Nó trông giống thịt bò và có vị như thịt bò, nhưng nó không phải là thịt bò.
Impossible Burger đã ra mắt tại CES 2019 ở Las Vegas. Tất cả các thành phần là dựa trên thực vật.
LAS VEGAS - Impossible Food, một công ty xử dụng các thành phần có nguồn gốc từ thực vật để chế biến thực phẩm trông giống như thịt, đã ra mắt Burger "Impossible Burger" của mình trong Triển lãm Điện tử tiêu dùng 2019 tại đây vào tháng trước.
Và bây giờ, burger đã có mặt tại 5.000 địa điểm ở Hồng Kông, Ma Cao và Hoa Kỳ, bao gồm tại ba nhà hàng Umami Burger ở Quận Cam: Anaheim, Irvine và Costa Mesa. Và burger dự kiến sẽ đến các cửa hàng tạp hóa vào khoảng năm nay.
Burger Impossible được làm từ protein lúa mì, dầu dừa, protein khoai tây và heme, một phân tử có chứa sắt có trong tất cả các loài thực vật và động vật sống nhưng có nhiều nhất ở động vật. Công ty cho biết hương vị thịt burger có từ heme trong cây đậu nành, và hương vị giống hệt với heme từ động vật.
Nói tóm lại, heme làm cho một chiếc bánh burger trông giống và có hương vị như thịt bò.
Phân tử Heme ở dạng khoa học. Impossible Food cho biết bánh burger không chứa gluten, hormone động vật hoặc kháng sinh, và thời hạn xử dụng là khoảng 10 ngày trong tủ lạnh và bốn đến sáu tháng trong các ngăn đông lạnh.
Patrick O. Brown, giáo sư danh dự từ Khoa Hóa sinh của Đại học Stanford, và nhóm các nhà khoa học của ông tại Impossible Food cho biết họ đang cố gắng loại bỏ nhu cầu của động vật như một công nghệ sản xuất thực phẩm và làm cho hệ thống thực phẩm toàn cầu bền vững.
Theo trang web của công ty (impossiblefoods.com), nông nghiệp nuôi động vật chiếm gần một nửa diện tích đất thế giới, khiến nó trở thành một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với động vật hoang dã và trạng thái môi trường sinh học. Impossible Food, có trụ sở tại Redwood City, California. Làm thịt trực tiếp từ thực vật, chỉ xử dụng một khu đất nhỏ, nước và năng lượng cần thiết để làm thịt từ động vật. Trang web cho biết phương pháp này sẽ cho phép mọi người thưởng thức các món ăn yêu thích của họ mà không hủy hoại môi trường.
Tacos không thể.
David Lipman, giám đốc khoa học tại Impossible Food, đã giải thích quá trình chiết xuất heme.
Bước đầu tiên là khám phá vai trò của heme trong việc tạo ra hương vị thịt - đó là khá sớm - nhưng vấn đề là làm thế nào để chúng ta có đủ số lượng của nó, với chi phí hợp lý để chúng ta có thể tạo ra sản phẩm, có thể truy cập được với phần còn lại của chúng tôi. Trước tiên, chúng tôi đã tìm cách tách nó ra khỏi rễ của cây đậu nành vì nó ở đó với nồng độ cao, nhưng vấn đề là bạn phải nhấc cây đậu nành ra khỏi đất và dùng rất nhiều thứ không thực sự bền vững. Vì vậy, chúng tôi đã phân lập gen từ cây đậu nành và đưa nó vào loại men tương tự như loại men sản xuất bia Bỉ. Sau đó, chúng tôi đã thiết kế men đó để sản xuất một cách hiệu quả một lượng men cao, giống như một nhà máy sản xuất protein cho chúng tôi.
Các công thức nấu ăn khác được tạo ra bằng cách sử dụng heme của đầu bếp Mary Sue Milliken của Border Grill.
Tiết trờiấm áp gió mây tan, Từng sợi tơ giăng óng ánh vàng Vạn vật hồi sinh bừng sức sống Hoa mai trổ nụ đón xuân sang
CHÚC TẾT NĂM KỶ HỢI
(05-02-2019)
Kính Loan Cầu chúc mọi Người, Thân tâm An bình, Gia đình Hạnh phúc
CHÚC XUÂN Xuân về trên đất tạm dung Tình người viễn xứ, yêu thương mặn nồng Ngắt cành, đào đỏ, ươm hồng Tặng cho tất cả với lòng thiết thân, Mọi nhà hưởng được tiết xuân.! Sum vầy, an lạc, tinh thân thảnh thơi. Mong sao đất Mẹ xa xôi Quê hương dân chủ tự do nhân quyền
ĐÓN XUÂN ĐÓN nàng Xuân, hé nhụy mai vàng MỪNG khắp nơi thơm ngát ngọc lan NĂM Kỷ Hợi khoe màu cúc đoá MỚI đầu năm trúc khẽ ngân vang HẠNH duyên đến vẫn Cầu may mắn PHÚC tránh họa mong Dừa bớt than MỌI sự tốt lành cho Đủ sáng NHÀ giao hoà mãi được Xoài sang
HƯƠNG QUÊ
Khai bút đầu Năm mới Khoẻ manh với Tình người Hùng dũng bồi Trí tuệ Đức độ kiếp Nhân sinh! ≉ Khai Bút chúc Xuân đến mọi nhà Tân Niên vui vẻ suốt quanh năm Tình Người lòng vẫn yêu thương mãi Khoẻ Mạnh sống lâu trọn kiếp này. Đức Độ truyền đời cho mãn kiếp Nhân Sinh yêu mến khắp từng nhà. Tri Hành đồng nhất cần soi sáng Hùng Dũng sánh vai với thế nhân. ¥ Sinh ra làm kiếp con người
Giàu sang nghèo đói, khóc cười do đâu? Cuộc đời là chốn bể dâu Những gì trông thấy làm đau đớn lòng. § Thế sự xoay vần mãi đổi thay Lòng người kiên định sống yêu đời Với đời ngẫn mặt mà không xấu ! Ăn ở cùng nhau phải thẳng ngay Hiếu đạo làm con luôn phải nhớ Mồ hoang mã ḷạnh chạnh hồn đau. Ông bà tiên tổ luôn còn đó. Con cháu nhớ đời phải biết ơn.!
Dòng thời gian cứ lặng lẽ trôi đi. Khi cái giá rét lạnh
lẽo của mùa đông dần dần tan biến, những nụ hoa dần hé nở, cây cối lại
được khoác lên mình chiếc áo xanh non quyến rũ báo hiệu một mùa xuân mới
tràn đầy sức sống, tươi vui đang tràn về. Tất cả lại cùng đưa tiễn năm
cũ và hân hoan, mừng vui, đón chào một năm mới đang đến với mong muốn
cho mọi người, mọi nhà đều được sống trong an lành, hạnh phúc. Năm mới
đến gắn liền với Tết, cái Tết cổ truyền của dân tộc. Đã bao đời nay, Tết
trở thành một lễ hội nằm trong niềm mong đợi và không thể thiếu của dân
tộc Việt Nam. Những người con đất Việt dù đi đâu, ở đâu thì họ vẫn luôn
hướng về quê hương cội nguồn, nơi mà tứ đại hay tam đại đồng đường đang sinh sống. Tết là dịp để mọi người quây quần bên nhau, cùng
trao cho nhau những lời chúc chân thành, ấm áp nhất. Đó là những cảm nhận chung của tất cả người con dân nước Việt sống dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, từ vĩ tuyến 17 trở vào đến tận mũi Cà mâu.
Chúng tôi không biết rõ trước năm 1975 dưới chế độ Cộng Sản miền Bắc, ngày Tết diễn ra như thế nào? Nhưng kể từ ngày miền Nam bị nhuộm đỏ, cuộc sống của người dân miền Nam luôn bị đe dọa, khủng bố, tâm trạng thì hoang mang, Bản thân chúng tôi, 12 năm sống dưới chế độ XHCN từ nhà tù nhỏ đến nhà tù lớn và hai lần đi gỡ bom mìn (180 ngày đối diện với tử thần), chưa một giây phút nào dễ thở trong đời sống thường nhật; cùng với 11 cái Tết không thực sự trọn vẹn, Tết thứ mười hai (1987) ở trại tỵ nạn Panatnikhom Bangkot Thailand.
TÂM TRẠNG SAU THÁNG TƯ ĐEN Đời sống bây giờ đã đổi thay Thời gian ngưng lại ở đây rồi
Lúc nầy đã hết còn chi nữa
Ngày ấy còn hoài vẫn chưa phai Có phải đến đây là phút cuối.! Muôn người như một đến cùng ta Tử thần hiện đến bên ta mãi
Ta sợ đêm dài bóng phủ vây
Tôi sợ màn đêm gợi ý tà Sợ trời trao tận bãi tha ma Sợ người khuất mặt tìm nương náu Sợ máu xương rơi ập đến nhà
Mong là tiếng động của sương rơi. Tiếng của hư vô gọi đất trời? Hay tiếng cô hồn, kêu gọi đấy? Nơi nầy chỉ có một mình tôi.
Tôi muốn mặt trời dậy sớm hơn Tôi sợ màn đêm phủ chập chờn Tôi đợi tôi chờ tôi ngóng mãi Tôi nghe nhịp đập của con tim
Có lẽ giờ đây đã 0 giờ Ðồng hồ im lặng ngủ trong mơ Còn tôi ngủ đủ hay chưa ngủ Trong cổ quan tài lạnh xác xơ...
Tết gắn liền với niềm vui trong cái ngát hương của đất trời. Trong đời sống chúng ta trải qua 4 mùa trong một năm, mỗi mùa đều có nét đẹp riêng và để lại
trong lòng người một cảm xúc riêng. Mùa xuân thường nồng nàn, ấm áp,
không nhẹ nhàng, lặng lẽ như mùa thu, không sôi động, rộn ràng như mùa
hạ cũng không lạnh lẽo thê lương như mùa đông. Mùa xuân đến đánh thức
trong ta những âm thanh vang động, những màu sắc lộng lẫy, hương vị ngọt
ngào, gieo vào lòng ta những thoáng dao động mơ màng gợi cho ta những
suy ngẫm sâu xa về những gì đang xảy ra trong cuộc sống.
Những ngày đầu năm, khắp thôn làng Việt Nam rộn ràng trong tiếng trống
hội xuân thúc giục lòng người. Vào dịp này, bên cạnh các hoạt động lễ
nghi mang ý nghĩa tín ngưỡng, những hội vui dân gian và các
trò chơi truyền thống, đậm đà sắc thái văn hóa dân tộc của mỗi địa phương, như hô bài chòi, tứ sắc, lô tô, cờ tướng.v.v..., hoặc các hội đua thuyền, kéo dây, nhảy bao bố. Nhưng ở thành thị có vẻ nhộn nhịp hơn, với những tổ chức hội chợ Tết gồm nhiều gian hàng vui chơi, hoặc các lễ
hội mà không ai là không biết đến, đó là lễ hội chợ hoa. Từ đời xưa,
phong tục chơi hoa là một thú vui tao nhã, tạo được không khí tưng bừng
nhưng yên bình. Cứ mỗi độ xuân về là muôn hoa khoe sắc, tỏa ngát hương
thơm. Từ 25 đến 30 tết, khi ra đường là đã thấy các cửa hàng bán hoa,
người người đến xem đông như trẩy hội, nào là hoa cúc, hoa mai, đào, cẩm
chướng, lay ơn, thược dược… muôn loài hoa đã hội tụ về đây, trong thời khắc
này để cùng nhau khoe sắc thắm. Gần tết, trên mỗi cành đào, những bông hoa mảnh
mai nở nụ cười hồng tươi đượm thắm sắc màu. Từ xưa, hoa đào đã đi vào thơ ca làm
say đắm, rung động lòng người. Khi những cành đào ở cao nguyên Đà Lạt bắt đầu chớm
nở, báo hiệu một ngày xuân ấm áp đã đến, thì ở Huế, Nha Trang, Đà Nẵng,
Sài Gòn… xứ sở của mai vàng, những cánh mai dịu dàng nở hoa. Mai vàng
sống được trên các vùng đất từ miền Trung đến tận Cà Mâu. Hoa mai có đài
xanh đậm, 5 cánh vàng óng như tơ, tỏa ngát hương thơm nhè nhẹ. Người xưa quan niệm,
hoa mai là biểu tượng của sự thanh cao, đẹp đẽ trong tâm hồn. Mùa xuân
là mùa của năm mới với những điều tốt đẹp, an lành. Mùa xuân còn là dịp
để những con người xa xứ có thể hướng về cội nguồn, về những giá trị
thanh khiết và cao quý. Cuộc đời của mỗi con người được ví với mùa xuân,
mùa của những bông hoa tươi thắm trên bầu trời trong xanh.
Xuân sang tết đến là lúc người ta nghĩ đến bánh chưng xanh, những cây
hoa mai, hoa đào. Nhưng riêng các bậc Nho học thường nghĩ đến những cây nêu, phướng hay là những câu đối Tết rất trang trọng.
Có thể nói, tết cổ truyền đã trở thành một lễ hội rất ý nghĩa và quan
trọng của dân tộc Việt Nam. Khi bóng thời gian chạm cửa tháng 12 âm lịch
cũng là lúc mọi người nô nức chuẩn bị đón tết. Đặc biệt, với những người làm việc hay đi học xa nhà, hay những quân nhân được nghỉ phép trong dịp Tết; Đây chính là những giây phút họ được đoàn tụ, sum họp với gia đình nhiều thế hệ trong ngày Tết thiêng liêng. Tết cũng
là lúc, những thành viên trong gia đình thể hiện tình cảm với nhau. Đó
là sự tôn kính của con cháu dành cho ông bà, tổ tiên qua những nén hương
trầm gợi nhớ về cội nguồn quá khứ. Là những món quà đậm tình nghĩa của
những đứa con dành cho ông bà, cha mẹ. Nhưng có lẽ, những đứa trẻ con là người
vui sướng nhất bởi chúng nhận được những phong bao lì xì đỏ thắm. Trong
phong bao lì xì ấy là cả tình cảm yêu thương, nâng niu của người lớn
dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ngày nay, những phong bao lì xì ấy không
chỉ là để người lớn tặng cho trẻ em mà là để con cháu thể hiện sự hiếu
kính đối với ông bà. Mọi người trao nhau những phong bì đỏ, nổi bậc cành mai màu vàng thể hiện sự chân tình dành cho
nhau. Và còn một thứ nữa không thể thiếu được trong những ngày tết, đó
là những câu đối đỏ rất cầu kỳ trang trọng. Sở dĩ nói là cầu kỳ vì cần
phải đặt cái Tâm vào đó, có thế người xem mới hiểu đước ý nghĩa của nó như:
- Già trẻ gái trai đều khoái Tết, Cỏ cây hoa lá cũng mừng Xuân
- Xuân vẫn còn dài,
hướng đến mai sau vùng đất mới,
- Tết dù đã ngắn,
quay nhìn trước đó cảnh người xưa.
Những câu đối thường được viết bằng cọ lông, mực Tàu, trên những tấm vải
đỏ được trang trí cẩn thận. Ngoài ra cũng có những câu đối thật giản dị, quen thuộc như:
- An
Khang Thịnh Vượng, Cung Chúc Tân Xuân,
Với sự trang trọng và có ý
nghĩa đó. Những cụ ông, cụ bà có thể cùng nhau "trà đạo" lại vừa ngắm
những câu đối Tết, như thế mới thật thú vị làm sao!
Một lần nữa, có thể khẳng định rằng, Tết cổ truyền từ lâu đã trở thành
ngày lễ chung của dân tộc Việt Nam. Tết không chỉ là dịp để nghỉ ngơi mà
dịp để sum họp. Những đặc trưng của ngày Tết thật giản dị và gần gũi
với chúng ta biết bao nhiêu. Đó là mùi thơm ngọt ngào của gạo nếp trong
chiếc bánh chưng xanh, cùa những đòn bánh tét no tròn, đó là hương thơm nồng nàn từ các loài hoa đang
đua nhau khoe sắc, là những phong bao lì xì chứa chan tình cảm hay những
câu đối đỏ thắm. Chúng ta có đồng một cảm giác hồi hộp xen lẫn hạnh phúc khi xuân sang tết đến. Mọi
người cùng thức, đếm từng phút giây, đợi khoảnh khắc giao thừa để cùng
quây quần nhau bên vị ngọt cay của mứt gừng, hạt dưa đỏ, nghe nhạc thật rộn ràng sắc xuân "Ly rượu mừng của Phạm Đình Chương với ban hợp ca Thăng Long". Còn điều gì thú vị hơn
thế, được tận hưởng những cảm giác ấm áp và cùng nguyện cầu một năm mới
an lành.
Lời chúc mùa xuân này sẽ đến với tất cả mọi người vào thời khắc chuyển
giao năm cũ sang năm mới: “Chúc thành công, chúc may mắn, chúc mọi sự an
lành, chúc cho những ước mơ trở thành hiện thực, chúc phú quý đại lợi,
an khang thịnh vượng, và dễ thương nhất là lời chúc: