Thứ Ba, 31 tháng 1, 2023

TẮC QUẬT ĐẦU NĂM

 


CÂY TẮC

Cây Tắc trái sai nặng trĩu cành
Vàng ươm thịt ngọt vị mùi chanh
Nhìn qua đếm lại đủ trăm quả
Năm chục còn xanh năm chục vàng

Trái Quất năm nay ươm chín vàng
Sum sê sai trái choán đầy cây
Đôi vai nặng trĩu dáng xiêu vẹo
Hờ hững ai xui thiếp gặp chàng

Trận gió thu đông rụng lá vàng.
Lá từ hàng xóm lá bay sang
Vàng bay lá chết cây đơn lẻ
Hờ hững ai xui lá phụ cành.!


CÂY QUẬT

Tân niên Tắc Quật hỏi thăm anh
Quất ở nông thôn đến Thị Thành
Bởi có Xuân về nên họp mặt
Phân cao đất tốt nảy chồi nhanh!

Tắc Quật quê nhà, phát triển nhanh
Hải ngoại có Quất cũng ngon lành
Tết về ươm chín vàng tươi đẹp
Cây Quật quanh năm vẫn mượt xanh.

Quật tết nhà tôi quả trĩu cành
Sum suê lá mướt đậm màu xanh
Vợ Chồng say ngắm tình duyên quất
Thấy ấm trong lòng nên biết xuân.

Cây quật Tết, trái vàng sai, chi chít
Như đèn chùm lủng lẳng kịp đón xuân
Chen vàng tươi, chồi non nụ sắc xanh
Tết đã đến lòng rộn ràng khó tả.

Trần Quốc Sang Ông làm thơ hay quá ông ơi Đông Lợi Long Cảm ơn Trần Quốc Sang. Chúc Cháu luôn vui khỏe, CẢM xúc ngày xuân Tắc kết trái ƠN lộc tràn đầy suốt trọn năm TRẦN gian chào đón ba ngày Tết QUỐC quốc xa nhà thiếu vắng tanh SANG năm Quý Mão, còn bao tháng? CHÁU trở về quê đoàn tụ thôi CỦA cải làm nên, tính toán kỷ ÔNG BÀ chúc Cháu trọn niềm vui. Trần Quốc Sang Dạ chúc ông năm mới dồi dào sức khoẻ ông nhé 🥰 Đông Lợi Long Cảm ơn Cháu nhiều Dangtam Ho 2 bài thơ hay quá ông anh ơi… Anh trồng khéo tay cây sai trái quá 👍❤️ Em mến chúc anh chị cùng các con cháu hưởng mùa Xuân an vui hạnh phúc của năm Quý Mão nhé. Love, Đông Lợi Long Cảm ơn Dangtam Ho. Chục gia đình năm mới an khang, hạnh phúc, vạn sự cát tường... Chồng chuyển Tắc tươi đến tận nhà Vợ lo đóng hộp chuyển đi nhanh Bà con ai muốn order sớm Tránh khỏi chậm tay cháy hết hàng Dangtam Ho 😁👍👏👏👏 Hiểu rồi…hi..hi…😁😍 You have a wonderful day ! Ông anh 🤝💐 Đông Lợi Long Dangtam Ho ... and a lovely evening too Dangtam Ho Yes! Brother 😁👍💐 Trong Nguyen Nụ cười Thắm tươi Yêu đời ! Đông Lợi Long Cảm ơn Anh Trong Nguyen, Chúc gia đình mọi sự cát tường. Cho anh mượn nhé NỤ CƯỜI Cho đông ấp ủ đâm chồi nụ xuân Gọi về ngọn gió lâng lâng Xua tan phiền muộn gót trần đa đoan Xuân sang mai nở THẮM TƯƠI Tiếng chim mừng hót vội vàng gọi nhau Lòng anh chộn rộn xôn xao Trở về cái tuổi ngọt ngào tóc xanh Nàng xuân hoa thắm YÊU ĐỜI Má hồng e ấp một lời mến trao Giấu vào đâu nụ cười duyên Cho đàn bướm lượn cánh mềm bay theo Nuong Huynh ...Cây tắc rất đẹp , báo hiệu một năm vạn sự an lành,thuận lợi . Chúc mừng ! ... "Nhìn qua đếm lại tròn trăm quả Một nửa đang vàng một nửa xanh" . Đông Lợi Long Cảm ơn Nuong Huynh. Chúc Bạn già Võ Lâm vui khỏe, an hưởng tuổi hạc. "Nhìn qua đếm lại tròn trăm quả Một nửa đang vàng một nửa xanh". Nửa chín để dành làm mứt Tắc Còn xanh giữ lại bón thêm phân. Nguyễn Thị Yến Quả chín hái để làm mứt Tết Quả xanh còn lại sẽ to nhanh ?! ... Đông Lợi Long Chào Chị Nguyễn Thị Yến, năm mới, ấm êm hạnh phúc,
Trái vàng làm mứt cúng ngày Tết Còn lại quả xanh sẽ lớn nhanh Kathy Trương Nụ cười đầu xuân... tươi rói 🌹🌹 Đông Lợi Long Cảm ơn Kathy Trương nụ cười đầu xuân.., Lòng em ngàn tiếng suối reo NỤ CƯỜI anh nở mắt che mặt trời Đồi thông hoa cỏ sống đời Con đường dốc thác đợi chờ bóng ai ĐẦU XUÂN nắng nhẹ vờn vai Mai vàng nụ nở thêm vài chùm bông Tân niên vạn sự cát tường Chèo khua con sóng theo dòng yêu thương Cà phê TƯƠI RÓI nụ̣ cười Nụ cười em nhớ cho đời thêm hương Ngày xuân se lạnh đêm trường Hồn thơ anh sẽ, cầu mong cho đời. Bùi Thủy Thơ hay ảnh đẹp tuyệt vời, kính chúc GĐ Anh Chị và các cháu vui khỏe an khang thịnh vượng vạn sự như ý nhé Đông Lợi Long Cảm ơn; Chúc Bùi Thủy một mùa xuân ấm áp, bình yên và hạnh phúc bên gia đình. THƠ HAY tạo cảnh Tết cùng vui ẢNH ĐẸP đề tên mắt lão rồi. Sao buổi đầu xuân êm ái thế! TUYỆT VỜI gắn kết nụ cười tươi Uyen Cong Huyen Chúc mừng năm mới cậu và gia đình thật nhiều sức khỏe và an lành bên những người thân yêu 😍😍😍 Đông Lợi Long Cậu út cảm ơn Uyen Cong Huyen,
Sáng sớm mưa Xuân suốt cả ngày Mồng ba mến chúc Cháu Uyên ta Ba ngày vui hưởng đang còn Tết Êm ấm Dũng Uyên hạnh phúc nhà Uyen Cong Huyen Dạ cháu cảm ơn cậu. Trinh Mai Happy new year, chúc đại gd cậu luôn hạnh phúc thành công Đông Lợi Long Cậu út cảm ơn Trinh Mai Chúc Mừng Cháu Năm Mới Vạn Sự Cát Tường ... Một mùa xuân ấm áp, bình yên và hạnh phúc bên gia đình. Trinh Mai Cảm ơn Cậu Nguyễn Thị Kim Ngân Bỏ đẹp lão lắm bỏ ơi Đông Lợi Long Cảm ơn Nguyễn Thị Kim Ngân Nguyễn Thị Kim Ngân OK nhen bỏ Binh Tran Chúc mừng năm mới bình an, sức khỏe ạ ! Đông Lợi Long Bác cảm ơn Cháu Binh Tran. CHÚC MỪNG Cháu, mọi điều như ý NĂM MỚI vui, tràn ngập nụ xuân SỨC KHỎE tốt, tràn đầy sức sống BÌNH AN luôn, đẹp dạ mong cầu

Binh Tran
Dạ chau cam on bác

Hue Dieu Phân cao đất tốt nảy chồi nhanh! Nếu bận rộn cháu Nội quá…quên thì sao hén!?! … 😅😂🤣 thì Tắc Quật “ thôi… thôi đói quá tiêu tiêu rồi… may ghê còn nhớ đến mình hen ! 🤣🤣🤣 Đông Lợi Long Cảm ơn O Hue Dieu nhắc nhở Cậu út nông gia. Phân cao đất tốt, nẩy chồi nhanh! Nếu bận cháu thơ nhớ phải dành Cần chút thời gian chăm tưới nước Bón phân phơi nắng tốt cây xanh Cho ăn bốn bữa, mèo homeless Sớm trưa chiều tối phải bận canh Nhì phân, nhất nước phân ranh Tam cần tứ giống rõ ràng nhớ luôn Tắc Quật anh trồng chăm bón tốt Đói phân thiếu nước chẳng bao giờ Nông gia chuyên nghiệp có bằng cấp Tốt nghiệp bốn năm cải tạo đời.👨‍🎓 Hue Dieu Đông Lợi Long hết xảy à nhen! Nghe xong Quý Mão cảm xúc vô ngần. Biết mần răng đáp lễ bây chừ!?! Thôi thì ráng dancing 💃🕺một vài điệu để trả lễ cho Cậu Út phải khôn nợ!!!😂😂😂 thôi thì như rứa Cậu Út hí!!! Đông Lợi Long
Cảm ơn em gái Hue Dieu

"Tom Cat" nhịp nhàng, từng bước nhảy Khoan thai lắt bụng thật khoan thai "Jerry" chân chạy, "Mouse" trốn "Cat" giấu trong tay những vuốt nanh.


Thứ Hai, 30 tháng 1, 2023

TỜ LỊCH CUỐI


NGÀY 31-01-2022 (DƯƠNG LỊCH)

NHẰM NGÀY 29 THÁNG CHẠP NĂM TÂN SỬU

Vậy là, tờ lịch cuối cùng của năm Tân Sửu cũng tới lượt ra đi. Ngày cuối cùng của năm cũ, ngày mà thời gian chẳng chờ đợi ai cả, nhưng mỗi phút qua đi, mỗi khoảnh khắc cảm xúc: yêu – thương – giận – hờn, những âu lo muộn phiền cho cuộc sống, trong công việc, cả nước mắt và nụ cười đã diễn ra như một cuốn phim với đủ đầy màu sắc của cuộc đời.

TỜ LỊCH CUỐI CÙNG CỦA NĂM ÂM LỊCH

Thầm lặng chơ vơ, tờ lịch cuối
Giấy nền còn sót một tờ thôi
Trên từng con số màu trắng mượt
Ghi lại tháng năm, lặng lẽ trôi

Níu kéo thời gian, xin chậm lại
Cho đời vui sống được dài hơn
Thêm tình yêu mến, ngày mong nhớ
Làm giảm bớt đi nổi giận hờn

Lớp trước chẳng còn, chờ sống mãi
Cháu con xa xứ khó chờ mong.!
Mai nầy biết có, còn ai nhớ.?
Tết đến xuân về, giữ được không.?

Thao thức nhớ thương, ngóng đợi trông
Ngọt ngào ngày tháng vẫn yên lòng
Gọi tên con cháu thêm vui sống
Làm bạn với nhau thỏa ước mong.

ĐÊM BA MƯƠI

Đêm nay nữa, ta ôm từng kỷ niệm
Gom không gian, xóa sạch hết muộn phiền
Để một lần được tìm lại chính tôi
Gọi xuân đến giữa tim côi nóng hổi

Đâm chồ̀i non, tách nụ̣ lúc về đêm
Mai trước ngõ, cánh vàng thêm rực rỡ
Nhiều loại Cúc, hoa Hồng, Lan tím đỏ
Tạo sắc màu lại nhắc nhớ khó quên

TIẾT XUÂN NHỚ

Mỗi độ̣ Xuân về, cây tách vỏ
Mai vàng hoa nở tối ba mươi
Sớm mai đầu ngõ hương ngào ngạt
Một bóng sớm về, nắng vắt vai

Chợt thấy minh như, tuổi trẻ thơ
Bồi hồi rơi lệ khóc mong chờ
Bâng khuâng nhớ đến, ngày Xuân trước
Bẻn lẻn bên thềm đợi mẹ cha.

Bây chừ đã khuất, còn đâu thấy
Hương khói nhan đèn, phụ mẫ̃u thân
Đêm tối tất niên con vái lạy
Cầu mong siêu độ chứng song thân

ĐÊM TRỪ ṬICH

Đêm trừ tịch, còn được gọi là đêm ba mươi, khoảng thời gian từ 11 giờ tối đến 1 giờ sáng, thời khắc giao thừa giữa năm mới và năm cũ.
Đêm trừ tịch là khoảng thời gian thiêng liêng nhất của năm khi các gia đình sum họp, chuẩn bị đón năm mới với những điều tốt lành sẽ đến và tiễn trừ năm cũ.

Từ biệt xứ, ta trở về ngơ ngác
Thềm rêu buồn quạnh vắng bước chân ai
Lòng ta như con nước chảy làm hai
Những dòng xoáy cuộn sóng đời hiu hắt

Chiều ba mươi, lặng ngắt buổi xế tà
Nhìn quanh quẩn thật xót xa đơn chiếc
Nỗi trăn trở người viễn phương cách biệt
Gió chiều tàn còn chỉ biết nhớ thương.

Đêm trừ tịch, thắp cho mình ngọn nến
Chén rượu đầy, nghiêng hắt xuống cội hoa
Giao thừa lúc, giọt lệ rời khoé mắt
Nhớ quên gì rồi cũng sẽ phôi pha.

QUA BỐN MÙA


BỐN MÙA

THU về nhặt hết lá vàng
ĐÔNG sang giá lạnh, vợ chồng bền lâu
XUÂN này ta vẫn còn nhau
HẠ mang ve đến khóc sầu làm chi.!
Bốn mùa lần lượt trôi đi
Soi gương chợt thấy, cả hai đã già
Nghĩa tình mãi giữ đậm đà
Vui cùng con cháu cửa nhà ấm êm!

VỀ NGUỒN.

Đường về quê ngoại tuy xa!
Nhưng lòng vẫn muốn ghé nhà hỏi thăm
Vườn cau ngoại đã từng chăm
Bờ tre sau trước bóng râm đường làng
Hoa cau thơm ngát nụ vàng
Vườn bên mượt lá trầu càng thêm xanh
Cau dầy vôi trắng trầu xanh
Vị cau nồng ấm miếng trầu ngoại ăn

Bây chừ ngoại đã không còn
Nhưng ta vẫn giữ tình làng nghĩa quê
Dẫu rằng tình cảnh chia lìa
Giữa trong tim ấy tình quê rộn ràng
Ai ơi xin chớ buồn than
Trăng kia vẫn sáng quê làng ngoại thôi.
Tộc HÀ, LA CHỮ quê tôi
Trái tim xa xứ - khắp nơi nhớ về...

QUÊ HƯƠNG.

Bóng tre che mát đường làng
Quê hương ta đó muôn vàn nhớ thương.

Đông về tuyết phũ đây trời
Thay mầu đổi sắc đón mời thi nhân
Thiên nhiên tươi đẹp muôn phần
Gom lời kết chữ dệt vần tặng nhau.

Thu đi, Đông đến, Xuân về
Người đời thất thập tưởng xa hóa gần
Đông ơi.! sao quá vội vàng
Người về "một cỏi" muôn ngàn xót thương

XUÂN NGẬM NGÙI.

Xuân đến cuối tháng ba
Mưa ướt nhòa lối cũ
Nụ tầm xuân ủ rũ
Đợi nắng hè bước sang.
Gió dặt dìu mênh mang
Ru hồn người lữ thứ
Bao dặm dài viễn xứ
Ta chạnh buồn chênh chao.
Một lời nói gửi trao
Mà sao người giữ mãi
Lòng ta buồn hoang hoải
Tháng năm chờ mong ai.
Trăng khuyết nửa chia hai
Ta hai đường chia nửa
Anh có còn về nữa
Khúc giao mùa đang sang.
Lời ru nào mênh mang
Cho lá vàng rơi nhẹ
Một lời thôi khàng khẽ
Người giữ hoài không trao.
Tim bỏng cháy khát khao
Hạ về mang đốm lửa
Tim ta thêm lần nữa
Cháy âm ỉ không nguôi.
Lời ru cho nhau thôi
Ai quên rồi không nhớ
Phải chi duyên không nợ
Ta ngậm ngùi ru ta.!

Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2023

NĂM CANH TÝ NÓI VỀ CHUỘT.

 


Theo lịch Ta và lịch Tàu, mỗi năm mang tên một con vật: Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Năm nay là năm Canh Tý, tức năm Con Chuột, xin gửi đến các Anh Chị, Bạn bè những sưu tầm, tản mạn về con chuột. Chuyện về chuột thì vô số, không sao kể hết...
Trước hết, theo sinh vật học thì loài chuột có lông nhiều dày rậm, lỗ tai nhỏ, mỏ và đuôi dài. Chuột lại là loài gặm nhấm, sinh sống ở khắp nơi trên thế giới, có nhiều loại khác nhau, Chuột (Rattus) có tới 570 loại giống, đây là một giống vật nhiều loại nhất, so với bất cứ loại động vật có vú nào. Chuột nhắt (Mus) cũng có khoảng 370 loại. Cũng theo ước tính của các nhà khoa học thì hiện nay trên thế giới có khoảng trên 4 tỷ con chuột, nghĩa là khoảng hơn 1/2 dân số loài người trên thế giới (7.8 tỷ năm 2020). Phổ biến là chuột nhắt, chuột nhà, chuột cống (rất mất vệ sinh vì sống ở dưới cống và ăn đồ phế thải do cống tháo ra, đây là thứ chuột thành phố, rất dễ truyền bệnh, đặc biệt là bệnh dịch hạch), chuột đồng, chuột nhảy (gerbil), chuột lang, hamster (chuột đất vàng), chuột túi (không nhầm với kangaroo), chuột sóc, chuột sao, chuột sạ, chuột nước, chuột chù hay chuột xạ (rất hôi), chuột vòng và chuột bạch (nuôi làm cảnh trong nhà)...
Trong các loài chuột phổ biến ở Việt Nam, dân gian Việt có các tên gọi thông thường như:
- Chuột nhắt là loại chuột bé tí teo, sống trong nhà, nhất là trong xó bếp để dễ kiếm cơm thừa, canh cặn, lục niêu, lục nồi. Chuột này đã thành người thân trong gia đình, rất trung thành, có đuổi cũng chỉ chạy, không chịu bỏ đi.
- Chuột đồng, ăn lúa và sống ngoài trời nên to con. Chuột đồng tượng trưng cho kẻ tung hoành dọc ngang, không chịu ru rú trong xó bếp, nhưng muốn sống tự do giữa nơi trời cao đất rộng. Đến mùa lúa, chuột đồng béo u béo nần. Chuột mùa này đang mập, nông dân bắt về lột da, mổ bụng, rửa sạch và bán cho khách ghiền thịt chuột từng bao bố. Hiện nay ở Việt Nam, dân nhậu nhẹt khoái món đặc sản rắn. Người ta săn rắn ráo riết khiến chuột được thảnh thơi ăn lúa và sinh sản con cái đầy đàn. Nông dân kêu Trời không thấu.
- Chuột xạ cũng thường gọi chuột chù, có thân hình nhỏ con, mỏ dài và nhọn, đuôi rất ngắn. Đặc biệt nó có mùi hôi xạ khó ngửi cho nên có cái tên là chuột xạ và mèo cũng sợ mùi xạ hương này, nên cũng lánh xa. Chuột xạ không cắn phá và lanh lợi như chuột nhắt, nó thường ở hộc tủ, gầm giường hay trong hang và đi sát đất, rất chậm lụt, thường kêu chít chít như chuột rúc vậy. Trong dân gian thường cho chuột rút là điềm may mắn hay phát tài: Thứ nhứt đơm đóm vào nhà, Thứ nhì chuột rúc, Thứ ba hoa đèn.
- Chuột dừa là loại chuột thường sanh sống ở trên cây dừa, ít xuống đất, nó chỉ cắn phá cây dừa và ăn cơm dừa, uống nước dừa mà sống, thân hình nó lớn bằng cườm tay. Vì thế, nó mới có tên là chuột dừa, loại chuột này thường thấy những tỉnh trồng nhiều dừa như ở Bến Tre, thịt nó thơm ngon đặc biệt, bởi vì nó ăn uống bằng trái dừa rất tinh khiết.
- Ngoài những loại chuột hoang nói trên, chúng ta còn thấy loại chuột được người nuôi để làm cảnh. Đó là chuột bạch, đây là loại chuột nhỏ con, có lông màu trắng và thường thấy ở bên Tàu, cho nên nó có tên là chuột Tàu. Người nuôi chuột bạch hay chuột tàu phải tốn tiền mua chuột, mua lồng chuột đặc biệt để nó biểu diển và tốn thức ăn chớ không phải như các loại chuột hoang khỏi chăm sóc gì cả. Nhưng bù lại, người nuôi chuột này được xem những trò biểu diển của nó và làm cảnh cho vui cửa vui nhà.
Không ai biết nguồn gốc của chuột. Mọi người đều cho là do thiên nhiên tạo dựng nên các sinh vật trên trái đất, giống như chuyện trong kinh thánh nói về việc tạo dựng nên vũ trụ và con người phát xuất từ đất bùn, Chúa nặn lên tổ tiên của loài người là Adam và Eva.
Có một câu hỏi đặt ra, mà cho đến ngày nay vẫn chưa có câu giải đáp. Tại sao tổ tiên của chúng ta lại chọn loài chuột đứng đầu cho 12 con giáp? Mà lại không chọn con vật khác? Chưa có câu trả lời chính xác. Truyền thuyết lưu truyền trong dân gian về vị trí đầu tiên của Chuột trong 12 con giáp cũng rất đa dạng.
Câu chuyện sau đây được chú ý nhiều hơn.
Mèo và chuột là bạn với nhau. Mèo nghe nói Ngọc Hoàng muốn chọn 12 con vật làm con vật cầm tinh cho con người. Mèo rủ chuột sáng sớm hôm sau cùng đi. Trong lúc mèo còn ngủ say thì chuột một mình đi trước đến kịp được chọn vào 12 con vật này. Nhưng phân định thứ bậc sao cho hợp lý phải có kỳ thi tuyển chọn. Trâu chạy về đích trước tiên nhưng không hay chuột nhẩy lên lưng trâu lúc nào. Khi tới đích thì chuột kịp thời nhảy lên hàng đầu. Thế là chuột khôn lanh đã chiếm được vị trí đầu trong 12 con giáp. Vì thế người xưa cho rằng chuột thông minh nhất trong các loài vật nên được xếp đứng đầu.
Có một giả thuyết khác cho rằng: Sở dĩ chuột được đứng đầu trong 12 con giáp, vì theo các khoa học gia cho biết vào giờ Tý khoảng từ 23 giờ khuya đến 02 giờ sáng là giờ chuột hoạt động rất mạnh, đi cắn phá và kiếm ăn. Giờ đó chúng rất tỉnh táo và bén nhậy. Cũng trong thời điểm đó, đa số các cặp vợ chồng chọn là giờ để ân ái (giờ Tý canh ba). Giờ này yên tịnh, những người thân hoặc con cái trong gia đình đang yên giấc ngủ. Lợi dụng giờ giấc này, các cặp vợ chồng thức dậy, khều nhau cùng diễn trò mây mưa, “trùm mền múa lân”. Nên phụ nữ thường hay cấn thai vào giờ Tý. Do đó mới có sự phát sinh ra nhân loại lan tràn trên trái đất. Vì vậy chuột được coi là con vật làm chuẩn đứng đầu 12 con giáp. Chuột là con vật ranh mảnh khôn ngoan, khó lòng bị tiêu diệt hết.
Chúng tôi vui nhất là ở bậc tiểu học, Trường Trần quốc Toản thành nội Huế, các thầy còn sáng tác những ca khúc hài hước, để giúp học trò vui học như thầy Lê Cao Phan với bài ca Ba bà đi bán lợn xề, vui nhất là ca khúc "Chú chuột cắp trứng" và bài Hai chú gà con của thầy Ngô Ganh:
Chú chuột cắp trứng ra không biết làm sao kéo đi.
Bèn gọi chú khác vô chú kia bày mưu khó gì!
Anh nằm ngữa bốn chân, anh lo ghì ôm trứng đi.
Tôi liền cắn cái đuôi kéo anh về hang, tức thì!
Một chú ôm trứng nằm – Vênh cái râu lên trời
Chú kia dô cái mồm – Cắn cái đuôi kéo dài
Hè dô ta – Nào đi lên – Hè dô ta – Á !!!
Người ta thường kể: Chuột muốn tha một cái trứng gà to về ổ mà không bị bể, chuột đã biết để một con nằm ngửa ôm trứng, miệng ngâm đuôi con khác để con này kéo về ổ...Loài chuột, do đó, được tiếng tinh khôn, có tài "ngũ kỹ" gồm năm cái khéo, theo sách Tuân Tử : bay, leo, bơi, đào, chạy. Mỗi gia đình loài chuột có khá đông nhân khẩu, tồn tại theo kiểu đại đồng đường, đứng đầu là một Đại lão Thử có tổ chức hẳn hoi. Về thể lực, chuột có thể chạy marathon một mạch đường dài 15 km. Khi gặp nguy hiểm, chuột còn tài đu bám ngửa bụng lên trời và trong trường hợp khẩn cấp, chuột có thể leo thoăn thoắt theo phương thẳng đứng trên mặt tường hoặc bò theo phương nằm ngang theo mặt trần nhà. Chuột cống lớn có thể nhẩy vọt lên cao đến 1,5 m gấp mấy chục lần chiều cao bản thân. Ấy là chưa kể tài bơi lội như rái cá dưới nước của chuột.
Các nhà khoa học nhận định “Chuột có khả năng tiên tri và linh cảm cực kỳ phi thường. Không những thế chuột còn có khả năng thông tin cho đồng loại”. Michel Daniel qua sách “Loài chuột bạn trong bóng tối của chúng ta”, sau hai chục năm nghiên cứu tác phong và suy nghĩ của chuột, tin rằng “Chuột là loài có vú thông minh thứ ba chỉ sau con người và Hắc tinh”.
Các nhà nghiên cứu cho biết: Khi chuột nhà gặp một con chuột lạ xuất hiện, trưởng bầy chuột sẽ xua đuổi hoặc chiến đấu với con chuột lạ cho tới khi chuột lạ bỏ chạy, hoặc tiêu diệt nó. Chuột tiết ra một mùi riêng để chúng dễ nhận diện ra bà con. Trong trường hợp chuột chồng phải đi xa kiếm ăn, hoặc vắng nhà. Chuột vợ ở nhà cho chồng mọc sừng. Hoặc có tên chuột đực nào gian manh đến tán tỉnh, tằng tịu với chuột cái, chuột chồng về, sẽ trừng trị chuột cái cho đến khi cái mùi của tên chuột đực dê xồm được gió cuốn bay đi hết khỏi lông của chuột vợ, thì chuột vợ mới được chồng tha…
Chuột mạnh và hung dữ hơn chúng ta nghĩ rất nhiều. Người dân ở miền Tây thường bảo chuột cắn chết gà vịt, thậm chí nó cắn chết cả mèo. Với các động vật như chim nuôi thì lại càng không thể nào là đối thủ của chuột. Người ta so sánh: Nếu con chuột to bằng con mèo, nó có thể cắn chết 1 con chó. Nếu con chuột nhắt to như con chó, nó thừa sức cắn chết 1 con ngựa. Còn nếu nó to bằng con ngựa, thì nó không ngán bất cứ con vật nào thậm chí nó đục thủng cả căn nhà bạn chỉ trong vài phút!
Họ hàng nhà chuột quả có khả năng đặc biệt để sinh tồn. Chuột cũng chịu đựng liều phóng xạ cao hơn các loài động vật khác. Chuột đàn còn được gọi là chuột đen hoặc chuột tàu – có kích thước nhỏ hơn so với chuột cống, rất mắn đẻ. Chuột chửa 19 đến 22 ngày. Mỗi năm đẻ 5 đến 7 lứa, mỗi lứa 6 đến 10 con. Chuột con chỉ sau ba tháng đã lại sinh sản. Chuột sống 3 đến 4 năm.
Theo thống kê cho biết: chuột cái, nếu cứ mỗi lần sanh sản “mẹ tròn, con vuông” thì khoảng sau 3 năm, nó sẽ có đến 5 đời: Con, cháu, chắt, chút, chít có thể lên đến hàng triệu con. Nếu không có loài người và những sinh vật sát hại chúng như: mèo, chó, rắn, diều hâu, chồn, cáo, vv.. giết và ăn thịt chuột, thì chẳng bao lâu chuột sẽ sinh nở kín trái đất.
Thế nhưng có chuyện lạ “chuột tự sát tập thể”! Vào đầu tháng 5, năm 1995 xẩy ra ở vùng Tân Cương bên Trung Cộng, trên một vùng rộng khoảng 10.000km2. Chuột kéo đến các ao hồ, từng đôi một cắn đuôi nhau lao mình xuống nước chết. Chỉ sau vài ngày, các hồ ao trong vùng, xác chuột nổi kín mặt nước. Mỗi khi sinh sản quá nhiều, chuột lại có hiện tượng tự sát chết bớt đi là vậy. Thiên nhiên quả thật kỳ diệu!
Do chuột phải luôn luôn gậm nhấm để mài mòn răng, nếu không răng sẽ dài ra không thể ngậm miệng lại được. Một con chuột cống cần lương thực sống khoảng từ 50 đến 100g mỗi ngày. Một thành phố có khoảng trên dưới 10 triệu con chuột thì mỗi năm sẽ mất khoảng 20.000 tấn lương thực, thực phẩm cho chuột. Tuy nhiên, Trời sanh voi thì phải sanh cỏ, sanh chuột thì phải sanh mèo hay rắn để “cân bằng” với chuột, nếu không loài người khó sống nỗi với chuột, bởi tai họa về chuột tạo nên.
Loài chuột cũng tạo nên nhiều dịch bệnh, như bịnh dịch hạch trong lịch sử đã làm cho sự chết chốc lên đến hàng trăm ngàn người tại nhiều nước trên thế giới, như tại Athène (Hy Lạp) vào năm 429 trước Công Nguyên, hoặc các nước khác như Ai Cập, Thổ Nhỉ Kỳ, Ý Đại Lợi, Pháp, v.v. cũng bị sát hại vì bịnh dịch này, người ta đã thống kê chỉ 7 năm, kể từ năm 1346 đến năm 1353 số người bị chết trên thế giới như sau: Âu Châu gần 25 triệu người và Á Châu cũng gần 23 triệu người và được người đời xem như là một thiên tai.
Vì chuột thường đem tai họa đến cho loài người như vậy, nên người thường kiếm đủ cách để loại trừ chuột như : thuốc chuột, đặt bẫy chuột, dậm cù chuột, v.v. Có nơi khi bắt được chuột còn sống, người ta may lỗ đít nó lại, rồi thả nó trong nhà, nó bị bí ỉa cho nên nó rượt đuổi, cắn đồng bọn chạy khỏi hang và cắn chết luôn mấy con chuột con, sau đó nó cũng chết theo luôn.
Ngoài nghĩa đen, loài chuột còn ám chỉ tham quan, ô lại. Cùng nghĩa ấy Nguyễn Bỉnh Khiêm, có bài Tăng thử (Ghét chuột), dữ dội, với câu thơ: "Thành xã ỷ vi gian, Thần nhân oán mãn phúc." (Chốn thành xã dựa vào, mà làm điều gian, Cả thần và người đều oán chứa đầy bụng.) Con chuột, không những tàn phá đồng áng, mà còn ẩn nấp, dựa vào nơi tường thành, đàn xã (bàn thờ xã tắc) để làm điều gian xảo.
Tuy nhiên, loài chuột cũng giúp ích cho nhân loại trong y học do đặc tính sinh học của chuột gần giống con người. Chuột nâu (Rattus norvegicus) được xử dụng để làm chuột thí nghiệm, phục vụ cho hoạt động nghiên cứu nhằm tìm được các loại thuốc trị bịnh. Những con chuột túi khổng lồ châu Phi, được huấn luyện để phát hiện bom mìn, đang góp phần vào cuộc chiến chống lại bệnh lao ở Tanzania và Mozambique.
Thời đại không gian vũ trụ, Chuột không chỉ quanh quẩn trong hang hốc, trong xó nhà hay lang thang ngoài ruộng rẫy mà nhảy phốc lên phi thuyền bay vào không gian:
- Ngày 3 tháng 11 năm 1957, Liên Xô đã phóng con chó Laika lên vũ trụ trên tàu Sputnik 2. Tuy nó chết trong nhiệm vụ không gian, nhưng vẫn được ghi nhận là động vật đầu tiên được phóng lên vũ trụ và bay quanh Trái đất.
- Chương trình tên lửa của Pháp bắt đầu vào năm 1961. Căn cứ của Pháp ở Sahara trước đây đã từng phóng thử nghiệm với hành khách là ba con chuột.
- Tàu vũ trụ Dragon (Mỹ) phóng lên không gian bay đến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) ngày 5/12/2019 mang theo 2.585 kg hàng hóa bao gồm thiết bị khoa học, đồ tiếp tế cho phi hành đoàn và đặc biệt là một nhóm "siêu chuột" được cải tiến về mặt di truyền. Những con chuột có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm Jackson ở bang Maine được chỉnh sửa gene để tăng cường sự phát triển cơ bắp. Chúng được đưa lên ISS để nghiên cứu về sự mất cơ và xương của sinh vật sống trong môi trường không gian. Với thí nghiệm này, giới khoa học kỳ vọng sẽ tìm ra cách ngăn chặn tình trạng thoái hóa cơ bắp và xương.
Ngày nay, trong máy điện toán, con chuột là bộ phận thân thiết nhất với bàn tay, Chuột trở thành vật thiết thân của mọi cỗ máy vi tính hiện đại, có lẽ dịch từ tiếng Anh Mouse, tiếng Pháp Souris, là chuột nhắt, chứ không phải là chuột cống (Rat - mang âm vang xấu hơn.) Điều này thì dẫu ngày xưa ông bà ta có cỗ máy của thời gian của Doremon cũng không thể nào hình dung nổi. Và cái chú chuột này có tài thiên biến vạn hóa còn hơn cả Tề thiên Đại thánh lẫn Doremon…
Riêng thịt chuột là một đặc sản thực phẩm đáng kể. Ở Long Xuyên, Châu Đốc, Cần-Thơ, Ô Môn, Rạch Giá, Sa Đéc, Sóc Trăng ... vào mùa bắt chuột, thì thấy chuột được bày bán trắng phếu, vì đã thui và lột da xong, người mua đem về chế biến món ăn về chuột như: chuột nướng, chuột chiên tươi hay muối với sả ớt, chuột xào hành, chuột bầm xào lá cách hay lá lốt hoặc chuột bầm rồi ướp gia vị để làm nhân bánh xèo v.v.. Thịt chuột 7 món, khoái khẩu dân nhậu:
- Chuột luộc ướp lá chanh
- Chuột xào
- Chuột chiên dòn
- Chuột nấu đông
- Chuột giả cầy
- Chuột xào chua ngọt
- Chuột sốt da chua...
Ở miền Tây vào mùa nước lớn người ta dẫn chó theo lên xuồng, chống sào vào các bụi tre hay các bụi rậm, lấy đòng (một loại cây nhọn) đâm chuột, nhiều chú chuột bị động, sợ nhẩy xuống nước trốn, chó đuổi theo bắt lại. Vào mùa khô thì dẫn chó ra cánh đồng, thấy hang, ổ nào nghi là có chuột, đốt nùi rơm, hun khói thổi vào trong hang, chuột, rắn bị ngộp chui ra, phóng chạy, chó thoải mái rượt theo, cạp lưng chuột mang về giao cho chủ.
Theo khách du lịch kể lại, bên Trung Cộng ở tỉnh Vũ Hán (nơi phát tán Coronavirus) có một khách sạn lớn, chuyên nhận chiêu đãi du khách đặc sản thịt chuột 10 món. Những món thịnh soạn này được các chú Ba biến chế từ 100 con chuột đồng. Món Fillet chuột được nhiều thực khách ưa chuộng. Chợ tỉnh Quảng Tây bán chuột sống, chợ Quảng Đông bán thịt chuột đóng hộp. Dân Phúc kiến cho rằng, thịt chuột có cái lườn là ngon nhất.
Trung Cộng cũng còn món thịt chuột độc đáo nữa là thịt “Chuột Bao Tử”. Món này được chế biến từ loại chuột đồng baby, được bắt đem về nuôi từ lúc còn nhỏ, cho chúng ăn bằng gạo trộn lẫn với trứng gà và các vị thuốc bắc, uống nước sâm và nước ép trái lê. Khi chuột đủ lớn, thụ thai vừa sanh con, chuột con còn sống được cột chặt, cho vào làm nhân bánh, như nhân bánh bao. Đây là một trong 7 món đặc biệt mà Từ Hy Thái Hậu đã chiêu đãi các sứ thần vào đêm giao thừa khoảng năm 1877 Tân Tý.
Nhân dịp mừng Xuân Canh Tý 1874. Tiệc được chuẩn bị trước trong thời gian 11 tháng 6 ngày, có 1750 người phục vụ, tốn kém 98 triệu hoa viên thời bấy giờ tương đương 374 ngàn lượng vàng ròng, gồm 400 thực khách và kéo dài suốt 7 ngày đêm bắt đầu giờ giao thừa Tết nguyên đán năm Canh Tý. Đó là món Sâm Thử tức là con chuột được nuôi bằng sâm. Nguyên đại sứ Tây Ban Nha thuật lại rằng, đến món ăn đặc biệt ấy thì có một ông quan đứng lên giới thiệu trước rồi quân hầu bưng lên bàn tiệc cho mỗi quan khách một cái dĩa con bằng ngọc trong đó có một con chuột bao tử chưa mở mắt, đỏ hỏn hãy còn cựa quậy, nghĩa là một con chuột bao tử sống. Bao nhiêu quan khách thấy thế chết lặng đi... Mọi người nhìn nhau. Bà Từ Hi Thái Hậu cầm nĩa xúc con Chuột bao tử ăn để cho mọi người bắt chước ăn theo. Con chuột kêu chít chít, người tinh mắt thấy một tia máu vọt ra ... Hoàng Đế Trung Hoa thông thả vừa nhai vừa suy nghĩ như thể muốn kéo dài cái thú ăn tuyệt diệu ra để cho cái thú ấy thấm nhuần trí óc và cơ thể... Không một ông nào lên tiếng, vì các ông đại diện không biết ăn chuột bao tử như thế là văn minh hay dã man.
Trong quyển Món Ăn Lạ Miền Nam, tác giả Vũ Bằng tường thuật món sâm thử như sau: Chuột mới đẻ đem nuôi trong lồng kính cho ăn toàn sâm thượng hảo hạng và uống nước suối, đến khi đẻ ra con thì lấy những con đó nuôi riêng cũng theo cách thức đó để sanh ra một lớp chuột mới, nhưng lớp chuột mới nầy vẫn chưa dùng được. Cứ nuôi như thế đến đời thứ ba, Chuột mới thực là "thập toàn đại bổ", người ta mới lấy những con chuột bao tử của thế hệ mới này ra ăn và ăn như thế thực là ăn tất cả cái tinh hoa, bén nhậy, khôn ngoan của giống chuột, cộng với tất cả tính chất cải lão hoàn đồng, cải tử hoàn sanh, tráng dương bổ thận của cây sâm vốn được y lý Đông Phương đặt lên hàng đầu thần dược từ cổ chí kim trong trời đất ...
- Chuột Nhắt
- Chuột Đồng
- Chuột Xạ
- Chuột Dừa
- Chuột Bạch

Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2023

GIA ĐÌNH.



  • Gia đình hay còn gọi là nhà. Là nơi cho bạn niềm tin, động lực và sức mạnh để làm tất cả mọi thứ. Gia đình cũng chính là nơi để bạn tìm thấy sự bình yên, che chở và an ủi khi gặp những nỗi buồn, những thất bại trong cuộc sống. Vì vậy không có gì quan trọng bằng gia đình cả, hãy trân trọng và giữ gìn hạnh phúc lớn nhất của bạn nhé - đó chính là Gia đình!
  • Hai cây nến của Gia đình, đã thắp sáng bao suy tư trong mỗi thành viên trong Gia Đình. Cha và Mẹ là ánh sáng từ đó, soi rọi con đường cần phải đi trong cuộc đời của con cái... Con đường của tình yêu thương dành cho gia đình, bạn bè và cả những người xa lạ. Mỗi người trong chúng ta cũng nhận ra rằng thước đo một con người không phải ở vật chất hay sự giàu sang, mà là tấm lòng, trái tim và nhân cách của họ. Ba mẹ con cái, tuy sống trong một căn nhà đơn sơ nhưng họ luôn luôn hạnh phúc, bởi vì hạnh phúc của họ đến từ những điều vô hình nhưng lại vô cùng quý giá: tình thương và sự quan tâm dành cho nhau.
  • Cuộc sống luôn có cả niềm vui lẫn nỗi buồn, một trái tim bình dị và giàu tình yêu thương, cũng như sẵn lòng tha thứ; Sẽ khiến cuộc sống trở nên ý nghĩa, tốt đẹp hơn.

  • Khi rời xa, mới nhận biết gia đình.
  • Nơi in dấu niềm vui từng cử chỉ
  • Biết hạnh phúc phải đâu nào xa xỉ.
  • Với nụ cười, đủ ấm cả con tim.

  • Luôn giữ mãi, gia đình trong một góc,
  • Để nhớ mong, để thương xót âm thầm
  • Nỗi buồn đừng làm mẹ suốt đêm thâu
  • Đừng chia cách mối tình thâm cha mẹ

  • Niềm hạnh phúc, nơi gia đình đang có
  • Anh chị em, cha mẹ với ông bà
  • Cả xóm giềng, bên cạnh những người thân.
  • Luôn chia xẻ và lắng nghe tâm sự

  • GIA ĐÌNH là nơi đã sản sinh, dưỡng dục chúng ta từ khi chập chững cho đến lúc trưởng thành, để hội nhập với xã hội.
  • Từ đó, cuộc đời của mỗi người là một hành trình dài với biết bao trải nghiệm, có tiếng cười giòn giã, có những giọt nước mắt buồn tủi, có niềm tin chiến thắng và cũng có bài học từ sự thất bại.
  • Một tâm hồn vô tư sẽ mang lại sự phong phú cho cuộc sống, một trái tim bình dị và giàu tình cảm yêu thương sẽ khiến cuộc sống thăng hoa, trở nên tốt đẹp hơn.
  • Đời người không cần quá cầu kỳ, đầy đủ mọi thứ. Trong cuộc sống, chỉ cần làm đúng hướng theo kim chỉ nam, noi theo ánh sáng soi đường căn bản của hai cây nến và XỬ DỤNG đúng những hành trang mang theo khi vào đời; Tất cả hoà quyện với trái tim chân thành, đối đãi với mọi người bằng bản tính thiện lương vốn có trong con người mình, sẵn sàng chở che và hy sinh lợi ích cá nhân của mình cho Gia đình, Tha nhân, như vậy, chúng ta đã là người hạnh phúc và giàu có nhất trên thế giới này rồi.

Thứ Năm, 26 tháng 1, 2023

CÙNG CẢNH NGỘ NÊN TA DỄ ĐỒNG CẢM


ĐỒNG CẢM

Dangtam Ho
"Câu chuyện trên ĐT. rất đồng cảm.
Vì nó gần giống như chuyện của chính GĐ. ĐT. Ba ra đi về cõi Phật để lại mẹ và 9 chị em 6 gái 3 trai. Ngoài ĐT. thì cô em gái mới vừa vào 2 đại học . Và cứ thế mẹ con dìu dắt nhau nơi đất khách thắm thoát đã 39 năm rồi.
Nghĩ đến những bà mẹ góa bụa thật vất vã để nuôi con và ra đường không được trọn vẹn một mái ấm...khi những người khác tay trong tay cặp đôi dìu dắt con mình dạo phố, hoặc cảnh chồng, cha đi làm về vợ con quây quần bên mâm cơm".

TRẠNG THÁI CẢM XÚC.

Đau buồn là một quá trình tự nhiên, một trạng thái cảm xúc mạnh căn bản, một sự trải nghiệm phổ biến chỉ có ở con người chúng ta. Đây là một quá trình tự nhiên kéo theo sự trải nghiệm thật khó khăn trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Mọi người đau buồn vì bị mất đi người thân yêu; Trong đó có chị DT và tôi, tuy nhiên mỗi người một cảnh có khác nhau. Nhưng tựu trung sự xót thương, đồng cảm là chuyện theo bản năng tự nhiên của mọi cá nhân chúng ta.
Cảm giác đau buồn đó thường sâu sắc. Sự mất mát chồng hoặc vợ, con cái hoặc cha mẹ ảnh hưởng rất lớn đến đặc điểm bản thân, cách mà chúng ta tự xác định mình là một người chồng, người vợ, người cha, người mẹ hoặc người con. Hơn nữa, cảm giác đau buồn có thể xuất phát từ một sự thay đổi đột ngột của người sống sót trong những hoàn cảnh sau một cái chết hoặc sự lo sợ vì không biết những gì ở phía trước. Cái chết của ai đó gần gũi có thể là một sự trải nghiệm gây biến đổi cả cuộc đời. Nếu chúng ta là người chăm sóc chính của người mình yêu quý, sự trải nghiệm này có thể ảnh hưởng đến mọi mặt cuộc sống của ta trong một thời gian nhất định. Một lẽ tự nhiên là chúng ta cảm thấy đau buồn về cái chết của một người thân yêu trước khi, trong khi và sau một thời gian, khi người thân ra đi. Quá trình chấp nhận sự thật không thể chấp nhận chính là bản chất của cảm giác đau buồn.

SỰ ĐAU BUỒN BIẾT TRƯỚC.

Nếu ai đó mắc bệnh tật trong một thời gian dài hoặc bị giảm trí nhớ nghiêm trọng thì các thành viên trong gia đình có thể cảm thấy đau buồn về sự mất mát của người “từng là một phần của họ” rất lâu trước khi họ ra đi. Trường hợp này đôi khi được gọi là “sự đau buồn báo trước”. Báo trước sự mất mát, biết trước những gì đang đến, có thể gây cảm giác đau buồn như sắp mất đi một sự sống. Các thành viên trong gia đình có thể cảm thấy có lỗi, xấu hổ hoặc “ước nó qua mau” hoặc coi người thân của họ như là “đã đi qua” về mặt tinh thần. Cần coi những cảm xúc này là bình thường. Trên hết, sự đau buồn báo trước là một cách cho phép chúng ta chuẩn bị về cảm xúc cho những điều không thể tránh. Chuẩn bị cho cái chết của người thân yêu cho phép các thành viên trong gia đình suy ngẫm và giải quyết các vấn đề còn lại và tìm kiếm sự giúp đỡ về mặt tinh thần từ gia đình, tôn giáo và bè bạn. Tùy thuộc vào năng lực trí tuệ của người bị thiểu khả năng, có lẽ đã đến lúc xác định ước muốn của người thân yêu.

SỰ MẤT MÁT ĐỘT NGỘT.

Cái chết xảy ra đột ngột, không lường trước, là một bi kịch vô hạn. Loại mất mát này thường tạo ra cú shock và sự bối rối cho những người ở lại. Những sự việc như tai nạn chết người, đau tim, tự tử có thể khiến những thành viên trong gia đình bối rối và đi tìm câu trả lời. Trong trường hợp như thế, các thành viên trong gia đình có thể rơi vào hoàn cảnh bộn bề những vấn đề chưa giải quyết, ví dụ như cảm giác có lỗi ám ảnh người ở lại đang đau buồn. Những cảm xúc này lúc đầu dường như khó có thể vượt qua nhưng dần dần sẽ trở thành những suy nghĩ trong quá khứ và chúng ta sẽ tự tha thứ cho mình và người mình thân yêu. Dành nhiều thời gian cho bản thân, rõ ràng là ta không thể tiếp tục “tiến lên” nếu chưa sẵn sàng. Những người trải qua cảm giác mất mát người thân đột ngột thường cần sự phụ giúp để vượt qua cú shock, sự đau buồn và cáu giận ban đầu. Các thành viên trong gia đình, bạn thân có thể là những chỗ dựa quan trọng cho người đang đau buồn.

TA.!

Nhập vào cuộc, khi đời còn mưa nắng
Nắng mưa bào, làm nhạt úa đời tôi
Ngồi lại đây, kiểm đếm chuyện buồn vui
Thời gian đến, chân nhớ rằng phải bước
Trong cuộc sống, những đắng cay từng trải
Để sau rồi, nhắc nhở với cháu con
Nhớ Ông Bà, thương Cha Mẹ Anh Em
Sự mất mát, làm tâm hồn đau xót
Nỗi buồn ấy, ngày nay còn ai nhớ?
Những vết hằn ghi đậm cõi lòng ta
Thốt nên lời, uất nghẹn với thương đau
Thế nhân nguyện, khắc ghi vào tâm khảm.

KẺ LỮ HÀNH CÔ ĐỘC


Như sỏi đá, mồm câm luôn nín lặng
Lỳ cho đời, vạn dặm nắng cùng sương
Dòng xanh rêu ngày cũ bước chân vương
Nuôi giấc mộng, Kinh Kha (1) thường hay nhắc!

Như chiếc lá tàn thu, luôn run rẩy
Ngắm phù sinh héo hắt, quẩy thân gầy
Đùa với trăng viễn xứ gió đưa mây
Chum trà đạo thơm hương, ngày xưa cũ

Như là thật, như là tranh hư ảo
Kiếp thiên di mấy bận áo thay màu
Thân lữ hành cô độc, nhói lòng đau
Đời cô lữ dặm trường. "Đâu"! dừng bước?

(1) Kinh Kha đã ám sát Tần Thủy Hoàng nhưng bất thành.
ĐỘC HÀNH LỮ KHÁCH

Một thoáng năm qua, chẳng tốt lành
Chí trai mơ ước lúc còn xanh
Vuột tay sóng vỡ tan bèo bọt
Chợt rõ đời ta, mộng bất thành

Thuở tóc xanh, lần hồi trắng bạc
Dịu dàng xưa, ghép lại hồn hoang
Thủy triều dâng, sóng vờ hôn cát
Ru giúp ta, hòa khúc bẽ bàng

Tôi nhớ đến, người ôi! Diệu vợi
Mây bay về cuối tận chân Trời
Sương chiều xuống, nỗi lòng thương nhớ
Kẻ lữ hành, cô độc biển Khơi.

Đời Cô Lữ là cuộc sống cô đơn, lẻ loi, xa cách quê hương của một người nào đó vì một hoàn cảnh riêng phải sống nơi xứ lạ quê người.
Thời gian vụt thoáng qua rất nhanh, nên những ước vọng lúc tuổi trẻ, cảm thấy hụt hẫng khi phải chấp nhận một sự thật quá phũ phàng, tất cả đều tan theo bọt bèo ở lứa tuồi "tam thập nhi lập". Kể từ đó, phần đời còn lại coi như là một dấu chấm hết (./.), để rồi thân xác luôn bị kềm kẹp bởi búa liềm và tinh thần liên tục chịu sự khủng bố của kẻ thống trị.
- Chạnh lòng trước hết là thời gian. Thời gian của kiếp nhân sinh là vô cùng ngắn ngủi (như một thoáng, qua rất nhanh)
Cũng như: Cao Bá Quát đã nói trong "Đời người thấm thoát"
"Nhân sinh thiên địa gian nhất nghịch lữ (1)
Có bao lăm ba vạn sáu nghìn ngày
Như thoi đưa, như bóng sổ, như gang taỵ"
(1) Người sinh trong đất trời như đến nhà trọ (ngắn ngủi)
- Tiếp theo là buồn vì tuổi già. Ước mơ hoài bảo còn đó nhưng tóc chẳng còn xanh nữa rồi, bản thân đã già, lực bất tòng tâm, thì còn làm được gì!
Như hai câu thơ khẳng khái của Đặng Dung, vị anh hùng mạt lộ, bất phùng thời:
Quốc thù vị báo, đầu tiên bạch
Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma
Tản Đà đã dịch:
Đầu bạc giang san thù chửa trả,
Long tuyền mấy độ bóng trăng soi.
Cái mà "Vuột tay sóng vỡ tan bèo bọt". Phải chăng là thời thế, dâu bể, tang thương! Một biến cố vô cùng trọng đại, khó lường mà những người trong cuộc phải bó tay, phải để sự việc cho sóng cuốn đi, vỡ tan tành. Sự thể hiện một cách bóng bẩy như thế! Nhưng chúng tôi mong mọi người cảm nhận được văn chương phản ánh thời thế, phản ánh lịch sử của những người thực sự sống và cảm nghĩ cùng chế độ Việt Nam Cộng Hòa sau cái ngày đen tối 30/4 dâu bể đó.
Như vậy, có chăng sự độc hành của lữ thứ trên mộng dài xa quê, ngang qua cuộc đời chập chùng khổ đau, phiền lụy? Có chăng bước độc hành của lữ khách trên đường về cố quận bồng bềnh mây trắng?
Để cái buồn cuối cùng là cái buồn tổng hợp những lý do trên. Đúng vậy! Không phải riêng tư, mà một tâm tình chung, một tâm tình của cả một thế hệ cùng chúng tôi lúc bấy giờ.
Trong cái riêng có điển hình của cái chung, chi tiết và tổng hợp. Cái ý thơ ray rức, bi thương, ai oán là ở chỗ đó vậy.
SẮC HỒNG MÙA XUÂN
Trời buông nắng, xuân yêu thương về Gọi
Âm ấp đầy, ngày tháng Đợi mây Cao
Hoa cười tươi, ướp hương vị, ngọt Ngào
Hồng Đào ngát, thoảng thơm Toàn mùi phấn
Sắp qua hết, tiết thời Đông lạnh Giá
Để đền bù trời đất Đã cùng Ta
Cho thế gian ơn mưa thuận gió Hòa
Cho đất đá tình trổ Hoa muôn thuở

Nơi khoảng trống, cho buồng tim mở Ngõ
Những bàn tay của nắng Đổ qua Hồn
Cho mãnh đời xanh mượt nẩy mầm Thơm
Từng cung bậc quyện vào Đời trầm bổng
Đời yêu dấu, muôn phương, mùa gió Lộng
Xuân cận kề khoe môi Đọng tình Yêu
Khoảng lặng chìm đâu mất bóng cô Liêu
Hoa lá cỏ, nắng hồng, Chuyền tay nắm

Cùng với gió, nghe lòng xuân phơi Phới
Hồng tô son cùng áo Mới xuân Tình
Không gian hồng, kết tinh đọng lung Linh
Chào xuân mới, cùng niềm Tin hạnh phúc.

Huỳnh Nương
Nỗi niềm có thể tỏ cùng ai
Giấc mộng ngày xưa giấc mộng dài
Sỏi đá vẫn quen lề thói cũ
Ngàn năm khá dễ sẽ phôi phai..?

Đông Lợi Long NỔI LÒNG BIẾT TỎ CÙNG AI? Nổi niềm ấy, ngập tràn trong mọi lúc Giấc mộng xưa luôn thôi thúc bên tai Phải cam lòng vì sỏi đá đường dài Ngàn năm sẽ, nhìn tương lai bế tắt! Tình Thơ Trúc Mai Thơ hay quá Đông Lợi Long Cảm ơn Chi đã ghé thăm, Nhu Suong M-c Khúc bi ca rồi khúc Xuân ca . Những bài thơ rất hay Đông Lợi Long LẠC LOÀI Nhớ về năm cũ những ngày Xuân Một chuyến đi xa chân mỏi dần Giây phút bồi hồi nghe trống giục Sụt sùi nhiều đoạn, khúc Bi ai Nhớ về năm cũ chẳng nguôi ngoai Nhìn chiếc lá rơi đâu muốn cười.! Ta nén niềm đau vào góc nhỏ Trời mây u ám hạt mưa bay Nhớ về năm cũ uống cho say Quên hết buồn vương mái tóc nầy Tiễn chúng về nơi xa thăm thẳm Đón chào năm mới chút vơi đầy. Nhu Suong M-c Khúc hoài niệm... Đông Lợi Long HOÀI NIỆM Gởi cho đời hay giữ lại bên ta Từng nỗi nhớ thuở chênh chao năm tháng Chôn hoài niệm cho nỗi đau quên lãng Hay thả vào từng tia nắng hạt mưa? Cơn gió lùa làm se lạnh cỏ hoang Cố nương nhẹ từng bước chân hoài niệm Lối mòn cũ có còn ai để kiếm Mãnh trăng côi thẩm lặng đếm từng sao Cố nhân ơi.! đường rẽ lối chia đời Giây phút nhớ... câu thơ thời, làm bạn Dấu chân bước bụi vô tình xoá nhạt Ta còn gì để giữ lại cho nhau Ánh bình minh rãi tia sáng sắc màu Ta quên phắt tim tần ngần ngơ ngác Nên đôi lúc ngỡ như mình thất lạc Men lối về - luôn khao khát hồn thơ... Nhu Suong M-c Những bài thơ đầy cảm xúc. Cảm ơn cho tôi được đọc. Đông Lợi Long Cảm ơn; Cầu mong Nhu Suong M-c đời sống luôn vui khỏe, vạn sự cát tường. THƠ tôi viết, với tâm hồn bình ổn ĐẦY tình yêu đến hơi thở kiệt cùng CẢM giác đời đúng nghĩa chữ thủy chung XÚC động lắm, dẫu nhà tranh vách đất. CHO dù muộn sau ngày em lận đận TÔI dõi theo nhìn bóng dáng hao mòn ĐƯỢC mảnh tim qua mấy bận héo hon
ĐỌC và nhớ, luôn có anh che chở.!