Khen ai "đẽo đá" tuyệt làm sao!
Sát khít vừa nhau chẳng giũa bào!
Lắm kẻ mơ màng khen "đẽo khéo"
Mưa nhiều chân trượt đừng "leo đấy".
Nắng ít rêu trơn chớ động vào
Vẫn thấy khe sâu đồi gió hú
Nên nhìn "đá khéo" sướng là bao!
Nghề này tập trung chủ yếu ở các xã: Nhơn Thành, Nhơn hậu, Nhơn Mỹ… của quận An Nhơn và một số địa phương khác của các quận Vân canh, Tuy Phước, Tây Sơn - những nơi có vỉa đá ong ngầm rộng lớn.
Đá ong là do đất sỏi lâu năm vón kết lại mà thành.
Để có được một hầm (mỏ) đá ong, người ta phải cào, hốt cho hết lớp đất bề mặt rồi dùng xà beng tẩy cho sạch lớp da non, tạo một mặt phẳng rộng chừng ba bốn tấm chiếu trở lên để tiến hành khai thác đá. Dụng cụ chọt đá ong, ngoài xà beng, xẻng còn có choòng chọt đá, và một cái rìu vạt đá cho phẳng. Tất cả những thứ này đều được sản xuất ở các lò rèn trong xã hoặc ở Phương Danh, Đập Đá.
Sau khi có một hầm đá bằng phẳng, người ta dùng choòng (choòng là dụng cụ có lưỡi bằng thép hình chữ v bén, cứng và nhỏ hơn lưỡi xà beng, cán bằng gỗ nặng như chày giã gạo) để chọt vào phiến đá theo từng rãnh nhỏ để cắt ra thành viên đá, thường là theo khổ 15-40 cm, dày 10 cm để xây nhà. Sau khi chọt, cắt giáp vòng viên đá, người ta dùng xà beng xăm mạnh xuống 4 rãnh để cạy viên đá lên nguyên vẹn rồi dùng rìu vạt các gờ còn lồi lõm cho viên đá được bằng phẳng theo đúng kích cỡ.
Cứ thế các hầm đá càng ngày càng sâu vào lòng đất và đất sỏi cũng ngày càng cao thêm ở xung quanh. Lưỡi rìu vạt đá được rèn bằng thép mảnh và nhỏ bằng nửa bàn tay, có cán bằng gỗ nhẹ dài gần 40-50 cm. Đá làm xong được xếp thành từng đống trên hầm để xe ngựa đến chở đi đến các công trình xây dựng.
Chọt đá, đẽo đá đã vất vả thì việc hốt sỏi, dọn hầm cũng vất vả không kém. Những hầm đá mới, còn nông, sỏi được hất ra ngoài bằng xẻng, hầm đá sâu phải dùng đến giỏ, thòng dây kéo sỏi ra khỏi hầm nên tốn khá nhiều công sức. Chọt đá là công việc nặng nhọc nên chỉ phù hợp với đàn ông thanh niên.
Ngày nay, nghề chọt đá ong không còn thịnh hành do sự thông dụng của gạch nung và đặc biệt là các vỉa đá bị khai thác triệt để. Nếu còn chút ít, thì đá ong chỉ được dùng trong các công trình tạo dáng nghệ thuật và xây bộng giếng.
- Những phận đời lam lũ cần mẫn đục đẽo mỗi ngày, biến đá thành cơm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét