Thứ Tư, 26 tháng 6, 2024

NGÀY CỦA CHA

 


NGÀY CỦA CHA.

Mồ côi thương quá người ơi.!
Qua sông thiếu mẹ vượt đồi thiếu cha
Thân con đơn lẻ đường xa.
Mãi đi tìm kiếm mẹ cha đâu rồi?

Chúng ta thường hay lãng quên về sự hy sinh cao cả của người cha cũng như vai trò của cha trong cuộc sống của mình. Ngày của Cha chính là cơ hội để chúng ta chuộc lại sự lãng quên đó.
Trong số những ngày lễ trong năm, ít ai biết tới một ngày lễ dành cho người cha thương yêu của mình. Ngày của Cha năm nay (16/6/2024) là dịp để chúng ta tỏ lòng thương yêu, kính trọng tới người sinh thành, nuôi lớn mình.
Ngày của cha là một dịp tôn vinh những người làm cha, cương vị làm cha, mối quan hệ với cha và ảnh hưởng của người cha trong xã hội. Ngày này được tổ chức vào Chủ nhật thứ 3 của tháng 6 tại nhiều quốc gia và có thể rơi vào những ngày khác ở một số nơi.
Ngày lễ tri ân người thân trong gia đình như Ngày của Cha là một món quà ý nghĩa, chứa đựng tấm lòng của con cái đối với cha mình. Đây vừa là nét đẹp trong cách đối nhân xử thế, vừa là ngày gắn kết tình cảm giữa những người thân trong gia đình với nhau, giúp gia đình thêm yêu thương và hiểu nhau hơn.
Mục đích của ngày này là cùng với Ngày của Mẹ, con cái có dịp thể hiện và bày tỏ tình yêu thương, kính trọng với những người cha của mình. Trên thế giới ngoài ngày Chủ nhật thứ 3 của tháng 6 thì còn có nhiều ngày kỷ niệm dành cho cha nhưng nói chung, trong bất kỳ ngày kỷ niệm nào đều có hoa, quà tặng, bữa tối ấm cúng cùng cha và những hoạt động gia đình thân mật.
Trong đời sống tinh thần đa dạng và phong phú của con người thì tình cha con là tình cảm máu mủ ruột rà thiêng liêng, sâu đậm nhất. Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao, dân ca: Công cha như núi Thái Sơn, Con có cha như nhà có nóc, Phụ tử tình thâm…Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Mọi việc lớn nhỏ thường là do cha mẹ quyết định, nhưng người cha luôn đóng vai trò quan trọng. Trách nhiệm của người cha rất nặng nề. Con cái ngoan hay hư, chủ yếu là tùy thuộc vào sự bảo ban dạy dỗ của người cha. Bên cạnh người mẹ dịu dàng là người cha nghiêm khắc. Dẫu cách thức biểu hiện tình thương yêu có khác nhau nhưng bậc cha mẹ nào cũng mong muốn nuôi dạy con cái trưởng thành về mọi mặt, đúng như dân gian đã nói: Con hơn cha là nhà có phúc. Trong lúc mẹ hằng ngày chẳng quản vất vả nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo thì người cha, ngoài những thứ đó ra còn phải nghĩ đến việc dạy dỗ, truyền kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để các con học được những bài học thiết thực khi bước vào đời. Thật hạnh phúc cho những đứa con được sống trong vòng tay yêu thương của cả cha lẫn mẹ.!





Thứ Ba, 25 tháng 6, 2024

TUỔI GIÀ

 

TUỔI GIÀ


Tuổi già có lẽ là đề tài được nói đến nhiều nhất hiện nay vì trong cộng đồng cũng như trong xã hội chúng ta đang sống, con số người lớn tuổi ngày càng gia tăng.

Ba vấn đề liên quan đến tuổi già thường nói đến hiện nay là phụng dưỡng, bệnh tật và cái chết. Đây là những điều chúng ta không muốn nói đến, tuy nhiên đây là những thực tế không thể tránh né.Trước hết là vấn đề phụng dưỡng. Lớn tuổi, về hưu, làm gì để sống ? Sống ở Mỹ, đây không phải là một vấn đề vì ai cũng có tiền hưu. Không tiền hưu thì cũng có tiền già hay từ các nguồn trợ giúp khác của chính phủ. Có lẽ không ai phải lo không biết con cái có lo cho mình hay không. Vấn đề là tuổi già mình nên sống với con cháu hay ở riêng hay vào viện dưỡng lão. Mỗi lựa chọn đều có cái cái tốt hay không tốt và chắc chắn đây là lựa chọn riêng của mỗi người, tùy cảm nghĩ và ý thích của mình.Kế đến là vấn đề bệnh tật. Người về già giống như một chiếc máy cũ, chắc chắn đều có những chứng bệnh của tuổi già, ít người lớn tuổi nào không có bệnh. Một lần nữa, sống trên đất nước văn minh, tiến bộ nầy, chữa bệnh không phải là một vấn đề với những phương pháp chữa trị tân tiến và ngày càng có nhiều bác sĩ chuyên khoa cho người già.Vấn đề còn lại vì vậy là cái chết, điều mà ít người muốn nói đến. Trước khi tiếp tục nói về cái chết có lẽ nhiều người cũng đang suy nghĩ về vấn đề hậu sự. Muốn chôn cất như thế nào? Thủy táng hay hỏa táng hay chôn ở nghĩa trang. Nhưng dù chôn cất như thế nào, chết là điều chắc chắn sẽ xảy ra cho mỗi người và ai cũng một lần chết. Con người khi chết cũng giống như một chiếc lá lìa cành, một nhánh cây lìa gốc. Trong chúng ta không còn nhựa sống hay sức sống nữa. Chúng ta sống trên đời nầy và khi chết rồi ta sẽ đi về đâu? Chúng ta sẽ không thể nào trả lời được những câu hỏi nầy./.

HÔN NHÂN

 



Tất cả hôn nhân trên đời đều có nan đề, hôn nhân của người trẻ cũng như người lớn tuổi; hôn nhân của dân tộc nào, văn hóa nào cũng có nan đề, và các nan đề đó tương tự như nhau. Ðiều quan trọng là chúng ta biết mình phải đối diện với nan đề như thế nào.

Những thử thách, khó khăn trong đời sống là điều vui mừng. Bởi vì thử thách, khó khăn sẽ giúp chúng ta kiên nhẫn, sẵn sàng chịu đựng mọi khó khăn gian khổ, và sự chịu đựng kiên nhẫn đó sẽ khiến ta nên người trưởng thành. Vợ chồng gặp nan đề hay xung đột trong đời sống không phải là tội; Hôn nhân gặp căng thẳng, bất đồng ý kiến hay có những vấn đề vợ chồng phải bàn thảo để tìm câu giải đáp cũng không có nghĩa là hôn nhân đó sẽ đi đến đổ vỡ. Đúng ra có những xung đột tốt và có những xung đột không tốt. Xung đột tốt hay bất hòa tốt là những bất hòa có tính cách xây dựng, sẽ đưa đến kết quả xây dựng. Xung đột không tốt là những xung đột nhằm phá hỏng sự hiệp nhất hay tình cảm trong hôn nhân. Ðiều quan trọng là, khi vợ chồng có điều hiểu lầm nhau hay bất đồng ý kiến, chúng ta không bỏ cuộc, nản lòng, nghĩ rằng mình đã lấy nhầm người nên có nan đề. Trái lại, khi nan đề xảy đến vì vợ chồng không hiểu ý nhau, thiếu thông cảm với nhau, v.v… chúng ta cần kiên nhẫn xem xét, tìm ra nguyên nhân của nan đề và giúp nhau tìm lời giải đáp cho nan đề đó.

Vợ chồng có bao giờ giận nhau, phiền nhau hay cãi nhau không? Chắc hẳn là có. Người nào nói: vợ chồng tôi không bao giờ giận nhau hay bất đồng ý kiến với nhau thì có lẽ không nói thật hoặc là chưa sống thật với nhau, với con người yếu đuối bất toàn của mình. Thực tế là, không vợ chồng nào tránh khỏi những lúc giận nhau hay bất đồng ý kiến với nhau. Dù yêu nhau nhiều đến đâu, sống với nhau đã bao nhiêu năm và trưởng thành đến mức độ nào, vợ chồng vẫn có lúc làm buồn lòng nhau, bất đồng ý kiến với nhau. Lý do là vì vợ và chồng là hai cá thể riêng biệt, thuộc hai phái tính khác nhau và là con người yếu đuối, bất toàn, vì thế khi sống chung dưới một mái nhà hết ngày này sang ngày khác không thể tránh được bất hòa, bất đồng ý kiến, làm buồn lòng nhau. Tục ngữ ta có câu: "Vợ chồng như chén bát trong sóng, không tránh được va chạm". Những bất hòa, va chạm hay bất đồng ý kiến giữa vợ chồng là sự bất hòa trong hôn nhân.

Có hai ý kiến sai lầm về xung đột trong hôn nhân mà một số người thường nghĩ:

- Thứ nhất là nói rằng, nếu hôn nhân thật sự vững mạnh và có tình yêu thương, vợ chồng sẽ không bao giờ có nan đề hay xung đột.

- Thứ hai là nói rằng, những bất hòa hay bất đồng ý kiến giữa vợ chồng sẽ gây tổn hại cho hôn nhân.

Thực tế là; Xung đột hay bất hòa giữa vợ chồng là điều không thể tránh được, đúng ra phải nói, xung đột và bất hòa giữa vợ chồng là điều bình thường, ta không phải tránh né hay bào chữa.

Tuổi trẻ khi bước vào hôn nhân với người mình yêu thường nghĩ: vợ chồng mình sẽ chẳng bao giờ giận nhau hay to tiếng với nhau. Nếu nghĩ như thế, không sớm thì muộn, cũng sẽ thất vọng. Vì, dù yêu nhau nhiều đến đâu, dù trưởng thành trong tâm tính, trong đức tin của t́n ngưỡng và quyết tâm thực hành, nhưng khi thật sự chia xẻ cùng một đời sống, mình sẽ không tránh được những lúc có nan đề hay bất hòa. Xung đột trong hôn nhân là một phần của đời sống, là điều cần thiết trong tiến trình tăng trưởng và sự trưởng thành của vợ chồng.  Nói đúng hơn, nan đề hay xung đột trong hôn nhân là điều cần có để vợ chồng cùng tăng trưởng trong tình yêu.  Ðiều cần quan tâm không phải là vợ chồng mình có xung đột, bất hòa hay không, nhưng là: khi gặp xung đột, bất hòa, hiểu lầm nhau, làm tổn thương nhau, chúng ta xử sự như thế nào? Nếu phản ứng đúng và khôn ngoan, chúng ta sẽ giúp nhau xây dựng một hôn nhân hạnh phúc.

Suy nghĩ sai lầm thứ hai là cho rằng, xung đột hay bất hòa giữa vợ chồng sẽ gây tổn thương cho hôn nhân, vì thế bằng mọi giá, vợ chồng phải tránh xung đột hay bất hòa với nhau. Bất hòa giữa vợ chồng không nhất thiết sẽ làm tổn thương tình cảm vợ chồng, đúng ra chúng ta cần thấy rằng xung đột và bất hòa lắm khi là điều cần thiết để có một hôn nhân vững mạnh. Khi đối diện với bất hòa, xung đột, bất đồng ý kiến, nếu xử sự khôn ngoan và yêu thương, sẽ giúp tình cảm vợ chồng tăng trưởng, vì sẽ hiểu nhau hơn và yêu nhau sâu đậm hơn. Chúng ta cần làm thế nào để bất hòa và xung đột giữa vợ chồng không khiến vợ chồng ngăn cách, chia rẽ nhưng đem lại hữu ích, khiến chúng ta trưởng thành hơn. Có người so sánh quan hệ vợ chồng với sự kết thân của hai con nhím. Nhím là loài vật có lông cứng và dày. Trong mùa đông, khi trời lạnh các đôi nhím phải gần sát vào nhau cho ấm và khi làm như vậy chúng dễ đâm vào nhau. Con nhím nào sợ bị đau, không muốn đâm vào nhau, gây đau đớn cho nhau thì phải ở một mình và phải chịu lạnh trong mùa tuyết giá. Những con nhím khôn ngoan sẽ khéo léo và cẩn thận khi đến gần nhau nhờ đó không làm tổn thương nhau mà cũng không phải chịu lạnh trong mùa đông.

Có những vợ chồng nói rằng hôn nhân của mình rất tốt đẹp vì không bao giờ có nan đề gì. Thật ra những vợ chồng này không có nan đề hay bất đồng ý kiến vì họ sống độc lập với nhau: Việc ai nấy làm, đường ai nấy đi, tuy là vợ chồng nhưng mỗi người có cuộc sống riêng, có những sinh hoạt và sở thích riêng, không ai tùy thuộc vào ai. Khi có việc gì cần bàn thảo hay phải làm chung thì họ đến với nhau nhưng sau đó lại tiếp tục ai lo việc nấy. Trong thực tế cũng có những vợ chồng sống độc lập như vậy, có lẽ vì những đụng chạm, tổn thương trong quá khứ nên họ phải giữ khoảng cách giữa hai người để không gây tổn thương cho nhau nữa.Cũng có những hôn nhân không có xung đột, bất hòa hay bất đồng ý kiến vì người chồng hoặc người vợ làm chủ gia đình, quyết định tất cả mọi việc, người kia không có quyền gì cũng không được có ý kiến hay quyết định điều gì trong gia đình. Tuy nhiên, nếu vợ chồng sống với nhau như vậy sẽ không thật sự hiệp một: một thân, một đơn vị, một gia đình. Những vợ chồng muốn tránh xung đột, sống độc lập với nhau, không ai phiền đến ai thì chẳng khác gì hai thanh sắt trên đường rầy xe lửa, cùng đi bên nhau nhưng không thật sự liên kết, hiệp một, giữa hai người không có sự gần gũi mật thiết. Trong trường hợp chỉ một người trong gia đình có quyền nói lên ý kiến của mình và quyết định mọi việc, còn người kia phải thuận phục, vâng theo trong mọi sự, hôn nhân đó cũng không có xung đột hay bất hòa nhưng cũng không hiệp một và không thật sự hạnh phúc.  Nếu muốn vợ chồng thật sự hiểu nhau, yêu thương, thông cảm và hiệp một với nhau, chúng ta không thể có khoảng cách giữa hai người, không thể sống độc lập nhưng vợ chồng chia xẻ mọi điều, tùy thuộc vào nhau trong mọi phương diện: tình cảm, tinh thần, tâm linh và thể chất.


SỰ YÊU THƯƠNG VÀ TÔN TRỌNG LẪN NHAU LÀ NỀN TẢNG CỦA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH.


SỰ YÊU THƯƠNG VÀ TÔN TRỌNG LẪN NHAU LÀ NỀN TẢNG CỦA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH.

Có thể nói, tôn trọng lẫn nhau là nguyên tắc hàng đầu trong cuộc sống vợ chồng, giúp duy trì cuộc hôn nhân bền vững. Bởi sự tôn trọng giữa vợ và chồng sẽ thông qua các nhu cầu liên quan đến nhân cách của mỗi người, khẳng định bản thân, đề cao lòng tự trọng và giá trị phẩm chất của mỗi cá nhân.

Trong cuộc sống vợ chồng có rất nhiều cách thể hiện sự tôn trọng, như: sự coi trọng lời hứa, trong giao tiếp ứng xử hàng ngày dùng những cử chỉ, hành vi, lời nói, thái độ thích hợp, đề cao giá trị của đối phương, không làm tổn thương hay hạ thấp nhân phẩm …đó đều là những cách để mỗi người thể hiện sự tôn trọng đối với nhau đồng thời thể hiện sự tự trọng của chính mình.

Mặt khác, bản chất của tôn trọng là sự thừa nhận hay ghi nhận sự hiện tại của bên kia như là chính họ chứ không phải là họ theo kiểu mình hoặc mình mong muốn. Do vậy, khi đã là vợ chồng cần tôn trọng cá tính, sở thích, nhu cầu…của nhau. Thực tế cho thấy, trong cuộc sống mỗi người là một cá thể độc lập, có những nét riêng, không ai giống ai từ năng lực, trình độ, vốn sống, sở thích, tính cách…Vợ chồng cần phải nắm bắt những nét riêng đó, vui vẻ chấp nhận và yêu những gì vốn có từ bạn đời. Vợ chồng phải biết loại bỏ tính độc đoán, chuyên quyền và ích kỷ, cái Tôi của mỗi người. Đặc biệt, trong gia đình Việt Nam truyền thống với tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, vai trò của người đàn ông rất được coi trọng. Chính vì thế, người chồng thường có tư tưởng độc đoan, vợ phải phục tùng, vâng lệnh chồng, không được bày tỏ quan điểm cá nhân của mình. Điều này đã tạo ra sự bất bình đẳng trong gia đình, sự thiếu tôn trọng đối với người vợ. Do đó, trong gia đình vợ chồng cần bình đẳng như nhau, chia xẻ quan điểm, chính kiến góp phần tạo dựng và duy trì hạnh phúc gia đình.

Bên cạnh sự tôn trọng, vợ chồng cần phải biết thương yêu, hiểu biết và chia xẻ niềm vui, nỗi buồn cũng như thuận lợi và khó khăn với nhau trong cuộc sống. Mỗi cặp vợ chồng cần phải biết luôn luôn giữ gìn tình yêu buổi ban đầu, duy trì “ngọn lửa đam mê”, vun đắp và phát triển nó trong suốt cuộc đời. Để làm được điều này, mỗi người phải luôn bày tỏ tình cảm của mình với người bạn đời bằng nhiều cách khác nhau, dành thời gian cho nhau và tạo không gian lãng mạn riêng cho hai người. Có thể đó là những lời nói, cử chỉ yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau hàng ngày từ những điều nhỏ nhất. Ví dụ người chồng đừng quên hôn nhẹ vợ và nói lời tạm biệt mỗi buổi sáng đi làm, hay người vợ đừng sao nhãng những bữa ăn ngon cho gia đình, hãy luôn dành cho nhau những lời yêu thương, lãng mạn…và đừng quên luôn thể hiện cho người bạn đời thấy rằng họ là người quan trọng nhất đối với mình. Đó chính là “gia vị” cho tình yêu, thắp lửa yêu thương trong con người bạn và người bạn đời của mình.

Cuộc sống có rất nhiều điều thú vị nhưng cũng đầy sóng gió. Chính vì vậy, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào vợ chồng đều phải biết chia xẻ, cùng chung lưng góp sức, cảm thông và hỗ trợ lẫn nhau để cùng nhau xây đắp hạnh phúc. Cuộc đời mỗi con người đều phải trải qua những bước thăng trầm. Do đó, khi gặp khó khăn vợ chồng cùng nhau chia xẻ, động viên, cùng nhau chèo lái con thuyền đi đến bến bờ hạnh phúc.

- Vợ chồng là cả hai đều phải… chịu nhau, chứ không phải "chịu đựng" khổ sở vì nhau.

-  Vợ chồng hãy cùng khoan dung độ lượng, chia xẻ, chứ đừng công kích điểm yếu của nhau.

-  Hãy trò chuyện với nhau hằng ngày

Hãy cùng tin yêu và làm tròn bổn phận, trách nhiệm của mỗi người

- Hãy quan tâm chăm sóc nhau trong đời sống thường nhật

- Hãy cùng chia xẻ công việc nhà

- Hãy cùng nhau quyết định những việc quan trọng trong gia đình

- Hãy giải quyết mâu thuẫn bất đồng trên tinh thần “dĩ hòa vi quý”

- Hãy duy trì đời sống tình dục và biểu lộ tình cảm một cách hài hòa.

 

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2024

RU ĐỜI ĐÁNH MẤT

 


RU ĐỜI ĐÁNH MẤT

Nhìn lại về cố hương
người dân gào thét khóc
Trào nước mắt đau thương
Cảnh điêu linh đất tổ

Bao quanh từng ngọn nến
lịm tắt tiếng rên la
gọi Việt Nam quê Mẹ
Vào khoảng trống bao la

Rồi một ngày không xa
trùng khơi chẳng thấy bến
quê mẹ mãi cùng ta
đêm đêm chờ tiếng hát

Ta ru vào giấc mộng
đánh mất thuở vào đời
Nghe tiếng kinh cầu nguyện
theo từng ngọn gió rơi.

Trời đã chuyển sang mùa.
Tăm tư người thầm lặng
Theo thời tiết giao hoà
Ru đời ta đánh mất,

"Vào Vòng Xoáy Cuộc Đời"...

TRÚC MAI

Thu về.!
để gió heo may
Lá vàng tơi tả
héo gầy Trúc Mai

Bao lần.?
lá rụng vàng rơi
Cành khô lay lắt
giữa trời xác xơ

Nào khi.?
Sớm nắng chiều mưa
Nào khi bão tố
Gió lùa ngả nghiêng

Buồn thay!
Trăng xế bên thềm
Trăng thu đã vỡ
Màn đêm lạnh lùng

Rồi đây.?
Trong gió chiều đông
Trúc Mai lẻ bóng
Hương nồng nhạt phai.

MÙA NHỚ

Ta về qua ngõ vắng
Nghe gió mùa xốn xang
Hoàng Anh nở rực vàng
Chiều vương vương nỗi nhớ

Mây bồi hồi nhịp thở
Chở cánh cò sang ngang
Chiếc lá về ngày cũ
Con đường vắng thênh thang

Ta đợi ai thuở trước?
Mà nhung nhớ bao lần
Nắng vàng nhuộm trước sân
Ngọn cỏ buồn ngơ ngẩn

Dẫu biết rằng xa mãi
Kỷ niệm còn lẻ loi
Ta nằm nghe trăng thở
Buồn tim tím câu thơ

Bên hiên vắng mong tin
Thương nhớ về ngày cũ
Bên trời còn vần vũ
Biêng biếc lối về tim…!

Phạm Hồng Thát.
Chúc mừng bạn thơ hay giầu cảm xúc
Chúc bạn và gia đình ngày an vui hạnh phúc

Đông Lợi Long
Cảm ơn Phạm Hồng Thát.

Dangtam Ho
Bài thơ hay lắm ông anh à…👍💝

Đông Lợi Long
Cảm ơn Dangtam Ho

Nhu Suong M-c
Luyến nhớ ...

Đông Lợi Long
Cảm ơn Nhu Suong M-c

Thơ hư cấu cho đời thêm sưởi ấm
Đời mất vui "phi hư cấu"
thơ văn...

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2024

THƠ NGẪM ĐẠO SUY ĐỜI



GIONG RUỔI

Thi nhân giong ruổi núi bao xa
Động phủ sườn non vẻ mượt mà
Ghi tạc dấu xưa vài chiếc bóng
Sương mờ ngưng tụ ẩn làn da
Suối reo với gió ngàn thông quyện
Đêm vắng mây buông bóng nguyệt qua
Góp hạt cỏn con cùng thi giới
Thơ lồng trong cảnh rộn lòng ta

QUÊN LÃNG

Hãy rũ bỏ, những chuổi ngày đau khổ
Để tương lai luôn rạng rỡ nụ cười
Ánh bình minh luôn tỏa sáng muôn nơi
Sống cho phải mong ơn trời ban phước

Khi vấp ngã đừng quá lo bạn nhé
Hãy đứng lên giúp bạn sẽ kiên cường
Hãy nhìn về, phía trước với yêu thương
Còn rộng mở, lắm con đường trước mắt

Nếu ta đã, một đôi lần lầm lỗi
Hãy sửa sai để chuyển đổi "vuông tròn"
Bỏ qua đi không toan tính thiệt hơn
Tâm thanh thản, nên cô đơn biến mất

Đừng khóc giận, vì sai lầm lần nữa
Sẽ có ngày, luôn có cửa đón mời
Đừng bao giờ phải tuyệt vọng hận đời
Mà luôn nghĩ, những đẹp tươi sắp đến

Quên quá khứ, hãy xích gần hiện tại
Bao niềm vui.! cớ sao phải đau buồn
Mạch nước còn luôn chảy mãi từ nguồn
Nên ta hãy, tự mình luôn thay đổi

TIẾNG KHÓC NỤ CƯỜI

Trong cuộc sống chỉ đôi lần ta khóc
Khi chào đời, mẹ khó nhọc khai sinh
Lúc song thân đi về cỏi vô hình
Rồi sẽ sống, vì thân mình trơ trụi

Ta phải sống! dù tim nhàu héo rũ
Để cho đời cùng bạn hữu anh em
Với nụ cười, bớt ủy mị pha dèm
Nhìn ngay thẳng mặc ai xem chướng mắt

Cười hơn nói, với những người dối trá
Sống hai lòng ngoài mặt giả nghĩa nhân
Cười cho qua với những kẻ bất phân
Trộn gia vị thêm mấy lần mắm muối

Cười chua chát cho trò đời lắm nổi
Nhiễu sắc màu lẫn đá cuội vàng thau
Cười hả hê cho cuộc sống lố lăng
Đem thật giả nặn nhồi sai đen trắng

Cười chê chán, lòng hờn ghen oán hận
Trước nhu mì sau vạch sẵn mưu mô
Giấu giận hờn qua làn nước mắt khô
Luôn dấu mặt, kẻ hồ đồ gian dối.

Những kinh nghiệm chúng ta tích lũy trong quá khứ sẽ chi phối và định hình những dự đoán của ta trong tương lai, và rồi những dự đoán này sẽ hướng mình đến các lựa chọn hiện tại. Song, nói như thế không có nghĩa là mô hình chi phí – lợi ích được tận dụng triệt để cho mọi quyết định đời sống. Trong khi có những sự lựa chọn là kết quả của những tính toán “đường đi nước bước” trước đó, thì cũng có những sự lựa chọn tự nó không nhất thiết được quyết định với ý thức rõ ràng. Có những người từng đưa ra một quyết định lớn trong đời bằng cách dùng một mẩu giấy để vẽ ra các cột lợi – hại (của lựa chọn) và điền vào đó các khả năng xảy ra. Hay khi nhìn nhận lại về các lựa chọn đã qua của mình, bạn sẽ chợt giật mình nhận ra: các quyết định trong đời dường như được thúc đẩy bởi cảm xúc hơn là kết quả của các tính toán trí óc.
Các nghiên cứu nói với chúng ta rằng, các cảm xúc là kết quả của các đánh giá thuộc về nhận thức. Chúng ta cảm thấy bực bội khi có bình luận hay đánh giá rằng những nỗ lực của chúng ta không mang lại kết quả nào; nên chán nản khi cảm thấy mình không lĩnh hội được điều gì mới. Bởi vậy, phần lớn lựa chọn để kiên trì đi theo một cái gì đó về căn bản là một quyết định khá tự phát.
Tuy nhiên, không giống như nhiều quyết định khác, ví dụ quyết định sẽ ăn gì trong bữa trưa, thì lựa chọn để gia tăng sức chịu đựng nhằm mục đích làm một điều gì đó – thay vì chấm dứt nó – luôn cần sự bền bỉ được duy trì không ngừng. Điều đó có nghĩa rằng, sự kiên gan bền chí không chỉ là động lực, sự thúc đẩy, mà còn là sự tự nguyện.

VẬY SỰ KIÊN GAN BỀN CHÍ ĐÓ CÓ NGHĨA LÀ:

🎯 Không chỉ để đạt được mục đích nào đó quan trọng mà còn để BẢO VỆ mục đích đó khi những cám dỗ xuất hiện khiến các quyết định có thể bị đảo ngược;

🎯 Không chỉ hướng đến việc nhất định cần đạt được mục đích, mà khó hơn thế, còn là chuyển những mục đích đó thành HÀNH ĐỘNG;

🎯 Không chỉ là bắt tay vào một việc mà còn để KẾT THÚC những gì đã khởi động thực hiện;

🎯 Không chỉ là lòng nhiệt thành mà còn là khả năng làm việc CHĂM CHỈ, CẦN MẪN.

Hoàng hôn, vầng dương lặn
Sau dãy núi xa xa.
Thời gian vẫn trôi mãi,
Người trẻ rồi cũng già.

Ra đi.! Chẳng biết trước
Không rõ tận lúc nào?
Vậy hãy lo tâm niệm,
Để xa lánh tà ma

Trời đang chuyển gió, phủ đầy mây
Chim vội tung bay sợ lạc bầy
Một dãy núi đồi vang tiếng sấm.
Chân trời tám hướng bụi mù vây.
Đua nhau sấm chớp bùng tia sáng
Gió thổi mưa bay vẫn kéo dài
Các chiếc thuyền neo ngập đầy  nước
Chòng chành sóng gợn mặc thuyền xoay

Đừng nghĩ đến chi, kẻ ngọt ngào
Nhiều lời thề hứa phải tin sao.?
Nên đừng kề cận bên người xấu
Ắt gặp chuyện buồn sẽ khổ đau
Nhân nghĩa trên đời trời với đất
Mọi nhà phước lộc tỏa năm châu
Mọi điều tâm thiện trong công việc
Số phận kiếp người chấm sổ lâu

Đất trời luân chuyển mãi còn nguyên
"Phụ mẫu tứ thân" luôn vững bền
Mọi việc từ đây thêm khởi sắc
Thành tâm kính lễ tạ ơn trên
Bàn cờ đen trắng tranh nhau để
Công thủ đôi bên cản nước liền
"Địch thủ kỳ phùng" cân nhắc tính
Thế trận thấp cao thấy rõ bên

Cuộc sống phải luôn, nhớ miệt mài
Giữ lòng ngay thẳng chớ làm sai
Người hiền sống tốt lắm kẻ giúp
Gia tộc, ấm êm, hạnh phúc hoài
Gấm điểm thêm hoa nền sắc thắm
Toàn gia phước tộc chẳng hề phai
Công danh đến trễ nên đừng vội
Bảng hổ danh đề rạng khắp nơi

Cuộc đời va chạm, đổi thay nhanh
Cần mẫn chuyên tâm, ước mộng thành
Kiên chí vững lòng rồi sẽ đến
Chờ ngày xoay chuyển đến thành công
Biển sông lộng gió cần tay vững
Tay cứng chèo hay chẳng nhọc nhằng
Xuôi gió thuận buồm về bến sớm
Đầy thuyền tôm cá cặp bờ sông

Mùa hè thời tiết nóng vô vàn
Oi bức làm gì cũng khó khăn
Hạn hán đất trời mong biết đến
Cho mưa làm mát đỡ khô cằn
Dòng sông đáy nước nhìn khô cạn
Đất nứt da khô chẳng nói năng
Phí sức mò trăng dưới đáy nước
Giữ thân yên phận tránh lầm sai

Mò trăng đáy nước mong tìm bóng
Phí sức mơ huyền mãi tốn công
Bỏ tiếng thị phi lời lắc léo
Giữ thân yên phận tránh lầm sai

Đêm nằm mơ ngọc được hay không?
Một cuốc dời non, mở rộng đường
Lắm tật ngược ngang người khó đoán
Nên tìm đường khác để cầu mong

Gia phong hiền đức mãi truyền nhau
Hạnh phúc yên vui, nhớ nguyện cầu
Lễ nghĩa đáp đền thân Phụ Mẫu
Đạo đời làm đẹp, dạ song thân

Bãi cạn khe sâu nước chảy quanh
Giữa trưa chim hót, nhảy sang cành
Đi đường nhớ hỏi phương nào tới
Thơm ngát hoa rừng tiến bước nhanh

Lời phàm như gió thoảng qua tai
Đừng giữ làm chi chuyện quấy rầy
Tâm hợp ý đồng, tương nhượng bước
Tâm an vui hưởng cảnh sum vầy

Lánh xa nơi ấy, ẩn thân ngay
Gai nhọn cành cây phủ kín đầy
"Nhân định thắng Thiên" đổi vận kiếp
Quyết tâm ý chí tạo ngày mai.

Củi khô gần lửa được đâu nào
Âm ỷ lan ngay sẽ cháy mau
Phú quý tới lui ai nếu hỏi
Yên thân thu gọn khỏi lao đao

Sóng chao ao rộng cá tung tăng
Vướng lưới vây giăng gập mấy hàng
Nghĩ kế trăm phương sao thoát khỏi
Giờ thêm chuốc họa vấy vào thân.!

Mặt vui mừng trước chớ hân hoan
Họa giáng tai ương đến phũ phàng
Cuộc sống trần gian kèm họa phước
Họa thân bất thiện, phước vinh quang

🎯 "Nhân định thắng Thiên". Mưu sự ṭại nhân, thành sự tại thiên

🎯 "Tác bất thiện, giáng chi bách ương" Làm điều chẳng lành, trời giáng xuống trăm điều họa. 

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2024

SỐNG VỚI LÒNG BIẾT ƠN... VÀ CẢM ƠN.!

 


SỐNG VỚI LÒNG BIẾT ƠN... VÀ CẢM ƠN.!

"Làm ơn không mong được trả ơn" có thể đúng phần nào ở người ban ơn, nhưng riêng đối với kẻ nhận ơn thì trước tiên là phải biết ơn và nói lời cảm ơn, sau đó là phải Nhớ ơn - Mang ơn - Nợ ơn ; mà đã Nợ thì phải Trả, ở đây không nhất thiết là phải trả cho "Ai".?
Có lẽ mọi người đều đồng ý rằng sống bên cạnh những người vô ơn không biết nghĩ đến những điều tốt mà người chung quanh đã làm cho mình thật là chán, vì công khó sẽ không bao giờ được ghi nhận hay nhắc đến (điều đó rất thực tế không thể chối cải).
Có những người không biết quý sự giúp đỡ của bạn bè, cũng lắm ông chồng không bao giờ nói với vợ hai tiếng cảm ơn, những người vợ không nhận biết công khó của chồng và cũng có bao nhiêu đứa con không biết nghĩ đến công ơn cha mẹ. Những người thọ ơn mà không nói lời cảm ơn, không biết ơn cũng không bày tỏ lòng biết ơn bằng hành động cụ thể, không những khiến người đã ban ơn buồn và thất vọng, nhưng cũng nói lên sự thiếu hiểu biết của chính người đó. Để không bị xem là người vong ơn và không trưởng thành, trong đời sống hằng ngày chúng ta cần ghi nhận công ơn của người chung quanh và bày tỏ ra một cách cụ thể. Chẳng hạn như khi nhận được một món quà: quà cưới quà sinh nhật, quà Giáng Sinh hay bất cứ một món quà gì, do người ở xa gửi về hay người ở gần trao tặng, quà của bạn bè hay người thân trong gia đình, quà của người lớn hơn hay nhỏ hơn; Vậy, đừng bao giờ quên nói lời cảm ơn, nên gọi điện thoại hay gởi thiệp cảm ơn, hoặc ít nhất làm một điều gì đó để người tặng quà biết rằng người nhận biết ơn đến sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt người đó dành cho người nhận. Nhiều vợ chồng mới cưới lắm khi vì vui với tình yêu mới hoặc bận rộn với đời sống mới mà nhiều khi quên gởi thiệp cảm ơn những người đã đến chung vui và tặng quà trong ngày cưới của mình. Đây là một thiếu sót cần được sửa đổi.
Một đứa con không biết ơn cha mẹ là một niềm đau xót vô bờ bến cho cha mẹ. Những người không ghi nhận công khó của vợ hay chồng mà chỉ xem đó là trách nhiệm người kia phải chu toàn sẽ khiến người bạn đơì đau buồn vì cảm thấy mình bị lãng quên, bị lợi dụng.

Một khi cố gắng làm điều gì cho ai mà không được người đó biết đến, chúng ta sẽ nản lòng, không muốn làm tiếp. Ngược lại, khi việc làm mà được ghi nhận công khó, được cảm ơn, sẽ thấy không mệt mỏi, không quản ngại khó khăn mà còn hăng hái phục vụ nhiều hơn. Vậy, luôn sống cùng người thân với lòng thương yêu và biết ơn. Điều đó giúp nhận biết trân quý ông bà cha mẹ đã sinh ra chúng ta, quý người vợ, người chồng đã đến trong cuộc đời chúng ta cũng như quý mến những đứa con, đứa cháu đã mang lại hạnh phúc cho gia đình.

Hãy quý nhau và bày tỏ lòng thương yêu quý mến đó qua lời nói ngọt ngào, những hành động tế nhị, để người xung quanh vui sướng thỏa nguyện, biết rằng công khó của mình được ghi nhận chứ không phải là vô ích. Hãy quý mến nhau, thương yêu nhau mỗi ngày, khi còn được nhìn thấy nhau, được sống bên cạnh nhau hôm nay, vì chúng ta không có nhau mãi mãi mà chúng ta có thể sẽ mất nhau trong một ngày nào đó, mà chúng ta không ngờ tới, không bao giờ biết trước được...!
Không nên bi quan và tiêu cực về đời sống cần có cái nhìn xa hơn lạc quan hơn. Cấn có cái nhìn của người có tinh thần biết ơn.
- Hãy nhìn vào những gì mình đang còn, thay vì tiếc nuối những gì mình đã mất.
- Hãy bằng lòng những gì đang có hơn là những gì mình không có.
- Hãy nghĩ đến những ngày gian nan thiếu thốn trước kia và cảm tạ mọi người, không nên than phiền về đời sống bận rộn và những trách nhiệm phải chu toàn hôm nay.
- Hãy nghĩ đến những người cô đơn nghèo nàn, kém may mắn hơn, và làm một điều gì đó để giúp đỡ họ.

"Ngước lên mình chẳng bằng ai
Nhưng khi nhìn xuống chẳng ai bằng mình"

Mỗi ngày hãy nghĩ đến một điều để cảm tạ ơn Trời, ơn Đời, ơn Người, như vậy chúng ta sẽ không còn thì giờ để than phiền hay lo lắng.

"Người có tinh thần biết ơn sẽ không có thì giờ để than phiền, nhưng người hay than phiền sẽ không bao giờ biết ơn".

Lẽ sống hợp tình ở khắp nơi Thói chơi không ích tạo cho đời Ai làm trăm sự cho ta hưởng Tham thế cớ sao chỉ muốn chơi Lẽ sống tình đời sống khắp nơi Xem ai sống đẹp quyết xây đời Xa hoa nên tránh nơi tăm tối Trần thế không nên sống để chơi Nhớ sao sống phải biết ơn đời Lưu dấu rạng ngời luôn mãi thôi Cảm ơn hết thảy cho đời sống Tình nghĩa trao nhau đến mọi người...

Có nhiều điều bị xem thường và không biết ơn cho đến khi nào điều đó không còn nữa, mới quý và hối tiếc. Chẳng hạn như sức khỏe, công việc làm.
Chẳng những trách nhiệm trong gia đình ông bà, cha mẹ người vợ, người chồng, những đứa con, sự bận rộn chăm sóc mỗi ngày, hay những người bạn trong xóm, trong sở làm.v.v...Dù sức khỏe không được như khi còn trẻ, dù việc làm đang có không đúng như điều mơ ước, dù người vợ người chồng có nhiều điều thiếu sót, vấp váp, không tế nhị, yêu thương như mong muốn, dù những đứa con không tài giỏi, ngoan ngoãn như con của người khác. Dù hoàn cảnh không được như ta đòi hỏi...Luôn có tinh thần biết ơn và quý những gì đang có.

Cảm ơn đến, cuộc đời ta đang sống Dạy cho ta biết học hỏi bao điều Lòng biết ơn khi cuộc sống bồi thêm Xin cảm tạ nguyện làm nhiều việc tốt
Lòng biết ơn là lời cảm ơn phát xuất từ lòng chân thành, nên trân trọng những gì đang có, ngay cả những niềm vui nhỏ bé, lòng cảm tạ với tất cả những gì được nhận. Dù hoàn cảnh đôi khi khó khăn, song vẫn luôn có điều gì đó trong cuộc sống đáng phải cảm ơn. Điều đó có nghĩa rằng trong cuộc sống nhờ mọi thứ thật kỳ diệu hỗ trợ, và luôn tự nhắc nhở mình là đã nhận quá nhiều tiện nghi từ cuộc sống này. Mỗi một ngày được sống đều là phúc lành và từng khoảnh khắc đều mang lại nhiều điều cần tạ ơn. Cuộc sống sẽ mở ra nhiều cánh cửa khi con người có lòng biết ơn cuộc đời.
Nói lời cảm ơn có thể khiến mọi người quanh ta hạnh phúc hơn và vui vẻ hơn, nó củng cố các mối quan hệ, cải thiện sức khỏe và giảm thiểu căng thẳng (stress). Về bản chất, lòng biết ơn cũng như quả bóng tuyết, càng lăn xa càng lớn thêm. Khi trân trọng và thể hiện lòng biết ơn cuộc sống, cuộc sống sẽ tươi sáng hơn và mang cho đời sống người ta thêm nhiều phước lành.

Biết ơn với những gì ta đang có Hãy bằng lòng, những gì có hiện nay Sống vui tươi cho trọn hết tháng ngày Đời hạnh phúc biết dựng xây đời sống
Một trong những thái độ sống bị phê phán nhiều hiện nay ₫ó là tính cách: “Ăn cháo đá bát - Qua cầu rút ván - Được cá quên nơm - Có trăng quên đèn - Có mới nới cũ v.v…” mà kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam đã nêu ra để minh họa cho một tính cách khá phổ biến trong xã hội hiện nay, đó là sự vô ơn.!
Tại sao? Do tính tự cao trong mỗi con người, nhất là khi mình có một năng lực hay quyền lực nào đó thì sẽ cho là mình có thể làm mọi thứ, không cần sự giúp đỡ của ai hay thậm chí còn cho rằng đó là sự khôn ngoan biết lợi dụng kẻ khác của mình.

Sự vô ơn bắt nguồn từ bé khi còn ở trong gia đình. Trong nhà thì con cái có thể suy nghĩ là việc mua sắm trang bị các tiện nghi vật chất của bố mẹ dành cho mình là một điều dĩ nhiên phải có, đâu cần có lời cám ơn.! Thậm chí khi đạt được một kết quả nào đó như thi đậu, được bằng khen, thì phải được bố mẹ tưởng thưởng bằng một hiện vật có giá trị cao và đó là trách nhiệm của bố mẹ (không gì phải cảm ơn.!) Để rồi khi bước ra ngoài xã hội, thì trẻ lại nhìn mọi thuận lợi đến với mình như một sự tình cờ hay may mắn. Tình cờ gặp được một người chỉ giúp mình đường đi, tình cờ ngồi cạnh một người bạn giỏi toán và ₫ược hướng dẫn giải bài tập ngon lành, như thế đâu cần phải cám ơn ai.!
Cuối cùng, đỉnh cao của sự vô ơn chính là những đòi hỏi bất tận của những đứa “con cưng”. Có cái áo đẹp thì phải có đôi giày hợp mốt, có cái máy tính thì lại đòi cái điện thoại iphone … Sau đó là những đòi hỏi của cá nhân với cộng đồng chung quanh mình.

“Đừng đòi hỏi đất nước đã làm gì cho mình, mà hãy tự hỏi mình ₫ã đóng góp gì cho đất nước” (Ask not what your country can do for you, ask what you can do for your country).
Câu nói nổi tiếng của tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy cho thấy con người phải sống với sự biết ơn mới có thể giúp cho xã hội phát triển. Những người vô ơn giống như kẻ sống trên hoang đảo. Đó là một người cô đơn, một người tự xây bức tường thành cao và kiên cố vây quanh mình, vô cảm trước bất cứ mối tương quan nào. Ngoài ra, họ cũng lạ lẫm với chính mình nữa, vì họ đã từ chối sự biết đến người khác.
Con người luôn phải sống chung với nhau (vivre avec..) sống trong xã hội (vivre dans...) không thể nào sống đơn lẽ được.!

Còn người biết ơn là người mở rộng vòng tay. Một người luôn tôn trọng người khác và quý trọng những tương quan. Thực sự lòng biết ơn là một nhịp cầu để người đến với người. Lòng biết ơn làm nảy sinh một bầu không khí yêu thương, một tinh thần chung sức với nhiều cảm thông và sẵn sàng chia xẻ trong gia đình. Có thể nói một gia đình có văn hóa là nơi mà mọi người biết nói lời cám ơn và xin lỗi. Một xã hội văn minh là nơi mà mọi người biết xin lỗi từ những chuyện nhỏ nhặt mà mình đã gây ra cho người khác và biết cám ơn nhau từ những điều hết sức bình thường trong các mối quan hệ ứng xử.
Vì thế, ngay từ khi còn nhỏ, hãy dạy trẻ nói tiếng cám ơn và xin lỗi. Cách dạy hiệu quả nhất, ₫ó là chính người lớn hãy biết nói lời cám ơn và xin lỗi ₫ối với trẻ về những gì mà trẻ ₫ã làm cho mình và những sai lầm hay thiếu sót mà ta ₫ã gây ra cho trẻ.

Thể hiện lòng biết ơn là tạo cơ hội thiết lập được mối quan hệ lâu bền với những người xung quanh. Chính những mối quan hệ đó sẽ giúp cho cuộc đời mỗi người tốt đẹp hơn.

Đã có rất nhiều thứ trong cuộc sống. Khi so sánh cuộc sống của mình với những người sống ở các nước nghèo kém phát triển, ta mới nhận ra rằng, mình đang sống đầy đủ tiện nghi. Có thực phẩm, nước sạch, chỗ ở cũng như tủ lạnh, máy truyền hình, radio, và có thể là một chiếc máy tính. Trong lúc hàng triệu người không có những thứ đó. Hãy nhận ra rằng mình may mắn có được, xin biết ơn cuộc sống (những người phát minh, tạo ra của cải vật chất tiện nghi trong đời sống)

Lòng biết ơn có thể thay đổi mọi thứ. Chỉ cần bắt đầu cảm nhận chân thành biết ơn đối với những gì đang có. Hãy nhìn vào những gì đang thấy trong tầm tay, hoặc bất cứ điều gì yêu mến và biết ơn. Hãy giữ lại cảm giác đó, vì nó chính là năng lượng có thể giúp biểu lộ bất cứ điều gì mình muốn.

Thái độ, chính là nguồn năng lượng đã mang trong mình. Với thái độ tích cực về những sự kiện diễn ra trong đời, hay thái độ tiêu cực chỉ có than phiền và đau khổ. Điều đó, đều do quyết định của mỗi người, về sự thay đổi thái độ cũng như cuộc đời của mình.

Lòng biết ơn và sự cảm kích

Thái độ tốt nhất có thể truyền cảm hứng cho người khác là lòng biết ơn và sự cảm kích. Điều thật sự biết ơn những gì đang có trong cuộc sống sẽ tự động hấp dẫn thêm nhiều điều tốt đẹp và cuộc sống của cá nhân. Hãy đưa ra quyết định sáng suốt thừa nhận và đánh giá cao tất cả những gì đã được ban cho. Những cảm xúc này chính là tần số rung cảm cao nhất và thông qua Quy luật Hấp dẫn, chúng sẽ hấp dẫn thêm nhiều những việc thậm chí còn đáng biết ơn hơn nữa.

Hãy tỏ ra biết chấp nhận với tất cả những tình huống khó khăn, thách thức trong cuộc sống hiện hữu. Thường thì, khi trải qua những tình huống này, chúng ta sẽ trưởng thành hơn, cả về tinh thần và tình cảm. Có thể học được cách nhìn nhận mỗi trở ngại như một cơ hội để phát triển một phẩm chất, kỹ năng, hiểu biết hay sự thông thái mới nào đó, và hãy biết ơn những bài học đó. Mọi thách thức đều là cơ hội để chúng ta phát triển, chuyển hướng và mở rộng thành quả.

Nắm bắt những dịp may, và biết ơn tất cả những gì học được trong quá trình đó. Việc giữ thái độ tích cực và đánh giá cao những cơ hội, không những giúp tránh được việc hấp dẫn thêm những tình huống khó khăn vào cuộc sống của mình, mà còn tạo ra một từ trường năng lượng tích cực hút thêm nhiều điều mà mình thực sự mong muốn.

“Hạnh phúc tự bản thân nó đã là một dạng thức của lòng biết ơn”, Joseph Wood Krutch
“Lòng biết ơn là quan trọng nhất, và có thể thay đổi cuộc sống nhiều nhất trong tất cả những thái độ mà chúng ta có thể đạt được”, Zig Ziglar
Biểu hiện của lòng biết ơn mỗi ngày, hãy cố gắng cảm nhận như mang theo một niềm vui, một điều thích thú, một vật kỷ niệm đáng nhớ, hoặc một món đồ có ý nghĩa nào đó bên cạnh.
Trong suốt cả ngày, mỗi lần khi cho tay vào túi lấy tiền hay chìa khóa, nó sẽ là một vật hiện hữu nhắc dừng lại và nghĩ về điều gì đó mà cần biết hơn.
Đấy là một cách rất tốt để tăng cường nhận thức về tất cả những gì cần biết ơn. Hãy dành ra một lúc để thở và cảm nhận những cảm xúc thật sự của lòng biết ơn. Thủ thuật lưu tâm đơn giản này sẽ giúp nâng cao được tần số rung cảm của mình và giữ nó ở trạng thái cân bằng của lòng biết ơn.
“Niềm vui là một thái độ, nó là hiện thân của tình yêu - đối với bản thân và đối với người khác. Nó xuất phát từ cảm giác thanh bình bên trong, từ khả năng cho và nhận, từ sự đánh giá cao cai tôi và người khác. Nó là trạng thái của lòng biết ơn và sự trắc ẩn, là cảm giác được kết nối với con người siêu phàm của cá nhân”, Khuyết danh
Nhật ký lòng biết ơn của mỗi người. Hãy bắt đầu một cuốn nhật ký ghi lại lòng biết ơn và sự cảm kích trong mỗi ngày. Đây là một công cụ quan trọng trong tiến trình của sự phát triển và nhận thức của cá nhân. Cuốn nhật ký này chính là nơi để tôn vinh và đánh giá cao những điều tốt đẹp trong cuộc sống thường nhật của mình.
Hãy dành ra một chút thời gian để suy ngẫm, và hãy coi việc viết lại nhật ký lòng biết ơn và sự cảm kích của mình như một phần thiêng liêng trong lịch trình hàng ngày. Việc liên tục thể hiện niềm vui, lòng biết ơn của bản thân sẽ tiếp tục thu hút thêm nhiều niềm vui, tình thương và sự đầy đủ cho cuộc sống của.
Sẽ bắt đầu để ý tới sự thay đổi trong nhận thức về mỗi sự kiện trong ngày của mình. sẽ ý thức hơn về những điều tích cực luôn xảy ra quanh ta mỗi ngày. Sự tập trung sẽ thay đổi năng lượng, cũng sẽ bắt đầu đánh giá cao những may mắn đã và đang có được...Quy luật Hấp dẫn sẽ tương tác với những rung cảm cao hơn mà mình đang tạo ra nó.
Hãy nhớ rằng cuộc sống này là một cuộc hành trình, và cuộc sống là để tận hưởng. Hãy tận hưởng cuộc hành trình.
Mỗi ngày hãy sống trong niềm vui và lòng biết ơn. Tương lai sẽ hé mở theo những cách kỳ lạ.

“Sự an tĩnh trong cuộc sống nằm ở lòng biết ơn, niềm hạnh phúc lặng lẽ”, - Ralph H. Blum
"Để có thể trở nên giàu có hơn, mình phải cảm thấy biết ơn. Những cuộc khảo sát tại Mỹ gần đây đã cho thấy những người cảm thấy biết ơn cuộc sống kiếm được nhiều tiền hơn và khả năng sáng tạo cũng tốt hơn. Vì thế, việc đầu tiên để trở nên giàu có hơn là phải biết ơn cuộc sống. Hãy tìm những điều tốt đẹp trong cuộc sống ngay bây giờ, để bắt đầu đi bước đầu tiên để trở nên giàu có hơn",Theo Eli Davidson.

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2024

CHUYỂN LO ÂU SANG THÓI QUEN LÀNH MẠNH TRONG ĐẠI DỊCH CÔ VI.

 


CHUYỂN LO ÂU SANG THÓI QUEN LÀNH MẠNH TRONG ĐẠI DỊCH CÔ VI.

Trước những tin xấu liên tục về đại dịch virus Vũ Hán, chúng ta dễ cảm thấy lo lắng và bấp bênh. Đây là phản ứng dễ hiểu vì đại dịch đã làm thay đổi thói quen thường ngày và tạo cảm giác bất an. Những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực này thật khó buông bỏ, nhưng não bộ chúng ta thực ra có thể “tương kế tựu kế”, biến những lo âu thành thứ có lợi cho sức khỏe...

Sáng ăn cháo đậu uống trà gừng
Cơm thịt, ban trưa với cá chưng
Chiều thêm canh nấm cùng rau ngót
Tối uống mật ong, với nghệ vàng...!!!

Bộ não con người có khả năng thay đổi và tái thiết để thích ứng với cuộc sống có nhiều biến động trải qua trong đời. Năng lực này được gọi là “tính mềm dẻo thần kinh” hay là khả năng thích ứng của não bộ sau những trải nghiệm và biến cố. Nếu gặp phải những suy nghĩ lo lắng lặp đi lặp lại, thì não sẽ tạo các kết nối thần kinh khiến các suy nghĩ này càng dễ xuất hiện hơn vào các lần sau.
Nhưng chúng ta cũng có thể tương kế tựu kế, xử dụng những ý nghĩ tiêu cực như một yếu tố kích hoạt để khởi đầu các hoạt động và suy nghĩ tích cực, từ đó giúp kiểm soát và giảm lo âu.
Với cách này, chúng ta có thể biến nỗi lo thành khối vật liệu để xây nên thói quen tích cực trước những thách thức đang gặp phải.
Do đó, những lần chúng ta nhận thấy nỗi lo hiện lên trong tâm trí, hoặc bỗng cảm thấy đôi vai gồng lên vì lo lắng, hãy thử một trong những biện pháp “tương kế tựu kế” sau.
1. Tự chăm sóc bản thân
Khi chúng ta cảm thấy lo lắng hoặc hồi hộp quá mức, điều đơn giản nhất ta có thể làm là hít sâu, thở chậm ba lần để bình tâm. Hãy đếm chậm từ một đến bốn khi hít vào, sau đó đếm chậm từ một đến năm khi thở ra.
Bài tập đơn giản này giúp tăng hoạt động hệ thần kinh đối giao cảm, hỗ trợ cơ thể nghỉ ngơi và dễ tiêu hóa. Đồng thời nó làm giảm hoạt động hệ thần kinh giao cảm, giảm lo âu.
Bên cạnh đó, nên tận hưởng một bài hát đượm tình yêu thương, thanh bình mà mình yêu thích hoặc làm một vài động tác thể dục ngắn ở trong nhà. Những cách này đều có thể giúp chúng ta cải thiện sức khỏe tinh thần và giảm lo lắng.
2. Thoải mái
Sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ, chúng ta cố gắng làm những điều thoải mái và vực dậy tinh thần. Các hoạt động buổi sớm sẽ ảnh hưởng đến tâm lý cả ngày dài. Nếu bạn nhận thấy trong đầu đầy những lo âu ngay khi vừa tỉnh giấc, hãy cố gắng nghĩ về điều gì đó tích cực. Bạn cũng có thể dành vài phút với động tác co giãn cơ thể và tĩnh tâm, tập trung vào những cảm giác nội tại, hay cùng người bạn đời thưởng thức một tách trà nóng vào buổi sớm mai. Trà đạo cũng là một cách làm cuộc sống trở nên an nhàn và thoải mái hơn.


Không gian, khói cuộn bên trà đạo
Chồng vợ, nhâm nhi buổi sớm MAI
Hương trà hoà quyện vào không khí
Sen nở thơm như chẳng nhạt PHAI.!

Nhấp môi, hít nhẹ hương ngàn,
Anh như uống được mây vần, gió reo
Bao nhiêu phiền muộn bay vèo.
Tâm thần sảng khoái trong veo lại về.

Em rằng sao thấy đê mê,
Trà này mang cả hương quê gửi vào,
Vị trà thấm đượm, ngọt ngào
Hương trà xoá cả thét gào, Cô Vi

Đến tối, bạn không nên đọc tin tức hoặc bình luận trên mạng xã hội hay truyền thông về sự lây lan của virus. Những suy nghĩ tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến sự yên bình trong giấc ngủ của chúng ta. Để thoải mái và chuẩn bị cho giấc ngủ, bạn có thể nghe những câu chuyện hoặc bản nhạc êm dịu, tĩnh tâm ngồi thiền hay áp dụng các kỹ thuật massage khác.
3. Không quên những điều nhỏ nhặt
Việc cập nhật tin tức mới nhất về COVID-19 và lập kế hoạch thay đổi cho công việc, chăm sóc con cái hoặc du lịch có thể khiến những điều suy nghĩ căng thẳng lo âu đến dồn dập. Khi bạn nhận ra cảm xúc lo lắng đang dần hình thành, hãy cố gắng hướng sự chú ý ra xung quanh với những điều lạc quan.
Hãy cảm nhận vẻ đẹp của những bông hoa đang khoe sắc trong khu vườn, những đám mây trôi lững thững trên nền trời xanh êm ả, hoặc âm thanh líu lo của chú chim đậu dưới tán cây. Hãy dành toàn bộ giác quan của bạn để cảm nhận những vẻ đẹp bình dị và đơn sơ đó.
Với một khu vườn tràn đầy hương thơm và màu sắc của các loài cây. Ngoài những thú vui rõ ràng của việc thu hoạch cây nhà lá vườn, còn phát hiện ra một niềm vui đáng ngạc nhiên của việc làm vườn.
Biện pháp này không chỉ giúp đầu óc bận rộn của bạn có thời gian nghỉ ngơi, mà còn có thể làm giảm hoạt động của các cấu trúc nằm trên đường giữa của vỏ não trước trán. Kết quả là thay vì cảm xúc lo âu, chúng ta sẽ thấy một khoảng trời bình yên xung quanh.
4. Giúp đỡ mọi người
Phản ứng trước nỗi lo về đại dịch, một số bạn có thể bắt đầu tích trữ nhiều đồ trong nhà. Số khác thay vì tích trữ thì sẽ bằng cách trao đổi, thông qua những hoạt động giúp đỡ hoặc xẻ chia với người khác để xua đi nỗi sợ hãi. Những hoạt động này thực sự có thể đem lại hạnh phúc cho cả người cho lẫn người nhận.
Chỉ đơn giản thôi, khi bạn cảm thấy lo lắng, hãy suy nghĩ và hành động tích cực. Đó có thể chỉ là gửi email cho đồng nghiệp hoặc bạn bè để hỏi thăm. Hoặc có thể gọi điện hỏi thăm người thân như bố mẹ, anh chị. Bạn có thể chung tay giúp đỡ mọi người bằng nhiều cách, và cách quan trọng nhất là hãy ở nhà để mọi người không nhiễm và lây truyền virus.
5. Nhìn về phía ánh sáng
Tâm trí của chúng ta đôi khi có khuynh hướng tiêu cực, thường làm chúng ta nghĩ và nhớ lại những sự kiện tiêu cực nhiều hơn những điều tích cực.
Vì vậy, khi cảm thấy lo lắng, hãy cố gắng vượt qua bằng cách thay đổi quan niệm và nhắc nhở bản thân rằng đại dịch COVID-19 cũng đem đến nhiều điểm tích cực, như giúp người với người xích lại gần hơn hoặc góp phần giảm ô nhiễm. Nghiên cứu cho thấy niềm hy vọng về tương lai tốt đẹp sẽ đẩy lùi được nỗi lo âu đang hiện hữu.
6. Thiền hoặc cầu nguyện
Hơn 80% người trưởng thành ở Hoa Kỳ được xác định có tôn giáo hay niềm tin về tâm linh. Điều này giúp họ có cuộc sống hạnh phúc hơn, đặc biệt là khi ý thức được mục đích và ý nghĩa chân chính cuộc sống.
Bên cạnh đó, ngày càng nhiều nghiên cứu chứng minh thiền định có lợi cho cả tâm lẫn thân. Hãy coi nỗi lo là chiếc đồng hồ báo thức nhắc nhở bạn thiền định, dù chỉ vài phút cũng giúp sẽ bình tâm và giảm lo âu.

Ngồi thiền, cốt nhất, giữ tâm an
Thở chậm, thở sâu, thở nhẹ nhàng
Dưỡng khí trong lành, lo tiếp nhận
Sự đời nhiễu loạn, cố xua tan
Thẳng lưng, phình bụng, nâng cơ ngực
Tự chủ, yêu đời, sống lạc quan
Cảm giác bồng bềnh khi thưởng ngoạn
Mấy mươi phút ấy, quý hơn vàng.
Người thường xuyên thực hành "Thiền định" có thể làm giảm khả năng bị cảm lạnh hoặc cúm, ngay cả khi họ bị nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh cũng sẽ tương đối nhẹ.
Tất nhiên, mỗi người có thể sẽ tìm ra phương thức phù hợp với bản thân. Vì vậy bạn có thể liệt kê một vài hoạt động giúp bạn trấn tĩnh và thực hiện mỗi khi cơn lo ập đến. Để cuối cùng chúng ta sẽ có thể biến những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực thành vật liệu xây nên thói quen có lợi cho sức khỏe tinh thần.
Nhờ vậy, bạn sẽ tạo ra được các liên kết mới trong não, liên kết nỗi lo với điều tích cực, thay vì chìm trong vòng xoáy vô tận của những suy nghĩ và cảm giác tiêu cực. Đừng bao giờ vì tuyệt vọng mà buông bỏ hy vọng, và đừng bao giờ quên rằng sau mỗi mùa đông lạnh giá điêu tàn là mùa xuân ấm áp tràn ngập sức sống!

17062020