệ thứ nhất (1), người con trai thứ hai (2) là Diêu Xương Thí (12)
   
- (12) Diêu Xương Thí (1915-1994)  + Hà thị Nhỏ (1914-2012) vợ một, có bốn trai & ba gái :

* Hệ thứ hai (2), người con trai thứ nhất (1) là Diêu Đức Ký (21) 
   
(12,21) Diêu Đức Ký (1936-2010)
(12,22) Diêu Đức Hùng (1940-2002)
(12,23) Diêu thị Thu (1942-1945) ?
(12,24) Diêu Đức Kính (1944)
(12,25) Diêu Đức Chữ (1946-1948) ?
(12,26) Diêu Thanh Huệ (1950) 
(12,27) Diêu Thanh Hường (1954-1955) ? 
   
- (12) Diêu Xương Thí  (1915-1994) + Nguyễn thị Lộc (?) vợ hai, có hai gái :
   
(12,28) Diêu thị Thanh Hương (1955) 
(12,29) Diêu thị Thanh Thủy    (1958)

°*°
- (12,21) Diêu Đức Ký (1936-2010) + Nguyễn thị Kim Soa (1942) có bốn gái, hai trai .
  
* Hệ thứ ba (3) người con trai thứ tư (4) là Diêu Thiệu Tân (34)
   
(12,21,31) Diêu thị Thanh Tâm (1969)
(12,21,32) Diêu thị Thanh Tuyền (1970)
(12,21,33) Diêu thị Thanh Hoa (1971)
(12,21,34) Diêu Thiệu Tân (1972)
(12,21,35) Diêu Thiệu Tiến (1973)
(12,21,36) Diêu thị Thanh Nhàn (1978)  
      
°*°                     
- (12,22) Diêu Đức Hùng (1940-2002) + Hà thị Duệ (?) vợ một, có hai gái
  
(12,22,31) Diêu thị Hoàng Oanh   (1971)
(12,22,32) Diêu thị Mai Liên         (?) 

 
- (12,22) Diêu Đức Hùng (1940-2002) + Hoàng thị Ái Thu (1946-2015) vợ hai, có một gái, ba trai.
   
(12,22,33) Diêu thị Hoàng Trang (1972)
(12,22,34) Diêu Thiệu Trí (1973)
(12,22,35) Diêu Thiệu Trị (1974)
(12,22,36) Diêu Thiệu Đức (1975)

   
- (12,22) Diêu Đức Hùng (1940-2002) + Võ thị Kim Nghĩa (1950) vợ ba, có một trai.

(12,22,37) Diêu Thiệu Anh Mỹ (1988)

°*°
- (12,24) Diêu Đức Kính (1944) + Đặng thị Loan (1952) có một trai, một gái. 

(12,24,31) Diêu Thiệu Quang (1984)
(12,24,32) Diêu thị Bích Ngọc (1987)
  
°*°
- (12,26) Diêu Thanh Huệ (1950) + Vĩnh Hanh (1941) có hai gái, một trai.

(12,26,31) Công Huyền Minh Hằng (1973)
(12,26,32) Công Huyền Thanh Uyên (1975)
(12,26,33) Bảo Minh (1981)
  
°*°
- (12,28) Diêu thị Thanh Hương (20-2-1955) + Phạm văn Ký (5-5-1950) có hai gái, một trai.

(12,28,31) Phạm thị Vân (1983)
(12,28,32) Phạm văn Bảo (19   )
(12,28,33) Phạm thị Thanh Hiền (1995)
   
°*°
- (12,29) Diêu thị Thanh Thủy (20-7-1958) + Mai Thiên Lý (2-9-1954  ) có ba gái, một trai.

(12,29,31) Mai Diêu Kiều Trinh (28-10-1977)
(12,29,32) Mai Diêu Kiều Trâm (31-3-1981)
(12,29,33) Mai Diêu Kiều Tiên (10-8-1983)
(12,29,34) Mai Nhật Trường (27-12-1985)
   
°©°
- (12,21,31) Diêu thị Thanh Tâm (1969) + Trương Đình Thu (1967) có một trai, một gái.

* Hệ thứ tư (4)

(12,21,31,41) Trương Đình Bảo (1990)
(12,21,31,42) Trương Bảo Thy (2002)

°°°  
- (12,21,32) Diêu thị Thanh Tuyền (1970) + Nguyễn Hữu Dũng (19  ) có hai gái.

(12,21,32,41) Nguyễn Hà My (20  )
(12,21,32,42) Nguyễn Hà Mỹ (20  )
(12,21,32,43)

°°°
  
- (12,21,33) Diêu thị Thanh Hoa (1971) + Bùi văn Hưng (19  ) có một gái, một trai.

(12,21,33,41) Bùi Vân Anh (20  )
(12,21,33,42) Bùi (20  )

°°°  
- (12,21,34) Diêu Thiệu Tân (1972) + Ly có hai trai, một gái.

(12,21,34,41) Diêu Ngô Thuấn (19  )
(12,21,34,42) Diêu Ngô Thuận (19  )
(12,21,34,43) Diêu (20  )

°°°  
- (12,21,35) Diêu Thiệu Tiến (1973) + Trương thị Nghĩa (1976) có một gái, một trai.

(12,21,35,41) Diêu Phương Thảo (2000)
(12,21,35,42) Diêu Ngô Thuần (2002)

°°°  
- (12,21,36) Diêu thị Thanh Nhàn (1980) + Trần Hoàng Sơn (1972) có một gái, một trai.

(12,21,36,41) Trần Hiếu Đoan (2007)
(12,21,36,42) Trần Hoàng Đức (2012)

***
-(12,22,31) Diêu thị Hoàng Oanh (1971) + Nguyễn Phương (1953) có hai gaí.

(12,22,31,41) Natalie Nguyễn (2000)
(12,22,31,42) Lillian Lai (2010)

°°° 
-(12,22,32) Diêu thị Mai Liên (19  ) + có hai gái.  

(12,22,32,41) 
(12,22,32,42) 

°°°  
-(12,22,33) Diêu thị Hoàng Trang (1972) + Nguyễn Thành Nam (1967) có hai gái, một trai.

(12,22,33,41) Nguyễn Vy Amy (2004)
(12,22,33,42) Nguyễn Nhi Alexandra (2010)
(12,22,33,43) Nguyễn Nhan Andrew (2012)

°°°  
-(12,22,34) Diêu Thiệu Trí (1973) + Đỗ thị Lệ Sương (1978) có một trai. 

(12,22,34,41) Diêu Ngô Jadon (2005)

°°°  
-(12,22,35) Diêu Thiệu Trị (1974) + (?) vợ một, có một gái, một trai 

(12,22,35,41) Diêu Ngô Tiffany (1995)
(12,22,35,42) Diêu Ngô Troy (1996)
  
-(12,22,35) Diêu Thiệu Trị (1974) + Trịnh thị Khánh Linh (1978) vợ hai, có hai gái, một trai.

(12,22,35,43) Diêu Lam Taylor (2010)
(12,22,35,44) Diêu Thiên Delilah (2012)
(12,22,35,45) Diêu Ngô Benjamin (2013)

°°°  
-(12,22,36) Diêu Thiệu Đức (1975) + Diêu Thanh Tuyền (1975) có hai gái, hai trai.

(12,22,36,41) Nguyễn Thanh Nina (1995)
(12,22,36,42) Diêu Ngô Vince (2006)
(12,22,36,43) Diêu Ngọc Destiny (2007)
(12,22,36,44) Diêu Ngô Liêm (2015)

°*°
- (12,26,32) Công Huyền Thanh Uyên (1975) + Tống Hữu Dũng (1972) 

°*°   
-(12,28,31) Phạm thị Vân (1983) +  

°*° 
-(12,29,33) Mai Diêu Kiều Tiên (10-8-1983) + Trần Công Sơn (28-8-1982)

(12,29,33,41) Trần Mai Linh Chi (8-1-2013)

°*°
-(12,22,35,42) Diêu Ngô Troy (1996) + ? 

* Hệ thứ năm (5)
  
-(12,22,35,42,51) ?

SỰ NGHIỆP CỦA TỘC HỌ DIÊU

Hệ thứ nhất (1)

Ông Bà: Diêu Xương Thí + Hà Thị Nhỏ
Thương gia (thương hiệu Đông Lợi Long bán rượu ngoại và tạp hóa, tại nhà 121 Lê Thánh Tôn Kontum, hai căn liên kế bán hàng khô trước am, chợ Kontum. 

Hệ thứ hai (2)

Diêu Đức Ký : 
Hiệu Trưởng Tiểu học Nguyễn Du Ban mê thuột, 
Hiệu Trưởng Trường Tiểu học Võ lâm Kontum
Đại bài gạo tỉnh Kontum.
Sau 30-4-1975 phụ trách lớp Bổ túc Văn Hóa đến lúc cho nghỉ việc 
Nguyễn thị Kim Soa :
Giáo viên ở Kontum.
Sau 30-4-1975 tiếp tục dạy học đến lúc cho nghỉ việc.
Con gái út Diêu thị Thanh Nhàn : Cử nhân Kế toán Ngân hàng Đại học Sài Gòn Việt Nam. 

Diêu Đức Hùng :
Đại úy Trưởng ban Nghiên cứu Bình định Phát triển Quân khu 2  
Đaị Úy Trung tâm phó Trung Tâm Điều Hợp tỉnh Pleiku.
Thiếu Tá Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 42.
Sau 30-4-1975 bị tù về tội làm việc cho chế độ của Miền Nam (Việt Nam Cộng Hòa). Năm 1992 được định cư tại Mỹ.
Hoàng thị Ái Thu : 
Sư Phạm Huế 2 năm, cấp Giáo Học Bổ Túc, dạy học tại Nha Trang và Pleiku.
Sau 30-4-1975 tiếp tục dạy học, cho nghỉ  việc vì liên hệ Chồng
Con Trai Trưởng Diêu Thiệu Trí : Kỹ Sư Điện tại Hoa Kỳ.

Diêu Đức Kính : 
Cử nhân ban Kinh Tế Đại học Luật Khoa Sài Gòn năm 1972.
Năm 1967 Dạy Trường Trung Học Bán Công Quận Diên Khánh,Tỉnh Khánh Hòa. 
Năm 1968 bị kẹt tết Mậu Thân, được mời phụ trách một số giờ toán,lý hóa trường Hoàng Đạo, Lê Hữu Từ và Bồ Đề Kontum. 
Trung Úy dạy học Trường Văn Hóa Quân Đội ở NhaTrang-TrườngThiếu Sinh Quân Cao Nguyên Pleiku - Trường Trung Học Pham Hồng Thái và Bồ Đề Pleiku.  
Sĩ Quan biệt phái giáo chức tháng 12 năm 1974, dạy Trung Học Bán Công Quận Diên Khánh, Tỉnh Khánh Hòa.
Sau 30-4-1975 bị ket ở Pleiku. Những người làm việc cho chế độ Miền Nam phải ra trình diện theo nhiệm sở, tiếp tục dạy...sau lớp tập huấn
(tu nghiệp) hè,xét lý lịch bị sa thải vì bản thân là sĩ quan biệt phái.
Năm 1976 đi gở bom mìn 3 tháng.Năm 1977 tiếp đợt hai,thêm 3 tháng.
Năm 1978 đi tù đến cuối năm 1981 được tha.
Năm 1984 lập gia đình 
Năm 1987 vượt biên đến Thái Lan
Năm 1989 đến Mỹ.
Năm 1992 bảo lãnh vợ và hai con đến Mỹ.
Đặng thị Loan:
Buôn bán Tạp hóa, bán sỉ cà phê, hạt tiêu, sa nhơn, vỏ bời lời, chổi đót và các loại ngủ cốc. 
Con trai trưởng Diêu Thiệu Quang : T/S Y Khoa Điều Dưỡng Hoa Kỳ.
Con gái út Diêu thị Bích Ngọc : T/S Y Khoa Gia Đình Hoa Kỳ.

Diêu Thanh Huệ :
Sư Phạm Huế 2 năm, cấp Giáo Học Bổ Túc, dạy học tại Đà Nẳng.
Sau 30-4-1975 buôn bán.
Năm 1995 đi Mỹ.
Vĩnh Hanh:
Trung úy trưởng ban lượng giá thuộc trung tâm điều hợp Bình định và Phát triển tỉnh Quảng Nam.
Sau 30-4-1975 đi tù. Năm 1981 được tha.
Năm 1995 đi Mỹ.
Con trai út Bảo Minh : Kỹ Sư điện toán tại Hoa Kỳ.

Diêu thị Thanh Hương:
Sinh viên đại học Quảng Nam Đà Nẳng.
Sau 30-4-1975 học Cao đẳng sư phạm 2 năm tại Qui Nhơn.
Dạy văn cấp 2 tại Pleiku. Năm 1982 lập gia đình, nghỉ dạy.
Phạm văn Ký:
Tu sĩ dòng Thừa sai tại Cần Thơ.
Sau 30-4-1975 kinh doanh trà, cà phê.
Năm 1978 đi tù vì lý do Tôn giáo, được tha năm 1981.
Con gái đầu Phạm thị Vân: Cao đẳng kế toán tại Pleiku.
Con trai trưởng Phạm văn Bảo: Cao đẳng xây dựng tại Đà Nẳng.
Con gái út Phạm thị Thanh Hiền: Sinh viên khoa học xã hội nhân văn tại Sàigòn

Diêu thị Thanh Thủy: 
Sư phạm mẫu giáo tại Kontum.
Năm 1976 có gia đình nghỉ dạy.
Mai thiên Lý: Giám đốc xí nghiệp Phát lợi tại Kontum.
Con gái đầu Mai Diêu Kiều Trinh: Cao đẳng kế toán tại Kontum.

Hệ thứ ba (3)
Cháu Nội:

Diêu thị Thanh Tâm + Trương Đình Thu: Thương gia, Kontum
Diêu thị Thanh Tuyền + Nguyễn hữu Dũng: Thương gia, Kontum
Diêu thị Thanh Hoa + Bùi văn Hưng: Thương gia, Kontum
Diêu Thiệu Tân + Ly: Thương gia, Kontum
Diêu Thiệu Tiến + Trương thị Nghĩa: Thương gia, Kontum
Diêu thị Thanh Nhàn: Cử Nhân Kế Toán Ngân Hàng Đại Học Sài Gòn Việt Nam + Trần Hoàng Sơn : Kinh Doanh, Bình Dương.

Diêu thị Hoàng Oanh :Kinh Doanh + Nguyễn Phương:Nhân viên, Hoa Kỳ
Diêu thị Mai Liên:Thương gia + (chồng ?): Công chức Hưu trí, Đà Nẳng 
Diêu thị Hoàng Trang: Kinh Doanh + Nguyễn Thành Nam:Kỹ Sư, Hoa Kỳ
Diêu Thiệu Trí: Kỹ Sư Điện,Hoa Kỳ + Đỗ thị Lệ Sương: Ngân Hàng,Hoa Kỳ
Diêu Thiệu Trị: Kinh Doanh + Trịnh thị Khánh Linh: Kinh Doanh, Hoa Kỳ
Diêu Thiệu Đức: Kinh Doanh + Diêu Thanh Tuyền: Kinh Doanh, Hoa Kỳ
Diêu Thiệu Anh Mỹ: Kinh Doanh, Hoa Kỳ 

Diêu Thiệu Quang: T.S Y Khoa, Điều Dưỡng, Hoa Kỳ
Diêu thị Ngọc Bích: T.S Y Khoa, Gia Đình, Hoa Kỳ

Cháu Ngoại :

Công Huyền Minh Hằng: Nhân viên, Hoa Kỳ 
Công Huyền Thanh Uyên: Nhân viên + Tống Hữu Dũng: Nhân viên, Hoa Kỳ
Bảo Minh: Kỹ Sư Điện Toán, Công ty Boeing, Hoa Kỳ

Phạm thị Thanh Vân: Cao Đẳng Kế Toán Pleiku
Phạm văn Bảo: Cao đẳng xây dựng tại Đà Nẳng.
Phạm thị Thanh Hiền: Sinh viên khoa học xã hội nhân văn tại Sàigòn

Mai Diêu Kiều Trinh: Cao đẳng kế toán tại Kontum
Mai Diêu Kiều Trâm: Bệnh ở nhà
Mai Diêu Kiều Tiên: Cao đẳng kế toán tài chánh Sài Gòn, nhân viên xí nghiệp Phát Lợi Kontum.  
Mai Nhật Trường: Nhân viên xí nghiệp Phát Lợi Kontum       

PHẦN MỘ


MỘ ÔNG CAO: DIÊU CÔNG NHO
Người phụng lập: - Con trai Diêu Vĩnh Huấn
 - Cháu trai Diêu Thế Cao - Diêu Thế Dụ 

                                                                            
MỘ ÔNG TỔ : DIÊU VĨNH HUẤN
Người phụng lập: - Con trai Diêu Thế Cao - Diêu Thế Dụ - Cháu trai  Diêu Kỳ Khiêm     
   

MỘ ÔNG CỐ : DIÊU THẾ DỤ
Người phụng lập: - Con trai Diêu Kỳ Khiêm
- Cháu trai  Diêu Xương Thí
Diêu Xương Vỵ
- Diêu Xương Hợi



MỘ ÔNG CỐ: DIÊU THẾ DỤ (Em, Bên trái).
MỘ ÔNG BÀ: DIÊU THẾ CAO (Anh, bên phải)


MỘ ÔNG NỘI : DIÊU KỲ KHIÊM
Người phụng lập:
Con trai - Diêu Xương Thí - Diêu Xương Vỵ - Diêu Xương Hợi.
Cháu Trai - Diêu Đức Ký - Diêu Đức Hùng - Diêu Đức Kính

MỘ PHẦN CÁC ÔNG CAO, TỔ, CỐ, NỘI Ở NÚI NGỰ BÌNH, THỪA THIÊN, HUẾ.

           
(HUY, HUỆ, HẰNG, KÝ, KÍNH)

MỘ BA: DIÊU XƯƠNG THÍ (1915 - 1994)
Người phụng lập:
Con trai
- Diêu Đức Ký - Diêu Đức Hùng - Diêu Đức Kính
Con gái
Diêu Thanh Huệ - Diêu Thanh Hương - Diêu Thanh Thủy
Cùng Các Cháu Nội Ngoại 

MỘ PHẦN TẠI XÃ HOÀ BÌNH, TÂN PHÚ         
NGÀY BỐC MỘ NGÀY 18 - 12 - 2010 (13-11 CANH DẦN).
2:00 SÁNG ĐỘNG THỔ, BỐC MỘ
6:00 SÁNG KHAI HUYNH
12:00 TRƯA HẠ HUYỆT       
MỘ BA  : DIÊU XƯƠNG THÍ (1915 - 1994)
MỘ MẠ : HÀ THỊ NHỎ (1914 - 2012)
Người phụng lập:
Con trai - Diêu Đức Ký - Diêu Đức Hùng - Diêu Đức Kính
Con gái - Diêu Thanh Huệ - Diêu Thanh Hương - Diêu Thanh Thủy
Cùng Các Cháu Nội Ngoại

MỘ PHẦN TẠI XÃ CHƯ HRENG, PHƯỜNG TRẦN HƯNG ĐẠO, 
HƯỚNG NAM THÀNH PHỐ KONTUM


HANH, KÍNH, TIẾN, THỤC, NGÂN  -  HUỆ, SOA, TÂM, HOA, NGHĨA, HÀ, TUYỀN 






MỘ CON TRAI TRƯỞNG : DIÊU ĐỨC KÝ
Người Phụng Lập:
Con trai - DIÊU THIỆU TÂN - DIÊU THIỆU TIẾN

MỘ
PHẦN TẠI NGHĨA TRANG THÀNH PHỐ, HƯỚNG BẮC TỈNH KONTUM



MỘ CON TRAI THỨ : DIÊU ĐỨC HÙNG
Người Phụng Lập: Con trai
- DIÊU THIỆU TRÍ
- DIÊU THIỆU TRỊ
- DIÊU THIỆU ĐỨC
- DIÊU THIỆU ANH MỸ

MỘ PHẦN TẠI THÀNH PHỐ FORT WORTH, TIỂU BANG TEXAS, HOA KỲ

NGÀY KỴ GIỖ :

1ÔNG NỘI : DIÊU XƯƠNG THÍ (1915 - 1994)

- Sinh năm 1915 tại Làng Minh Hương, Quận Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên.
- Mất ngày 11 - 2 năm Giáp Tuất, nhằm ngày 22 - 3 - 1994 lúc 9:30 tối.

2BÀ NỘI : HÀ THỊ NHỎ (1914 - 2012)

- Sinh năm 1914 tại Làng La Chữ, Quận Trà, Tỉnh Thừa Thiên
- Mất ngày 24 - 2 năm Nhâm Thìn, nhằm ngày 16 - 3 - 2012 lúc 11:50 trưa

3CON TRAI CẢ: DIÊU ĐỨC KÝ (1936 - 2010)

- Sinh năm 1936 tại Minh Hương, Hương Trà, Thừa Thiên.
- Mất ngày 16 - 11 năm Canh Dần, nhằm ngày 21 - 12 - 2010 lúc 9:00 sáng.

4CON TRAI THỨ: DIÊU ĐỨC HÙNG (1940 - 2002)

- Sinh năm 1940 tại Minh Hương, Hương Trà, Thừa Thiên.
- Mất ngày 21- 1 năm Nhâm Ngọ, nhằm ngày 4 - 3 - 2002 lúc 7:00 tối 

ĐỊA ĐIỂM PHẦN MỘ HỌ DIÊU TẠI NÚI NGỰ BÌNH :

Từ Huế qua cầu Trường Tiền, rẽ phải qua trường Quốc Học, rẽ trái theo đường Phan Bội Châu, rẽ phải qua đường Nguyễn Huệ, chạy thẳng qua cầu Bến Ngự, gặp lại đường Phan Bội Châu đi thẳng là Đàn Nam Giao, rẽ trái một đoạn rồi rẽ phải gặp đườngTamThai,chạy thẳng tới Bồn binh xong rẽ phải, chạy thẳng gặp Phường An Tây và Đồn Công An.
Đối diện trụ sở Phường An Tây, bên kia đường nhựa là nhà dân có xen kẻ những ngôi mộ, trong đó có 11 mộ, nhưng chỉ có 9 phần mộ thuộc họ Diêu mà thôi :

1. DIÊU CÔNG NHO
2. DIÊU VĨNH HUẤN
3. DIÊU THẾ DỤ
4+5. ÔNG BÀ DIÊU THẾ CAO (Anh ruột Ông Diêu Thế Dụ)
6. DIÊU KỲ KHIÊM
7. DIÊU THỊ THU (Mộ dời)
8. DIÊU ĐỨC CHỮ (Mộ dời)
9. DIÊU THANH HƯỜNG (Mộ dời)


* Nhà ông Lành ngay sát phần mộ, có bán cà phê.
Điện thoại số : 0543813299
* Nhà Chú Trương Ngọc Thông ở cách mộ không xa lắm, giúp lo mướn người tu sữa, dọn sạch sẽ cũng như chuẩn bị cúng chạp theo yêu cầu của mình.
Địa chỉ : 84 Hoàng thị Loan
Xóm Hằng Thủy An
Thành Phố Huế  
Điện thoại số : 0935423489  &  0543886691